Trang chủNewsKinh tếXây dựng chuỗi liên kết, chìa khóa để nông nghiệp hữu cơ...

Xây dựng chuỗi liên kết, chìa khóa để nông nghiệp hữu cơ cất cánh



Việc xây dựng các chuỗi liên kết đóng vai trò quan trọng, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững.

Liên kết để các bên cùng có lợi

Hiện nay, trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, liên kết chính là chìa khóa giúp phát triển, đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia. Việc liên kết sản xuất đóng vai trò quan trọng góp phần đảm bảo các bên cùng có lợi, làm tăng hiệu quả trong sản xuất.

Bên cạnh đó, tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi còn giúp nâng cao giá trị, đảm bảo cho các bên tham gia chia sẻ quyền lợi, trách nhiệm, điều tiết cung cầu thị trường và truy xuất nguồn gốc sản phẩm…

Liên kết sản xuất nông nghiệp hữu cơ đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và nông hộ. Ảnh: PC.

Liên kết sản xuất nông nghiệp hữu cơ đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và nông hộ. Ảnh: PC.

Tại Diễn đàn Khuyến nông @ do Trung tâm Khuyến nông Quốc gia phối hợp với Sở NN-PTNT tỉnh Lâm Đồng tổ chức tại TP Đà Lạt mới đây, các chuyên gia, nhà khoa học, cơ quan quản lý nhà nước, hợp tác xã… đã cùng thảo luận về liên kết chuỗi sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Theo Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, canh tác nông nghiệp hữu cơ tại Việt Nam đã được nông dân áp dụng từ hàng nghìn năm nay. Những năm qua, một số mô hình liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ đã đem lại hiệu quả cao như mô hình “Xây dựng mô hình hợp tác xã liên kết sản xuất lúa gạo hữu cơ theo chuỗi giá trị tại một số tỉnh phía Bắc” với quy mô 570ha; mô hình “Thâm canh chè theo hướng hữu cơ, liên kết theo chuỗi giá trị tại tỉnh Lào Cai” quy mô 20ha; mô hình “Ứng dụng các sản phẩm công nghệ sinh học xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ rau theo hướng hữu cơ” quy mô 125ha…

Trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, liên kết chính là chìa khóa để phát triển bền vững. Ảnh: PC.

Trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, liên kết chính là chìa khóa để phát triển bền vững. Ảnh: PC.

Tại diễn đàn, GS.TS Đào Thanh Vân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam cho biết, mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp hữu cơ đem lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và nông hộ, đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển, hiện đại hóa nông thôn.

Còn bà Vũ Thị Hải (Trung tâm Khuyến nông Quốc gia) khẳng định, trong sản xuất nông nghiệp hữu cơ, liên kết chính là chìa khóa giúp phát triển một nền nông nghiệp hiện đại, đảm bảo hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia.

Cụ thể, tổ chức sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi có thể thực hiện theo liên kết ngang (nông dân – nông dân, hợp tác xã – hợp tác xã, doanh nghiệp – doanh nghiệp) hoặc liên kết dọc (nông dân – hợp tác xã – doanh nghiệp). Qua đó giúp nâng cao giá trị và phát triển bền vững đối với cả ngành chăn nuôi và trồng trọt.

Phân bổ hài hòa lợi ích và cả rủi ro

Nhận thức được vai trò của sản xuất nông nghiệp hữu cơ, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia đã xây dựng một số mô hình tiêu biểu thực hiện liên kết chuỗi, góp phần phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo hướng nâng cao giá trị và phát triển bền vững.

