Trang chủNewsThời sựXây dựng thiết chế phòng ngừa chặt chẽ để không thể tham...

Xây dựng thiết chế phòng ngừa chặt chẽ để không thể tham nhũng


Sáng 5/6, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm vấn đề thứ ba thuộc lĩnh vực kiểm toán.

66(1).jpg
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì và điều hành phiên chất vấn

Báo cáo một số nội dung liên quan đến nhóm vấn đề chất vấn, Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, KTNN đang chuẩn bị kỷ niệm 30 năm ngày thành lập ngành, trải qua hơn một phần tư thế kỷ với tư cách là cơ quan được Quốc hội thành lập có chức năng đánh giá kết luận, kiến nghị tình hình quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Vai trò của Kiểm toán trong việc nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, góp phần phòng, chống tham nhũng, tiêu cực đã được khẳng định.

Tổng KTNN cảm ơn Quốc hội đã cho phép, tạo điều kiện để KTNN được trình bày trước Quốc hội, trước cử tri cả nước về hoạt động của ngành với tư cách là một lĩnh vực đặc thù, chuyên môn sâu. Thời gian qua, KTNN đã không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng hoạt động, cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin, phục vụ tốt cho Quốc hội thực hiện chức năng lập pháp, giám sát tối cao, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, đồng thời phục vụ cho Quốc hội trong công tác điều hành, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công.

68.jpg
Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn trả lời chất vấn trước Quốc hội

Xử lý nghiêm hành vi tham nhũng

Trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, cơ quan kiểm toán có vai trò và trách nhiệm đặc biệt quan trọng trong tham gia xác định hành vi tham nhũng. Trong những năm qua, đất nước ta đã đạt được những thành tựu rất lớn trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, nhưng ở đâu đó vẫn thấp thoáng căn bệnh sợ sai, sợ trách nhiệm, né tránh.

Nêu vấn đề này và với vị trí là người đứng đầu cơ quan có trách nhiệm phòng, chống tham nhũng, đại biểu Vũ Thị Lưu Mai – Đoàn Hà Nội đề nghị Tổng KTNN cho biết, phải làm gì để một mặt xử lý nghiêm những hành vi tham nhũng, cương quyết đưa cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng đi đến thắng lợi, nhưng mặt khác vẫn nuôi dưỡng niềm tin, bảo vệ những người dám nghĩ, dám làm và mong muốn cống hiến cho đất nước?

mai.jpg
Đại biểu Vũ Thị Lưu Mai – Đoàn Hà Nội chất vấn Tổng Kiểm toán Nhà nước

Theo Tổng KTNN, để đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực mà không giảm tính năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm của cán bộ như Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thường nói “làm sao đánh chuột mà không vỡ bình”, phải làm tốt “ba điểm”.

Một là, xây dựng thiết chế phòng ngừa hiệu quả và chặt chẽ để không thể tham nhũng. Hai là, xây dựng được thiết chế về phát hiện, xử lý nghiêm minh để không dám tham nhũng. Ba là xây dựng chế độ đãi ngộ hợp lý để cán bộ không muốn và không cần tham nhũng.

Về tình trạng đùn đẩy, né tránh, sợ trách nhiệm, Tổng KTNN Ngô Văn Tuấn nêu rõ, có nguyên nhân thuộc về ý thức trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, công chức; trình độ, năng lực của cán bộ còn bất cập, chưa theo kịp yêu cầu; và cũng có trách nhiệm do công tác lãnh đạo chưa thật sự sâu sát.

