Trang chủNewsThời sựXây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản hướng tới mục tiêu...

Xây dựng Luật Địa chất và Khoáng sản hướng tới mục tiêu phát triển bền vững


Chủ trì phiên họp có Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Uỷ ban KH,CN&MT Lê Quang Huy; Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh; Phó Chủ nhiệm Uỷ ban KH,CN&MT Nguyễn Tuấn Anh.

small_20240425-bo-truong-du-tham-tra-luat-dcks-13.jpg
Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 8 để thẩm tra, nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án Luật Địa chất và Khoáng sản.

Tham dự phiên họp, có Phó Chủ nhiệm Uỷ ban KH,CN&MT Tạ Đình Thi; Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương; Chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng; các đại biểu quốc hội đại diện các Bộ Xây dựng, Bộ Tài nguyên và Môi trường; Kiểm toán nhà nước; các chuyên gia, nhà khoa học…

Luật Địa chất và Khoáng sản hướng tới mục tiêu phát triển bền vững

Phát biểu khai mạc Phiên họp, Chủ nhiệm Uỷ ban KH,CN&MT Lê Quang Huy cho biết, theo phân công của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Uỷ ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường sẽ chủ trì thẩm tra với dự án Luật Địa chất & Khoáng sản theo Tờ trình số 155/TTr-CP ngày 12/4/2024 của Chính phủ đồng thời giúp UBTVQH nghiên cứu, giải trình, tiếp thu, chỉnh lý trình Quốc hội xem xét, thông qua dự án Luật Địa chất và Khoáng sản.

small_20240425-bo-truong-du-tham-tra-luat-dcks-1.jpg
Chủ nhiệm Uỷ ban KH,CN&MT Lê Quang Huy phát biểu khai mạc Phiên họp.

Chủ nhiệm Uỷ ban KH,CN&MT Lê Quang Huy cho biết, Luật Khoáng sản năm 2010 sau hơn 13 năm thi hành đã đạt được những kết quả nhất định đóng góp vào quá trình phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, các quy định của Luật Khoáng sản còn bất cập, thiếu đồng bộ, chưa có sự gắn kết. Mặt khác, hiện nay một số luật liên quan đến lĩnh vực địa chất khoáng sản đã được sửa đổi như Luật Đấu giá tài sản, Luật Ngân sách… cũng như một số luật đang được trình Quốc hội xem xét như dự án Luật Di sản văn hoá (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản, do đó, cần phải rà soát sửa đổi để đảm bảo tính thống nhất của hệ thống pháp luật.

Chủ nhiệm Uỷ ban KH,CN&MT Lê Quang Huy nhấn mạnh rằng, việc xây dựng, ban hành Luật Địa chất và Khoáng sản cần phải đáp ứng yêu cầu thể chế hoá đầy đủ các quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý cho các hoạt động địa chất, khoáng sản, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật, phù hợp với các điều ước và cam kết quốc tế mà nước ta là thành viên; khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập của Luật Khoáng sản hiện hành; góp phần bảo đảm quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả khoáng sản, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.

small_20240425-bo-truong-du-tham-tra-luat-dcks-2(1).jpg
Toàn cảnh Phiên họp sáng 25/5

Tại phiên họp, để Thường trực Uỷ ban KH,CN&MT có đầy đủ cơ sở và tiếp tục xây dựng, hoàn thiện Báo cáo thẩm tra trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến về dự án Luật Địa chất và Khoáng sản, Chủ nhiệm Uỷ ban KH,CN&MT Lê Quang Huy đề nghị các đại biểu tập trung phát biểu, cho ý kiến về những vấn đề chính sách lớn, những vấn đề về quan điểm, mục tiêu xây dựng dự án Luật; việc thể chế hoá các chủ trương, chính sách của Đảng, nhất là Nghị quyết số 10 của Bộ Chính trị trong dự án Luật; về sự đầy đủ, phù hợp của hồ sự dự án Luật và việc đáp ứng đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét hay chưa; về một số vấn đề trọng tâm của dự án Luật theo gợi ý của Thường trực Uỷ ban cũng như các vấn đề khác mà các đại biểu quan tâm. Ngoài ra, các đại biểu cũng cho ý kiến thêm về các phương án liên quan đến một số nội dung trong dự thảo Báo cáo thẩm tra.

