Trang chủNewsDu lịchXây dựng thương hiệu du lịch đặc sắc Việt Nam

Xây dựng thương hiệu du lịch đặc sắc Việt Nam


Sáng 15-11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị phát triển du lịch Việt Nam nhanh, bền vững theo hình thức trực tiếp và trực tuyến với các bộ, ngành, UBND tỉnh, thành phố trong cả nước và một số doanh nghiệp (DN).

Ngành du lịch đối mặt nhiều thách thức

Nhận định về bức tranh du lịch Việt Nam, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh trong thời gian qua đã có khởi sắc, đến hết tháng 10-2023, tổng lượng khách du lịch quốc tế đạt khoảng 10 triệu lượt, khách du lịch nội địa đạt 99 triệu lượt. Tuy nhiên, khách du lịch quốc tế 10 tháng năm 2023 mới chỉ bằng 69% so với cùng kỳ năm 2019 (thời điểm trước đại dịch). Khách du lịch nội địa, sau giai đoạn tăng trưởng mạnh trong năm 2022, đang có dấu hiệu chững lại. Ngành du lịch phải đối mặt với nhiều thách thức, vướng mắc, những vấn đề kéo dài nhiều năm, nhiều nhiệm kỳ chưa giải quyết được.

Xây dựng thương hiệu du lịch đặc sắc Việt Nam - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị Ảnh: LAN ANH

Ông Vũ Thế Bình, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, nhìn nhận tuy lượng khách du lịch tăng nhanh nhưng tốc độ đã suy giảm. Khách quốc tế đã vượt mức đề ra trong kế hoạch nhưng do kế hoạch đặt ra rất thấp nên có vượt thì phải gấp đôi mới tương xứng với các nước trong khu vực. Ông Bình cũng cho rằng công tác xúc tiến du lịch triển khai còn chậm và rất ít hiệu quả. Việc triển khai xúc tiến ở nước ngoài để thu hút khách quốc tế vào Việt Nam quá ít, nhiều hội chợ quốc tế quan trọng hàng đầu thế giới bị bỏ qua (WTM London, JATA Tokyo Nhật Bản) hoặc tham gia cầm chừng (chỉ địa phương tham gia) khiến hình ảnh du lịch Việt Nam mờ nhạt so với DN quốc tế. “Còn 2 tháng cuối năm, phải quyết liệt thu hút nhiều nhất có thể với khách quốc tế” – ông Bình nói.

Bà Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch HĐQT Sovico Holdings, nêu thực tế trước dịch COVID-19, mỗi ngày Vietjet có 40 chuyến bay quốc tế tới Nha Trang, nghĩa là khoảng 8.000 phòng khách sạn được lấp đầy; ở Đà Nẵng, Phú Quốc… cũng tương tự. Nhưng hiện nay, các điểm đến quốc tế xinh đẹp như đảo ngọc Phú Quốc, vịnh biển Nha Trang, con đường di sản miền Trung Huế – Đà Nẵng – Hội An, kỳ quan vịnh Hạ Long…, mỗi nơi đang đóng băng vài chục ngàn phòng khách sạn, dịch vụ giải trí, nhà hàng đều ngưng trệ.

PGS-TS Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, đặt vấn đề phải kiểm điểm lại tại sao du lịch đã bùng lên, có lúc rất tốt, tưởng rằng sẽ bứt phá rồi lại suy giảm như vậy? “Tư duy về mở cửa hội nhập, những chuyến đi của lãnh đạo để kéo đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đã mở ra tương lai hội nhập lớn cho đất nước. Tuy nhiên, visa, hộ chiếu du lịch của chúng ta mở còn chậm. Hiện nay, thế mở của đất nước đang rất tốt, chúng ta phải làm sao cho du lịch tương xứng. Tương lai của Việt Nam là mở về mặt tài chính, thương mại, đầu tư thì du lịch phải mở ra ở tầm cao. Phải định hình lại toàn bộ cấu trúc phát triển thì ngành du lịch mới có cơ hội trỗi dậy” – ông Thiên đề xuất.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch HĐQT Vietravel, đề nghị cần tính toán định hướng ở mục tiêu cao cho năm 2024. “Chúng ta tính toán không phải 12-15 triệu khách mà năm 2024 phải chớp thời cơ đón 18-20 triệu khách. Đặt mục tiêu cao chúng ta mới có giải pháp đột phá, chính sách, động lực để phát triển cũng như tránh lãng phí tài nguyên” – ông Kỳ nói.

