Trang chủNewsThời sựXây dựng cơ chế quản lý hợp tác các lưu vực sông...

Xây dựng cơ chế quản lý hợp tác các lưu vực sông liên biên giới của Việt Nam

(TN&MT) – Đây là vấn đề được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đặt ra tại Hội nghị toàn thể Uỷ ban sông Mê Công Việt Nam năm 2024 diễn ra vào chiều 18/12.

Hội nghị được tổ chức nhằm thúc đẩy sự phối hợp giữa các bộ, ngành trung ương và các địa phương thuộc Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên trong quản lý, sử dụng bền vững tài nguyên nước trên lưu vực sông Mê Công. Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban sông Mê Công Việt Nam Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị.

Hội nghị còn có sự tham dự của Phó Chủ tịch thường trực Ủy ban sông Mê Công Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy. Các đồng chí Phó Chủ tịch Ủy ban sông Mê Công Việt Nam; các đồng chí Ủy viên Ủy ban sông Mê Công Việt Nam và lãnh đạo các tỉnh: An Giang, Bến Tre, Cà Mau, Hậu Giang, Long An, Sóc Trăng, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đăk Lắk, Đăk Nông, Gia Lai, Lâm Đồng

small_20241218_bo-truong-hop-ubsmk_20.jpg
Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban sông Mê Công Việt Nam Trần Hồng Hà chủ trì Hội nghị toàn thể Uỷ ban sông Mê Công Việt Nam năm 2024

Uỷ ban sông Mê Công Việt Nam xác định rõ sứ mệnh trong bối cảnh mới

Ủy ban sông Mê Công Việt Nam là tổ chức phối hợp liên ngành, giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo và quản lý các hoạt động liên ngành, liên tỉnh, liên quốc gia nhằm quản lý và sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên nước và các tài nguyên liên quan trên lưu vực sông Mê Công. Điều này bao gồm cả lưu vực sông Cửu Long và sông Sê San – Srêpốk của Việt Nam, tuân thủ theo quy định của Hiệp định Hợp tác Phát triển Bền vững Lưu vực sông Mê Công năm 1995, Luật Tài nguyên nước, Luật Bảo vệ môi trường, và các văn bản pháp luật liên quan.

Ngày 08 tháng 5 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 619/QĐ-TTg, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam. Theo đó, Ủy ban không chỉ là đầu mối hợp tác Mê Công và tham mưu các vấn đề phát triển thượng lưu như trước đây, mà còn đảm nhiệm thêm chức năng của tổ chức lưu vực sông Cửu Long và Sê San – Srêpốk theo Luật Tài nguyên nước.

small_20241218_bo-truong-hop-ubsmk_18(1).jpg
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà phát biểu tại Hội nghị

Phát biểu tại Hội nghị, nhấn mạnh vai trò quan trọng của Uỷ ban sông Mê Công Việt Nam trong cơ chế hợp tác quốc tế trên toàn lưu vực sông Mê Công, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các thành viên Uỷ ban đánh giá thẳng thắn, toàn diện tình hình hoạt động của Uỷ ban thời gian qua, nhất là yêu cầu phải đổi mới tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động trong bối cảnh tình hình mới.

Đó là sự xuất hiện của nhiều cơ chế hợp tác mới ở lưu vực sông Mê Công (Mekong – Lan Thương, Mekong – Hoa Kỳ, Mekong – Hàn Quốc, Mekong – Nhật Bản, cơ chế hợp tác kinh tế Ayeyawady – Chao Phraya – Mekong (ACMECS); bảo đảm an ninh nguồn nước trên các con sông xuyên biên giới đi vào Việt Nam; cả nước đang triển khai sắp xếp, tinh gọn tổ chức, bộ máy với nguyên tắc “1 việc không giao cho 2 người…”

small_20241218_bo-truong-hop-ubsmk_15.jpg
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị các thành viên Uỷ ban đánh giá thẳng thắn, toàn diện tình hình hoạt động của Uỷ ban thời gian qua, nhất là yêu cầu phải đổi mới tổ chức bộ máy, cơ chế hoạt động trong bối cảnh tình hình mới.

Theo Phó Thủ tướng, trong giai đoạn mới, Uỷ ban sông Mê Công Việt Nam phải xác định rõ sứ mệnh, mục tiêu và mô hình tổ chức bộ máy hoạt động của một cơ chế có tính đa ngành, liên địa phương, liên vùng trong quản lý, hợp tác các lưu vực sông liên biên giới của Việt Nam. Mục tiêu cuối cùng là không chỉ ĐBSCL, mà lưu vực các sông xuyên biên giới khác chảy qua Việt Nam luôn được chia sẻ nguồn nước tốt nhất, chủ động nhất, tránh bị động, giảm bớt ảnh hưởng, tác động tiêu cực từ hoạt động khai thác, sử dụng trên thượng nguồn, biến đổi khí hậu.

