Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcXây dựng Luật Nhà giáo thành một luật mẫu về đổi mới...

Xây dựng Luật Nhà giáo thành một luật mẫu về đổi mới tư duy xây dựng luật


Tiếp tục Phiên họp thứ 38, sáng 8/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến lần thứ hai đối với dự án Luật Nhà giáo.

Hồ sơ dự án Luật đủ điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến

Báo cáo tại phiên họp, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, tại Tờ trình lần này, Chính phủ đã bổ sung, làm rõ về sự cần thiết ban hành Luật Nhà giáo; phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng; tính thống nhất với các văn bản quy phạm pháp luật và tính tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.

Đồng thời, cập nhật cấu trúc và các nội dung chính sách trong dự thảo Luật Nhà giáo được chỉnh lý sau khi tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội; bổ sung nguồn lực về tài chính, ngân sách thực hiện.

Đối với những nội dung chính sách còn nhiều ý kiến khác nhau, Chính phủ đã đưa ra khỏi dự thảo Luật quy định về áp dụng luật nhà giáo, về tổ chức xã hội nghề nghiệp của nhà giáo, về chuẩn người đứng đầu các cơ sở giáo dục

Xây dựng Luật Nhà giáo thành một luật mẫu về đổi mới tư duy xây dựng luật ảnh 1

Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn báo cáo tại phiên họp.

Một số nội dung chính sách (quy định về chính sách tiền lương, phụ cấp, hỗ trợ đối với nhà giáo) được rà soát kỹ lưỡng để vừa bảo đảm có đột phá, vừa phù hợp với bối cảnh thực hiện cải cách tiền lương trong thời gian tới.

Bản chỉnh lý dự thảo Luật đến ngày 1/10/2024 có bố cục gồm 9 Chương 45 Điều (giảm 26 Điều so với dự thảo bản trình Quốc hội ngày 6/9/2024). Dự thảo Luật sau khi được chỉnh lý bảo đảm không làm thay đổi 5 chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 95/NQ-CP.

Trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Nguyễn Đắc Vinh nêu rõ, dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng ngắn gọn hơn; chỉ quy định những nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội; không quy định các nội dung đã được điều chỉnh bởi các luật chuyên ngành khác; đưa các nội dung chưa được đánh giá tác động kỹ lưỡng hoặc các vấn đề chưa đạt được sự đồng thuận cao ra khỏi dự thảo Luật.

Cho rằng hồ sơ dự án Luật sau khi chỉnh lý cơ bản đáp ứng điều kiện trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đề nghị, Chính phủ tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật, giải quyết các vướng mắc, xung đột pháp lý; đánh giá đầy đủ, kỹ lưỡng, toàn diện hơn các điều kiện bảo đảm thi hành Luật đối với từng chính sách.

Đánh giá tác động đến đâu, xác định phạm vi điều chỉnh đến đó

Phát biểu tại phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ghi nhận, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục đã tích cực, khẩn trương tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 37 để hoàn thiện dự thảo Luật.

Chủ tịch Quốc hội lưu ý, các nội dung đã được điều chỉnh tại luật chuyên ngành khác thì không quy định tại dự thảo Luật Nhà giáo; chỉ quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của Quốc hội; không quy định cụ thể, chi tiết, luật hóa nghị định, thông tư mà giao cho Chính phủ, bộ, ngành theo thẩm quyền quy định tại các văn bản hướng dẫn thi hành.

Xây dựng Luật Nhà giáo thành một luật mẫu về đổi mới tư duy xây dựng luật ảnh 2

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu ý kiến.

Về các nội dung cụ thể, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, các cơ quan cần chú ý bảo đảm đánh giá tác động đến đâu thì quy định về phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng đến đó, không dàn trải. Trong đó, lưu ý đối tượng áp dụng của Luật Nhà giáo với ba nhóm chính gồm: nhà giáo công lập, nhà giáo ngoài công lập, nhà giáo người nước ngoài làm việc trong các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; đồng thời, tiếp tục rà soát, bảo đảm tính phù hợp, khả thi của từng chính sách áp dụng cho từng nhóm đối tượng này.

