Trang chủNewsNhân quyềnXây dựng hướng dẫn “Mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ...

Xây dựng hướng dẫn “Mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tích hợp”


(Dân sinh) – Ngày 30/6/2023 tại Hà Nội, UNICEF cùng với Cục Trẻ em tổ chức Hội thảo tham vấn Xây dựng hướng dẫn “Mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tích hợp”. Đây là một trong những nhiệm vụ lãnh đạo Chính phủ giao tại Quyết định số 23 (phê duyệt Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030) nhằm phát triển hệ thống dịch vụ đáp ứng thực hiện quyền trẻ em có sự lồng ghép và phối hợp giữa các dịch vụ y tế, giáo dục, tư pháp và các dịch vụ an sinh xã hội. Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà dự và chỉ đạo Hội thảo.

Tham dự Hội thảo còn có: ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em; bà Lê Hồng Loan, Trưởng Chương trình Bảo vệ trẻ em (UNICEF Việt Nam); các chuyên gia, đại diện một số Bộ, ngành, Sở LĐ-TB&XH các tỉnh, thành phố.

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà  phát biểu tại Hội thảo

Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Thị Hà phát biểu tại Hội thảo

Tổ chức UNICEF trong nhiều năm qua luôn đồng hành với Bộ LĐTBXH trong công tác xây dựng và trình ban hành nhiều văn bản, chương trình, kế hoạch, đề án quan trọng về trẻ em, trong đó có Chương trình hành động quốc gia vì trẻ em giai đoạn 2021-2030 (QĐ số 23/TTg) và Kế hoạch hành động quốc gia phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em giai đoạn 2020-2025 (QĐ số 1863/TTg).

Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em và Chiến lược bảo vệ trẻ em toàn cầu của UNICEF đã đặt nền móng cho các quốc gia, vùng lãnh thổ triển khai mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em liên ngành – cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tích hợp. Khi một trẻ em bị xâm hại, bị tổn thương nghiêm trọng về thể chất, tinh thần, tâm lý, tình cảm thì trẻ em và gia đình cần được cung cấp dịch vụ bảo vệ trên các lĩnh vực khác nhau để bảo đảm sự an toàn, phục hồi về thể chất và tinh thần; đồng thời giúp trẻ em và gia đình tiếp cận với các dịch vụ thuận lợi hơn, bảo đảm tính liên tục, không bị gián đoạn, rút ngắn thời gian phục hồi, giảm nguy cơ tái tổn thương, tiết kiệm thời gian, công sức, tiền bạc và đây cũng là xu hướng tất yếu.

Trong những năm qua, Việt Nam luôn quan tâm đến công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, chúng ta đã có:

Luật Trẻ em; Luật Trợ giúp pháp lý; Nghị định số 56 (năm 2017) của Chính phủ; Thông tư liên tịch số 06 (năm 2018) của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ LĐTBXH; Thông tư liên tịch số 01 (năm 2022) của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ LĐTBXH; Thông tư số 43 (năm 2021) của Bộ Công an và một số văn bản hướng dẫn của Bộ LĐTBXH.

16 tỉnh, thành phố đã xây dựng và ban hành quy chế, quy định quy trình phối hợp trong hỗ trợ, can thiệp, giải quyết đối với các trường hợp trẻ em bị xâm hại trên địa bàn đáp ứng yêu cầu “tăng cường hiệu lực, hiệu quả trong công tác phòng, chống xâm hại trẻ em” mà Quốc hội quy định trong Nghị quyết số 121 (ngày 19/6/2020).

Ông Đặng Hoa Nam: Hội thảo lần này chính là cơ hội để Việt Nam tham khảo, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và các địa phương để tiến tới xây dựng được tài liệu hướng dẫn và phát triển mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tích hợp một cách hiệu quả để mọi gia đình và trẻ em có thể tiếp cận thuận tiện.

Ông Đặng Hoa Nam: Hội thảo lần này chính là cơ hội để Việt Nam tham khảo, học hỏi kinh nghiệm quốc tế và các địa phương để tiến tới xây dựng được tài liệu hướng dẫn và phát triển mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tích hợp một cách hiệu quả để mọi gia đình và trẻ em có thể tiếp cận thuận tiện.

Mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em đa ngành đã được thực hiện ở một số địa phương có sự hỗ trợ của quốc tế (như Quảng Ninh, Thanh Hóa, TP. Hồ Chí Minh) nên việc phối hợp liên ngành, chuyển gửi khá thuận lợi.

Bên cạnh những kết quả nêu trên, trong thực tiễn chúng ta vẫn còn một số tồn tại, khó khăn đó là: Vai trò phối hợp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chưa thật tốt, chưa coi đây là nhiệm vụ quan trọng hay bắt buộc; chưa chủ động, tích cực với việc thực hiện nhiệm vụ phối hợp được giao; chưa thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật liên quan đến vai trò, trách nhiệm trong thực hiện quy trình; thiếu các cam kết phối hợp của các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em bị xâm hại.

Bà Lê Hồng Loan Trưởng Chương trình BVTE (UNICEF) chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tích hợp

Bà Lê Hồng Loan Trưởng Chương trình BVTE (UNICEF) chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tích hợp

Tại hội thảo, bà Lê Hồng Loan, Trưởng Chương trình Bảo vệ trẻ em (UNICEF Việt Nam) đã chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em tích hợp. Theo đó, nhu cầu đa chiều của trẻ em bị bạo lực, xâm hại chỉ có thể được đáp ứng tốt hơn trong phương thúc xử lý đa ngành, phối kết hợp hiệu quả theo hướng điều phối và tích hợp nhằm giúp trẻ em, gia đình có thể tiếp cận tất cả các dịch vụ cần thiết nhanh chóng và dễ dàng. Trên thế giới đã có mô hình Trung tâm xử lý khủng hoảng một cửa, đây là chiến lược toàn diện nhất để cung cấp dịch vụ tích hợp, là địa chỉ duy nhất mà trẻ em cùng gia đình có thể tiếp cận với các dịch vụ thiết yếu tại cùng một địa điểm mà không cần di chuyển đến nhiều địa chỉ khác nhau; các dịch vụ chủ chốt được cung cấp tại chỗ, bổ sung các dịch vụ khác nếu thấy cần thiết thông qua chuyển gửi đến các cơ quan tổ chưc cung cấp dịch vụ.

Toàn cảnh hội thảo

Toàn cảnh hội thảo

Một số quốc gia đã có trung tâm xử lý khủng hoảng một cửa chuyên biệt cho trẻ em, trong đó tiêu biểu mô hình Barnahus (Ngôi nhà) là một trung tâm thân thiện với trẻ em – địa điểm làm việc chung cho cả công an/cảnh sát, cán bộ bảo vệ trẻ em, cán bộ y tế và cán bộ chuyên về sức khỏe tâm thần để hỗ trợ trẻ em bị bạo lực. Đây là một sáng kiến đa ngành, được vận hành theo một thỏa thuận được ký kết giữa các ban ngành tham gia.

Bà Trần Thị Kim Thanh - Sở LĐ-TB&XH TP.HCM chia sẻ kinh nghiệm về việc xây dựng và vận hành mô hình cung cấp dịch vụ BVTE một cửa của TP. Hồ Chí Minh

Bà Trần Thị Kim Thanh – Sở LĐ-TB&XH TP.HCM chia sẻ kinh nghiệm về việc xây dựng và vận hành mô hình cung cấp dịch vụ BVTE một cửa của TP. Hồ Chí Minh

Các đại biểu tại hội thảo cũng đã chia sẻ các kinh nghiệm triển khai về việc xây dựng và vận hành mô hình Ngôi nhà Ánh Dương ở Thanh Hóa và Quảng Ninh, mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em một cửa tại TP.HCM cùng nhiều ý kiến tâm huyết của các chuyên gia và đại diện các bộ, ngành. Các ý kiến đều thống nhất cho rằng, bên cạnh những kết quả về hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, xây dựng các mô hình cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em đa ngành ở một số địa phương thì trong thực tiễn chúng ta vẫn còn một số tồn tại, khó khăn như: Vai trò điều phối của cơ quan, tổ chức, cá nhân đầu mối chưa được thực hiện đầy đủ, trọn vẹn, năng lực điều phối các hoạt động chưa đáp ứng yêu cầu; việc huy động sự tham gia của các ngành còn khó khăn, nhiều nội dung hoạt động cần có sự tham gia liên ngành nhưng ít được thực hiện hoặc thực hiện chưa bảo đảm chất lượng. Vai trò phối hợp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chưa thật tốt, chưa coi đây là nhiệm vụ quan trọng hay bắt buộc; chưa chủ động, tích cực với việc thực hiện nhiệm vụ phối hợp được giao; chưa thực hiện đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật liên quan đến vai trò, trách nhiệm trong thực hiện quy trình; thiếu các cam kết phối hợp của các cơ quan, tổ chức trong việc thực hiện hỗ trợ, can thiệp cho trẻ em bị xâm hại.

