Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiXây dựng lễ hội văn hoá, văn minh

Xây dựng lễ hội văn hoá, văn minh

Cả nước ta hiện có gần 9.000 lễ hội, phân bổ ở khắp các vùng, miền, diễn ra quanh năm. Lễ hội là một nét văn hóa truyền thống đặc sắc, từ lâu đã trở thành một sinh hoạt văn hóa quen thuộc với đông đảo người dân. Mùa xuân, sau Tết Nguyên đán là cao điểm của lễ hội, trong đó có những lễ hội nổi tiếng, kéo dài hàng tháng, như hội chùa Hương.

Lễ hội là nét truyền thống tốt đẹp của cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, có hàng nghìn năm lịch sử. Lễ hội thể hiện sự tri ân của nhân dân với truyền thống, lịch sử của dân tộc và ghi nhận công lao của các thế hệ trước trong dựng nước và giữ nước, bảo vệ nền độc lập.

Bên cạnh tính giáo dục tư tưởng, đạo đức lối sống, giáo dục lòng yêu nước, yêu quê hương, tự hào dân tộc, xây dựng tinh thần đoàn kết trong cộng đồng, lễ hội còn phản ánh những nét đẹp văn hóa truyền thống, tính nhân văn của mỗi dân tộc, tôn giáo, vùng miền.

Cả nước hiện có 8.868 lễ hội, trong đó có 8.103 lễ hội truyền thống, 687 lễ hội văn hóa, 74 lễ hội ngành nghề, 4 lễ hội có nguồn gốc từ nước ngoài. Các lễ hội được tổ chức rải rác vào nhiều thời điểm trong năm nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là dịp đầu năm mới.

Là một quốc gia văn minh lúa nước, lễ hội truyền thống của Việt Nam diễn ra chủ yếu vào mùa xuân khi nhà nông nhàn rỗi và người dân có nhu cầu tâm linh cầu một năm mới tốt lành. Đa số lễ hội diễn ra trong phạm vi làng xã, bên cạnh đó có những lễ hội mang tính khu vực như Hội Lim (Bắc Ninh), Hội Gióng (Hà Nội), Đền Trần (Nam Định), lễ hội Óc Om Bóc (Sóc Trăng), lễ hội Bà Chúa Xứ (An Giang)… và có lễ hội mang tính quốc gia như lễ hội Đền Hùng (Phú Thọ). Có lễ hội diễn ra trong một vài ngày, có lễ hội diễn ra hàng tháng như lễ hội Chùa Hương (Hà Nội), Yên Tử (Quảng Ninh)…

Sau nghi lễ là phần hội. Đây là dịp để người dân hưởng thụ những giá trị vật chất và tinh thần, đồng thời giao lưu nhằm cố kết cộng đồng. Vì vậy, lễ hội là một hoạt động đặc biệt, không thể thiếu ở mỗi cộng đồng dân cư. Lễ hội còn là dịp ôn lại truyền thống dựng và giữ nước của nhân dân ta suốt chiều dài lịch sử. Mỗi cộng đồng làng xã có truyền thống riêng, lễ hội là dịp ôn lại, diễn lại… Tất cả những lễ hội ấy với sắc thái văn hóa riêng góp phần tạo nên bản sắc văn hóa phong phú của dân tộc.

Lễ hội từ lâu đã trở thành một sinh hoạt văn hóa quen thuộc với đông đảo người dân. Mỗi lễ hội, đặc biệt là lễ hội truyền thống chứa đựng những giá trị căn cốt về văn hóa và lịch sử, phản ánh rõ nét bản sắc văn hóa con người Việt Nam. Chính vì vậy, nhiều năm qua, việc giữ gìn, bảo vệ, tôn vinh, phát triển các giá trị văn hóa, bao gồm hoạt động lễ hội luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, ban hành những chính sách phù hợp.