Phát triển hệ sinh thái du lịch toàn diện

Kết luận hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh cần thẳng thắn nhìn nhận những tồn tại, yếu kém để đưa ra các giải pháp phát triển phù hợp. Trong đó, rà soát lại xem thể chế, chính sách, pháp luật để phát triển du lịch cần tiếp tục sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện như thế nào? Cần phải xây dựng thương hiệu du lịch đặc sắc Việt Nam. Phải nhận định rõ du lịch là lĩnh vực kinh tế tổng hợp, liên quan tới nhiều ngành, cấp, địa phương, các vấn đề toàn cầu, toàn dân. Do đó, phải có cách tiếp cận tương đối toàn diện, toàn cầu, toàn dân.

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phải nâng cao hơn nữa nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng, giá trị, hiệu quả và tính lan tỏa của ngành du lịch để phát huy tinh thần chủ động, tích cực, trách nhiệm của các chủ thể liên quan. Phát triển hệ sinh thái du lịch toàn diện, nhanh, bền vững, hiệu quả cao. Liên kết chặt chẽ, phối hợp hiệu quả giữa các DN, chủ thể liên quan, giữa trung ương và địa phương, giữa nhà nước và tư nhân, giữa các bộ, ngành, địa phương. Xây dựng chuỗi giá trị liên kết quốc gia và toàn cầu.

Xây dựng thương hiệu du lịch đặc sắc Việt Nam - Ảnh 3.

Du khách quốc tế tham quan du lịch tại Phú Quốc Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Về một số nhiệm vụ, giải pháp thời gian tới, Thủ tướng nêu rõ định hướng phát triển xuyên suốt của du lịch Việt Nam đã được xác định trong Nghị quyết 82/NQ-CP năm 2023 của Chính phủ là “Sản phẩm đặc sắc – Dịch vụ chuyên nghiệp – Thủ tục thuận tiện, đơn giản – Giá cả cạnh tranh – Môi trường vệ sinh sạch đẹp – Điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”. Vì vậy, các cấp, ngành, địa phương cần thực hiện liên kết toàn diện, hiệu quả, phân công trách nhiệm rõ ràng, phát huy vai trò định hướng của cơ quan du lịch quốc gia (Cục Du lịch quốc gia Việt Nam), vai trò đầu tàu, dẫn dắt của các trung tâm du lịch lớn gồm: Hà Nội, Đà Nẵng, TP HCM, Thừa Thiên – Huế, Khánh Hòa, Cần Thơ, Quảng Ninh, Ninh Bình… Hình thành các liên kết vùng động lực tăng trưởng du lịch (Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh; Hà Nội – các tỉnh miền núi phía Bắc; Huế – Đà Nẵng; Khánh Hòa – Ninh ThuậnLâm Đồng, TP HCM và phụ cận; Cần Thơ – Cà MauKiên Giang).

Bên cạnh đó, xây dựng các mô hình, sản phẩm du lịch mới, độc đáo trên cơ sở tiềm năng khác biệt, lợi thế cạnh tranh. Trong đó, đẩy mạnh phát triển và khai thác phân khúc khách theo các sản phẩm chuyên đề mà Việt Nam có thế mạnh như du lịch hội nghị – hội thảo – sự kiện, du lịch golf, du lịch cộng đồng, du lịch ẩm thực, sức khỏe…

Thủ tướng giao Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch xây dựng mô hình, phương thức xúc tiến du lịch có tính chất đột phá với tầm nhìn dài hạn, huy động hiệu quả sự tham gia của DN; đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá du lịch Việt Nam trên nhiều nền tảng… 

Ông TRỊNH NGUYỄN HÙNG DŨNG, Chủ tịch Chi hội Golf du lịch Sài Gòn:

Đầu tư cho sản phẩm du lịch mới

Du lịch golf là một trong những sản phẩm du lịch tiềm năng có thể đẩy mạnh ở TP HCM và cả nước, bởi đây là dòng khách trung, cao cấp, có chi tiêu cao. Thống kê cho thấy khách du lịch golf chi tiêu từ 500 USD/ngày/người. Tại TP HCM, Chi hội Golf du lịch Sài Gòn sẽ liên kết để tạo chuỗi cung ứng trong sản phẩm du lịch golf, xây dựng và chào bán tour du lịch golf. Sản phẩm này đáp ứng nhu cầu của khách du lịch phân khúc trung, cao cấp đến thành phố tham dự sự kiện, hội nghị, hội thảo kết hợp nghỉ dưỡng, đem lại doanh thu lớn cho ngành du lịch.

