Trang chủThừa Thiên - HuếThời sựXây dựng Huế thành một xứ sở hạnh phúc, cuộc sống sung...

Xây dựng Huế thành một xứ sở hạnh phúc, cuộc sống sung túc hơn

Sau gần 50 năm giải phóng quê hương, đến nay, Thừa Thiên Huế đã có nhiều đổi thay rất đáng tự hào, là nơi yên bình, hạnh phúc.

Nhân dịp lễ kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2023), Báo Điện tử Chính phủ trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế về những dấu ấn, thành tựu phát triển sau gần 50 năm giải phóng quê hương Thừa Thiên Huế.

Thành tựu toàn diện trên các lĩnh vực

Sau ngày giải phóng, vượt lên những khó khăn, thách thức bởi sự tàn phá của chiến tranh, nền kinh tế yếu kém, thiên tai, dịch bệnh…, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã đoàn kết, nỗ lực, vươn lên, phát huy nội lực, biến những lợi thế, tiềm năng của mình để phát triển hài hòa trên cơ sở bản sắc riêng có của vùng đất Cố đô.

Nhiều đổi thay rất đáng tự hào đang bao phủ trên quê hương Thừa Thiên Huế yên bình, hạnh phúc, cùng với những đặc trưng riêng ngày càng được khẳng định, hấp dẫn, lan tỏa mạnh mẽ của giá trị văn hóa, lịch sử, con người Huế và bộ mặt đô thị, nông thôn Huế đang ngày càng khởi sắc, khang trang.

Bức tranh kinh tế – xã hội đổi thay rõ nét và có tính lịch sử. Nền kinh tế từng bước tăng trưởng theo hướng xanh và bền vững, dựa trên khai thác các tiềm năng, lợi thế về văn hóa, di sản, giáo dục, y tế và các dịch vụ du lịch.

Từ một trong những địa phương khó khăn nhất nước, Thừa Thiên Huế đã nhanh chóng khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định tình hình chính trị – xã hội, khôi phục nền kinh tế, cải tạo lành mạnh xã hội, chăm lo, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân… GRDP của tỉnh có sự tăng trưởng tích cực qua từng giai đoạn, thời kỳ, luôn ở mức cao so với trung bình cả nước và một số tỉnh trong khu vực miền Trung.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 2015 – 2020 đạt 6,5%/năm, đặc biệt, trong năm 2022, GRDP của tỉnh đạt 8,56%, cao nhất trong nhiều năm trở lại đây; 14/14 chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế – xã hội năm 2022 đều đạt và vượt kế hoạch. Giai đoạn 2015 – 2020, tổng vốn đầu tư tăng bình quân 11%/năm; thu ngân sách Nhà nước tăng bình quân 8%, năm 2022 đạt trên 12.700 tỷ đồng, tăng 12%. Thu nhập bình quân đầu người đến năm 2022 đạt trên 2.400 USD.

Các ngành dịch vụ phát triển đa dạng. Du lịch phát triển khá nhanh cả về quy mô và chất lượng, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh. Công nghiệp – xây dựng phát triển mạnh. Huế đang là địa phương hấp dẫn đầu tư, thu hút các tập đoàn hàng đầu có thương hiệu.

Nông nghiệp, nông thôn phát triển khởi sắc, toàn diện. Diện mạo nông thôn ngày càng đổi mới, khang trang, đến nay, toàn tỉnh có 61/94 xã đạt chuẩn nông thôn mới (tỉ lệ 65%). Thị xã Hương Thủy, huyện Quảng Điền là 2 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.

Đến nay, tỉ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 3,56%; hằng năm tạo việc làm mới cho gần 17.000 lao động. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện, nâng cao, hệ số bất bình đẳng về thu nhập thấp hơn mức bình quân của cả nước. Khoảng cách đô thị, nông thôn và đời sống của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng ven biển, đầm phá ngày càng tiến bộ, cải thiện, phát triển.

Công tác bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị xã hội luôn được bảo đảm, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế – xã hội. Hình ảnh, vị thế của Thừa Thiên Huế ngày càng được nâng cao. Đến nay, tỉnh đã có quan hệ hợp tác, hữu nghị, kết nghĩa với 45 quốc gia, địa phương và vùng lãnh thổ.

Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị qua các nhiệm kỳ luôn được tập trung, chú trọng. Tổ chức bộ máy cả hệ thống chính trị các cấp ngày càng tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Đảng bộ tỉnh luôn đoàn kết, trong sạch vững mạnh, năng lực lãnh đạo ngày càng được củng cố, nâng cao, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.

Thừa Thiên Huế: Những dấu ấn, thành tựu sau gần 50 năm giải phóng - Ảnh 2.

Đô thị Huế ngày nay

Diện mạo vùng đất Cố đô đổi thay rõ nét

Có thể khẳng định, ngày nay Thừa Thiên Huế đã vươn lên trở thành một cực phát triển năng động của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Hiện nay, hạ tầng kinh tế – xã hội không ngừng được cải thiện, nâng cấp, góp phần nâng cao tiềm lực kinh tế địa phương.

Đặc biệt, đã tập trung đầu tư hệ thống giao thông kết nối, chấm dứt tình trạng chia cắt giữa các vùng miền, nhất là vùng đồng bằng, ven biển. Hạ tầng cảng hàng không quốc tế Phú Bài, hệ thống cảng biển, cảng cá, các tuyến đường, các khu du lịch ven biển, đầm phá… được quan tâm đầu tư, khai thác có hiệu quả. Nhiều khu du lịch mới đẳng cấp quốc tế đã đi vào hoạt động. Các loại hình du lịch văn hoá, sinh thái, cộng đồng, du lịch tâm linh được hình thành, phát triển, thu hút mạnh mẽ du khách đến Huế.

Thành phố Huế ngày càng đẹp, sang trọng và hấp dẫn hơn với các công trình, dự án chỉnh trang đô thị, nhất là công viên dọc hai bờ sông Hương, hệ thống giao thông nội thị, vỉa hè, thoát nước, điện chiếu sáng, cây xanh được cải tạo, nâng cấp.

Nhiều công trình, đề án quan trọng được quyết liệt triển khai và mang lại ý nghĩa, kết quả vô cùng quan trọng như Đề án di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực I Kinh thành Huế. Các khu đô thị mới, khu nhà ở cao cấp thuộc khu đô thị mới An Vân Dương được hình thành làm thay đổi bộ mặt đô thị. Đến nay, tỉ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt 56%.

Các khu vực đô thị phát triển nhanh, từ năm 2001 – 2020, đã thành lập nhiều thị trấn, lập 2 thị xã Hương Trà, Hương Thủy. Hiện nay, tỉnh đang tập trung hoàn thành Đề án Quy hoạch chung đô thị Thừa Thiên Huế đến năm 2045, tầm nhìn đến năm 2065, theo định hướng toàn tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương.

Khẳng định vị thế trung tâm văn hóa, du lịch, y tế chuyên sâu

Văn hóa – xã hội ngày càng phát triển toàn diện với sự hình thành và khẳng định vị thế là trung tâm văn hóa – du lịch, y tế, giáo dục – đào tạo và khoa học – công nghệ của cả nước.

Những di sản văn hóa đặc trưng vô giá tại tỉnh Thừa Thiên Huế dù đã trải qua năm tháng, phải chịu đựng sự tàn phá khắc nghiệt của thiên nhiên, chịu tác động của việc đô thị hóa sau khi đất nước mở cửa, vẫn cơ bản được bảo tồn, giữ gìn khá nguyên vẹn. Hơn 200 công trình, hạng mục đã được tu bổ, phục hồi, tôn tạo. Di sản Huế đã chuyển sang giai đoạn ổn định, phát triển và có sự hồi sinh mạnh mẽ.

Thừa Thiên Huế đã triển khai nhiều biện pháp đồng bộ, kịp thời để giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa Huế, con người Huế trong quá trình hội nhập. Nhiều phong trào, cuộc vận động đã đi vào chiều sâu, mang lại kết quả thiết thực, ý nghĩa, trở thành những hoạt động thường xuyên, được cả hệ thống chính trị hưởng ứng và nhân dân đồng thuận như hành động để Thừa Thiên Huế thêm xanh – sạch – sáng, ngày Chủ nhật xanh…

Thừa Thiên Huế: Những dấu ấn, thành tựu sau gần 50 giải phóng - Ảnh 3.

