Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcXã hội hóa giáo dục, làm sao để không biến tướng?

Xã hội hóa giáo dục, làm sao để không biến tướng?


Trả lời PV Báo Thanh Niên, luật sư Lê Hồng Hiển, Giám đốc Hãng luật Lê Hồng Hiển và Cộng sự (Đoàn luật sư TP.Hà Nội), cho biết: “Theo quy định tại Nghị định số 69 năm 2008 và Nghị định số 59 năm 2014 của Chính phủ quy định về chính sách xã hội hóa (XHH) lĩnh vực giáo dục và Điều 16 của luật Giáo dục năm 2019 thì giáo dục là một trong những lĩnh vực được phép XHH nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và giảm áp lực cho ngân sách nhà nước; khuyến khích sự đóng góp từ các nguồn lực khác nhau trong xã hội. Hiện nay chưa có văn bản quy phạm pháp luật nào định nghĩa cụ thể về XHH giáo dục, tuy nhiên có thể hiểu đây là quá trình huy động sự tham gia của toàn xã hội vào lĩnh vực giáo dục nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, bao gồm sự hợp tác của nhà trường, gia đình, cộng đồng và các tổ chức xã hội trong việc hỗ trợ học sinh, sinh viên phát triển toàn diện”.

Xã hội hóa giáo dục, làm sao để không biến tướng?- Ảnh 1.

Gia đình, nhà trường, xã hội cùng xây dựng môi trường giáo dục tốt nhất cho học sinh

BÁO CÁO CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC, CƠ QUAN THUẾ

Nhiều bạn đọc đặt ra vấn đề làm sao để XHH giáo dục mà không dồn gánh nặng đóng góp sang phụ huynh, bị biến tướng để trở thành lạm thu? Luật sư Lê Hồng Hiển cho rằng mấu chốt nằm ở việc mỗi cơ sở giáo dục có làm đúng, làm đủ, chấp hành, tuân thủ nghiêm túc khi áp dụng các quy định của pháp luật về XHH giáo dục hay không, hay trong thực tế đã biến tướng rồi lạm dụng thuật ngữ “XHH giáo dục”, để trở thành lạm thu.

“Nếu đối chiếu với Điều 14, Nghị định số 69 năm 2008, được sửa đổi bổ sung tại Nghị định số 59 năm 2014 của Chính phủ thì tại đây có quy định các nguồn thu mà các cơ sở thực hiện XHH giáo dục được phép thu. Tất cả đã được quy định cụ thể, chứ không phải cơ sở giáo dục đó muốn thu gì thì thu, muốn thu khoản nào thì thu. Và cũng theo nghị định của Chính phủ mà tôi viện dẫn, tất cả hoạt động thu chi này đều phải công khai, minh bạch, đều phải báo cáo cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan thuế… Nếu thực hiện đúng các quy định của nghị định thì đó là hợp pháp, hợp lý”, luật sư Lê Hồng Hiển nói.

VAI TRÒ CỦA CÁC ĐOÀN THANH TRA, KIỂM TRA

Đáng chú ý, theo luật sư Lê Hồng Hiển, một khoản được phép thu mà gây nhiều tranh cãi, dễ bị biến tướng nhất, đó là khoản thu số 5 – từ viện trợ, tài trợ, quà biếu, quà tặng. Luật sư Hiển nhấn mạnh bản chất nguồn này là tự nguyện. Người tài trợ, biếu, đóng góp trên tinh thần hoàn toàn tự nguyện của phụ huynh học sinh cho nhà trường, không được ép, thì đó là nguồn thu hợp pháp. Tuy nhiên, như mọi người thấy, trong thời gian qua nó đã bị biến tướng, nhiều nơi xảy ra tình trạng “ép” thu khoản này khoản kia, tạo nên nhiều bức xúc cho phụ huynh.