Ông Nguyễn Hải Hữu - Chuyên gia độc lập nêu ý kiến tại Hội thảo

Ông Nguyễn Hải Hữu – Chuyên gia độc lập nêu ý kiến tại Hội thảo

Phát biểu tại hội thảo, Thứ trưởng Nguyễn Thị Hà yêu cầu lãnh đạo Cục Trẻ em tiếp thu tối đa các ý kiến đã phát biểu, phối hợp chặt chẽ với UNICEF để xây dựng tài liệu hướng dẫn, mô hình thí điểm; đồng thời tập trung vào các vấn đề lớn sau đây: Xác định nhóm đối tượng thụ hưởng của mô hình (như: trẻ em bị bạo lực, xâm hại tình dục, mua bán, lao động trái quy định của pháp luật…); Hướng dẫn cụ thể cơ cấu, chức năng, nhiệm vụ của mô hình (cần lồng ghép, phát huy hiệu quả và gắn với cơ sở/trung tâm hiện có của địa phương); Cụ thể hóa các loại hình dịch vụ cung cấp tại cơ sở/trung tâm, các loại hình dịch vụ cung cấp tại các cơ quan tổ chức khác; Hướng dẫn cơ chế hợp tác với các cơ quan tổ chức liên quan gồm: công an, cơ sở khám chữa bệnh, cơ sở tạm lánh, pháp y, trợ giúp pháp lý, cơ quan tư pháp trong việc cung cấp dịch vụ tích hợp cho nạn nhân và gia đình các em. Đặc biệt là điều kiện bảo đảm thực hiện như: nhân sự, cơ sở vật chất và nguồn kinh phí cho triển khai mô hình.

THÙY HƯƠNG



Source link

Cùng chủ đề

Liên ngành chung tay phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định

(Dân trí) - Lãnh đạo Cục Trẻ em khẳng định, mạng lưới phòng ngừa, phát hiện, hỗ trợ, can thiệp trẻ em lao động trái quy định của pháp luật và trẻ em có nguy cơ trở thành lao động trẻ em đã được triển khai. Giảm tỷ lệ lao động trẻ emQuyết định phê duyệt Chương trình phòng ngừa, giảm thiểu trẻ em lao động trái quy định của pháp luật giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030...

“Địa chỉ tin cậy cộng đồng” – Điểm tựa của phụ nữ và trẻ em vùng biên giới Đức Cơ

Mô hình “Địa chỉ tin cậy cộng đồng” của Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Đức Cơ, tỉnh Gia Lai đã kịp thời giúp đỡ chị em phụ nữ bị bạo lực gia đình ở vùng đồng bào DTTS và miền núi, vùng biên giới; hòa giải các mâu thuẫn trong hôn nhân, tuyên truyền pháp luật phòng, chống bạo lực gia đình và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em.Theo...

Chính quyền lâm thời Syria thông báo mở lại các lớp học

(CLO) Chính quyền lâm thời Syria thông báo rằng tất cả cơ sở giáo dục công và tư sẽ mở cửa trở lại vào ngày 15/12, sau một thời gian gián đoạn do các biến động chính trị gần đây trong nước. ...

Giáo dục tài chính cho học sinh không đơn thuần là kiếm tiền

Lãnh đạo Viện Khoa học giáo dục Việt Nam cho rằng, giáo dục tài chính không đơn thuần là kiếm tiền hay tiết kiệm. Ở nước ta, nhiều người dân vẫn còn xa lạ với các khái niệm tài chính cơ bản, do...