Để hạn chế tình trạng nêu trên, Tổng KTNN cho rằng, cần đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao ý thức trách nhiệm, nâng cao trình độ, năng lực, đặc biệt phải hoàn thiện thể chế để quy định rõ quyền, nghĩa vụ của từng công chức… Đồng thời, tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá để lượng hóa công tác đánh giá cán bộ, qua đó cũng sẽ tạo thuận lợi cho việc sử dụng cán bộ.

tu.jpg
Đại biểu Nguyễn Danh Tú – Đoàn Kiên Giang tham gia chất vấn

Một nội dung khác, đại biểu Nguyễn Danh Tú – Đoàn Kiên Giang nêu vấn đề, đến nay, số lượng kết luận, kiến nghị kiểm toán chưa thực hiện còn lớn, trong đó đáng lưu ý có nguyên nhân do trách nhiệm của KTNN chiếm 0,4%. Đại biểu đề nghị Tổng KTNN cho biết, việc xem xét trách nhiệm với những kết luận kiểm toán chưa đúng quy định và giải pháp với những kiến nghị kiểm toán chưa thực hiện được do chính trách nhiệm của kiểm toán?

Trả lời chất vấn của đại biểu, Tổng KTNN Ngô Văn Tuấn nhấn mạnh một số nguyên nhân, trong đó, nguyên nhân thứ nhất là kiến nghị của kiểm toán chưa “tâm phục, khẩu phục” và đơn vị được kiểm toán đang khiếu nại theo quy định pháp luật. Nguyên nhân thứ hai là có những kết luận, kiến nghị kiểm toán đúng nhưng mà không thể thực hiện được. Và nguyên nhân thứ ba là đơn vị chưa thực hiện được kết luận, kiến nghị kiểm toán.

Để hạn chế kiến nghị kiểm toán chưa chính xác, chưa “tâm phục, khẩu phục” mà đơn vị được kiểm toán đang khiếu nại, Tổng KTNN cho rằng, giải pháp quan trọng nhất là nâng cao chất lượng đào tạo kiểm toán. “Muốn thực hiện yêu cầu này phải hoàn thiện khuôn khổ pháp lý; nâng cao năng lực, trình độ của kiểm toán viên; tăng cường kiểm tra, giám sát; đồng thời, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu các đoàn kiểm toán để làm sao đưa ra các kiến nghị thật chính xác”, Tổng KTNN cho biết.

Về việc “có những kiến nghị kiểm toán đến bây giờ không thể thực hiện được”, Tổng KTNN cho rằng, có nguyên nhân do đơn vị phải thực hiện đã giải thể, phá sản hoặc có những thể nhân đã về hưu, đã chết, hoặc mất tích. Chỉ rõ, tình trạng này là một hạn chế, tồn tại trong Luật Kiểm toán Nhà nước hiện hành, Tổng KTNN nêu rõ, KTNN đang tiến hành tổng kết theo chỉ đạo của Bộ Chính trị và Chương trình xây dựng văn bản pháp luật toàn khóa.

123.jpg
Quang cảnh phiên chất vấn

“Chúng tôi đã rà soát Luật KTNN và 33 luật có liên quan. Qua đó, nhận thấy, đối với trường hợp pháp nhân đã giải thể, phá sản hay với thể nhân đã chết, mất tích, không thể thực hiện nghĩa vụ đối với ngân sách về thuế, phí, thì Luật Quản lý thuế đã có quy định, nhưng Luật Kiểm toán Nhà nước hiện hành chưa có quy định, thành ra vẫn phải theo dõi. Đây là nguyên nhân làm tăng thêm số kết luận, kiến nghị kiểm toán chưa được thực hiện”.

Khẳng định thực tế này, Tổng KTNN cho biết, trong thời gian tới, KTNN sẽ báo cáo với Quốc hội sửa đổi Luật KTNN, trong đó sẽ đưa ra quy định cụ thể xác định “thế nào là đã thực hiện kết luận, kiến nghị của kiểm toán”, góp phần khắc phục được hạn chế nêu trên.