Đặc biệt, du lịch golf của TP HCM hướng đến thu hút khách quốc tế từ thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… vì đây là thị trường tiềm năng. Với cơ sở vật chất, cơ sở lưu trú, dịch vụ mua sắm, ăn uống… của TP HCM hoàn toàn đáp ứng được dòng khách này. Nếu kết hợp cùng với du lịch MICE vốn là thế mạnh của TP HCM thì sẽ tạo thêm lựa chọn đa dạng cho khách quốc tế.

Ông TRẦN THANH VŨ, Tổng Giám đốc Công ty Du lịch Vinagroup:

Mong hàng không, du lịch kết nối bền vững

Hầu hết DN du lịch đều đang bước vào chu kỳ kinh tế khó khăn nên ngoài những chủ trương của các cơ quan, ban, ngành, du lịch mong sự đồng hành của ngành hàng không. Bởi du lịch luôn gắn liền với hàng không. Nếu chi phí liên quan vận chuyển, đặc biệt là hàng không có chính sách tốt như ổn định giá vé đối với những cọc vé series booking (vé đặt trước từ 3-6 tháng) thì sẽ giúp DN du lịch có cơ hội tốt trong việc triển khai các chương trình siêu khuyến mãi đến khách hàng. Từ đó, tạo điều kiện tốt cho khách hàng tiếp cận với mức chi phí thấp nhất mà dịch vụ vẫn bảo đảm tốt. Rất cần sự liên kết bền vững của du lịch và hàng không.

T.Phương

Đề xuất miễn thị thực ngắn hạn cho khách Trung Quốc, Ấn Độ

Bộ trưởng Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng đề xuất miễn thị thực ngắn hạn cho khách du lịch từ một số thị trường tiềm năng, quy mô lớn như Trung Quốc, Ấn Độ… nhằm kích cầu du lịch, đặc biệt là vào mùa thấp điểm. Mở rộng miễn thị thực đơn phương cho công dân các nước có trình độ phát triển cao hơn Việt Nam, chi tiêu du lịch lớn như Úc, Canada, Mỹ, các nước còn lại trong Liên minh châu Âu…

Xem xét, thí điểm việc cấp thị thực tại cửa khẩu. Thí điểm cấp thị thực dài hạn (3, 5 năm) để thu hút các phân khúc thị trường khách du lịch cao cấp, khách nghỉ hưu. Tối ưu hóa, đơn giản hóa quy trình xin cấp thị thực điện tử…



Nguồn

Cùng chủ đề

Lo ngại vấn nạn ‘hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng’

Đây là băn khoăn chung của các thành viên Ban chỉ đạo Cuộc vận động (CVĐ) “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Nam Định tại Hội nghị tổng kết thực hiện CVĐ năm 2024 ở tỉnh, do Ban chỉ đạo CVĐ tỉnh tổ chức ngày 23/12. ...

Hiến kế cho Đà Lạt phát triển du lịch xanh bền vững từ “nội lực”

(NLĐO) - Nhiều chuyên gia, doanh nghiệp hoạt động trong ngành văn hóa, du lịch có nhiều góp ý để Đà Lạt phát triển du lịch xanh, bền vững. ...

Năm 2024 là một năm bứt phá của du lịch Thái Nguyên

Mảnh đất Thái Nguyên có nhiều tiềm năng, lợi thế trong phát triển du lịch với nhiều sản phẩm đa dạng, hấp dẫn du khách đã và đang được quảng bá một cách rộng rãi góp phần xây dựng thương hiệu và định vị sản phẩm. ...