Đối với chính sách của Nhà nước về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo quy định tại Điều 6 dự thảo Luật, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, cần tiếp tục rà soát, bảo đảm khung chính sách được cụ thể hóa đầy đủ, tránh quy định chính sách chung chung. Trong đó, với quy định tại khoản 1 “Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo, bảo đảm về số lượng, cơ cấu và chất lượng” thì cần liệt kê các chính sách cụ thể, không giữ quy định như hiện nay vì bao hàm quá rộng.

Dẫn số liệu về nguồn hỗ trợ của Nhà nước để thực hiện các chính sách với nhà giáo, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, chính sách tiền lương, phụ cấp ưu đãi, chính sách hỗ trợ miễn học phí từ Báo cáo tiếp thu, giải trình của Chính phủ, Chủ tịch Quốc hội nhận thấy, nguồn hỗ trợ của Nhà nước để thực hiện các chính sách nêu trên là tương đối lớn, nên phải đánh giá kỹ lưỡng hơn để bảo đảm tính khả thi, tính công bằng trong mối tương quan với các đối tượng ưu tiên khác.

Nhấn mạnh đây là đạo luật được ngành giáo dục quan tâm, nhưng cũng là luật khó, với phạm vi tác động lớn, có nhiều nội dung phức tạp, với tinh thần khẩn trương, thận trọng và kỹ lưỡng, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Chính phủ chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo hết sức quan tâm; các bộ, ngành có liên quan, nhất là Bộ Tư pháp cần “gác cổng” về mặt kỹ thuật lập pháp cho dự án Luật để không sai về từ ngữ, các điều khoản không chồng chéo với quy định của các luật khác.

Chủ tịch Quốc hội cho rằng, nếu hồ sơ dự án Luật được chuẩn bị cụ thể, thật kỹ, bảo đảm yêu cầu thì có thể trình Quốc hội xem xét, thông qua theo quy trình hai kỳ họp; nếu sự đồng thuận của đại biểu Quốc hội chưa cao, còn nhiều ý kiến thì có thể trình ra qua ba kỳ họp, bảo đảm luật có tuổi thọ cao.

Cho ý kiến với nội dung này, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đề nghị, xác định rõ phạm vi, đối tượng thụ hưởng, đánh giá tác động kỹ lưỡng, đầy đủ về nguồn lực bảo đảm thực hiện chính sách hỗ trợ, thu hút nhà giáo, nhất là chính sách miễn học phí cho con của nhà giáo, chính sách bảo đảm chỗ ở tập thể hoặc được thuê nhà ở công vụ theo quy định của Luật Nhà ở và các điều kiện thiết yếu khi đến công tác tại vùng nông thôn.

Về chế độ nghỉ hưu đối với nhà giáo, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất quy định nhà giáo trong các cơ sở giáo dục mầm non có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 5 tuổi so với quy định và không bị giảm tỷ lệ phần trăm lương hưu do nghỉ hưu trước tuổi.

Xây dựng Luật Nhà giáo thành một luật mẫu về đổi mới tư duy xây dựng luật ảnh 3

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu kết luận.

Phát biểu kết thúc nội dung thảo luận, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất về sự cần thiết ban hành Luật Nhà giáo nhằm tạo khung khổ pháp lý thuận lợi và thống nhất cho việc xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo cũng như bảo vệ, tôn vinh nghề giáo.

Dự thảo Luật sau khi được tiếp thu, giải trình, chỉnh lý, bố cục và nội dung có sự thay đổi khá căn bản. Trên cơ sở ý kiến chỉ đạo của Chủ tịch Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh, cần phấn đấu xây dựng dự án Luật Nhà giáo trở thành một luật mẫu về đổi mới tư duy xây dựng luật đáp ứng yêu cầu thời kỳ mới, theo hướng ngắn, gọn, rõ, bảo đảm đúng thẩm quyền và sau khi ban hành thực hiện được ngay.