Chống tiêu cực trong nội bộ ngành

Có ý kiến cho rằng, mặc dù có nhiều cố gắng, nhưng đâu đó vẫn có những hành vi tiêu cực của một số kiểm toán viên trong hoạt động kiểm toán. Trong đó, phổ biến là khi phát hiện sai phạm của đối tượng kiểm toán thì gợi ý “chia chác” khoản tiền sai phạm để bỏ qua sai phạm theo phương châm “đôi bên cùng có lợi”.

thang.jpg
Đại biểu Hoàng Đức Thắng – Đoàn Quảng Trị chất vấn tại Quốc hội

Nêu vấn đề này, đại biểu Hoàng Đức Thắng – Đoàn Quảng Trị đề nghị Tổng KTNN cho biết quan điểm về ý kiến này và có cần xây dựng một cơ chế thanh tra, giám sát độc lập, thường xuyên hoạt động của kiểm toán ngoài thanh tra của ngành hay không? Cùng mối quan tâm, đại biểu Tao Văn Giót – Đoàn Lai Châu đề nghị, Tổng KTNN cho biết, công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ ngành KTNN trong thời gian vừa qua được thực hiện như thế nào?

Trả lời nội dung này, Tổng KTNN Ngô Văn Tuấn cho biết, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ ngành là nhiệm vụ được đặc biệt quan tâm. Luật KTNN đã nghiêm cấm các hành vi những nhiễu, tham nhũng. Để thực hiện quy định này, KTNN đã quan tâm giáo dục về chính trị, tư tưởng, kịp thời phổ biến, quán triệt các chỉ đạo của Đảng, các văn bản mới của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Cùng với đó, đã kịp thời rà soát, thể chế hóa các văn bản của Đảng, văn bản pháp luật mới, riêng năm 2022 đã rà soát 75 văn bản liên quan đến quy trình kiểm toán để thắt chặt, phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực. Tăng cường kỷ cương, kỷ luật, đề cao vai trò của người đứng đầu, Tổ tưởng Tổ kiểm toán, Trưởng đoàn kiểm toán. Đẩy mạnh kiểm tra, giám sát, phát huy vai trò của cơ quan thanh tra KTNN; xử lý nghiêm những hành vi có hiện tượng tham nhũng, tiêu cực…

Thừa nhận “có hành vi tiêu cực của một số kiểm toán viên trong hoạt động kiểm toán nhưng rất ít”, Tổng KTNN cho biết, đây chỉ là những “con sâu làm rầu nồi canh” và sẽ kiên quyết loại bỏ để giữ được đạo đức, chuẩn mực của ngành kiểm toán.

88(1).jpg
Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn trả lời chất vấn

Tổng KTNN Ngô Văn Tuấn cũng cho biết, trong hoạt động, KTNN đã ban hành Chuẩn mực KTNN – Bộ Quy tắc đạo đức nghề nghiệp và thời gian tới sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện các văn bản để kiểm soát chặt chẽ các hành vi nhũng nhiễu, tham nhũng, tiêu cực của những cá nhân trong thực hiện công vụ; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm đối với những trường hợp này.

Với cơ chế hiện tại trong hoạt động kiểm toán, có thể thấy quy trình, quy chế, nhất là về kiểm soát phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của ngành đã tương đối đầy đủ với vai trò, trách nhiệm của từng kiểm toán viên. Khẳng định điều này, Tổng KTNN cho biết, trong thời gian tới, KTNN sẽ tiếp tục đẩy mạnh vai trò của thanh tra kiểm toán, thanh tra công vụ và cơ quan Vụ kiểm soát chất lượng để kiểm soát thật chặt chẽ, công tâm, khách quan hoạt động kiểm toán.

3 nhóm vấn đề chất vấn lĩnh vực kiểm toán: Thứ nhất, trách nhiệm và giải pháp khắc phục tình trạng các doanh nghiệp, dự án được kiểm toán nhưng vẫn xảy ra sai phạm. Thứ hai, việc thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước. Công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động kiểm toán nhà nước. Thứ ba, giải pháp khắc phục tình trạng chồng chéo trong công tác thanh tra, kiểm toán.