Lễ hội Đền thờ Vua Lê Thái Tổ xuân Giáp Thìn 2024 khai hội vào ngày 2022024 tức ngày 11 tháng Giêng tại xã Lê Lợi huyện Nậm Nhùn tỉnh Lai Châu nhằm tưởng nhớ công lao người Anh hùng dân tộc Vua Lê Thái Tổ

Nội dung quản lý nhà nước về lễ hội được thực hiện thông qua hệ thống văn bản, bao gồm: Nghị quyết, chỉ thị, văn bản của Đảng và Chính phủ, các nghị định, thông tư hướng dẫn thực hiện quản lý, tổ chức và thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội. Trong thời gian qua, Đảng và Chính phủ đã ban hành hệ thống các văn bản về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, tổ chức lễ hội và thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội. Công tác quản lý và tổ chức lễ hội được quy định tại Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ Quy định về quản lý và tổ chức lễ hội. Riêng về thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội, đã có những văn bản chỉ đạo chuyên biệt riêng như: Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 12/1/1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội; Chỉ thị số 21-CT/TW ngày 21/12/2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về việc đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 5/2/2015 của Ban Bí thư về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý và tổ chức lễ hội; Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 20/2/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc chấn chỉnh công tác quản lý và tổ chức lễ hội…

Gần đây nhất, tháng 8/2023, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành “Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống” (cụ thể hóa các tiêu chí về xây dựng môi trường văn hóa tại di tích, lễ hội), được coi là bước quan trọng để nâng cao hiệu quả tổ chức lễ hội theo hướng văn minh, lành mạnh, tiết kiệm. Bộ tiêu chí cũng chính là công cụ và thước đo để đánh giá năng lực quản lý cũng như tính hiệu quả của hoạt động lễ hội tại địa phương. Với 9 tiêu chí chung và 44 tiêu chí cụ thể, Bộ tiêu chí là cơ sở, là định hướng để các ban tổ chức địa phương chuẩn hóa các tiêu chí, áp dụng thống nhất những giải pháp nhằm xây dựng môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống. Thông qua đó, các địa phương xây dựng môi trường văn hóa lễ hội văn minh, lành mạnh; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp và lan tỏa trong đời sống xã hội; từng bước loại bỏ những hủ tục, tập tục, tập quán lạc hậu…

Múa trống bồng còn gọi là múa con đĩ đánh bồng là điểm nhấn tiêu biểu đặc sắc nhất và không thể thiếu tại Lễ hội làng Triều Khúc xã Tân Triều huyện Thanh Trì Hà Nội lễ hội truyền thống nhằm tưởng nhớ Anh hùng dân tộc Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng

Đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm sau kỳ nghỉ Tết nguyên đán Giáp Thìn, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã ban hành Chỉ thị số 06/CT-TTg ngày 15/2/2024, trong đó yêu cầu tổ chức hoạt động văn hóa, nghệ thuật, lễ hội đảm bảo an toàn, văn minh.

Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, địa phương tích cực, chủ động chỉ đạo tổ chức các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, khai hội lễ truyền thống, dân gian ngay sau Tết, bảo đảm an toàn, văn minh, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; kịp thời chấn chỉnh, xử lý nghiêm các vi phạm theo Công điện số 10/CĐ-TTg ngày 29/1/2024, nhất là vi phạm về thu, quản lý tiền công đức và đốt vàng mã (nếu có).

Các địa phương tăng cường quản lý điểm đến, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch và người dân. Các cơ sở lưu trú, kinh doanh ăn uống tuyên truyền, vận động du khách thực hiện nghiêm “đã uống rượu bia, không lái xe”…

Bà Ninh Thị Thu Hương, Cục trưởng Cục Văn hóa Cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết, công tác quản lý lễ hội năm nay đổi mới hơn. Các tỉnh, thành phố đã chủ động đưa ra phương án trọng tâm, trọng điểm, dự báo với hoạt động lễ hội tại địa phương. Nhiều nơi đã ban hành kế hoạch xuyên suốt, tổng thể cho hoạt động lễ hội chung; chỉ đạo trực tiếp các cấp chính quyền xây dựng kịch bản, kế hoạch, phương án khả thi để đảm bảo hoạt động lễ hội an toàn, lành mạnh.