Dự thảo Luật sẽ tạo hành lang pháp lý toàn diện trong việc bảo vệ tài nguyên địa chất, khoáng sản

small_20240425-bo-truong-du-tham-tra-luat-dcks-3.jpg
Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên báo cáo Tờ trình dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Báo cáo Tờ trình dự án Luật Địa chất và Khoáng sản của Chính phủ, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Quý Kiên thông tin, về căn cứ chính trị và quan điểm về xây dựng Luật, theo đó, dự án Luật sẽ: Thể chế hoá đầy đủ các quan điểm của Đảng và Nhà nước đặc biệt là Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03/6/2013 của Ban Chấp hành Trung ương, Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 10/02/2022 của Bộ Chính trị. Cũng như căn cứ Nghị quyết số 89/2023/QH15 ngày 02/6/2023 của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023.

Các quy định của Luật Địa chất và Khoáng sản phải bảo đảm phù hợp với Hiến pháp, đồng bộ với các pháp luật liên quan; rõ ràng, dễ hiểu và mang tính khả thi cao, thúc đẩy đầu tư, xã hội hóa đi đôi với tăng cường bảo vệ, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên địa chất, khoáng sản, gắn với yêu cầu phân công, phân cấp rõ ràng, minh bạch; cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, hiệu quả; Kế thừa các quy định của Luật Khoáng sản năm 2010 đang phát huy hiệu quả; bãi bỏ các quy định bất cập; cập nhật, sửa đổi, bổ sung các quy định hiện hành cho phù hợp với thực tiễn.

Thứ trưởng Trần Quý Kiên cho biết, dự thảo Luật được xây dựng gồm 117 điều và được bố cục thành 12 chương, tăng 01 chương và 31 điều (so với Luật Khoáng sản năm 2010), tăng 01 chương và giảm 19 điều (so với Đề cương đã được thông qua). Dự thảo Luật sẽ tạo hành lang pháp lý toàn diện trong việc bảo vệ tài nguyên địa chất, khoáng sản chưa khai thác; tăng cường công tác bảo vệ môi trường, an toàn lao động trong hoạt động khoáng sản; hài hòa lợi ích giữa Nhà nước với tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản và cộng đồng dân cư nơi có hoạt động khoáng sản. Đồng thời, sẽ đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho chính quyền địa phương.

Đề xuất xây dựng Luật phù hợp, tối ưu trong bối cảnh hiện nay

Trình bày dự thảo báo cáo thẩm tra dự án Luật Địa chất và Khoáng sản, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban KH,CN&MT Nguyễn Tuấn Anh thông tin, hồ sơ dự án Luật cơ bản đáp ứng yêu cầu theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; đã cụ thể hoá 05 nhóm chính sách được thông qua; đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 5/2024).

small_20240425-bo-truong-du-tham-tra-luat-dcks-4.jpg
Phó Chủ nhiệm Uỷ ban KH,CN&MT Nguyễn Tuấn Anh trình bày dự thảo Báo cáo thẩm tra dự án Luật Địa chất và Khoáng sản.

Tuy nhiên, đề nghị Cơ quan chủ trì soạn thảo bổ sung thông tin, đánh giá tác động chính sách đầy đủ hơn đối với các nội dung chính sách mới, có tác động đến chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan quản lý nhà nước; sử dụng ngân sách nhà nước (NSNN); mở rộng quyền của tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác khoáng sản; tiếp tục rà soát dự thảo Luật với các Luật khác để bổ sung đầy đủ dự thảo văn bản hướng dẫn thực hiện Luật theo quy định.