Cơ chế hợp tác đa phương có ý nghĩa chiến lược đối với Việt Nam

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng Bộ TN&MT Đỗ Đức Duy cho biết, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam chịu trách nhiệm đầu mối về các hoạt động hợp tác trong khuôn khổ Ủy hội sông Mê Công quốc tế, là một cơ chế hợp tác đa phương có ý nghĩa chiến lược đối với Việt Nam.

small_20241218_bo-truong-hop-ubsmk_1(1).jpg
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam là một cơ chế hợp tác đa phương có ý nghĩa chiến lược đối với Việt Nam.

Trên lưu vực sông Mê Công, Việt Nam có sông Sê San, Srepok là thượng nguồn đổ xuống Campuchia, và vùng Đồng bằng sông Cửu Long cũng là hạ nguồn sông Mê Công trước khi đổ ra biển. Đồng bằng sông Cửu Long có vai trò vô cùng quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực và phát triển kinh tế quốc gia, đồng thời cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức do chịu tác động của các diễn biến bất thường của biến đổi khí hậu, các hiện tượng thời tiết cực đoan tác động của hoạt động khai thác, sử dụng nước gia tăng từ các quốc gia thượng nguồn sông Mê Công …

Tác động của biến đổi khí hậu cũng gây ra những hệ lụy cho vùng Đồng bằng những năm gần đây, như: Diễn biến lũ bất thường chủ yếu là những năm lũ nhỏ không đảm bảo vệ sinh đồng ruộng, bồi đắp phù sa; Hạn hán gia tăng, mặn xâm nhập sâu vào cả nguồn nước mặt và nước ngầm; Sụt lún đất diễn ra trên diện rộng; Sạt lở bờ sông, bờ biển xảy ra trên hầu hết các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long đe dọa đến sự ổn định của đồng bằng, các động ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống kinh tế – xã hội của người dân trong vùng.

small_20241218_bo-truong-hop-ubsmk_11(1).jpg
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy phát biểu tại Hội nghị toàn thể Uỷ ban sông Mê Công Việt Nam năm 2024

Ngoài ra, lưu vực sông Sê San, Srêpôk của Tây Nguyên cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong khai thác sử dụng nguồn nước, gia tăng phát triển thủy điện, công nghiệp, nước tưới thủy lợi; khai thác quá mức nước ngầm… trong bối cảnh biến đổi khí hậu dẫn đến một số khu vực thường xuyên phải đối mặt với các vấn đề như lũ lụt, hạn hán, sạt lở, suy thoái nguồn nước mặt, nước ngầm…

“Bên cạnh chức năng hợp tác quốc tế trong khuôn khổ Ủy hội sông Mê Công quốc tế, Ủy ban sông Mê Công Việt Nam đã được giao thêm chức năng, nhiệm vụ của tổ chức lưu vực sông đối với lưu vực sông Cửu Long và lưu vực sông Sê San – Srêpốk. Đây là một bước tiến quan trọng, giúp quản lý toàn diện và thống nhất phần lưu vực sông Mê Công trên lãnh thổ Việt Nam, đồng thời nâng cao hiệu quả phối hợp trong quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước trên toàn lưu vực, góp phần vào sự phát triển bền vững của khu vực”, Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết.

Tại Hội nghị, qua phần điều hành của Phó Chủ tịch Uỷ ban sông Mê Công Việt Nam Đỗ Đức Duy, các đại biểu nêu ý kiến đánh giá các thách thức hiện nay trong phạm vi quản lý của từng bộ, ngành, địa phương; các vấn đề liên ngành, liên tỉnh, liên quốc gia; kiến nghị vai trò và trách nhiệm của Ủy ban sông Mê Công Việt Nam trong giải quyết các khó khăn, thách thức đảm bảo quản lý, khai thác và bảo vệ hiệu quả tài nguyên nước sông Mê Công.

small_daibieu_3.jpg
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp phát biểu tại Hội nghị
small_daibieu_4.jpg
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Thanh Bình phát biểu tại Hội nghị

Đồng thời, đề xuất các định hướng ưu tiên cho chương trình công tác của Ủy ban trong năm 2025, và giai đoạn tiếp theo, phù hợp với yêu cầu thực tiễn và mục tiêu phát triển bền vững.