Là đơn vị tham gia sản xuất nông nghiệp theo hướng hữu cơ cách đây hơn 7 năm, Công ty TNHH Nông sản Tổ hợp tác Hiếu Linh (TP Đà Lạt, Lâm Đồng) đã triển khai được 2,5ha đạt tiêu chuẩn hữu cơ, trồng các loại rau, củ, quả và dược liệu như bồ công anh, tía tô…

Bà Lê Thị Thu Hồng, Giám đốc Công ty TNHH Nông sản Tổ hợp tác Hiếu Linh cho biết, năm 2015, Tổ hợp tác Hiếu Linh được thành lập với số ít thành viên buôn bán nhỏ lẻ tại các chợ ở TP Đà Lạt. Đến năm 2016, Tổ hợp tác đã có 15 hộ sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP và luân canh các loại rau củ quả với diện tích khoảng 16ha. Sản phẩm của Tổ hợp tác được bán tại các siêu thị như VinEco, Tập đoàn Sigiay Food Hàn Quốc, các chợ đầu mối lớn ở TP.HCM và các cửa hàng trên toàn quốc.

Sau 3 năm sản xuất nông nghiệp, Tổ hợp tác chịu ảnh hưởng của thị trường với điệp khúc được mùa mất giá, được giá thì mất mùa. Sau những lần như vậy, Tổ hợp tác được các ngành chức năng của tỉnh Lâm Đồng hỗ trợ, tạo điều kiện tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu nông sản của Lâm Đồng.

Với sự quyết tâm, Tổ hợp tác đã mạnh dạn vay vốn ngân hàng, kết hợp cùng các bạn trẻ đến từ Quảng Nam, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu chuyển hướng sang sản xuất nông nghiệp hữu cơ.

“Thời gian đầu chúng tôi chuyển sang sản xuất hữu cơ đã bị ảnh hưởng bởi sâu bệnh, sản phẩm không đạt năng suất, trong khi đó sự hiểu biết của người tiêu dùng còn rất hạn chế, chưa biết sản phẩm hữu cơ là gì. Quyết tâm của các hộ trong Tổ hợp tác đã đem đến các sản phẩm sạch, tốt cho sức khỏe con người. Cùng với nỗ lực của chúng tôi tại các trang trại ở Lạc Dương, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Lâm Đồng cũng đã tạo điều kiện xây dựng chuỗi nông nghiệp hữu cơ, liên kết các hộ với nhau”, bà Hồng cho hay.

Công ty TNHH Nông sản Tổ hợp tác Hiếu Linh hiện có 2,5ha được chứng nhận hữu cơ. Ảnh: PC.

Công ty TNHH Nông sản Tổ hợp tác Hiếu Linh hiện có 2,5ha được chứng nhận hữu cơ. Ảnh: PC.

Đến cuối năm 2023, Tổ hợp tác có 8 sản phẩm OCOP gồm: Bánh củ quả, trà tía tô, trà bồ công anh, mứt dâu tây, dâu tây sấy, dâu tây cuộn, cao bồ công anh. Các sản phẩm này được bày bán tại Trung tâm OCOP Lạc Dương, OCOP Đà Lạt.

Từ đây, Tổ hợp tác không còn lo được mùa mất giá. Bên cạnh đó, các cơ quan, ban ngành cũng tạo cơ chế hỗ trợ, khuyến khích, kích cầu, có sự liên kết theo chuỗi giá trị giúp các hộ trong Tổ hợp tác liên kết sản xuất các sản phẩm đáp ứng theo nhu cầu của thị trường và theo đơn đặt hàng của nhiều đơn vị.

Với xu thế hiện nay, Tổ hợp tác Hiếu Linh đang cố gắng xây dựng thêm vùng nguyên liệu về dược liệu và chế biến sâu để nâng tầm giá trị sản phẩm, tạo thêm việc làm cho lao động địa phương và xây dựng chuỗi liên kết có gắn mã vùng trồng, mang lại giá trị thương hiệu cho địa phương.

“Sản xuất nông nghiệp nói chung và nông nghiệp hữu cơ nói riêng được liên kết theo chuỗi giá trị là hướng đi bền vững giúp nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho nông dân và doanh nghiệp. Sự phát triển của nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị cho thấy vai trò quan trọng của việc liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hợp đồng. Đồng thời, liên kết nhằm mục tiêu phân bổ lợi ích và cả rủi ro giữa những người tham gia để cùng nhau phát triển”.

