Trang chủNewsChính trịXây dựng các dự án luật bảo đảm tiến độ, nâng cao...

Xây dựng các dự án luật bảo đảm tiến độ, nâng cao chất lượng, bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước


Theo chương trình phiên họp, Chính phủ sẽ xem xét cho ý kiến, quyết nghị đối với 11 nội dung (6 dự án luật, 4 đề nghị xây dựng pháp luật, và đề nghị về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh).

Cụ thể, 6 dự án luật được thảo luận gồm: Dự án Luật Phòng không nhân dân; dự án Luật Quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (sửa đổi); dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi); dự án Luật Địa chất và khoáng sản; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược.

4 đề nghị xây dựng luật gồm: Đề nghị xây dựng Luật Hàm, cấp ngoại giao; đề nghị xây dựng Luật Hàng không (sửa đổi); đề nghị xây dựng Luật Đường sắt (sửa đổi); đề nghị xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số.

Chính phủ cũng xem xét, cho ý kiến về đề nghị về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024.

Xây dựng các dự án luật bảo đảm tiến độ, nâng cao chất lượng, bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ảnh 1
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu chỉ đạo tại phiên họp.

Phát biểu ý kiến khai mạc phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắc lại, xây dựng và hoàn thiện thể chế là một trong ba đột phá chiến lược đã được Đảng, Nhà nước ta xác định. Năm 2024, ngay trong những ngày đầu năm, chúng ta đã và đang nỗ lực, khẩn trương triển khai đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó, đột phá về thể chế tiếp tục là một nhiệm vụ trọng tâm.

Thời gian qua, chúng ta đã có nhiều nỗ lực và đạt nhiều kết quả trong xây dựng và hoàn thiện thể chế, song có những quy định đã bị thực tiễn vượt qua; nhiều lĩnh vực mới đang phát triển đòi hỏi phải có quy định của pháp luật để điều chỉnh. Tháng 1/2024, Chính phủ đã họp phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật với 5 nội dung.

Chúng ta đã có nhiều nỗ lực và đạt nhiều kết quả trong xây dựng và hoàn thiện thể chế, song có những quy định đã bị thực tiễn vượt qua; nhiều lĩnh vực mới đang phát triển đòi hỏi phải có quy định của pháp luật để điều chỉnh.

Thủ tướng Chính phủ

Thủ tướng nêu rõ, nhiệm vụ tháng 2 còn nặng nề hơn, vừa tích cực chuẩn bị trình Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh năm 2024 (phải trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 1/3/2024), vừa quyết nghị các dự án luật phục vụ Kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khóa XV (tháng 5/2024).

Theo Thủ tướng, những nội dung của phiên họp đều là những nội dung quan trọng, khó, với yêu cầu cao, trong khi thời gian và nguồn lực có hạn. Để bảo đảm tiến độ và nâng cao chất lượng, Thủ tướng yêu cầu với các cơ quan chủ trì, soạn thảo, các Bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan phải trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng các dự án luật, đề nghị xây dựng pháp luật, các cơ quan liên quan phải có ý kiến kịp thời; bố trí các cán bộ có năng lực, trình độ, tâm huyết cho công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế; rà soát lại chế độ, chính sách bảo đảm phù hợp cho các cán bộ làm công tác này với quan điểm đầu tư cho xây dựng thể chế chính là đầu tư cho sự phát triển.

Thủ tướng lưu ý trong quá trình xây dựng các dự án luật, các đề nghị xây dựng pháp luật thì chỉ lấy ý kiến một lần các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan, nếu còn ý kiến khác nhau thì Phó Thủ tướng phụ trách chủ trì triệu tập cuộc họp với các bộ, cơ quan để xử lý ngay. Đồng thời, Thủ tướng yêu cầu các cơ quan cần chuẩn bị, ban hành kịp thời các văn bản hướng dẫn để thi hành ngay sau khi các luật có hiệu lực.

Xây dựng các dự án luật bảo đảm tiến độ, nâng cao chất lượng, bám sát chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước ảnh 2
Các đại biểu tham dự phiên họp.

Với tinh thần “khó khăn ở đâu tháo gỡ ở đó, vướng mắc ở cấp nào thì cấp đó giải quyết”, Thủ tướng đề nghị các cơ quan tiếp tục rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định, bảo đảm rõ ràng, chặt chẽ, minh bạch, công khai, sát thực tiễn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện, dễ kiểm tra, giám sát, dễ đánh giá, để các đối tượng thực thi, tuân thủ pháp luật yên tâm thực hiện.