Huế đã và đang trở thành một điểm đến hấp dẫn, an toàn, thân thiện, mến khách

Ngày nay, Huế nổi tiếng và hấp dẫn với 7 di sản thế giới được UNESCO vinh danh, gần 1.000 di tích lịch sử, văn hóa và hơn 500 lễ hội các loại; hệ thống nhà rường, nhà vườn, phố cổ đang dần được bảo tồn, phát huy. Thành phố Huế sở hữu nhiều danh hiệu, thương hiệu giá trị: Thành phố Festival đặc trưng của Việt Nam, thành phố xanh quốc gia; thành phố bền vững về môi trường ASEAN, thành phố du lịch sạch ASEAN, Kinh đô Ẩm thực, Kinh đô Áo dài Việt Nam.

Có thể nói, văn hóa Huế, con người Huế đang trở thành nguồn lực quan trọng để đưa Thừa Thiên Huế phát triển theo hướng đô thị “Di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh”. Huế đã và đang trở thành một điểm đến hấp dẫn, an toàn, thân thiện, mến khách… Vị thế văn hóa Huế trong tiến trình hội nhập quốc tế ngày càng được nâng cao.

Y tế Thừa Thiên Huế phát triển mạnh mẽ với sự hình thành, phát triển trung tâm y tế chuyên sâu có trụ cột, hạt nhân là Bệnh viện Trung ương Huế, Trường Đại học Y Dược Huế và mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở được đầu tư hoàn chỉnh, đã đáp ứng nhu cầu chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân khu vực miền Trung và cả nước, đáp ứng với tình hình khẩn cấp khi có dịch bệnh xảy ra, vừa đóng góp vào những thành tựu nổi bật trong lĩnh vực y học của nước nhà.

Là vùng đất hiếu học, Thừa Thiên Huế đã khẳng định vai trò, vị thế trong giáo dục và đào tạo, nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao của khu vực và cả nước với hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp; nhiều viện, phân viện và trung tâm nghiên cứu thuộc các bộ, ngành tại địa phương.

Đại học Huế không ngừng phát triển cả về quy mô, loại hình, chất lượng đào tạo; đến nay, với 8 trường đại học thành viên, 1 viện nghiên cứu, 5 đơn vị đào tạo và các đơn vị trực thuộc. Đại học Huế, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh đã trở thành một phần tinh hoa của văn hoá Huế, là niềm tự hào của người dân xứ Huế.

Trong những năm gần đây, tỉnh đã tập trung phát triển mạnh mẽ công nghệ thông tin, thực hiện chuyển đổi số với sự vào cuộc tích cực, đồng bộ của cả hệ thống chính trị và toàn dân. Đặc biệt, liên tục trong 2 năm 2020, 2021, chỉ số chuyển đổi số cấp tỉnh của Thừa Thiên Huế đều giữ vững ở vị trí thứ 2 toàn quốc…

Có thể thấy, chặng đường gần 50 năm qua là cả một quá trình đổi thay sâu sắc, khẳng định năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, chính quyền và sức mạnh to lớn của nhân dân Thừa Thiên Huế, góp phần tạo thế và lực mới cho tỉnh trên con đường phát triển và hội nhập, xây dựng thành trực thuộc Trung ương theo tinh thần Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII. Trong hành trình đó, Thừa Thiên Huế sẽ luôn kiên trì, đồng bộ, quyết liệt để xây dựng Huế thành một xứ sở hạnh phúc, người dân có cuộc sống sung túc hơn, xã hội yên bình hơn và chính quyền thân thiện hơn.

* Tiêu đề do Báo điện tử Chính phủ đặt

Nhandan.vn

Nguồn

Cùng chủ đề

Phát huy vai trò nòng cốt trong hợp tác Tiểu vùng Mê Công

Việt Nam luôn coi trọng các cơ chế hợp tác tiểu vùng Mê Công, trong đó coi GMS và ACMECS là các cơ chế có ý nghĩa chiến lược, gắn với các đối tác quan trọng hàng đầu; coi CLMV là cơ chế nhằm gia tăng sự hỗ trợ và quan tâm của cộng đồng quốc tế đối với...