Thực tế ghi nhận tại nhiều địa phương, các lễ hội xuân Giáp Thìn 2024 được tổ chức rộn ràng, vui tươi với nhiều nét mới.

Hội thổi cơm thi Thị Cấm được tổ chức tại phường Xuân Phương quận Nam Từ Liêm Hà Nội

Hà Nội là địa phương có nhiều lễ hội lớn nhất cả nước, với khoảng 1.500 lễ hội được tổ chức trong năm 2024. Trước khi bước vào mùa lễ hội, các quận, huyện, thị xã đã chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức, đưa vào những hoạt động mới mang tính sáng tạo nhưng vẫn đảm bảo tính nguyên vẹn của lễ hội. Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Trần Thị Vân Anh cho biết, Sở đã đề nghị các địa phương chuẩn bị thật chu đáo cho mùa lễ hội 2024. Phần lễ phải tuân thủ quy định truyền thống của địa phương; tổ chức trang trọng, chuyên nghiệp thể hiện giá trị riêng có của địa phương. Phần hội thể hiện rõ bản sắc văn hóa của địa phương hướng tới xây dựng sản phẩm văn hóa đặc trưng. Các địa phương thực hiện tốt “Bộ tiêu chí về môi trường văn hóa trong lễ hội truyền thống” do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành; quan tâm bảo đảm vệ sinh môi trường; an ninh trật tự, phòng, chống cháy nổ; tăng cường kiểm tra, duy trì nét đẹp của lễ hội…

Lễ hội Chùa Hương (xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội) hằng năm đón hàng triệu lượt du khách tới du xuân và chiêm bái. Mùa lễ hội năm nay, nhằm xóa bỏ nạn chèo kéo, xin thêm tiền khách đi đò.., lần đầu tiên, Hợp tác xã dịch vụ du lịch Chùa Hương được thành lập với sự tham gia của hơn 4.000 thuyền, đò chở khách đi lễ hội. Hợp tác xã điều hành vận chuyển khách đi thuyền, đò theo thời gian quy định thông qua hình thức số hóa. Năm nay, Ban Tổ chức Lễ hội Chùa Hương tiếp tục bán vé điện tử, tạo thuận lợi cho du khách, lực lượng chức năng, tránh vé giả, vé lậu; tổ chức bán vé thắng cảnh, vé xuồng, đò, trông giữ phương tiện tại các bến, bãi để xe. Xe điện được sử dụng, đưa du khách từ các bến xe vào bến đò theo lộ trình với 3 tuyến đón, trả khách vào khu vực bến Yến. Tất cả địa điểm tham quan đều được gắn mã QR, giúp người dân dễ dàng tra cứu thông tin về lễ hội. Nhờ thực hiện chuyển đổi số, năm nay, tình trạng trốn vé, chèo kéo khách hàng, xin thêm tiền… hầu như không còn, giúp du khách trải nghiệm một lễ hội an toàn, văn minh và thân thiện.

Những ngày đầu xuân, người dân phường Phú Thượng, quận Tây Hồ (Hà Nội) phấn khởi hòa mình trong không khí Lễ hội Xôi truyền thống. Niềm vui nhân đôi khi Nghề xôi Phú Thượng chính thức được ghi tên vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Theo Phó Chủ tịch UBND quận Tây Hồ Bùi Thị Lan Phương, Lễ công bố Quyết định ghi danh Nghề xôi Phú Thượng vào Danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia là dịp để tôn vinh di sản; ghi nhận, biểu dương những nỗ lực của cấp ủy, chính quyền, cơ quan và cộng đồng trong việc gìn giữ, bảo tồn, phát huy giá trị nghề truyền thống. Qua đó, thúc đẩy trách nhiệm bảo tồn, phát huy di sản phục vụ phát triển kinh tế – xã hội.