Tại phiên họp, các đại biểu tham dự đã tập trung phân tích, đề xuất lựa chọn, đưa ra các ý kiến: Về tên gọi và phạm vi điều chỉnh; phân nhóm khoáng sản (Điều 7); Về quyền lợi, trách nhiệm của địa phương, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân nơi có tài nguyên địa chất, khoáng sản được khai thác (Điều 9); Về quy hoạch khoáng sản (Điều 13); Về trách nhiệm lập quy hoạch khoáng sản (Điều 15); Về thẩm quyền công nhận kết quả thăm dò khoáng sản (Điều 53); Về tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (Điều 102); Về phương pháp xác định, phương thức thu, nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản (Điều 103).

small_20240425-bo-truong-du-tham-tra-luat-dcks-7.jpg
Phó Chủ nhiệm Uỷ ban KH,CN&MT Tạ Đình Thi phát biểu tại Phiên họp
small_20240425-bo-truong-du-tham-tra-luat-dcks-12_3.jpg
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương phát biểu tại Phiên họp
small_20240425-bo-truong-du-tham-tra-luat-dcks-6.jpg
Chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam Phan Xuân Dũng phát biểu tại Phiên họp

Với các nội dung thảo luận của Dự thảo Luật, các đại biểu cơ bản thống nhất về sự đầy đủ, phù hợp của hồ sự dự án Luật và đáp ứng đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét trong Kỳ họp sắp tới. Bên cạnh đó, các đại biểu cũng tập trung thảo luận về các nội dung để cơ quan soạn thảo cần tiếp tục hoàn thiện, các nội dung cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung làm rõ để thể chế hóa tối đa chủ trương, đường lối của Đảng và đồng thời cùng phân tích, đưa ra các lựa chọn, quan điểm cho phù hợp, tối ưu trong bối cảnh hiện nay.

Các đại biểu tham dự Phiên họp phát biểu tham gia xây dựng dự án Luật Địa chất và Khoáng sản

Cũng tại Phiên họp, thay mặt cơ quan soạn thảo, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh đã làm rõ ý kiến của các đại biểu tham dự phiên họp về những nhóm vấn đề được thảo luận, bên cạnh đó trao đổi thêm để các đại biểu Quốc hội nắm rõ thêm những tồn tại, bất cập, và chủ trương quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

small_20240425-bo-truong-du-tham-tra-luat-dcks-16.jpg
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đặng Quốc Khánh phát biểu tại Phiên họp

Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh cho biết sẽ tiếp thu những ý kiến đóng góp để bổ sung vào dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản. Đồng thời mong muốn các đại biểu Quốc hội, các chuyên gia, nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu thêm để tiếp tục có những ý kiến bổ sung vào dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản để đưa tài nguyên địa chất, khoáng sản xứng đáng là nguồn lực quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội của đất nước; khoáng sản là nguồn dự trữ lâu dài của quốc gia cần phải được quy hoạch, điều tra, thăm dò đầy đủ; quản lý tập trung, thống nhất. Ngoài ra, xây dựng dự án Luật để việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên này phải được thực hiện hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước bền vững trong giai đoạn trước mắt và lâu dài.

Kết luận phiên họp, Chủ nhiệm Uỷ ban KH,CN&MT Lê Quang Huy đề nghị cơ quan thẩm tra cần nghiên cứu, đánh giá thật kỹ lưỡng những ý kiến xây dựng cho dự án Luật, với những ý kiến còn khác nhau thì cần đưa ra những lập luận sâu sắc, công tâm và khách quan để phát huy được nguồn lực tài nguyên khoáng sản, địa chất.

Chủ nhiệm Uỷ ban KH,CN&MT Lê Quang Huy cũng đề nghị cơ quan soạn thảo sớm triển khai các nhiệm vụ đã được kết luận tại phiên họp của Uỷ ban Thường vụ của Quốc hội; đồng thời bổ sung thêm thông tin các báo cáo giải trình gửi tới tới các đại biểu quốc hội để thời gian tới khi trình lên Quốc hội tại Kỳ họp tiếp theo các đại biểu Quốc hội sẽ có đánh giá toàn diện, loại bỏ những nội dung đã được nêu và giải trình đồng thời tiếp tục đóng góp thêm ý kiến xây dựng dự thảo Luật, nhanh chóng thông qua dự án Luật để đáp ứng được nhu cầu thực tiễn.