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/tong-kiem-toan-nha-nuoc-xay-dung-thiet-che-phong-ngua-chat-che-de-khong-the-tham-nhung-375105.html

Cùng chủ đề

Phiên chất vấn lĩnh vực kiểm toán sôi nổi, thẳng thắn

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, KTNN có vai trò quan trọng trong kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, góp phần bảo đảm kỷ luật, kỷ cương tài chính Nhà nước, quản lý sử...

Tổng Kiểm toán trả lời về kiểm toán đấu thầu trong một số vụ án gần đây

Ngày 5/6, Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn đối với Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn về: Trách nhiệm và giải pháp khắc phục tình trạng các doanh nghiệp, dự án...

Các chỉ tiêu nợ công năm 2022 trong giới hạn cho phép của Quốc hội

Chiều 30/5, Quốc hội nghe Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022. Qua kết quả kiểm toán, về nợ công cho thấy, dư nợ công đến 31/12/2022 là 3.557.668,28 tỷ đồng giảm 1,63%...

Hai bộ được “nhắc” trong báo cáo kiểm toán

Chiều 30/5, Quốc hội nghe Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022. Qua kết quả kiểm toán, về nợ công cho thấy, dư nợ công đến 31/12/2022 là 3.557.668,28 tỷ đồng giảm 1,63%...

Kiểm toán Nhà nước kiến nghị tăng thu giảm chi ngân sách hơn  21.340 tỷ đồng

Chiều 30/5, Quốc hội nghe Báo cáo kiểm toán quyết toán ngân sách nhà nước năm 2022. Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn cho biết, qua kiểm toán Báo cáo quyết toán NSNN năm 2022 tại...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Phiên chất vấn lĩnh vực kiểm toán sôi nổi, thẳng thắn

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, KTNN có vai trò quan trọng trong kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công, góp phần bảo đảm kỷ luật, kỷ cương tài chính Nhà nước, quản lý sử...

Ý kiến chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương đã xác định đúng vấn đề bức xúc hiện nay

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, thời gian qua, hoạt động công thương có nhiều đổi mới, thương mại điện tử phát triển mạnh, chính sách pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được hoàn thiện, nhất là trong hoạt...

Đại biểu Quốc hội đánh giá cao phần trả lời của Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh

Phát biểu kết luận phiên chất vấn và trả lời chất vấn của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá, phiên chất vấn diễn ra sôi nổi, thẳng thắn, trách nhiệm cao, sát với tình hình...

Thủ tướng bổ nhiệm Thứ trưởng Bộ Công Thương

Thời hạn bổ nhiệm là 5 năm.Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 10/6/2024.Ông Nguyễn Hoàng Long sinh năm 1976, có học vị Tiến sĩ kinh tế (Đại học Rome Tor Vergata, Italy, 2005).Từ năm 1999 tới nay, ông Nguyễn Hoàng Long công tác...

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên trả lời chất vấn Quốc hội

Tại Phiên chất vấn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên nhấn mạnh: Những năm qua, mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức chưa từng có như đứt gãy nguồn cung, suy giảm tổng cầu do dịch bệnh, xung đột...

Bài đọc nhiều

Anh thừa nhận thành công của quân đội Nga; NATO không đủ nguồn lực để cung cấp cho Ukraine

Chiến sự Nga-Ukraine 5/5/2024: Ukraine có thể yêu cầu quân đội châu Âu; Pháp ủng hộ tiếp tục đối thoại với Nga Chiến sự Nga-Ukraine 23/5/2024: Sự xuất hiện của quân đội phương Tây ở Ukraine sẽ dẫn đến chiến tranh thế giới mới Anh thừa nhận thành công của quân đội Nga ở Ukraine “Nga đang đạt được những lợi thế chiến thuật trên đất liền”, ông Radakin nói trong cuộc...