Hơn 40 doanh nghiệp Đức đến Đồng Nai tìm cơ hội đầu tư

Đoàn hơn 40 doanh nghiệp Đức đến Đồng Nai tìm cơ hội đầu tư, ghi nhận lợi thế về hạ tầng đang ngày càng phát triển, có thể dễ dàng kết nối với cảng biển và sân bay. Đoàn hơn 40 doanh nghiệp Đức đến Đồng Nai tìm cơ hội đầu tư, ghi nhận lợi thế về hạ tầng đang ngày càng phát triển, có thể dễ dàng kết nối với cảng biển và sân bay. ...

Doanh nghiệp gom đất, người dân cũng không bị thiệt

Chính phủ hồi âm ý kiến của Thường trực Ủy ban Kinh tế về dự thảo nghị quyết thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại. Mở rộng đất cho nhà ở thương mại: Doanh nghiệp gom đất, người dân cũng không bị thiệtChính phủ hồi âm ý kiến của Thường trực Ủy ban Kinh tế về dự thảo nghị quyết thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại. ...

Masan Consumer tạo thêm kỷ lục mới, tiến nhanh ra thị trường quốc tế

Là mảng kinh doanh lâu đời nhất của Masan Group, Masan Consumer bền bỉ tăng trưởng mạnh mẽ hai chữ số, giữ vững vai trò một trong hai trụ cột quan trọng nhất của tập đoàn. Masan Consumer tạo thêm kỷ lục mới, tiến nhanh ra thị trường quốc tếLà mảng kinh doanh lâu đời nhất của Masan Group, Masan Consumer bền bỉ tăng trưởng mạnh mẽ hai chữ số, giữ vững vai trò một trong hai trụ cột quan...

Tập đoàn Hateco nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Kinhtedothi - Tối 9/11, Tập đoàn Hateco kỉ niệm 20 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba. Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn tham dự chương trình. Sau 20 năm không ngừng sáng tạo và phấn đấu, Hateco đã khẳng định vị thế trên các lĩnh vực: bất động sản,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

PRESS RELEASE: Key activities for 70th anniversary of Dien Bien Phu Victory

1. Purpose and meaning of the event celebration The Dien Bien Phu victory on May 7, 1954, which "echoed across five continents and shook the entire world", was recorded in the nation's history as a Bach Dang, a Chi Lang or a Dong Da in the twentieth century, with great significance for the Vietnamese and peace-loving people in the world. The victory affirmed the brave, skillful and wise leadership of the Communist Party of Vietnam led by President Ho...

Khẳng định vị thế tiên phong trong đào tạo, nghiên cứu của Trường ĐH KHXH&NV, ĐHQGHN

Ngày 31/5/2023, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN phối hợp với Trung tâm Kiểm định chất lượng giáo dục Thăng Long tổ chức Lễ công bố Quyết định và trao Giấy chứng nhận Kiểm định chất lượng 07 chương trình đào tạo (CTĐT) trình độ đại học của Nhà trường, gồm: Báo chí, Quan hệ công chúng, Khoa học Quản lý, Quản trị khách sạn, Quản trị văn phòng, Tôn giáo học và Việt...

Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với khát vọng phát triển đất nước trong giai đoạn cách mạng...

Đảng Cộng sản Việt Nam từ khi ra đời đến nay luôn giữ vững tôn chỉ là đội ngũ tiên phong và đại biểu trung thành của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; là lực lượng lãnh đạo nhà nước và xã hội; các tổ chức của Đảng và đảng viên hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật; luôn gắn bó mật thiết với nhân dân, phục...

EVN hoàn thành đàm phán, ký hợp đồng với 40 chủ đầu tư dự án điện chuyển tiếp đề xuất giá tạm

Công ty Mua bán điện (EVNEPTC) cho biết, đến cuối ngày 26/5/2023, EVNEPTC đã hoàn thành đàm phán ký biên bản và ký tắt hợp đồng mua bán điện (PPA) với 40/40 chủ đầu tư đề xuất giá tạm 50% khung giá trần. EVN đã hoàn thành đàm phán và ký PPA với 40/40 chủ đầu tư dự án điện gió, điện mặt trời chuyển tiếp đề xuất giá tạm 50% Trong ngày 27/5, EVN có văn bản trình Bộ Công...