Vera Wang bán thương hiệu cùng tên của mình sau 35 năm kinh doanh

Thương hiệu Vera Wang đã được sở hữu độc lập kể từ khi thành lập vào năm 1990,...

Đông Anh xây dựng thương hiệu, tăng uy tín cho sản phẩm OCOP

Nhằm duy trì và phát triển các làng nghề truyền thống, những năm qua, huyện Đông Anh đã đẩy mạnh xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề gắn với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Qua đó, tăng sự uy tín chất lượng của các sản phẩm đối với doanh nghiệp, người tiêu dùng. Từ lâu, xã Võng La (huyện Đông Anh) nổi tiếng với nghề làm đậu phụ. Để gìn giữ và phát triển sản...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

An táng Đại tướng Nguyễn Quyết tại Nghĩa trang Mai Dịch

(NLĐO) - Lễ tang Đại tướng Nguyễn Quyết được tổ chức với nghi thức Lễ tang cấp Nhà nước; an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch ...

Liên tiếp đón không khí lạnh tăng cường, miền Bắc lại chìm trong rét đậm, rét hại

(NLĐO) - Không khí lạnh tăng cường liên tiếp khiến Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ rét đậm, rét hại, nhiệt độ phổ biến từ 12-15 độ C, vùng núi có nơi dưới 10 độ C ...

Đón 15,3 triệu lượt khách, du lịch Thanh Hóa “bội thu” hơn 33,8 ngàn tỉ đồng

(NLĐO)- Với việc đưa nhiều sản phẩm du lịch mới vào khai thác, năm 2024 du lịch Thanh Hóa đón được 15,3 triệu lượt khách, "bội thu" hơn 33,8 ngàn tỉ đồng ...

VN-Index tăng hơn 13 điểm, cổ phiếu đầu tư công và năng lượng tăng trần

(NLĐO)- Cổ phiếu trụ, tiềm lực mạnh thuộc ngành điện, xây dựng, đầu tư công, khu công nghiệp đồng loạt tăng kịch trần kéo nhiều cổ phiếu khác xanh ngắt. ...

Resorts International cùng Marriott Hotels & Resorts mang lại chuyến nghỉ dưỡng đẳng cấp

Resorts International giúp khách hàng tiết kiệm chi phí mà vẫn tận hưởng được những chuyến du lịch mơ ước tại các khách sạn Marriott từ New York đến Las Vegas ...

Bài đọc nhiều

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Khai phá “mỏ vàng” du lịch Lạc Sơn

Cách thủ đô Hà Nội khoảng 80km, với vẻ đẹp tự nhiên hùng vĩ, huyện Lạc Sơn được xem là trọng điểm du lịch Hòa Bình với nhiều dự án thu hút du khách đến tham quan, khám phá thiên nhiên và trải nghiệm văn hóa độc đáo của địa phương. Tận dụng lợi thế tự nhiên và văn hóa địa phương, huyện Lạc Sơn đang nỗ lực không ngừng để phát triển du lịch, mang lại những giá...

Xây dựng Ninh Chử trở thành khu du lịch quốc gia bền vững, khác biệt, đẳng cấp vào năm 2035

(Tổ Quốc) - HĐND tỉnh Ninh Thuận khóa XI, kỳ họp thứ 22 vừa thông qua đồ án Quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Ninh Chử đến năm 2045. ...

Những trải nghiệm đêm phải thử một lần trong đời tại Núi Bà Đen ở Tây Ninh

Dưới hệ thống ánh sáng lấp lánh được tạo nên từ hơn 3.500 ngọn đèn led được tạo hình bởi các biểu tượng Phật giáo an yên, đỉnh Núi Bà Đen trở thành một thiên đường của các trải nghiệm đêm linh thiêng.Khám phá các công trình văn hóa tâm linh độc đáo trên núi Bà ĐenKhai mạc Tuần Văn hóa Việt-Nhật trên đỉnh núi Bà Đen ở tỉnh Tây NinhHơn 1 triệu du khách tham quan Khu Du...

Cùng chuyên mục

Hội nghị chương trình du lịch về nguồn “Vĩnh Linh – Ký ức và hiện tại”

(Tổ Quốc) - Ngày 25/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Trị phối hợp với Quỹ hỗ trợ phát triển du lịch tổ chức hội nghị du lịch về nguồn "Vĩnh Linh – Ký ức và hiện tại". Hội nghị thu hút sự quan tâm của nhiều...