Thủ tướng nhấn mạnh, thực tiễn cho thấy nếu công tác xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật được chuẩn bị kỹ, làm tốt việc tổng kết thực tiễn, dự báo tình hình, thì các quy định, chính sách sau khi ban hành sẽ đi ngay vào cuộc sống, giải quyết được những khó khăn, vướng mắc, còn nếu chuẩn bị không kỹ, không tốt thì vừa làm xong đã phải sửa đổi, bổ sung.

Phát biểu khai mạc phiên họp, nhân dịp kỷ niệm 69 năm Ngày Thầy thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2024), Thủ tướng Phạm Minh Chính trân trọng gửi tới đội ngũ thầy thuốc, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành y tế lời cảm ơn, lời chào trân trọng, lời thăm hỏi ân cần và lời chúc mừng tốt đẹp nhất; mong đội ngũ thầy thuốc, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong ngành y tế tiếp tục hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chăm sóc, bảo vệ tính mạng, sức khỏe của nhân dân với phương châm phòng bệnh hơn chữa bệnh, thực hiện tốt lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Thầy thuốc như mẹ hiền”, đáp ứng mong đợi của Đảng, Nhà nước và nhân dân.

Sau khi lắng nghe các ý kiến thảo luận, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã cho ý kiến kết luận đối với từng nội dung và giao các nhiệm vụ cụ thể hoàn thiện các dự án luật, đề nghị xây dựng luật. Trong đó, với dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dược, Thủ tướng cho rằng thuốc là hàng hóa đặc biệt nên phải có chính sách quản lý đặc biệt song cần thông thoáng trên cơ sở loại bỏ cơ chế xin cho, tuân thủ quy luật thị trường, đơn giản hóa thủ tục hành chính cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc, dược liệu, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tăng cường công nhận đánh giá sự phù hợp từ các nước tiên tiến. Thủ tướng cũng lưu ý chính sách khuyến khích thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp dược.

Với dự án Luật Di sản văn hóa (sửa đổi), Thủ tướng nhấn mạnh yêu cầu giữ gìn, tôn tạo, phát huy di sản văn hóa của dân tộc, phát triển công nghiệp văn hóa, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh trong lĩnh vực di sản văn hóa, huy động nguồn lực xã hội thông qua tăng cường hợp tác công tư; phát triển nguồn nhân lực văn hóa. Thủ tướng lưu ý cần nghiên cứu kỹ lưỡng, tham khảo kinh nghiệm quốc tế, lấy ý kiến chuyên gia về quy định liên quan kinh doanh bảo vật trên cơ sở quản lý bằng công cụ thuế. Thủ tướng cũng lưu ý cần khuyến khích và có chính sách quản lý hoạt động của bảo tàng tư nhân; các quy định của luật này không chồng chéo với Luật Lưu trữ…

Kết luận chung về phiên họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính ghi nhận, đánh giá cao các bộ chủ trì đã nỗ lực, tích cực chuẩn bị, trình các dự án, đề nghị xây dựng luật, nghiêm túc tiếp thu, giải trình; các ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, sâu sát của các đồng chí thành viên Chính phủ và các đại biểu tại phiên họp.

Thủ tướng đề nghị các đồng chí Bộ trưởng chỉ đạo tiếp thu nghiêm túc, đầy đủ ý kiến thành viên Chính phủ, hoàn thiện các dự án luật, đề nghị xây dựng luật, đề nghị về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh; các đồng chí Phó Thủ tướng quan tâm, trực tiếp chỉ đạo việc hoàn thiện các dự án, đề án theo phân công; trình cấp có thẩm quyền theo quy định.

Về chuẩn bị đề nghị Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh 2024, Thủ tướng giao Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp hướng dẫn, đôn đốc các bộ, cơ quan trình các đề nghị xây dựng luật để trình Chính phủ xem xét, thông qua; tổng hợp đưa vào đề nghị của Chính phủ trình Quốc hội.

Về việc chuẩn bị các dự án luật trình Quốc hội xem xét, cho ý kiến vào Kỳ họp thứ 7 sắp tới, số lượng các dự án luật rất lớn, vì vậy nhiệm vụ đặt ra là rất nặng nề, Thủ tướng đề nghị các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ tập trung nguồn lực, lãnh đạo, chỉ đạo hoàn thiện các dự án luật theo quy định.