(GS.TS Đào Thanh Vân, Phó Chủ tịch Hiệp hội Nông nghiệp hữu cơ Việt Nam)





Nguồn: https://nongsanviet.nongnghiep.vn/xay-dung-chuoi-lien-ket-chia-khoa-de-nong-nghiep-huu-co-cat-canh-d382367.html

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đại gia Phú Thọ nợ hàng trăm tỷ tiền thuế

Công ty TNHH Hải Linh gắn liến tên tuổi đại gia Phú Thọ đứng đầu danh sách nợ thuế ở tỉnh Phú...

Tập đoàn Quế Lâm hợp tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hữu cơ

HÀ TĨNH Công ty Cổ phần Tập đoàn Quế Lâm ký hợp tác đầu tư sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp...

Bình Dương bàn giải pháp phát triển nông nghiệp sinh thái, hữu cơ, tuần hoàn

Sở NN-PTNT tỉnh Bình Dương vừa tổ chức hội thảo bàn giải pháp để phát triển nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh...

Mô hình nông nghiệp tuần hoàn gà ri thả trên vườn đồi

HÒA BÌNH Buổi tối dùng cơm ở nhà ông Bùi Thanh Truyền tôi quên sao được miếng gan gà béo mềm như bơ...

Chuyện sản xuất rươi hữu cơ và vấn nạn xâm nhập mặn

HẢI PHÒNG Nếu có cơ quan, ban ngành nào làm VietGAP, hữu cơ về rươi, có mã QR để minh bạch rươi sạch...

Bài đọc nhiều

Chính thức ban hành Chiến lược Blockchain Quốc gia

(ĐCSVN)- Ngày 22/10, Chính phủ ban hành quyết định số 1236/QĐ- TTg công bố Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ Blockchain đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Trong Chiến lược quốc gia về Ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Chiến lược Blockchain Quốc gia) vừa được Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc ký ban hành, blockchain được định...

Khởi động siêu đô thị biển CaraWorld

Được đánh giá là thế hệ thủ lĩnh tiếp theo của ngành bất động sản, CaraWorld thừa hưởng trọn vẹn dư địa tăng trưởng của Cam Ranh nói riêng và Khánh Hòa nói chung. Được đánh giá là thế hệ thủ lĩnh tiếp theo của ngành bất động sản, CaraWorld thừa hưởng trọn vẹn dư địa tăng trưởng của Cam Ranh nói riêng và Khánh Hòa nói chung. Ngày...

Hà Nội khẩn trương rà soát bảng giá đất cũ, chuẩn bị xây dựng bảng giá đất mới

Đây là yêu cầu từ phía Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với TP. Hà Nội. Sự điều chỉnh, thay đổi này nhằm mục tiêu đưa bảng giá đất trở nên phù hợp hơn với bối cảnh thị trường. Hà Nội khẩn trương rà soát bảng giá đất cũ, chuẩn bị xây dựng bảng giá đất mớiĐây là yêu cầu từ phía Bộ Tài nguyên và Môi trường đối với TP. Hà Nội. Sự điều chỉnh, thay đổi này...

Kết nối giao thương giữa Tập đoàn CGC Japan và doanh nghiệp Việt Nam

(ĐCSVN)- Hội nghị mang đến cơ hội để doanh nghiệp hai bên tìm kiếm cho mình những đối tác tiềm năng tương xứng và các cơ hội hợp tác kinh doanh - xuất nhập khẩu mới. ...

Cùng chuyên mục

Chung cư gần đường sắt Cát Linh

So với năm 2021, các chung cư gần đường sắt Cát Linh - Hà Đông tăng giá 100 - 120%. Nhiều dự án khi xưa thuộc phân khúc trung cấp, nhưng nay đã có giá lên đến 55 - 70 triệu đồng/m2, đắt ngang chung cư cao cấp mới. Chung cư gần đường sắt Cát Linh - Hà Đông tăng giá gấp đôi sau 3 năm, đắt ngang dự án cao cấpSo với năm 2021, các chung cư gần đường...

Doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) đến Hanssip tìm kiếm cơ hội

Các doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại tổng hợp Hồng Kông (HKGCC) đã đến làm việc với Công ty cổ phần Đầu tư - Phát triển N&G (N&G Corp.) thông qua sự giới thiệu và kết nối của lãnh đạo Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Các doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại tổng hợp Hồng Kông (HKGCC) đã đến làm việc với Công ty cổ phần Đầu tư - Phát triển N&G (N&G Corp.) thông...

Luật Điện lực sửa đổi: Kỳ vọng “phá băng” các dự án chưa thể vận hành thương mại

DNVN - Sau nhiều năm vướng mắc pháp lý và hạn chế về hạ tầng, các dự án năng lượng tái tạo (NLTT) tại Việt Nam đang kỳ vọng vào sự thay đổi mạnh mẽ từ Luật Điện lực sửa đổi. Cơ chế mua bán điện trực tiếp (DPPA) sẽ được đưa vào khuôn...

Xuất khẩu gạo 2024 khả năng đạt kỷ lục mới

Giá lúa gạo ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tuần qua không có nhiều biến động. Giá xuất khẩu gạo giảm cùng chung xu hướng với các nhà xuất khẩu lớn. Tuy nhiên, với kết quả xuất khẩu gạo tích cực từ đầu năm, xuất khẩu gạo Việt Nam năm 2024 có thể đạt kỷ lục mới.Tại Bangladesh, các quan chức cho biết nước này đang xem xét giảm thuế nhập khẩu gạo hơn nữa do...

Hoãn cưới vì giá nhà, giá vàng thi nhau tăng ‘dựng đứng’

Dự định tổ chức đám cưới cuối năm 2024 của anh Quách Mạnh Cường (quê Đắk Lắk) không thể thực hiện được do giá vàng nhẫn tăng lên mức kỷ lục.Anh Cường cho biết, anh và vợ yêu nhau được 3 năm, dự định về một nhà vào cuối năm nay và lên kế hoạch từ lâu. Anh cố gắng tích cóp một phần thu nhập mỗi tháng để dành cho việc lấy vợ. Thế nhưng, mọi chuyện...

Mới nhất

Cam là quả đang bán có giá nhất ở một xã của Hà Tĩnh, cả làng hái bán, nhà nào cũng cầm tiền to

Thời điểm này, các giống cam tại xã Thượng Lộc, huyện Can Lộc (Hà Tĩnh) đã bắt đầu chín. Theo nông dân trồng cam, năm nay cam đạt năng suất cao,...

Diễn đàn mùa thu tại Mỹ 2024: Định hình rõ hơn mô hình Trung tâm tài chính cho TP.HCM

Diễn đàn mùa thu TP.HCM tại Mỹ 2024 kéo dài từ cuối tháng 10 đến đầu tháng 11-2024, ghi nhận sự quan tâm của các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghệ, tài chính, y tế và tri thức. ...

Phân bón Dầu khí thực thi sứ mệnh vì chữ “An”

Phân bón Dầu khí thực thi sứ mệnh vì chữ "An" | 03/11/2024 ...

Thổ Nhĩ Kỳ​ “bỏ vốn” mạnh mẽ vào châu Phi ​

Ngày 3/11, trong khuôn khổ Hội nghị cấp Bộ trưởng về châu Phi diễn ra tại Djibouti, Thổ Nhĩ Kỳ đã cam kết tăng cường quan hệ và tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào châu Phi.

Chủ tịch Quốc hội Chính quyền Nhân dân Cuba kết thúc tốt đẹp chuyến thăm làm việc tại Việt Nam

(ĐCSVN) - Trong chuyến thăm làm việc tại Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Cuba Esteban Lazo Hernandez, lãnh đạo hai bên nhất trí khẳng định, trải qua 64 năm từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao, mối quan hệ đoàn kết, gắn bó giữa Việt Nam - Cuba do Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh...

Mới nhất