Bên cạnh đó, các đại biểu cũng xây dựng ý kiến để đưa ra các giải pháp cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Ủy ban và Văn phòng Thường trực, đặc biệt trong công tác quản lý tổng hợp lưu vực sông và phối hợp liên ngành, liên địa phương.

Các đại biểu tham dự phát biểu tại Hội nghị

Sớm hình thành cơ chế quản lý hợp tác các lưu vực sông liên biên giới của Việt Nam

Kết luận cuộc Hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh hoạt động của Uỷ hội sông Mê Công quốc tế, Uỷ ban sông Mê Công Việt Nam có vai trò ngày càng quan trọng đối với sự phát triển trên lưu vực sông Mê Công, có sự quan tâm, tham gia, đóng góp của các nước lớn, phát triển trên thế giới.

small_20241218_bo-truong-hop-ubsmk_19(1).jpg
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà kết luận Hội nghị

Nêu rõ tác động cực đoan của biến đổi khí hậu ở lưu vực sông Mê Công, cũng như các sông xuyên biên giới, đều liên quan đến tài nguyên nước, Phó Thủ tướng cho rằng những cơ chế hợp tác, chia sẻ dữ liệu, thiết lập hệ thống quan trắc chung, tham vấn khi triển khai các dự án trên dòng chính, điều tra đánh giá tác động của các công trình thượng nguồn đối với hạ nguồn… có ý nghĩa rất lớn đối với Việt Nam. Bên cạnh đó bối cảnh tình hình có sự đan xen về bảo đảm an ninh nguồn nước, bảo vệ môi trường, da dạng sinh học… với lợi ích, ảnh hưởng địa chính trị, kinh tế, ngoại giao.

Đây vừa là thách thức, vừa là cơ hội để đổi mới tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của Uỷ ban sông Mê Công Việt Nam để kịp thời nắm bắt, nghiên cứu sâu sắc, toàn diện những vấn đề đặt ra, kiến nghị giải pháp… và báo cáo cấp thẩm quyền đối với cơ chế hợp tác đa phương, song phương về các lưu vực sông xuyên biên giới.

Trong thời gian tới, Uỷ ban sông Mê Công Việt Nam cần tiếp tục duy trì, mở rộng, làm sâu sắc thêm các cơ chế hợp tác song phương, đa phương hiện nay về chia sẻ dữ liệu, quan trắc, môi trường, kinh tế-xã hội… Uỷ ban sông Mê Công Việt Nam cần chủ động tham gia nghiên cứu, xây dựng các đề án, chiến lược bảo đảm an ninh nguồn nước gắn với các vùng sinh thái nước ngọt, nước lợ, nước mặn, phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, bảo đảm sinh kế bền vững cho người dân.

Đối với các bộ, ngành trung ương, Phó Thủ tướng chỉ đạo cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ, trao đổi chia sẻ kịp thời với Ủy ban về các thông tin cập nhật về kế hoạch phát triển trong lưu vực trong phạm vi bộ ngành mình, và đề xuất sáng kiến hợp tác, nhất là các sáng kiến hợp tác đa phương; chủ động phối hợp chặt chẽ với Ủy ban để triển khai các nhiệm vụ chuyên môn, ưu tiên tập trung vào giám sát, đánh giá diễn biến tài nguyên nước và quản lý khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên nước trên lưu vực sông Mê Công. Phó Thủ tướng phân công Bộ Ngoại giao chủ trì các nội dung liên quan đến các cơ chế hợp tác ngoại giao song phương, đa phương; Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì các nội dung về nghiên cứu kỹ thuật; Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính chủ trì các nội dung liên quan đến tài chính, và đầu tư cho các giải pháp và sáng kiến.

20241218_bo-truong-hop-ubsmk_8.jpg
Toàn cảnh Hội nghị chiều 18/12

Đối với các địa phương Đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên, Phó Thủ tướng đề nghị chủ động theo dõi, đánh giá tác động từ thượng nguồn, đồng thời phối hợp chặt chẽ với Ủy ban và các bộ, ngành để xây dựng và triển khai các chương trình ứng phó hiệu quả với hạn hán, xâm nhập mặn, suy giảm nguồn nước và các thách thức liên ngành. Các địa phương cũng cần chủ động chia sẻ, thông tin cho Ủy ban về các vấn đề của địa phương, để thảo luận và cùng tìm ra các giải pháp phù hợp và hiệu quả



Nguồn: https://baotainguyenmoitruong.vn/xay-dung-co-che-quan-ly-hop-tac-cac-luu-vuc-song-lien-bien-gioi-cua-viet-nam-384696.html

Cùng chủ đề

BIDV triển khai dịch vụ xác thực khách hàng điện tử qua VNeID trên SmartBanking

Sự phối hợp chặt chẽ giữa BIDV và Bộ Công an là minh chứng sống động cho mục tiêu đưa dữ liệu dân cư vào cuộc sống, là bước tiến lớn, không chỉ nâng cao hiệu quả quản lý mà còn góp phần thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia.