MỘT SỐ ĐIỂM MỚI CỦA DỰ THẢO LUẬT

1. Quy định về điều tra cơ bản địa chất (Chương III).

2. Phân nhóm khoáng sản (Điều 7 và Chương VI).

3. Tăng cường phân công, phân cấp cho chính quyền địa phương (chi tiết thể hiện tại mục V).

4. Bổ sung và làm rõ các hoạt động thu hồi khoáng sản, đăng ký khai thác khoáng sản nhóm IV không phải cấp giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản.

5. Bổ sung các trường hợp đặc thù cho phép khai thác khoáng sản không phải có Quy hoạch khoáng sản (khai thác khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ; thu hồi khoáng sản; khai thác tận thu khoáng sản).

6. Khai thác nước khoáng, nước nóng thiên nhiên, khai thác khoáng sản lòng sông, lòng hồ, ở khu vực biển không phải lập Đề án đóng cửa mỏ khoáng sản nhưng phải thực hiện Phương án đóng cửa mỏ khoáng sản.

7. Công nhận kết quả thăm dò khoáng sản thay vì phê duyệt trữ lượng (Điều 53).

8. Sử dụng vốn ngân sách từ nguồn sự nghiệp kinh tế để tổ chức thực hiện thăm dò khoáng sản chiến lược, quan trọng; khoáng sản có giá trị kinh tế và nhu cầu sử dụng lớn (Điều 52).

9. Tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được xác định trên cơ sở trữ lượng khoáng sản được quy định trong giấy phép khai thác khoáng sản hoặc khối lượng khoáng sản được phép khai thác, thu hồi; tiền cấp quyền khai thác khoáng sản được thu theo năm và quyết toán theo sản lượng khai thác thực tế (Điều 103).

10. Tăng cường quản lý cát, sỏi lòng sông, lòng hồ, khu vực biển (Chương VIII).

11. Cho phép tổ chức, cá nhân thế chấp, góp vốn quyền khai thác khoáng sản (Điều 62).

12. Ưu tiên tổ chức, cá nhân đang khai thác hợp pháp được thăm dò xuống sâu, mở rộng để đánh giá đầy đủ, khống chế hết thân khoáng sản đối với loại khoáng sản được cấp phép mà không phải đấu giá quyền khai thác khoáng sản (Điều 5).



Nguồn

Cùng chủ đề

Tạo thuận lợi cho người dân chữa bệnh theo bảo hiểm y tế

Kinhtedothi - Thảo luận tại tổ về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT), đại biểu Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội đề xuất, cần có quy định rõ ràng, thống nhất, đồng bộ về việc thanh toán BHYT, tạo thuận lợi cho người dân chữa bệnh theo BHYT. Dự buổi thảo luận tổ có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu...

Sửa đổi Luật để tháo gỡ vướng mắc, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh

Theo Tờ trình tóm tắt của Chính phủ, việc xây dựng, ban hành Dự án Luật nhằm kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cấp thiết về thể chế, pháp luật về công tác quy hoạch, đầu tư kinh doanh, đầu tư theo phương thức đối tác công tư và hoạt động đấu thầu; đơn giản hóa thủ tục hành chính; tăng cường phân cấp, phân quyền cho địa phương. Dự án luật được xây dựng bám...

Chính phủ cho ý kiến đối với 2 dự án Luật, 2 đề nghị xây dựng luật

Cần thiết xây dựng Luật Tình trạng khẩn cấp, nâng cao hiệu quả công tác phòng ngừa ứng phó, khắc phục hậu quả thiên taiVề Đề nghị xây dựng Luật Tình trạng khẩn cấp, Chính phủ đánh giá cao Bộ Quốc phòng đã chủ trì, phối...

dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

Trên cơ sở ý kiến tham gia góp ý của cử tri và các cơ quan có liên quan về dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 15, Đoàn ĐBQH Đắk Nông đã tổng hợp, chuyển tải nội dung góp ý của cử tri đến phiên thảo luận tại tổ về vào sáng 20/6 về dự án...