Nguồn: https://nhandan.vn/xay-dung-luat-nha-giao-thanh-mot-luat-mau-ve-doi-moi-tu-duy-xay-dung-luat-post835474.html

Cùng chủ đề

Đề xuất các nguyên tắc quản lý, phát triển và sử dụng trí tuệ nhân tạo

Tiếp tục Phiên họp thứ 38, chiều 8/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Quản lý dựa trên rủi ro trong suốt vòng đời của trí tuệ nhân tạo Tờ trình của Chính phủ nêu rõ, việc xây dựng Luật nhằm đề xuất chính sách khả thi, quy định cụ thể, tạo...

Thống nhất điều chuyển hơn 7.300 tỉ đồng vốn đầu tư công để đẩy nhanh giải ngân

Ngày 8-10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, quyết định về việc điều chỉnh kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách trung ương năm 2024.Theo tờ trình của Chính phủ do Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương trình bày tại phiên họp, Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết...

Phải khẳng định chưa bao giờ thầy, cô giáo là người giàu trong xã hội

Ngày 8/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần 2 với dự án Luật Nhà giáo. Dự thảo luật dành Điều 10 quy định về đạo đức nhà giáo. Theo đó, đạo đức nhà giáo là các chuẩn mực về nhận thức, thái độ và hành vi trong mối quan hệ của nhà giáo với người học, đồng nghiệp, gia đình người học, cộng đồng. Đạo đức nhà giáo được thể hiện qua các quy tắc...

Quy định nhà giáo có thể nghỉ hưu trước 55 tuổi sẽ tạo đặc quyền, đặc lợi

Ngàay 8/10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần 2 với dự án Luật Nhà giáo. Nhiều đại biểu quan tâm đến các quy định về chính sách tiền lương, cơ chế ưu đãi đối với nhà giáo. Trình bày báo cáo của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho hay, sau khi được chỉnh lý, dự thảo luật giảm 26 điều so với dự thảo luật trình Ủy ban...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đề xuất các nguyên tắc quản lý, phát triển và sử dụng trí tuệ nhân tạo

Tiếp tục Phiên họp thứ 38, chiều 8/10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số. Quản lý dựa trên rủi ro trong suốt vòng đời của trí tuệ nhân tạo Tờ trình của Chính phủ nêu rõ, việc xây dựng Luật nhằm đề xuất chính sách khả thi, quy định cụ thể, tạo...

VN-Index tăng nhẹ, khối ngoại vẫn bán ròng

Thanh khoản toàn thị trường tăng mạnh so phiên trước, tổng khối lượng giao dịch 3 sàn đạt hơn 783,17 triệu cổ phiếu, tương ứng tổng giá trị giao dịch đạt hơn 17.661,78 tỷ đồng. Nhà đầu tư nước ngoài quay lại bán ròng phiên thứ ba liên tiếp trên 3 sàn hơn 334,83 tỷ đồng, tập trung vào các mã MWG (hơn 120 tỷ đồng), STB (hơn 64 tỷ đồng), BMP (hơn 62 tỷ đồng), VPB...

[Ảnh] Tạm đóng một đoạn Quốc lộ 51 qua Đồng Nai để sửa chữa

NDO - Ngày 8/10, các cơ quan chức năng bắt đầu tạm đóng một làn Quốc lộ 51 để sửa chữa đoạn đường xuống cấp nghiêm trọng. Quốc lộ 51 là tuyến đường huyết mạch ở khu vực Đông Nam Bộ, kết nối hàng chục khu công nghiệp lớn của đất nước. Tuy nhiên, thời gian qua nhiều đoạn trên tuyến đường bị hư hỏng, xuống cấp nhưng chưa được duy tu, bão...

Hà Giang tổ chức Ngày hội truyền thông năm 2024

Ngày hội truyền thông là sự kiện nằm trong chuỗi các hoạt động của tỉnh Hà Giang hưởng ứng Ngày chuyển đổi số Quốc gia 10/10; đồng thời, nhằm truyền tải sinh động những nội dung thực tiễn về vai trò, ý nghĩa và lợi ích của chuyển đổi số thông qua hai phiên tọa đàm về: Dấu ấn nổi bật về chuyển đổi số và cuộc thi trực tuyến về chuyển đổi số tỉnh Hà Giang...