Đã thành thông lệ, vào dịp đầu xuân, thành phố Hải Phòng lại tổ chức Lễ hội khai bút. Năm nay, lễ hội được tổ chức tại Khu tưởng niệm Vương triều Mạc (xã Ngũ Đoan, huyện Kiến Thụy) để tri ân Đức Mạc Thái tổ và các Tiên đế Vương triều Mạc đã có công lớn trong phát triển giáo dục và đào tạo nhân tài cho đất nước như: Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Nguyễn Thị Duệ… Lễ hội góp phần bảo tồn, phát huy truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc, quảng bá tiềm năng, thế mạnh du lịch, thu hút du khách đến Kiến Thụy, đẩy mạnh phát triển kinh tế – xã hội của địa phương. Tham gia Lễ hội, em Vũ Thị Ngọc Hà (Trường Trung học Cơ sở Hữu Bằng, huyện Kiến Thụy) chia sẻ, em vinh dự khi được đại diện các bạn khối lớp 7 tham dự Lễ hội năm nay để hiểu thêm về lịch sử và có thêm động lực để học tập tốt hơn.

Nhiều năm nay, Lễ hội Lồng Tồng được xã An Nhơn, huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng tổ chức dịp đầu năm nhằm gìn giữ, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống đặc sắc của các dân tộc, qua đó khẳng định tinh thần đoàn kết, gắn bó của các cộng đồng dân cư. Lồng Tồng trong tiếng Tày, Nùng có nghĩa là xuống đồng, là hội cầu mùa được đồng bào dân tộc Tày, Nùng ở miền núi phía Bắc đón chờ nhất trong năm. Dịp này, đồng bào mặc những bộ quần áo đẹp nhất cùng tụ họp vui chơi trên khoảng đất rộng trong làng. Lồng Tồng là lễ báo cáo thành quả năm qua với thần Nông, cầu cho mưa thuận, gió hòa, quốc thái dân an, mùa vụ bội thu, nhà nhà no đủ, vạn vật sinh sôi… Ông Lưu Văn Phượng, Chủ tịch UBND xã An Nhơn chia sẻ: “40 năm qua, nhân dân các dân tộc trong xã đã đoàn kết một lòng, chung tay xây dựng quê hương mới ngày một giàu đẹp. Trên quê hương mới Đạ Tẻh, người Tày, Nùng cùng các dân tộc anh em không ngừng phấn đấu, vượt qua mọi gian khó ban đầu, xây dựng đời sống ngày càng ấm no, hạnh phúc”.

Lễ hội Lồng tồng nhằm gìn giữ nét văn hóa truyền thống Tây Bắc trên quê hương Lâm Đồng

Trong không khí vui tươi của những ngày đầu xuân, Lễ hội Tịch điền Đọi Sơn (Hà Nam) được tổ chức mang đến khí thế lao động mới, khuyến khích người dân trồng lúa, chăm lo nông nghiệp; cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Năm nay, Lễ hội có nhiều thay đổi nhằm phát huy không gian lễ hội, hấp dẫn và thu hút du khách. Cùng với những nghi lễ chính như Lễ cáo yết, rước kiệu, rước nước, sái tịnh, cầu an…, các hoạt động như thi vẽ, trang trí trâu, thể thao, văn nghệ, đấu vật, trò chơi dân gian, người dân và du khách còn được tham gia nhiều hoạt động phong phú, đa dạng, sinh động. Đặc biệt, lần đầu tiên nhân dân và du khách thập phương có cơ hội trải nghiệm tại Hội thi cày do địa phương tổ chức. Ban Tổ chức đã giảm thiểu các nghi thức hành chính; bố trí nhiều gian hàng phục vụ nhân dân, du khách tham quan, mua sắm các nông sản, sản phẩm đặc trưng và OCOP của Hà Nam.

Mùa xuân mới đang đến mang theo mùa lễ hội của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, đây là cơ hội và cũng là thách thức cho công tác quản lý lễ hội hiện nay. Quản lý lễ hội vừa phải bảo đảm giữ được yếu tố gốc, vừa tạo điểm nhấn cho mỗi lễ hội, đáp ứng yêu cầu của người tham gia lễ hội, mang lại cho họ những trải nghiệm về tâm linh, về văn hóa trong sự hân hoan và an toàn là mong mỏi của xã hội.