Tọa đàm da liễu do postQuam tổ chức nhận nhiều phản hồi tích cực

Trở lại với quy mô lớn và chuyên nghiệp, hội thảo da liễu khoa học "The Voice of The Skin 3" nhận được nhiều lời khen tích cực từ các chủ spa, clinic tham dự. Đây là động lực lớn của nhà tổ chức, Công ty Song Cát trong hành trình đem đến những sản phẩm và dịch vụ chất lượng đóng góp cho ngành da liễu Việt Nam và để các thương hiệu postQuam, Larimedical và FetoScell...

Phát hiện hộp sọ hiếm của ‘chim sấm’ khổng lồ ở Úc

Suốt hơn một thế kỷ, các nhà khoa học đã săn lùng hóa thạch hộp sọ của loài chim sấm G. newtoni, còn được gọi là mihirung, nhưng không thành công. Khoảng 50.000 năm trước, những loài chim người khổng lồ này đã đi bộ qua các khu rừng và...

Ông Trần Phú Lộc Thành được bổ nhiệm giữ chức Phó giám đốc Sở TN&MT TP Cần Thơ

Ngày 4-6, UBND TP Cần Thơ tổ chức lễ trao quyết định về công tác nhân sự.Theo đó, Chủ tịch UBND TP Cần Thơ Trần Việt Trường đã ký các quyết định điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Chí Kiên, Phó Giám đốc Sở TN&MT, giữ...

Bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Long giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính mới ký Quyết định số 476 ngày 4/6/2024 điều động, bổ nhiệm ông Nguyễn Hoàng Long giữ chức Thứ trưởng Bộ Công Thương. Thời hạn bổ nhiệm là 5 năm. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 10/6/2024. Ông Nguyễn Hoàng Long sinh năm 1976, có học vị Tiến sĩ kinh tế (Đại học Rome Tor Vergata, Italy, 2005). Từ năm 1999 tới nay, ông Nguyễn Hoàng Long công tác trong...

Cùng chuyên mục

Quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam

Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao New Zealand Winston...

Chương trình nghệ thuật nhớ ơn Bác “Con đường thế kỷ Người đi”

Tối 5-6, tại Nhà hát Thành phố, Ban Tổ chức kỷ niệm các ngày lễ lớn TPHCM tổ chức chương trình nghệ thuật "Con đường thế kỷ Người đi" nhân kỷ niệm 55 năm thực hiện di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969-2024), 134 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890 _ 19-5-2024) và 113 năm Ngày Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước (5-6-1911 _ 5-6-2024). ...

Thư chúc mừng Chủ tịch nước Tô Lâm và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn

Nhân dịp Chủ tịch nước Tô Lâm được Quốc hội khóa XV bầu giữ chức Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, lãnh đạo các nước Nhật Bản, Pháp, Ai Cập, Áo và Hy Lạp đã gửi Thư chúc mừng. Trong thư mừng, Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio gửi lời chúc mừng nồng nhiệt tới Chủ tịch nước Tô Lâm; bày tỏ tin tưởng việc Chủ tịch nước Tô Lâm, người bạn thân thiết...

Nhiều nước Đông Nam Á dẫn đầu về mức hấp thụ vi nhựa trên toàn cầu

Một nghiên cứu gần đây trên tạp chí Environmental Science and Technology cho thấy, Malaysia nằm trong top 10 quốc gia hít phải nhiều hạt vi nhựa trong không khí nhất, ước tính khoảng 494.000 hạt vi nhựa mỗi ngày trên đầu người. Nước này xếp hạng cao nhất...

Mới nhất

Chiến sự đang “nóng”, Ukraine hành động lớn ở thủ đô; Israel dọa hành động mạnh; chiến thắng nhọc nhằn của Thủ tướng Ấn...

Kết quả bầu cử Ấn Độ, xung đột Nga-Ukraine và Dải Gaza, tranh luận trực tiếp trong cuộc bầu cử Anh, tình hình Bán đảo Triều Tiên, Hội nghị thượng đỉnh Hàn Quốc-châu Phi... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong ngày.

Mới nhất

Quyền tự do dân chủ