Thêm 741 nhà đầu tư nước ngoài được cấp mã giao dịch trong quý III

Cụ thể, trong tháng 9/2024, Tổng công ty Lưu ký và bù trừ Chứng khoán Việt Nam đã cấp mã số giao dịch chứng khoán cho 198 nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ (36 tổ chức và 162 cá nhân). Ngoài ra, VSDC đã chấp thuận thay đổi thông tin cho 78 nhà đầu tư nước ngoài (24 tổ chức...

Bài đọc nhiều

Thành phố Sơn La đẩy mạnh vai trò của giáo dục mầm non trong lĩnh vực học tập suốt đời

Trong khuôn khổ Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 đang diễn ra trên khắp cả nước, sáng ngày 7/10, thành phố học tập toàn cầu Sơn La tổ chức Hội thảo Vai trò của giáo dục mầm non trong học tập suốt đời.

Bộ GD&ĐT lý giải phương án bốc thăm môn thứ 3 thi vào lớp 10

Tại buổi họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 9 diễn ra chiều 7/10, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng đã trả lời báo chí về vấn đề bốc thăm chọn môn thi thứ 3 vào lớp 10. Bộ GD&ĐT đang xin ý kiến để sửa đổi quy chế thi THCS và THPT, trong đó về phương thức xét tuyển, tuyển sinh lớp 10 THPT có đưa ra 2 phương thức là xét tuyển và thi tuyển. Về...

Sinh viên tố khoa ‘xù’ học bổng, Trường đại học Công thương TP.HCM nói gì?

Theo phản ánh của sinh viên hệ kỹ sư ngành công nghệ thực phẩm Trường đại học Công thương TP.HCM, học kỳ I năm học 2023-2024 có 178 sinh viên được học bổng khuyến khích học tập từ 40% đến 100% học phí. Tuy nhiên do sinh viên chưa bảo vệ khóa luận tốt nghiệp nên phải bảo lưu học bổng.Thế nhưng...

Hỗ trợ đào tạo nhân tài trẻ ngành viễn thông

DNVN - Ericsson vừa ra mắt chương trình EricssonEdge Academia với mục tiêu cách mạng hóa việc phát triển nguồn nhân lực trẻ trong lĩnh vực viễn thông tại khu vực Đông Nam Á, Châu Đại Dương và Ấn Độ. ...

Trường đại học Duy Tân thành Đại học Duy Tân

7 trường đào tạo thành viên và 2 viện đào tạoĐại học Duy Tân là trường tư thục đầu tiên và lớn nhất miền Trung đào tạo đa bậc, đa ngành, đa lĩnh vực.Đại học Duy Tân hiện có 7 trường đào tạo thành viên và 2 viện đào tạo: Trường Khoa học máy tính, Trường Công nghệ, Trường Kinh tế và...

Cùng chuyên mục

Bị nhập nhầm điểm, thí sinh trượt trở thành thủ khoa lớp 10

Thông tin từ Sở GD-ĐT Thanh Hóa cho biết, Thanh tra sở đã yêu cầu Hội đồng chấm thi Trường THPT Ngọc Lặc (huyện Ngọc Lặc, Thanh Hóa) tổ chức kiểm điểm do nhập điểm thi của một thí sinh thi vào lớp 10. Trước đó, Sở GD-ĐT Thanh Hóa nhận được phản ánh về việc học sinh C.T.H. (SN 2009), học sinh lớp 10 của Trường THPT Lê Hồng Phong, thị xã Bỉm Sơn đạt điểm cao bất...

Sau thanh tra, ‘thủ khoa lớp 10’ bị trượt, buộc phải dừng học

Chiều 8-10, thông tin từ Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thanh Hóa cho biết đơn vị này vừa có thông báo kết quả kiểm tra, rà soát điểm bài thi của thí sinh tại kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024 - 2025 theo đơn thư phản ánh.Theo đó, Thanh tra Sở Giáo dục...

Tạm đình chỉ công tác đối với cô giáo

Tối 8/10, lãnh đạo xã Nghĩa Lộc, huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An xác nhận thông tin trên.Lãnh đạo UBND huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An đã yêu cầu trường mầm non Nghĩa Lộc tạm đình chỉ công...

Mới nhất

Mới nhất