Khu du lịch quốc gia Ninh Chữ là vùng du lịch trọng điểm của tỉnh Ninh Thuận, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là du lịch cho tỉnh Ninh Thuận nói riêng và khu vực Nam Trung bộ nói chung, với các tiềm năng du lịch nổi trội trong khu vực theo đó xây dựng Khu du lịch quốc gia Ninh Chữ khoảng 12.200 ha, là dải không gian ven biển tỉnh Ninh Thuận, thuộc địa giới hành chính của thành phố Phan Rang – Tháp Chàm, huyện Thuận Bắc, huyện Ninh Hải, huyện Ninh Phước và huyện Thuận Nam. Là khu du lịch quốc gia, với trọng tâm là các hoạt động kinh tế du lịch khai thác các giá trị kinh tế biển, các giá trị sinh thái cảnh quan đa dạng, có tính đặc thù cao, có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, đặc biệt là du lịch cho tỉnh Ninh Thuận, khu vực Nam Trung Bộ và quốc gia.
Khu vực Đầm Nại, H.Ninh Hải, Ninh Thuận. Ảnh nguồn Báo Thanh niên
Với việc phát triển Khu du lịch quốc gia Ninh Chữ trong mối liên kết chặt chẽ với các tiềm năng du lịch quan trọng khác phía Tây tỉnh Ninh Thuận, vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Tây Nguyên và vùng Đông Nam Bộ. Cùng với việc thúc đẩy các lợi thế độc đáo về điều kiện tự nhiên, khí hậu, cảnh quan không gian mặt nước, không gian biển, đất liền, các hệ sinh thái ven biển, đảm bảo phát triển bền vững, đồng bộ hệ thống hạ tầng xã hội, hạ tầng kỹ thuật, hạn chế giải phóng mặt bằng, bảo vệ môi trường sinh thái, cảnh quan, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, xói lở bờ biển; phát triển hài hòa giữa du lịch với khai thác khoáng sản, nông, lâm, ngư nghiệp và năng lượng; bảo đảm lợi ích của Nhà nước, cộng đồng dân cư và doanh nghiệp, thực hiện công bằng xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội và xóa đói giảm nghèo.
Đặc biệt thu hút đầu tư phát triển các khu vực ven biển tỉnh Ninh Thuận, trở thành một trong các vùng du lịch trọng điểm quốc gia, là điểm đến hấp dẫn, khác biệt, có sức cạnh tranh cao trong khu vực, cả nước và quốc tế và góp phần thu hút các nguồn lực đầu tư từ xã hội, các nguồn vốn FDI, DDI từ các tập đoàn, doanh nghiệp lớn trong nước và quốc tế, góp phần thúc đẩy phát triển ngành Du lịch sớm trở thành một trong sáu ngành trụ cột kinh tế của tỉnh Ninh Thuận.
Ảnh minh hoạ
Phát triển không gian chung toàn Khu du lịch quốc gia Ninh Chữ; xác định hướng phát triển và nguyên tắc phát triển đối của từng tiểu vùng đặc trưng với Ninh Chữ là trung tâm, Bình Tiên – Vĩnh Hy, Mũi Dinh – Cà Ná là vệ tinh theo hướng bền vững, độc đáo; phát triển du lịch cộng đồng, song song với các dự án du lịch cao cấp, cải tạo chỉnh trang, khu vực tập trung đầu tư phát triển của khu du lịch quốc gia, khu vực cửa ngõ, trục cảnh quan, không gian bảo tồn thiên nhiên, văn hóa; các khu vực quốc phòng theo các quy định pháp luật hiện hành.
Trong đó xác định thị trường khách du lịch gồm khách du lịch quốc tế, thị trường khách du lịch trong nước, tập trung ưu tiên thu hút phân khúc có mức chi tiêu cao; xác định nhu cầu cơ sở lưu trú du lịch; nhu cầu lao động để đảm bảo phù hợp với thực tế phát triển và là cơ sở để luận chứng các phương án phát triển du lịch.
gồm các sản phẩm: du lịch biển; du lịch sinh thái chuyên đề khai thác đặc trưng cảnh quan và địa hình; du lịch khai thác đặc trưng văn hóa địa phương; du lịch gắn với cộng đồng; du lịch gắn với đô thị và các sản phẩm du lịch bổ trợ cùng phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch gồm hệ thống cơ sở lưu trú; hệ thống cơ sở dịch vụ thương mại, ẩm thực; hệ thống cơ sở vui chơi giải trí; hệ thống cơ sở vật chất thể thao.
phát triển hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung và các tuyến liên kết các khu chức năng, liên kết không gian xanh,… đảm bảo phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật hiện hành, kết nối và đồng bộ với định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật của các khu lân cận, xây dựng cho các phân khu chức năng; các giải pháp bảo vệ địa hình địa mạo của khu vực, giảm thiểu tối đa việc san lấp; phân lưu vực tiêu thoát nước chính, hướng thoát nước, vị trí, quy mô công trình tiêu thoát nước phù hợp với điều kiện tự nhiên của mỗi khu vực. Đề xuất định hướng, giải pháp hạn chế các ảnh hưởng, tác động và thích nghi, ứng phó với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Cùng các giải pháp phát triển du lịch phù hợp với điều kiện thực tế, phù hợp với các khu dân cư hiện trạng, các giải pháp cải tạo chỉnh trang các khu dân cư hiện trạng, hệ thống các công trình hạ tầng xã hội theo định hướng phát triển các không gian du lịch cộng đồng, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa địa phương, ứng dụng kỹ thuật, vật liệu, công nghệ mới phù hợp.
Thu Hằng