Bên cạnh đó, luật sư Hiển cũng đặt ra vai trò của các đoàn thanh tra, kiểm tra. Thanh tra đúng, khách quan sẽ đương nhiên phát hiện vi phạm của các cơ sở giáo dục và có chế tài xử lý. Còn hằng năm, ở mỗi địa phương đều tổ chức hàng loạt cuộc thanh tra, kiểm tra, nhưng vì sao cứ đầu năm học lại xảy ra những lùm xùm ở đâu đó về thu chi, về các khoản thu tự nguyện, về XHH giáo dục? Theo luật sư Hiển, dư luận có quyền đặt ra vấn đề tính khách quan, hiệu quả của các đoàn thanh tra.

Xã hội hóa giáo dục, làm sao để không biến tướng?- Ảnh 2.
Xã hội hóa giáo dục, làm sao để không biến tướng?- Ảnh 3.

Trường tiểu học Nguyễn Văn Trân, xã Đa Phước, H.Bình Chánh, TP.HCM, rợp bóng cây xanh. Trong đó phụ huynh cùng tặng cây, góp sức trồng cây, trang trí cảnh quan trường học. Đây cũng là một dạng XHH tự nguyện khi nhà trường tạo dựng được niềm tin cho phụ huynh

THÀNH LẬP ỦY BAN GIÁM SÁT

Trao đổi với PV Thanh Niên, ông Lê Hoàng Phong, nhà sáng lập Tổ chức giáo dục và đào tạo YOUREORG, khẳng định: “Trong quá trình XHH giáo dục, việc giám sát cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường là yếu tố vô cùng quan trọng để đảm bảo rằng các nguồn lực từ phụ huynh và cộng đồng được sử dụng đúng mục đích”. Ông Phong đưa ra một số biện pháp và cơ chế giám sát cụ thể để tránh những trường hợp tiêu cực xảy ra.

Trước tiên, cần quy trình minh bạch và công khai sử dụng ngân sách. Thứ hai, cần thiết lập một ủy ban giám sát từ phụ huynh và đại diện nhà trường. Một cơ chế giám sát hiệu quả là thành lập ủy ban giám sát bao gồm đại diện phụ huynh, nhà trường và các giáo viên. Ủy ban này sẽ phê duyệt các khoản chi từ nguồn XHH giáo dục, theo đó không cá nhân nào có quyền tự quyết định việc sử dụng số tiền này cho các mục đích cá nhân, và giám sát quá trình thực hiện. Kế đó, cần báo cáo tài chính, kiểm toán định kỳ để đảm bảo minh bạch và tránh lạm dụng. Đồng thời, cần có hình thức xử lý kỷ luật rõ ràng, nghiêm minh với những ai vi phạm.

Đặc biệt, ông Lê Hoàng Phong nhấn mạnh cần phải tăng cường giáo dục về đạo đức nghề nghiệp cho các nhân sự trong lĩnh vực giáo dục, giúp họ hiểu rõ trách nhiệm trong việc quản lý và sử dụng các nguồn lực XHH.

GIÁO VIÊN, NHÀ TRƯỜNG CẦN TẠO ĐƯỢC NIỀM TIN

Ở góc độ phụ huynh, chị T.B.G, có con học tại Trường mầm non M.T, P.28, Q.Bình Thạnh, TP.HCM, cho rằng XHH giáo dục không khó. Chị dẫn ra một câu chuyện của bản thân chị. Năm ngoái, cô giáo thông báo trong nhóm lớp rằng phụ huynh đi nhận tiền cho con. Cụ thể, trường đã làm hồ sơ hỗ trợ học phí cho các bé đang học tại trường. Bé nhà trẻ được hỗ trợ 100.000 đồng/tháng/bé. Mẫu giáo, mỗi bé được hỗ trợ 140.000 đồng. 9 tháng học, mỗi bé được nhận lại khoảng 1 triệu đồng. Vợ chồng chị T.B.G đã ủng hộ toàn bộ số tiền bé nhận được lại cho nhà trường để nhà trường quyết định việc sử dụng. Sau đó họ mới biết không chỉ mình mà các phụ huynh khác đều ủng hộ rất nhiều. Qua năm học mới, anh chị bất ngờ vì phần sân trường các con thường tập trung đã được nâng nền, lát gạch sạch sẽ, còn được làm thêm phần vòm khang trang.