Bài: Phương Anh – Minh Huệ
Ảnh, đồ họa: TTXVN
Biên tập: Kỳ Thư
Trình bày: Nguyễn Hà

Nguồn

Cùng chủ đề

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của gần 50 trường đại học

Theo kế hoạch giảng dạy và học tập, các trường đại học công bố thời gian nghỉ Tết Nguyên đán 2025 để sinh viên, người lao động chủ động lịch trình du xuân, về quê. Dưới đây là danh sách các trường đại học trong cả nước công bố lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025:STTTrườngNgày nghỉ Miễn Bắc 1Đại học Sư phạm Hà NộiTừ 20/1 - 2/2 (14 ngày)2Đại học Ngoại thươngTừ 20/1 - 9/2 (21 ngày)3Đại học Bách khoa Hà...

Cập nhật lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ của các trường đại học trên cả nước

Dưới đây là cập nhật lịch nghỉ Tết Nguyên đán năm 2025 của các trường đại học trên cả nước.

Một cánh đồng trồng hoa cúc tết ở Đắk Lắk, bất chợt đèn điện sáng choang, dân bắt cây thức cả đêm

Thời điểm này, người trồng hoa cúc tết trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đã hoàn tất việc xuống cây giống. Bà con đang tích cực chăm sóc, chong đèn điện xuyên đêm "bắt hoa thức" để bảo đảm hoa nở đúng dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. ...

Có nên cho học sinh TP.HCM học bù và nghỉ Tết dài thêm?

Có hai luồng ý kiến trước thời gian nghỉ Tết 9 ngày năm nay của học sinh TP.HCM, trong khi năm ngoái là 16 ngày. Như Tuổi Trẻ Online thông tin, theo kế hoạch năm học 2024-2025 của UBND TP.HCM, học sinh các cấp...

Cập nhật lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 của sinh viên các trường đại học phía Bắc

Hiện nay, một số trường đại học ở phía Bắc đã công bố lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 như Đại học Bách khoa Hà Nội, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Việc tham dự Hội nghị G20 khẳng định vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Liên bang Brazil, Chủ tịch G20 năm 2024, Luiz Inácio Lula da Silva và Phu nhân, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân sẽ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) tại thành phố Rio de Janeiro, Brazil từ ngày 16-19/11/2024. Nhân dịp này, Đại sứ Việt...

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Nửa chặng với từng phiên họp chất lượng

Sau 20 ngày làm việc nghiêm túc, trách nhiệm, trí tuệ, đợt 1 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV vừa đã đi được nửa chặng đường thành công, với nhiều điểm nhấn ấn tượng. Khối lượng công việc "đồ sộ” Là kỳ họp có khối lượng công việc nhiều nhất từ đầu nhiệm kỳ tới nay, Kỳ họp thứ 8 có thời gian kéo dài hơn, với nhiều nội dung quan trọng về: Công tác nhân sự, xây dựng...

Thông điệp mạnh mẽ về niềm tin vững chắc vào tương lai tươi sáng

Theo đặc phái viên TTXVN, sáng 14/11 theo giờ địa phương, trong chương trình tham dự Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) 2024 tại Lima, Peru, đã diễn ra Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC 2024. Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC là sự kiện được tổ chức thường niên và có quy mô lớn nhất của cộng đồng doanh nghiệp trong khu vực. Đây là dịp...

Một số điểm nhấn nổi bật của Đợt I, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

Chiều 13/11/2014, đợt I của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV đã hoàn thành tốt đẹp nội dung chương trình đề ra với những điểm nhấn nổi bật. Đáng chú ý, ngay trong ngày làm việc đầu tiên 20/10, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường tiến hành thảo luận và biểu quyết thông qua dự thảo Nghị quyết bầu Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam nhiệm kỳ 2021 - 2026...

