Lao động ở 5 địa phương sau có số giờ làm việc trung bình mỗi tuần cao nhất cả nước
Thứ Ba, 14/3/2023| 16:01Theo Tổng cục Thống kê, vùng Đồng bằng sông Hồng có số giờ làm việc bình quân/tuần cao nhất trong 6 vùng kinh tế (43,9 giờ/tuần) trong năm 2021. Trong đó, lao động ở Quảng Ninh có số giờ làm việc trung bình mỗi tuần cao nhất cả nước.
Theo báo cáo mới nhất của Tổng cục Thống kê về Điều tra lao động việc làm, số giờ làm việc bình quân mỗi tuần của một lao động có xu hướng giảm dần trong giai đoạn 2019-2021, từ mức 43,2 giờ/tuần (2019) xuống còn 40,3 giờ/tuần (2021). Trong đó, số giờ làm việc bình quân/tuần của lao động ở thành thị năm 2019 là 44,6 giờ/tuần, giảm xuống còn 40,5 giờ/tuần vào năm 2021. Số giờ làm việc bình quân/tuần của lao động ở nông thôn giảm từ mức 42,5 giờ/tuần (2019) xuống còn 40,2 giờ/tuần (2021).
Trong số 63 tỉnh, thành, lao động ở Quảng Ninh có số giờ làm việc trung bình mỗi tuần cao nhất cả nước trong năm 2021. Cụ thể, số giờ trung bình một lao động ở Quảng Ninh phải làm việc mỗi tuần là 47,4 giờ. Trong đó, số giờ làm việc trung bình của lao động nam cao hơn lao động nữ, tương ứng 48,4 giờ/tuần và 46,3 giờ/tuần.
Địa phương có số giờ làm việc trung bình mỗi tuần cao thứ hai cả nước là Thái Bình. Theo đó, trong năm 2021, số giờ trung bình một lao động ở Thái Bình phải làm việc là 47,1 giờ. Trong đó, số giờ làm việc trung bình của lao động nam là 49 giờ/tuần; lao động nữ là 45,1 giờ/tuần.
Sau Thái Bình, lao động ở Bắc Ninh có số giờ làm việc trung bình mỗi tuần cao thứ ba cả nước trong năm 2021. Cụ thể, số liệu của Tổng cục Thống kê cho biết, số giờ trung bình mỗi tuần của một lao động ở Bắc Ninh là 47 giờ/tuần. Trong đó, số giờ làm việc trung bình của lao động nam và lao động nữ lần lượt là 47,9 giờ/tuần và 46,1 giờ/tuần.
Ngoài ra, Phú Thọ và Thanh Hóa là hai địa phương có số giờ làm việc trung bình mỗi tuần cao thứ tư và thứ năm cả nước trong năm 2021, với số giờ làm việc trung bình mỗi tuần của một lao động đều là 45,5 giờ. Trong đó, ở Phú Thọ, số giờ làm việc trung bình của lao động nam và lao động nữ lần lượt là 47,1 giờ/tuần và 43,7 giờ/tuần. Ở Thanh Hóa, số giờ làm việc trung bình của lao động nam là 46,9 giờ/tuần; lao động nữ là 44,1 giờ/tuần.
Nguồn: TCTK
Riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, trong năm 2021, số giờ làm việc trung bình mỗi tuần của lao động ở hai thành phố lần lượt là 41,5 giờ/tuần và 39,5 giờ/tuần, tương ứng với vị trí 23 và 35 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Trong đó, ở Hà Nội, số giờ làm việc trung bình của lao động nam là; lao động nữ là. Còn ở Thành phố Hồ Chí Minh, số giờ làm việc trung bình của lao động nam là; lao động nữ là.