“XHH giáo dục có khó không? Tôi nghĩ trường con mình là một câu trả lời. Khi giáo viên, nhà trường tạo dựng được niềm tin cho phụ huynh thì phụ huynh chẳng ngại đóng góp”, chị T.B.G chia sẻ.

Có thể hiểu XHH giáo dục là quá trình huy động sự tham gia của toàn xã hội vào lĩnh vực giáo dục nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục, bao gồm sự hợp tác của nhà trường, gia đình, cộng đồng và các tổ chức xã hội trong việc hỗ trợ học sinh, sinh viên phát triển toàn diện.

Luật sư LÊ HỒNG HIỂN – Giám đốc Hãng luật Lê Hồng Hiển và Cộng sự (Đoàn luật sư TP.Hà Nội)

Đừng XHH theo kiểu “bổ đều” lên vai phụ huynh

Thông tư 16/TT-BGDĐT ngày 3.8.2018 của Bộ GD-ĐT ban hành quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân có nội dung rõ ràng, nên từ giáo viên đến ban giám hiệu, lãnh đạo phòng GD-ĐT, sở GD-ĐT khó có thể nói không hiểu, hiểu một phần, hay hiểu rồi vận dụng sai.

Các cơ sở giáo dục mất nhiều thời gian, công sức mới có thể nhận được tài trợ giáo dục đúng nghĩa. Trong khi đó lãnh đạo các trường có tâm lý muốn đẩy nhanh tốc độ nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị dạy học. Để đạt được điều đó thì phải dựa vào ban đại diện cha mẹ học sinh, chia đều mức thu có tên XHH, vừa nhanh lại dễ thực hiện. Đây là kiểu XHH “bổ đều” lên vai phụ huynh…

Nhà trường cần lấy danh dự, tự trọng, thấu hiểu làm nòng cốt. Giá trị ấy là nguồn lực để giáo dục phát triển. Lãnh đạo nhà trường kiên trì thực hiện XHH, đặt ra lộ trình trên cơ sở thấu cảm với phụ huynh. Theo đó, tiến hành vận động tài trợ với bước đi hợp lý, “dân vận khéo”, thuyết phục bằng sự tiến bộ trong dạy và học của thầy trò.

Tiếng lành đồn xa sẽ nhận được sự hỗ trợ. Người có nhiều góp nhiều, người có ít góp ít, người chưa có thì góp công. Cái kết của XHH giáo dục, sâu xa hơn, đó là nối vòng tay lớn vì lợi ích trăm năm.

Trả lại sự trong sáng khi các trường vận động tài trợ giáo dục là việc rất quan trọng và cần thiết, để con đường đến trường của học sinh, phụ huynh học sinh và cả thầy cô không còn nặng gánh lạm thu tiền trường “nhân danh” XHH giáo dục.

TS Nguyễn Hoàng Chương




Nguồn: https://thanhnien.vn/xa-hoi-hoa-giao-duc-lam-sao-de-khong-bien-tuong-18524100222174449.htm

Cùng chủ đề

Huy động nguồn lực xã hội hóa kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ giáo viên

NDO - Sáng 25/10, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị tổng kết công tác xã hội hóa kiên cố hóa trường lớp học và nhà công vụ giáo viên giai đoạn 2013-2023, nhiệm vụ giải pháp trong thời gian tới. Hội nghị được tổ chức trực tuyến đến 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long dự, phát biểu chỉ đạo tại hội...

Phát huy sức mạnh của văn học, nghệ thuật trong vai trò quảng bá hình ảnh Việt Nam với bạn bè quốc tế

(Tổ Quốc)- Ngày 25/10/2024, tại Hà Nội, Hội đồng Lý luận, Phê bình văn học, Nghệ thuật Trung ương đã tổ chức Chương trình Hội thảo Khoa học “Phát huy vai trò của văn học, nghệ thuật trong quảng bá hình ảnh đất nước, con người Việt Nam: Thực trạng và...