Đối với 2 dự án luật, gồm dự án Luật Công chứng (sửa đổi) và Luật Phòng, chống mua bán người (sửa đổi) đã được Chính phủ thông qua tại Phiên họp chuyên đề pháp luật tháng 1/2024, Thủ tướng giao Bộ Tư pháp, Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện hồ sơ dự án Luật để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo đúng thời hạn.

Đối với dự án Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn, Thủ tướng giao Bộ Xây dựng khẩn trương chỉnh lý, hoàn thiện hồ sơ dự án luật, trình các cấp có thẩm quyền theo quy định. Lưu ý một số trọng tâm, yêu cầu trong xây dựng, hoàn thiện thể chế, Thủ tướng yêu cầu phát huy vai trò của người đứng đầu, các đồng chí Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế; tập trung nguồn lực, có chế độ chính sách phù hợp với cán bộ, công chức làm công tác pháp chế, nhất là công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế; rút ngắn hơn nữa quy trình sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật để đáp ứng yêu cầu thực tiễn; tiếp tục tham khảo kinh nghiệm quốc tế, tiếp thu những nội dung phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh nước ta; tăng cường truyền thông chính sách, nhất là truyền thông trong quá trình xây dựng, ban hành pháp luật, tạo sự đồng thuận và hiệu quả trong quá trình xây dựng, ban hành và thực thi pháp luật.

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh yêu cầu bảo đảm tiến độ và nâng cao chất lượng các dự án luật trên cơ sở bám sát chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan, tháo gỡ được các khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn, xử lý được các vấn đề đã có quy định nhưng thực tiễn đã vượt qua, các vấn đề mới chưa có quy định điều chỉnh; tăng cường năng lực phản ứng chính sách; bảo đảm quy trình, thủ tục đúng quy định.

Thủ tướng lưu ý thiết kế chính sách, quy định và diễn đạt bảo đảm rõ ý, ngắn gọn, dễ hiểu, dễ làm, dễ kiểm tra, giám sát, dễ đánh giá; chú trọng lắng nghe ý kiến chuyên gia, nhà khoa học, nhà hoạt động thực tiễn, doanh nghiệp, người dân; với các vấn đề còn ý kiến khác nhau thì thiết kế các phương án cụ thể, nêu rõ quan điểm để các cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Thủ tướng đặc biệt nhấn mạnh yêu cầu loại bỏ cơ chế xin-cho để phòng, chống lợi ích nhóm, tham nhũng, tiêu cực, phòng ngừa sai phạm; cắt giảm tối đa, đơn giản hóa thủ tục hành chính, điều kiện kinh doanh, không gây phiền hà, giảm chi phí, thời gian cho người dân, doanh nghiệp; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền đi đôi với phân bổ nguồn lực phù hợp, nâng cao năng lực thực thi, tăng cường kiểm tra, giám sát; khơi thông mọi nguồn lực cho phát triển.





Nguồn

Cùng chủ đề

Hoàn thành 5 việc về sắp xếp tổ chức bộ máy trong tháng 12

Chính phủ yêu cầu khẩn trương hoàn thành theo thời hạn cụ thể trong tháng 12.2024 các công việc liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy. Chính phủ yêu cầu tập trung ưu tiên cao nhất mọi nguồn lực để sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ, các tổ chức bên trong của bộ. Ảnh: Nhật Bắc Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 233/NQ-CP phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11.2024. Một trong những nội...

Đột phá về thể chế để khơi thông mọi nguồn lực cho đất nước phát triển mạnh mẽ

NDO - Ngày 4/12, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11/2024 để thảo luận, cho ý kiến về 6 đề nghị xây dựng luật, gồm: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Luật Năng lượng nguyên tử (sửa đổi);...

Đổi mới công tác xây dựng và thi hành pháp luật để tiến vào kỷ nguyên mới

Để không bỏ lỡ những cơ hội phát triển, đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam, bám sát những chỉ đạo sâu sắc của đồng chí Tổng Bí thư và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước thời gian gần đây, có thể thấy, đã rất chín muồi để thúc đẩy việc đổi mới căn bản công tác xây dựng và thi hành pháp luật.Đó là nhận định...

Thủ tướng: Chuẩn bị tốt hồ sơ trình chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao Bắc

Thủ tướng cũng đề nghị rà soát các công việc phục vụ Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, trong đó có việc chuẩn bị tốt hồ sơ trình chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam. ...