Xây dựng lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở đáp ứng yêu cầu thực tiễn

Bên cạnh góp phần củng cố phong trào toàn dân bảo vệ an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở cơ sở, việc xây dựng dự án Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở cũng nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, tương xứng hơn trong xây dựng, hoạt động, quản lý và sử dụng các lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quốc hội “chốt” chỉ tiêu GDP năm 2025 khoảng 6,5-7,0%

Theo Nghị quyết vừa được Quốc hội thông qua, năm 2025, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước (GDP) đạt khoảng 6,5-7,0% và phấn đấu khoảng 7,0-7,5%; GDP bình quân đầu người đạt khoảng 4.900 USD; tỷ trọng công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt khoảng 24,1%; tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân khoảng 4,5%... ...

Phát biểu của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn kết thúc phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ...

Sau 2 ngày làm việc nghiêm túc và trách nhiệm cao, Quốc hội đã hoàn thành toàn bộ chương trình phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đối với 3 nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm chính của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông. Báo Tài nguyên và Môi trường Trân trọng giới thiệu...

Thủ tướng Chính phủ trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội

(TN&MT) - Chiều 12/11, để làm rõ hơn một số nội dung thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính giải đáp thêm các vấn đề mà đại biểu Quốc hội quan tâm và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. ...

Điều động, bổ nhiệm ông Phạm Tân Tuyến giữ chức Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ TN&MT

Chiều 12/11, tại trụ sở Bộ TN&MT, Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Thị Phương Hoa đã trao Quyết định của Bộ trưởng Bộ TN&MT về điều động, bổ nhiệm ông Phạm Tân Tuyến, Chánh Văn phòng Bộ TN&MT giữ chức Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ TN&MT. ...

Cần đổi mới, tăng cường cơ chế tài chính cho cơ quan báo chí

Theo Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc, để báo chí phát triển, thời gian tới, cần hoàn thiện Luật Báo chí và các luật có liên quan. Đồng thời, cần đổi mới và tăng cường cơ chế tài chính cho cơ quan báo chí. ...

Bài đọc nhiều

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Việt Nam là điểm đến “có một không hai” thu hút du khách Ấn Độ

Theo báo economictimes của Ấn Độ, số lượng đặt chỗ du lịch Việt Nam của một số công ty lữ hành Ấn Độ trong năm nay đã tăng 500% so với thời điểm 5 năm trước. Theo báo economictimes của Ấn Độ, Việt Nam là điểm đến có một không hai đang thu hút sự quan tâm của người Ấn Độ. Số lượng đặt chỗ du lịch Việt Nam của một số công ty lữ hành Ấn Độ trong năm nay...

Phó thủ tướng Hồ Đức Phớc: ‘Quy mô kinh tế chúng ta sẽ đạt vài ngàn tỉ đô trong thời gian gần’

Chắc chắn quy mô kinh tế chúng ta sẽ đạt vài ngàn tỉ đô la trong thời gian không xa, chứ không nằm trong quy mô gần 500 tỉ đô như hiện nay. Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc - Ảnh: GIA HÂN Đầu giờ chiều 11-11, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc đã có phần giải trình nhóm chất vấn về lĩnh vực ngân hàng. "Quy mô kinh tế sẽ tăng 3-4 lần...

Dòng máu Việt trong tim một người Hàn

Câu chuyện về mối nhân duyên đặc biệt bắt đầu từ 800 năm trước của ông Lý Xương Căn - hậu duệ đời thứ 31 của vua Lý Thái Tổ, đã trở thành điểm nhấn tại một hội thảo quốc tế ở TP.HCM cuối tuần qua. Ông Lý Xương Căn mở điện thoại, chia sẻ về kênh TikTok và YouTube của ông với các video chia sẻ về Việt Nam. Ông cho biết những bình luận mà ông nhận được...

Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Chủ tịch Đảng Xã hội Chile

  Chủ tịch nước Lương Cường nhấn mạnh Việt Nam mong muốn hợp tác với các nước bạn bè truyền thống ở khu vực Mỹ Latinh, nhất là với Chile. TTXVN đưa tin, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Chile, chiều 10.11 theo giờ địa phương, tại Thủ đô Santiago de Chile, Chủ tịch nước Lương Cường đã tiếp Chủ tịch Đảng Xã hội Chile Paulina Vodanovic. Chủ tịch nước đánh giá cao việc hai nước, hai đảng chia sẻ nhiều...

Cùng chuyên mục

Phát huy tinh thần nói đi đôi với làm, thực hiện hiệu quả hơn nhiệm vụ đã đề ra

(ĐCSVN) - Chủ tịch Quốc hội đề nghị các Bộ trưởng, Trưởng ngành với tinh thần “nói đi đôi với làm và làm ngay”, phát huy những kết quả đạt được, khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, có giải pháp mới để thực hiện hiệu quả hơn các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Nội dung chất vấn ‘đúng’ và ‘trúng’, đáp ứng yêu cầu thực tiễn Chiều ngày 12/11, phát biểu kết thúc phiên chất vấn...

Đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành tự giác, tự nguyện

Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết, TP Hà Nội phải tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác phòng, chống lãng phí ở địa phương; đưa thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trở thành tự giác, tự nguyện. ...

Kiểm tra việc triển khai Dự án 6 – Chương trình MTQG 1719 tại huyện Văn Quan

Vừa qua, Đoàn kiểm tra của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn do ông Phan Văn Hòa, Phó Giám đốc làm Trưởng đoàn có buổi kiểm tra việc thực hiện Dự án 6 - Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I : 2021-2025 tại xã Trấn Ninh, huyện Văn Quan.Để làm rõ hơn về ý nghĩa, tầm quan trọng từ việc...

Tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc

Tối nay 12/11, tại Hà Nội, chào mừng kỷ niệm 94 năm Ngày truyền thống Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (18/11/1930 - 18/11/2024), Tổng Bí thư Tô Lâm đã tới dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với đông đảo bà con nhân dân liên địa bàn dân cư phường Quán Thánh, quận Ba Đình. Cùng dự có Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn; các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí...

Kinh tế toàn cầu thiệt hại 2.000 tỷ USD do thời tiết cực đoan

(ĐCSVN) – Báo cáo mới đây của Phòng Thương mại Quốc tế (ICC) cho thấy, các hiện tượng thời tiết cực đoan đã gây thiệt hại 2.000 tỷ USD cho nền kinh tế toàn cầu trong thập kỷ qua. ...

Mới nhất

Lợi ích không ngờ của táo với người trên 50 tuổi

Táo được coi là loại trái cây giàu dinh dưỡng, chứa nhiều hoạt chất bổ dưỡng mang lại nhiều lợi ích cho cơ...

Trúc Nhân nhảy hơn 500 lần trong MV, mẹ anh khóc giữa họp báo

Sau 2 năm vắng bóng, ca sĩ Trúc Nhân chính thức trở lại với MV "Không ra gì". Không ra gì (sáng tác: Mew Amazing) là MV được sản xuất kỳ công và đầu tư cao nhất sự nghiệp Trúc Nhân.  Tại sự kiện, anh cho biết viết kịch bản trong 2 ngày, quay trong 5 ngày tại bối cảnh khu...

Phát huy tinh thần nói đi đôi với làm, thực hiện hiệu quả hơn nhiệm vụ đã đề ra

(ĐCSVN) - Chủ tịch Quốc hội đề nghị các Bộ trưởng, Trưởng ngành với tinh thần “nói đi đôi với làm và làm ngay”, phát huy những kết quả đạt được, khẩn trương khắc phục những hạn chế, vướng mắc, có giải pháp mới để thực hiện hiệu quả hơn các mục tiêu, nhiệm vụ đã đề ra. Nội dung...

Mới nhất