Hiệu trưởng kê khai bất thường khi dùng tiền xã hội hóa, bị phụ huynh phản ứng

Hiệu trưởng dùng tiền xã hội hóa do phụ huynh đóng góp lắp bạt chống nắng cho các phòng học. Nhưng sau đó phụ huynh phát hiện nhiều dấu hiệu bất thường về giá lắp công trình bạt che nắng này. Bà Thuyết cũng...

TPHCM yêu cầu báo cáo thu, chi của Ban đại diện phụ huynh trước ngày 31/10

TPO - Trước ngày 31/10, Phòng GD&ĐT và hiệu trưởng các trường bị dư luận phản ánh việc thu, chi quỹ Ban đại diện cha mẹ học sinh phải báo cáo về Sở GD&ĐT TPHCM.  TPO - Trước ngày 31/10, Phòng GD&ĐT và hiệu trưởng các trường bị dư luận phản ánh việc thu, chi quỹ Ban đại diện cha mẹ học sinh phải báo cáo về Sở GD&ĐT TPHCM.  Ngày 22/10, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TPHCM ban hành...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hai bức tranh chính sách Trump – Harris

Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ chuẩn bị tới giờ G, cùng điểm qua những nét nổi bật trong chính sách của hai ứng viên Donald Trump (đảng Cộng hòa) và Kamala Harris (đảng Dân chủ). Thanhnien.vn Nguồn:https://thanhnien.vn/hai-buc-tranh-chinh-sach-trump-harris-185241101152623341.htm

Bài đọc nhiều

Mẹ bị tai nạn trong lũ dữ, nữ sinh viên thủ khoa lên Facebook xin giúp đỡ

(NLĐO) - Đó là hoàn cảnh của em Lê Ngọc Trâm (Trường ĐH Sư phạm – ĐH Huế) khi mẹ bị nạn trong lũ lụt ...

Nữ thạc sĩ người Việt chia sẻ tại sự kiện toàn cầu về giáo dục khởi nghiệp

Trong khuôn khổ hội nghị UNESCO-APEID, thạc sĩ Lê An Na có bài phát biểu với chủ đề: “Đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp: Tình hình và bối cảnh tại Việt Nam, đặc biệt trong lĩnh vực...

TP.HCM: Thạc sĩ dạy bậc mầm non được hỗ trợ thêm 1,5 triệu đồng/tháng

Từ năm học 2021-2022 đến nay, TP.HCM hỗ trợ giáo viên mầm non do tính chất công việc và theo trình độ chuyên môn lên đến hơn 241 tỉ đồng.Thông tin trên được Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM đưa ra tại hội thảo "Thực trạng và giải pháp thu hút đội ngũ giáo viên mầm non tại TP.HCM", ngày 11-10.Báo...

Chân dung ứng viên duy nhất được đề nghị xét chức danh giáo sư ngành Luật học năm 2024

Ứng viên giáo sư duy nhất ngành Luật học năm 2024Trong danh sách công khai 673 ứng viên được Hội đồng Giáo sư cơ sở đề nghị xét công nhận đạt tiêu chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm nay, Hội đồng Giáo sư ngành Luật...

Cộng điểm ưu tiên vào lớp 10 cho con cán bộ cách mạng trước năm 1945 – Liệu có khả thi?

Dự thảo Thông tư ban hành quy chế tuyển sinh THCS và THPT của Bộ GD&ĐT quy định 3 nhóm học sinh được cộng điểm ưu tiên (cộng vào tổng điểm xét tuyển tính theo thang điểm 10 đối với mỗi môn thi). Trong đó, đối với nhóm 1 (cộng 2 điểm) gồm: Con liệt sĩ; con thương binh...

Cùng chuyên mục

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Đến Việt Nam giảng dạy, nghệ sĩ Philip Quast cũng yêu cầu học viên không sử dụng điện thoại

Ngôi sao nhạc kịch người Úc Philip Quast cho biết ông yêu cầu các bạn trẻ khi tham gia các buổi huấn luyện về nghệ thuật do ông giảng dạy tại Việt Nam không sử dụng điện thoại. Không chỉ truyền kinh nghiệm, kỹ...