Bộ Công Thương phê duyệt Đề án Tổng kết việc thực hiện Quyết định 2114/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ

Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ký Quyết định 2960/QĐ-BCT ngày 6/11 về phê duyệt Đề án Tổng kết việc thực hiện Quyết định 2114/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Quyết định do Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên ký nêu rõ, ban hành kèm theo Quyết định này Đề án Tổng kết việc thực hiện Quyết định 2114/QĐ-TTg ngày 16/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Kết luận...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vietravel Airlines được vinh danh Thương hiệu hàng đầu Việt Nam

Ngày 22/12, Hãng hàng không Vietravel (Vietravel Airlines) chính thức được vinh danh tại Lễ công bố Thương hiệu hàng đầu Việt Nam 2024 ở 2 hạng mục là “Top 10 Thương hiệu hàng đầu Việt Nam 2024” và Doanh nhân trí thức tiêu biểu Việt Nam 2024”. Vinh danh Vietravel Airlines ở hạng mục là “Top 10 Thương hiệu hàng đầu Việt Nam 2024”. Giải thưởng Thương hiệu hàng đầu Việt Nam 2024 (Viet Nam Top Brand 2024) là một...

Phòng ngừa mày đay bùng phát vào mùa đông

NDO - Vào mùa đông, mày đay là một tình trạng rất hay gặp do người mắc có cơ địa da nhạy cảm, khi trời chuyển lạnh và kết hợp với sự khô hanh sẽ là tác nhân làm bùng phát hoặc nặng thêm tình trạng này. Theo các bác sĩ Bệnh viện Da liễu Trung ương, mày đay có thương tổn da là những sẩn phù được bao quanh bởi quầng đỏ, rất ngứa. Các...

Tỷ lệ chuyến bay đúng giờ của Vietnam Airlines vượt trội so toàn ngành

Trong 11 tháng năm 2024, Vietnam Airlines đạt tỷ lệ cất cánh đúng giờ (OTP) cao gần 82%. Kết quả này cao hơn đáng kể so mức trung bình 73,7% của toàn ngành hàng không Việt Nam. Theo thống kê của Cục Hàng không Việt Nam, trong giai đoạn từ tháng 1 đến tháng 11 năm 2024, Vietnam Airlines đã khai thác 98.985 chuyến bay, trong đó số chuyến bay cất cánh đúng giờ là 80.944 chuyến, đạt tỷ lệ 81,8%. VASCO,...

FDA chấp thuận thuốc điều trị rối loạn chảy máu của Novo Nordisk

NDO - Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm của Mỹ (FDA) hôm qua đã phê duyệt loại thuốc của Novo Nordisk (Đan Mạch) có tác dụng ngăn ngừa hoặc giảm các đợt chảy máu ở những bệnh nhân mắc chứng rối loạn đông máu, một loại bệnh máu khó đông. Loại thuốc có tên Alhemo, tiêm dưới da, đã được chấp thuận cho những bệnh nhân từ 12 tuổi trở lên, có kháng...

Đà Nẵng: Sản phẩm OCOP khoác áo Tết

NDO - Các sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng của thành phố Đà Nẵng năm nay đã khoác thêm những màu áo mới, rực rỡ sắc xuân nhờ sự chủ động đổi mới trong mẫu mã của hợp tác xã, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường Tết. Những mẫu quà Tết của Đô 37 đã có đơn đặt hàng. Từ tháng 11, bao bì các sản phẩm bánh dừa nướng của của Công ty TNHH Mỹ Phương...

Bài đọc nhiều

Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Đại đoàn kết là truyền thống quý báu của dân tộc ta, được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước, ngày nay, sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc đang tiếp tục phát huy cao độ, trở thành động lực của công cuộc đổi mới toàn diện đất nước.  Với yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, phấn đấu đưa nước ta trở...

Đoàn Kiểm tra của Ban Bí thư thông báo dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra tại Quảng Ngãi

Chiều 21/12, Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư do ông Đỗ Văn Chiến, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ngãi về thông báo dự thảo báo cáo kết quả kiểm tra việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện Kết luận số 21-KL/TW, ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương. ...

Trí thức hiến kế để ‘đầu tàu’ bứt phá

Nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, trí thức kiều bào tiêu biểu cho rằng, đã đến lúc TPHCM cần trực tiếp và tích cực vận động, thu hút, sử dụng người tài cho giai đoạn bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình dân tộc. ...

Đoàn kiểm tra 1352 của Bộ Chính trị làm việc tại Ninh Bình

NDO - Chiều 21/12, Đoàn kiểm tra theo Quyết định 1352-QĐNS/TW ngày 9/7/2024 của Bộ Chính trị do đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình. Tại buổi làm việc, đại diện đoàn kiểm tra đã báo cáo kết...