Cư dân thành phố Kitsuki nỗ lực giữ gìn truyền thống và đô thị lịch sử

Thành phố Kitsuki đang tìm cách bảo tồn quang cảnh của thời kỳ Edo, cùng với việc cư dân địa phương nỗ lực phát triển các hoạt động chung của cộng đồng để tạo sức sống cho thành phố, nhằm giải quyết sự suy giảm dân số và xã hội già hóa, đồng thời khách du lịch đến nơi này.Nhật Bản: Truyền lại nghệ thuật Múa rối Kitabaru độc đáo cho thế hệ trẻNhật Bản: "Mỏ vàng đảo Sado" được...

Đón 15,3 triệu lượt khách, du lịch Thanh Hóa “bội thu” hơn 33,8 ngàn tỉ đồng

(NLĐO)- Với việc đưa nhiều sản phẩm du lịch mới vào khai thác, năm 2024 du lịch Thanh Hóa đón được 15,3 triệu lượt khách, "bội thu" hơn 33,8 ngàn tỉ đồng ...

Vùng Đông Nam Bộ thu trên 215.100 tỷ đồng từ du lịch

Trong năm 2024, toàn vùng Đông Nam Bộ đón trên 73 triệu lượt khách, tăng 12,6% so với năm 2023 và tổng doanh thu đạt trên 215.100 tỷ đồng. ...

Resorts International cùng Marriott Hotels & Resorts mang lại chuyến nghỉ dưỡng đẳng cấp

Resorts International giúp khách hàng tiết kiệm chi phí mà vẫn tận hưởng được những chuyến du lịch mơ ước tại các khách sạn Marriott từ New York đến Las Vegas ...

Mới nhất

Cận cảnh 3 dự án ‘đất vàng’ Chủ tịch TP Hà Nội vừa chỉ đạo tháo gỡ

TPO - Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh, Trưởng Ban Chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí của UBND TP vừa có chỉ đạo tháo gỡ cho 3 khu đất vị trí đắc địa tại các quận trung tâm Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Thanh Xuân nhiều năm chậm...

Nậm Nhùn (Lai Châu): Truyền dạy nghệ thuật trình diễn dân gian truyền thống của dân tộc Cống

Vừa qua, Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Nậm Nhùn (tỉnh Lai Châu) đã phối hợp với cấp ủy, chính quyền xã Nậm Chà tổ chức mở lớp truyền dạy nghệ thuật trình diễn dân gian truyền thống của dân tộc Cống tại bản Táng Ngá.Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc...

Tăng phần vốn nhà nước tại Dự án sân bay Sapa lên 49,16% tổng mức đầu tư

Đây là một trong những nội dung điều chỉnh quan trọng liên quan đến chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng Cảng hàng không Sapa, tỉnh Lào Cai theo phương thức PPP. Tăng phần vốn nhà nước tại Dự án sân bay Sapa lên 49,16% tổng mức đầu tưĐây là một trong những nội dung điều chỉnh...

Công ty Phú Gia tiếp tục trúng đấu giá dự án nghìn tỷ tại Bình Định

Sau trúng dự án khu du lịch tổng mức đầu tư trên 2.500 tỷ đồng, Công ty cổ phần Đầu tư Phát triển hạ tầng Phú Gia tiếp tục trúng Dự án Khu dân cư, dịch vụ và giáo dục phía Tây đường Tây Sơn hơn 1.700 tỷ đồng. Công ty Phú Gia tiếp tục trúng đấu giá dự án...

Nafoods Group tiếp tục ghi danh Top 100 Sao Vàng đất Việt

Nafoods Group vừa được vinh danh trong Bảng xếp hạng Top 100 Sao Vàng đất Việt 2024 trong buổi Lễ trao giải thưởng Sao Vàng đất Việt được tổ chức tại Trung tâm hội nghị quốc gia ngày 24/12/2024. Nafoods Group vừa được vinh danh trong Bảng xếp hạng Top 100 Sao Vàng đất Việt 2024 trong buổi Lễ trao...

Mới nhất