Khai mạc Tuần lễ doanh nghiệp của ngành Việt Nam học lần thứ III

(ĐCSVN) - Tại Chương trình khai mạc đã diễn ra nhiều hoạt động như: Tọa đàm, chia sẻ của địa phương, doanh nghiệp, nhà tuyển dụng đến với sinh viên giúp nắm bắt nhu cầu tuyển dụng và định hướng nghề nghiệp trước khi ra trường; sinh viên được tham quan, trao đổi kinh nghiệm, trải nghiệm và làm quen với môi trường làm việc tại các doanh nghiệp. ...

“Khởi nghiệp – Khởi đầu địa phương

(ĐCSVN) - Nhằm tạo điều kiện cho sinh viên chuẩn bị hành trang vững chắc trong lĩnh vực khởi nghiệp, ngày 3/11, Đại học Văn Lang tổ chức chương trình với chủ đề "Khởi nghiệp - Khởi đầu địa phương, Tư duy toàn cầu" với sự tham gia của hơn 2.000 sinh viên. Theo đại diện nhà trường, thông qua chương trình, các bạn sinh viên có cơ hội giao lưu với các diễn giả là những chuyên gia thành...

Thêm một lựa chọn đột phá cho người học ngoại ngữ

(Tổ Quốc) - Lần đầu tiên tại Việt Nam, sự kiện ra mắt sản phẩm giáo dục được trình diễn bằng công nghệ 3D mapping hiện đại, đẹp mắt và vô cùng ấn tượng với thông điệp “FSEL - Trung tâm tiếng Anh nhỏ gọn trong túi của bạn”. ...

Mới nhất

Á quân đẹp trai ‘Giọng hát Việt 2019’ giờ ra sao?

Võ Đức Trí, Á quân Giọng hát Việt 2019, mùa giải bị nhận định thất bại nhất lịch sử chương trình - chính thức trở lại sau thời gian mưu sinh bằng công việc khác. 5 năm loay hoay, làm quản lý mưu sinh  Võ Đức Trí sinh năm 1996, được khán giả biết đến khi đoạt Á quân The Voice...

Đến Việt Nam giảng dạy, nghệ sĩ Philip Quast cũng yêu cầu học viên không sử dụng điện thoại

Ngôi sao nhạc kịch người Úc Philip Quast cho biết ông yêu cầu các bạn trẻ khi tham gia các buổi huấn luyện về nghệ thuật do ông giảng dạy tại Việt Nam không sử dụng điện thoại. ...

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tham gia đoàn Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thăm chính thức Qatar

Ngay khi đến Doha, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã tham dự buổi tiếp của Thủ tướng với Ông Bandar Al Thani, Chủ tịch Cơ quan Đầu tư Qatar (QIA) kiêm Thống đốc Ngân hàng Trung ương Qatar. Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá cao hiệu quả các hoạt động của QIA tại khu vực cũng như...

Người Thái nhận 13.000 tỉ đồng tiền cổ tức, khoản đầu tư vào bia Sài Gòn vẫn lỗ nặng?

Tổng số tiền cổ tức lũy kế ước nhận về của Thai Beverage sau 7 năm thâu tóm Sabeco khoảng 13.000 tỉ đồng. Dù vậy giới đầu tư vẫn đánh giá khoản đầu tư gần 5 tỉ USD ngày nào của tỉ phú Thái vào hãng bia...

Hoa hậu Kỳ Duyên dậy 4h sáng mỗi ngày để chuẩn bị cho Miss Universe 2024

Hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên hạnh phúc khi có có hội được gặp gỡ bạn bè quốc tế và khám phá những nền văn hóa mới mẻ tại Miss Universe 2024. Tối 3/11, trong buổi giao lưu trực tuyến với người hâm mộ, Nguyễn Cao Kỳ Duyên đã có những chia sẻ thú vị về hành trình tham gia...

Mới nhất