Xét theo tỷ trọng lao động của từng nhóm giờ làm việc trong tuần (tính theo số giờ làm việc thực tế của tất cả các công việc) chia theo giới tính, thành thị/nông thôn và vùng, số liệu cho thấy, khoảng 40,8% lao động làm từ 40-48 giờ/tuần và có tới 31% lao động làm việc trên 48 giờ một tuần.
Mặt khác, số lao động làm việc dưới 20 giờ/tuần chiếm tỷ trọng thấp (6,4%). Tỷ trọng lao động làm việc trên 48 giờ một tuần của nam (33,8%) cao hơn của nữ (27,8%). Tỷ trọng lao động làm việc dưới 35 giờ/tuần của năm 2021 là 21,5%; tỷ trọng này chênh lệch đáng kể giữa thành thị (15,2%) và nông thôn (24,8%).
Trong 6 vùng kinh tế - xã hội, tỷ trọng lao động làm việc dưới 35 giờ/tuần thấp nhất ở vùng Đông Nam Bộ (14,1%) và cao nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (38,4%). Tỷ trọng lao động làm việc trên 60 giờ cao nhất là vùng Đồng bằng sông Hồng (7,8%) và thấp nhất là vùng Tây Nguyên (2,8%).
Nếu xét theo số giờ làm việc bình quân thực tế/tuần chia theo giới tính, thành thị/nông thôn và các vùng, số giờ làm việc bình quân/tuần của năm 2021 là 40,3 giờ/tuần, số giờ làm việc bình quân/tuần của nam cao hơn nữ (tương ứng 41,4 giờ và 39,0 giờ).
Bên cạnh đó, vùng Đồng bằng sông Hồng có số giờ làm việc bình quân/tuần cao nhất trong 6 vùng (43,9 giờ/tuần), chênh lệch số giờ làm việc bình quân/tuần giữa thành thị và nông thôn khác nhau giữa các vùng. Mức chênh lệch này lớn nhất là ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long (3,4 giờ/tuần), riêng hai thành phố lớn là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh số giờ làm việc bình quân/tuần khu vực nông thôn lại cao hơn thành thị, tương ứng là 2,3 giờ/tuần và 2,5 giờ/tuần.
Theo Toquoc.vn
Infographic 7 cách sử dụng thông tin công dân thay thế cho sổ hộ khẩu
Theo quy định mới nhất, người dân có thể cung cấp các loại giấy tờ như: CCCD gắn chip, ứng dụng VNeID… thay cho việc xuất trình sổ hộ khẩu và sổ tạm trú giấy...
Âm nhạc xoa dịu nỗi đau cho trẻ mồ côi vì Covid-19
Chương trình “Việt Nam& Nhật Bản cùng thắp sáng hy vọng” với mong muốn mang lại những điều tốt đẹp hơn cho sức khỏe tâm lý và tinh thần của các học sinh là...
Chiêu lừa đảo 'con đang cấp cứu, chuyển tiền gấp' lan ra Hà Nội
Một số phụ huynh ở Hà Nội cho hay nhận được điện thoại của người lạ gọi, với thông báo con của vị phụ huynh đang bị cấp cứu ở Bệnh viện Việt Đức và yêu cầu...
Ngày Quốc tế hành động vì các dòng sông: Thúc đẩy hành động tích cực
Ngày Quốc tế hành động vì các dòng sông dịp để các quốc gia cùng chung tiếng nói bảo vệ các dòng sông - mạch sống của các hệ sinh thái, đề ra những chính sách...
Phát hiện lái xe sử dụng bằng lái giả, chở quá số người quy định
Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Hải Dương vừa phát hiện một xe khách chở quá số người quy định, lái xe sử dụng giấy phép giả để điều khiển phương tiện...
Xếp hàng chờ lấy phiếu hẹn đăng kiểm ở Hà Nội
Mặc dù có sự hỗ trợ từ lực lượng CSGT nhưng người dân TP. Hà Nội vẫn phải xếp hàng dài. Có người phải chờ 10 ngày sau mới đến lượt đăng kiểm.