Bi kịch những đứa trẻ sắp sinh con nhưng cha mẹ không biết

(Dân trí) - Nhiều vụ việc bé gái bị người thân quen xâm hại nhiều lần đến mang thai, sắp sinh con nhưng cha mẹ vẫn không hay biết. Cô bé lớp 6 mang thai mà không ai biếtNhận thông tin nạn nhân mới được Mô hình một cửa hỗ trợ phụ nữ và trẻ em TPHCM tiếp nhận hỗ trợ, bà Trần Thị Kim Thanh, Trưởng phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới Sở Lao...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Năm 2025: Bùng nổ nhu cầu nhân lực về số hóa, phát triển bền vững

(LĐXH) - Theo “Hướng dẫn lương 2025”, triển vọng lương tích cực ở hầu hết ngành nghề. Mức lương tối thiểu ở phần lớn công việc trong tất cả lĩnh vực ổn định, ngoại trừ vài vị trí giảm nhẹ. ManpowerGroup Việt Nam (công ty cung ứng giải pháp nhân sự) vừa ra mắt “Hướng dẫn lương 2025”.Bên cạnh việc đưa ra chuẩn mực lương cho hơn 700 vị trí việc làm trải dài trên 12 nhóm ngành, “Hướng dẫn...

Hơn 107 tỷ đồng yêu thương trao những mùa Xuân cho trẻ em nghèo

Tại chương trình “Mùa xuân cho em” lần thứ 18, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng của 60 đơn vị, cá nhân dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong năm 2025. Qua Chương trình này, bà Võ Thị Ánh Xuân mong muốn và tin tưởng các ban, bộ, ngành, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, gia đình, nhà trường và xã hội, những...

Mở rộng, phát triển các thị trường lao động có thu nhập cao

(LĐXH) - Theo Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Bá Hoan, khu vực châu Âu luôn được đánh giá là thị trường trọng điểm, có nhu cầu tiếp nhận số lượng lớn lao động nước ngoài, trong đó có lao động Việt Nam. Tại Tọa đàm “Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động đưa người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài” diễn ra ngày 18/12 tại TPHCM, Thứ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Nguyễn Bá Hoan cho biết, cùng với...

“Nóng” việc làm thời vụ dịp cuối năm

(LĐXH) - Gần tết là thời điểm các doanh nghiệp tăng cường hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, lao động thời vụ được xem là đối tượng chủ yếu của mùa tuyển dụng cuối năm. Đây cũng là cơ hội để người lao động (NLĐ) có thêm thu nhập.Cơ hội để NLĐ có thêm thu nhập chuẩn bị đón tếtGhi nhận tại các phiên giao dịch việc làm tại Hà Nội, hàng trăm doanh nghiệp tham gia với...

Vì sao các công ty ngần ngại tuyển dụng nhân sự gen Z?

(LĐXH) - Theo Euro News, một báo cáo gần đây cho thấy các công ty không hài lòng với nhân sự mới tuyển dụng thuộc thế hệ Z và có thể họ sẽ không tuyển những người mới tốt nghiệp trong tương lai. Thế hệ Z - thuật ngữ chỉ những người sinh ra trong khoảng thời gian từ 1997 đến 2012 đang bắt đầu gia nhập lực lượng lao động.Theo báo cáo của nền tảng tư vấn giáo dục...

Bài đọc nhiều

Nhận diện thách thức, thúc đẩy các giải pháp bảo đảm quyền con người

Ngày 15/8, Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2024 tại thành phố Thanh Hóa.

Gìn giữ ngôn ngữ dân tộc Tày, Nùng ở xứ Lạng

Dân tộc Tày, Nùng chiếm phần lớn dân số toàn tỉnh Lạng Sơn và vì thế, văn hóa của nhóm người này được xem là tiêu biểu cho văn hóa xứ Lạng. Việc bảo tồn ngôn ngữ dân tộc Tày, Nùng là vấn đề quan trọng, được các cấp, ngành quan tâm.

Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Do đó, việc cung cấp thông tin về những thành tựu bảo đảm quyền con người và đấu tranh bác bỏ thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về tình hình quyền con người tại Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”.

Bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết

Ngày 11/12/2024, thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị , Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW, về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Toàn văn Chỉ thị như sau: Đất nước ta đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày...