Cục Điều tiết điện lực thông tin về các dự án điện gió, mặt trời chuyển tiếp

Trao đổi với Tạp chí Công Thương, đại diện Cục Điều tiết điện lực cho biết, tính đến 23/5/2023 mới chỉ có 18/85 nhà máy điện năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã được cấp giấy phép hoạt động điện lực, có đến 12 dự án chuyển tiếp đã nộp hồ sơ đàm phán giá nhưng chưa nộp hồ sơ cấp phép (gồm 11 dự án điện gió, 01 dự án điện mặt trời). Hiện nay, Bộ Công Thương đã...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Canada dừng cho phép người Việt du học không cần chứng minh tài chính

Chính phủ Canada quyết định dừng chương trình du học diện miễn chứng minh tài chính đã triển khai trong 6 năm qua, nối tiếp loạt quy định thắt chặt liên tiếp được ban hành. Đại diện trường Canada tư vấn du học cho phụ huynh, học sinh Việt Nam trong một triển lãm tổ chức hồi tháng 10 ẢNH: NGỌC LONG Xét duyệt sẽ chậm và khó hơn? Du học diện miễn chứng minh tài chính (SDS) là chương trình visa ưu tiên...

Khởi tố vụ án tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC

Theo thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án xảy ra tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), đồng thời khởi tố 6 người để điều tra về hai tội danh. Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên thông tin về vụ án tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) - Ảnh: GIANG LONG Thông tin về vụ án xảy ra tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC)...

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng hơn 40% trong 10 tháng qua

NDO - Theo dữ liệu từ Tổng cục Thống kê mới công bố, trong 10 tháng đầu năm 2024, có hơn 14,1 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 41,3% so cùng kỳ năm trước. Con số này đã giúp ngành du lịch tiến gần hơn tới mục tiêu đến hết năm, nước ta có thể đón được 17-18 triệu lượt khách.   Khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 10 đạt 1,42 triệu lượt khách, tăng gần...

Chuyến công tác của Thủ tướng: Đổi mới để bứt phá, đoàn kết để có thêm sức mạnh

Việc Thủ tướng phát biểu tại các hội nghị, đã chuyển tải thông điệp Việt Nam luôn coi trọng và đóng góp thúc đẩy các cơ chế GMS, ACMECS, CLMV cũng như tổng thể hợp tác tiểu vùng Mekong tạo bứt phá. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã kết thúc tốt đẹp chuyến công tác tới Trung Quốc dự Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 8, Hội nghị Cấp cao...

Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ X năm 2024

Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ X năm 2024 với chủ đề "Miền hoa thương nhớ" chính thức khai mạc vào 20 giờ ngày 9/11 tại Quảng trường Thanh niên huyện Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), hứa hẹn mang đến một không gian văn hóa, du lịch và nghệ thuật đặc sắc. Lễ hội hoa tam giác mạch Hà Giang là một trong những sự kiện văn hóa hấp dẫn của mảnh đất địa đầu Tổ quốc, là...

Mới nhất

Gánh nặng bệnh ung thư tại Việt Nam; ca bệnh sốt xuất huyết ở TP.HCM vẫn tăng

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2022 có 20 triệu ca ung thư mới và 9,7 triệu ca tử vong. Các loại ung thư phổ biến nhất là ung thư phổi, vú, và đại trực tràng. Tin mới y tế ngày 9/11: Gánh nặng bệnh ung thư tại Việt Nam; ca bệnh sốt xuất huyết ở TP.HCM...

Sôi nổi ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại huyện Vĩnh Bảo

Ngày 9/11, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại thôn Đông Lôi 2, xã Thắng Thủy, huyện Vĩnh Bảo. ...

Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024

(CLO) Tối 9/11, Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 đã chính thức khai mạc tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Sự kiện...

Cao nguyên đá Đồng Văn tháng 11: Núi xanh mướt, trời xanh trong, sông xanh thẳm

Tháng 11 là dịp thời tiết thuận lợi cho du khách trong và ngoài nước khám phá nét đẹp của Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang), thu hút hàng ngàn du khách tham quan và trải nghiệm.Lên cao nguyên đá Hà Giang khám phá nét văn hóa độc đáo của Chợ bò Mèo Vạc Nhiệt độ giảm xuống...

Mới nhất