Tổng cục Hậu cần bàn giao “Nhà tình nghĩa” tặng vợ liệt sĩ Phạm Đăng Thư

NDO - Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), sáng 21/12, tại huyện Gia Lộc, Tổng cục Hậu cần (Bộ Quốc phòng) tổ chức Lễ khánh thành, bàn giao “Nhà tình nghĩa” tặng bà Phạm Thị Bội, là vợ liệt sĩ, trú tại thôn An Cư 2, xã Quang Đức, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025

NDO - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký ban hành Công điện số 137/CĐ-TTg ngày 20/12/2024 về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025. Công điện nêu rõ: Dưới sự lãnh đạo của Đảng, mà trực tiếp, thường xuyên là Bộ Chính trị, Ban Bí thư, sự đồng hành của Quốc hội, sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời, hiệu quả của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự nỗ lực của...

Trí thức hiến kế để ‘đầu tàu’ bứt phá

Nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, trí thức kiều bào tiêu biểu cho rằng, đã đến lúc TPHCM cần trực tiếp và tích cực vận động, thu hút, sử dụng người tài cho giai đoạn bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình dân tộc. ...

Đoàn kiểm tra 1352 của Bộ Chính trị làm việc tại Ninh Bình

NDO - Chiều 21/12, Đoàn kiểm tra theo Quyết định 1352-QĐNS/TW ngày 9/7/2024 của Bộ Chính trị do đồng chí Nguyễn Xuân Thắng, Ủy viên Bộ Chính trị, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Bình. Tại buổi làm việc, đại diện đoàn kiểm tra đã báo cáo kết...

Triển khai đồng bộ, hiệu quả công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực

NDO - Chiều 21/12, Tỉnh ủy Hà Nam tổ chức Hội nghị tổng kết công tác nội chính, cải cách tư pháp và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2024; triển khai nhiệm vụ năm 2025. Năm 2024, Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Nam đã quán triệt, triển khai, cụ thể hóa các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo của Trung ương, đồng thời, ban hành nhiều văn bản lãnh đạo, chỉ...

Tổng cục Hậu cần bàn giao “Nhà tình nghĩa” tặng vợ liệt sĩ Phạm Đăng Thư

NDO - Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), sáng 21/12, tại huyện Gia Lộc, Tổng cục Hậu cần (Bộ Quốc phòng) tổ chức Lễ khánh thành, bàn giao “Nhà tình nghĩa” tặng bà Phạm Thị Bội, là vợ liệt sĩ, trú tại thôn An Cư 2, xã Quang Đức, huyện Gia Lộc, tỉnh Hải...

Mới nhất

Tạo đà phát triển cho doanh nghiệp nông sản qua lễ hội OCOP tại Tp.HCM

Chuỗi sự kiện kết nối sản phẩm OCOP thông qua lễ hội nông sản góp phần quảng bá sản phẩm 63 tỉnh thành Việt Nam góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, quảng bá địa phương. Ngày 20/12, tại trụ sở Văn phòng Liên cơ quan Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã diễn ra lễ khai...

Thưởng Tết ở TPHCM cao nhất hơn 1,9 tỷ đồng

Mức thưởng tết Dương lịch và Ất Tỵ năm 2025 ở TPHCM cao nhất lần lượt là 1,8 tỷ và hơn 1,9 tỷ đồng đều thuộc về doanh nghiệp FDI. Sở LĐ-TB&XH vừa có báo cáo về kết quả khảo sát tình hình tiền lương năm 2024 và kế hoạch thưởng Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán Ất Tỵ...

Cải cách thể chế – trợ lực cho công cuộc chống lãng phí

Cải cách thể chế với những quy định phù hợp được cho là giải pháp quan trọng thúc đẩy công cuộc chống lãng phí, thực hành tiết kiệm hiệu quả. Thực hành tiết kiệm chống lãng phí là chủ trương lớn của Đảng, tuy nhiên đây là lĩnh vực rộng và rất khó, vậy giải pháp...

Ocean City tổ chức hội chợ xuân Giảng Võ, quy tụ gần 200 gian hàng Việt Nam và Quốc tế

Ngày 23/12, Công ty Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEFAC) và Công ty Cổ phần Vinhomes công bố phối hợp tổ chức Hội chợ Xuân Giảng Võ 2025 tại Vinhomes Ocean Park. Hội chợ diễn ra từ 18/01/2025 đến hết ngày 16/03/2025 với quy mô gần 200 gian hàng đặc sắc của Việt Nam và...

Mới nhất