Chủ tịch nước Lương Cường và Tổng thống Peru gặp gỡ báo chí

Sau khi kết thúc hội đàm và nghi lễ trao huân chương cho Chủ tịch nước Lương Cường, hai nhà lãnh đạo Peru và Việt Nam đã có cuộc gặp gỡ báo chí hai nước để thông tin về kết quả hội đàm. Theo đặc phái viên TTXVN, nhận lời mời của Tổng thống Peru Dina Ercilia Boluarte Zegarra, Chủ tịch nước Lương Cường dẫn đầu đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có chuyến thăm chính thức Cộng...

Bài đọc nhiều

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

“Giải mật” kiến trúc tuyệt đẹp bên trong Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội

(Dân trí) - Tòa nhà Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội thuộc trường phái Kiến trúc Đông Dương điển hình, là công trình kiến trúc đồ sộ từ mọi góc nhìn, được thiết kế bởi kiến trúc sư người Pháp nổi tiếng. Quần thể tòa nhà Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội tại 13-15 Lê Thánh Tông (Hoàn Kiếm, Hà Nội) có phân khu chức năng cũng rõ ràng, bố cục chặt chẽ, đăng đối. Mặt bằng các...

Cùng chuyên mục

Ra mắt không gian phát huy giá trị văn hóa lịch sử Hội Truyền bá chữ quốc ngữ

Hưởng ứng phong trào diệt “giặc dốt,” trí thức Hà Nội tích cực mở các lớp bình dân học vụ, bổ túc văn hóa tại biệt thự số 59 phố Hàng Đàn, nay là số 47 phố Hàng Quạt để dạy chữ cho nhân dân Thủ đô. Cùng các bạn tham quan không gian trưng bày, em Nguyễn Khánh An, lớp 10A1 (Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp-Giáo dục thường xuyên Nguyễn...

Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 có đối tác Israel, Trung Quốc, Mỹ

Thiếu tướng Lê Ngọc Thân - chủ nhiệm Chính trị Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, cho biết sẽ mở cửa miễn phí và không giới hạn độ tuổi người dân tham quan tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. ...

đánh giá và tổng kết hoạt động VAPA năm 2024

(NADS) - Sáng 15/11, tại Hà Nội, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 13 nhiệm kỳ IX. PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân, Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam dự và chỉ đạo Hội nghị. ...

Cô dâu nhất định sẽ hối hận

Khoảnh khắc hài hước trong đám cưới đang viral khắp cõi mạng. ...

Mới nhất

Giá vàng miếng SJC “giậm chân tại chỗ”, nhà đầu tư vàng cần lưu ý những gì?

Trong bối cảnh giá vàng miếng SJC 'giậm chân tại chỗ', nhiều nhà đầu tư vàng đứng ngồi không yên. Không biết nên mua vàng hay bán vàng thời điểm này là hợp lý. Thời điểm 11h ngày 15/11, giá vàng SJC được Công ty TNHH MTV Vàng Bạc đá quý Sài Gòn SJC niêm yết...

Năm 2030, kinh tế số của Việt Nam có thể đạt 74 tỷ USD

DNVN - Theo nghiên cứu về nền kinh tế số của Việt Nam của tập đoàn Google, dự báo đến năm 2030, giá trị tác động kinh tế hàng năm của công nghệ số...

Ra mắt không gian phát huy giá trị văn hóa lịch sử Hội Truyền bá chữ quốc ngữ

Hưởng ứng phong trào diệt “giặc dốt,” trí thức Hà Nội tích cực mở các lớp bình dân học vụ, bổ túc văn hóa tại biệt thự số 59 phố Hàng Đàn, nay là số 47 phố Hàng Quạt để dạy chữ cho nhân dân Thủ đô. Cùng các bạn tham quan...

Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024 có đối tác Israel, Trung Quốc, Mỹ

Thiếu tướng Lê Ngọc Thân - chủ nhiệm Chính trị Tổng cục Công nghiệp quốc phòng, cho biết sẽ mở cửa miễn phí và không giới hạn độ tuổi người dân tham quan tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. ...

Mới nhất