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề trọng tâm: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, tăng cường bình đẳng giới trong chuyển đổi số trong phát triển kinh tế. Sáng 18/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải...

Cùng chuyên mục

Hơn 107 tỷ đồng yêu thương trao những mùa Xuân cho trẻ em nghèo

Tại chương trình “Mùa xuân cho em” lần thứ 18, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam tiếp nhận hơn 107 tỷ đồng của 60 đơn vị, cá nhân dành cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn trong năm 2025. Qua Chương trình này, bà Võ Thị Ánh Xuân mong muốn và tin tưởng các ban, bộ, ngành, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể, gia đình, nhà trường và xã hội, những...

Lan tỏa những câu chuyện truyền cảm hứng

Ngày 19/12, tại Hà Nội, Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức tọa đàm “Hành trình di cư: Những bước chân cảm hứng” nhân Ngày quốc tế Người di cư 2024.

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để “ai hiểu rồi thì yêu ta”

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh, cần phải tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế và báo chí nước ngoài trong lĩnh vực truyền thông đối ngoại nhằm đấu tranh và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam, qua đó thúc đẩy hình ảnh quốc gia, nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

PALS hỗ trợ Quảng Trị xây dựng 2 phòng học ở điểm trường Raman 2

UBND tỉnh Quảng Trị vừa có Quyết định số 3085/QĐ-UBND ngày 17/12/2024 phê duyệt dự án "Xây dựng 02 phòng học tại điểm lẻ thôn Raman 2, Trường mầm non Xy, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị" do tổ chức Pacific Links Foundation (PALS) tài trợ. Dự án có tổng vốn thực hiện là 1,25 tỷ đồng, trong đó: vốn viện trợ không hoàn lại 1 tỷ đồng; vốn đối ứng: ngân sách huyện Hướng...

Tết hy vọng của các cựu quân nhân và gia đình nạn nhân chất độc da cam

Với sự trợ giúp của cộng đồng, Hội và Quỹ Nạn nhân chất độc da cam/dioxin Việt Nam sẽ gửi trao những món quà như là niềm hy vọng tới cho gia đình các nạn nhân, giúp họ có một mùa Xuân trọn vẹn hơn.

Mới nhất

Khai trương 17 tuyến xe buýt kết nối metro số 1

(NLĐO)- 17 tuyến xe buýt với 150 phương tiện giá vé 5.000 – 6.000 đồng/lượt sẽ kết nối hành khách đến các nhà ga của tuyến metro...

17 tuyến xe buýt nối các nhà ga tuyến metro số 1 chính thức lăn bánh

17 tuyến xe buýt điện kết nối metro số 1 chính thức lăn bánh phục vụ người dân với thời gian hoạt động theo lịch chạy tàu từ 5-22h hàng ngày. Sáng 20/12, Sở GTVT TPHCM cùng các đơn vị liên quan tổ chức khai trương 17 tuyến xe buýt điện kết nối metro số 1 có trợ giá hoạt...

Nhật Bản kiểm tra căn cứ quân sự Mỹ sau tin rò rỉ hóa chất

Hôm nay (20.12), giới hữu trách Nhật Bản tiến hành việc kiểm tra căn cứ quân sự Mỹ ở Tokyo sau khi tiếp...

Triển vọng xuất khẩu thủy sản năm 2025 sẽ rất khả quan

Với kim ngạch đạt được khoảng 10 tỷ USD trong năm 2024, xuất khẩu thủy sản được nhận định sẽ rất khả quan trong năm tới. Xuất khẩu thủy sản năm 2024 dự kiến sẽ thu về 10 tỷ USD, tăng trưởng 13% so với năm 2023. Ông Nguyễn Hoài Nam - Phó Tổng thư ký...

Vàng nhẫn “vượt mặt” vàng miếng

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (20/12): Giá vàng trong nước hôm nay tiếp đà giảm mạnh, trong khi đó vàng nhẫn tiếp tục "vượt mặt" vàng miếng. Tại thời điểm khảo sát lúc 10h ngày 20/12/2024, giá vàng miếng trên sàn giao dịch của một số công ty tiếp tục đi ngang. ...

Mới nhất