Dự báo thời tiết 19/12/2024: Miền Bắc sáng sớm trời rét, trưa nắng hanh

Dự báo thời tiết 19/12/2024, miền Bắc tiếp tục chìm trong giá rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại vào đêm. Sáng sớm có sương mù nhẹ, ban ngày trời nắng hanh. Không khí lạnh vẫn tiếp tục bao trùm miền Bắc, mang theo cái rét đặc trưng của mùa đông. So với ngày 18/12, nhiệt độ ngày 19/12 không có nhiều biến động. Thủ đô chìm trong màn sương mờ vào buổi sáng sớm, một khung cảnh quen...

Chủ tịch Quốc hội trao nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng

Chiều 18/12, TP Hải Phòng tổ chức hội nghị công bố nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng và nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố giai đoạn 2023-2025. ...

Ca sĩ Bạch Trà mang ‘Giọng hò thương nhớ’ trình diễn trên sân khấu quê nhà

Ngày hội các dân tộc Việt Nam được diễn ra tại Quảng Trị, giọng ca trữ tình Trần Bạch Trà đã có dịp mang “Giọng hò thương nhớ” trình diễn trên sân khấu quê nhà, trong một không gian nghệ thuật đậm chất văn hóa của Lễ khai mạc. Ca sĩ Bạch Trà. Sinh ra và lớn lên trong...

Bà Rịa – Vũng Tàu: Chuẩn bị hàng hóa, bình ổn thị trường dịp Tết

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu dự báo, tổng hàng hoá dự trữ phục vụ dịp Tết toàn tỉnh tăng khoảng 10%, hiện các hệ thống bán lẻ đã tăng cường dự trữ hàng hóa. Cân đối nguồn hàng, bảo đảm phục vụ người dân Ngày 18/12, thông tin từ UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, tỉnh vừa ban hành Kế hoạch số 315/KH-UBND về việc chuẩn bị hàng hóa,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hải Phòng khởi công Dự án cầu Nguyễn Trãi và chỉnh trang đô thị vùng phụ cận

(TN&MT) - Chiều 18/12, UBND thành phố Hải Phòng long trọng tổ chức Lễ Khởi công xây dựng Dự án đầu tư xây dựng cầu Nguyễn Trãi và chỉnh trang đô thị vùng phụ cận. Ông Trần Thanh Mẫn - Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội dự và nhấn nút khởi công dự án. ...

Chủ tịch Quốc hội: Hải Phòng thực hiện đồng bộ, hiệu quả, hoàn thiện mô hình tổ chức chính quyền đô thị

Chiều 18/12, tại Cung Văn hóa Lao động Hữu nghị Việt Tiệp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị công bố Nghị quyết số 169/2024/QH15 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng và Nghị quyết số 1232/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Hải Phòng giai...

Văn hóa, thể thao, du lịch phải huy động mạnh mẽ nguồn lực xã hội để tăng tốc, bứt phá

Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ phát triển công nghiệp văn hóa, phát triển thể thao và lịch phải huy động mạnh mẽ nguồn lực xã hội chứ không thể chỉ trông chờ nguồn lực Nhà nước. Năm 2025, ngành phải tăng tốc, bứt phá với tư duy đổi mới, tầm nhìn chiến lược, nhìn xa trông rộng, nghĩ sâu làm lớn, phát huy trí tuệ, bản lĩnh, coi trọng thời gian, quyết đoán, quyết liệt để đạt...

Đẩy mạnh quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường

(TN&MT) - Thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước lĩnh vực tài nguyên môi trường, huyện Bắc Sơn (Lạng Sơn) đã triển khai nhiều giải pháp quản lý đồng bộ trên các lĩnh vực, trọng tâm là công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, bảo vệ môi trường, nguồn nước, khoáng sản chưa khai thác… ...

Phê duyệt danh sách 18 kênh, rạch phải thu gom rác thải rắn

(TN&MT) - UBND TP.HCM đã ban hành Quyết định phê duyệt danh sách, số lượng tuyến và tần suất vớt đối với các tuyến sông, kênh, rạch có chức năng giao thông thủy cần thực hiện vớt, thu gom chất thải rắn. Danh sách này gồm 18 tuyến...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

AFF Cup 2024: Cơ hội cho đội tuyển Việt Nam khắc chế Indonesia

HLV Kim Sang-sik cùng trợ lý đã theo dõi rất kỹ màn thể hiện của Indonesia để vạch ra con đường chiến thắng cho đội tuyển VN, trong trận đấu giữa hai đội vào ngày 15.12 trên Sân vận động Việt Trì (Phú Thọ). THIẾU SÓT CỦA INDONESIA Trận hòa 3-3 trước Lào là cú ngã đau đớn của đội tuyển Indonesia, ngay trước khi thầy trò HLV Shin Tae-yong bước vào trận quyết đấu với VN trên sân Việt Trì vào 20 giờ...

Cùng chuyên mục

Dự báo thời tiết 19/12/2024: Miền Bắc sáng sớm trời rét, trưa nắng hanh

Dự báo thời tiết 19/12/2024, miền Bắc tiếp tục chìm trong giá rét, vùng núi có nơi rét đậm, rét hại vào đêm. Sáng sớm có sương mù nhẹ, ban ngày trời nắng hanh. Không khí lạnh vẫn tiếp tục bao trùm miền Bắc, mang theo cái rét đặc trưng của mùa đông. So với ngày 18/12, nhiệt độ ngày 19/12 không có nhiều biến động. Thủ đô chìm trong màn sương mờ vào buổi sáng sớm, một khung cảnh quen...

Chủ tịch Quốc hội trao nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng

Chiều 18/12, TP Hải Phòng tổ chức hội nghị công bố nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị TP Hải Phòng và nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố giai đoạn 2023-2025. ...

Vĩnh Phúc trao giải cuộc thi viết về lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng

(CLO) Chiều 18/12/2024, Hội Nhà báo tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức trao giải Cuộc thi báo chí với chủ đề “Lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng” tỉnh Vĩnh Phúc. ...

Tuổi trẻ Quân đội tiếp tục dấn thân, phát huy vai trò xung kích

(ĐCSVN) - Tổng Bí thư căn dặn, thanh niên Quân đội phải xây dựng hoài bão lớn trên tinh thần “tự tin, tự chủ, tự lực, tự cường, tự hào dân tộc”, đồng thời xung kích đi đầu trong thực hiện các chủ trương của Đảng. Nhân kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), chiều 18/12, tại Hà Nội, Tổng...

Ra mắt tem bưu chính kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân

Kinhtedothi - Bộ tem bưu chính kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam và Ngày hội Quốc phòng toàn dân vừa được phát hành, gồm 4 mẫu: Từ Nhân dân mà ra, vì Nhân dân mà chiến đấu; Quyết chiến, quyết thắng; Sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; Quân với dân một ý chí. Ngày 18/12, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), Bộ Quốc phòng phối hợp với Tổng công ty Bưu điện...

Mới nhất

Hà Nội – TP.HCM lọt top 10 chặng bay bận rộn nhất thế giới, đường bay châu Âu ‘vắng bóng’

Chặng bay nội địa giữa Hà Nội (HAN) và TP.HCM (SGN) tiếp tục lọt top 10 đường bay nội địa bận rộn nhất thế giới năm 2024. ...

Kỳ thi tuyển sinh đại học riêng năm 2025 “hút” thí sinh

Các kỳ thi tuyển sinh đại học riêng năm 2025 của nhiều đơn vị đang thu hút thí...

Bức ảnh rùng rợn trên máy bay khiến nhiều người kinh hãi

Một bức ảnh được chụp trên máy bay khiến nhiều người phát hoảng. ...

Điều chỉnh Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa

Nâng cao mục tiêu về vận tải Quyết định số 1587/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số nội dung trong Quyết định số 1829/QĐ-TTg ngày 31/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch kết cấu hạ tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Cụ thể, Quyết định số 1587/QĐ-TTg sửa đổi, bổ...

Tăng vốn đầu tư Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị Nam Thăng Long

(ĐCSVN) - Tổng mức đầu tư dự án này đã tăng hơn 16.000 tỷ đồng (khoảng 82%) so với tổng mức được phê duyệt năm 2008, do các thay đổi quy mô, tỷ giá quy đổi, biến động về giá nhiên liệu, vật tư, thiết bị, nhân công và tiền lương... dẫn đến chi phí xây dựng và chi...

Mới nhất