Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcXã hội hóa giáo dục: Bao nhiêu là đủ?

Xã hội hóa giáo dục: Bao nhiêu là đủ?


ANH THAY
Bảng kê thỏa thuận thu chi các dịch vụ tại một trường học ở Hà Nội. Ảnh: Xuân Lê.

Những băn khoăn này xuất phát từ những khoản thu đầu năm tại nhiều nhà trường. Đặc biệt với những gia đình có 2-3 con đi học ở các cấp, thì đó quả là một gánh nặng quá lớn.

Khảo sát sau cuộc họp phụ huynh đầu năm ở nhiều trường phổ thông cho thấy, những khoản thu mà các Ban đại diện cha mẹ học sinh (Ban phụ huynh) đưa ra có rất nhiều danh mục. Cộng nhiều khoản nhỏ, thành một khoản to đáng kể. Thậm chí ở những trường THCS công lập tại Hà Nội, tiền đóng quỹ phụ huynh trung bình là 2,5 triệu đồng/học sinh/năm. Nếu nhân với sĩ số lớp học đang là 50 học sinh/lớp, đây sẽ là số tiền lớn.

Đáng lưu ý, trước thềm năm học mới 2024 – 2025, Sở Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) Hà Nội đã có văn bản quy định rõ về 7 khoản tiền mà Ban phụ huynh không được thu của gia đình người học. Nhưng quy định ở trên giấy, thực tế đa phần các Ban phụ huynh vẫn thu những khoản tiền vệ sinh, tiền điện điều hòa, tiền chúc mừng các thầy cô nhân các ngày lễ…

Vừa rồi việc một cô giáo tại TPHCM xin tiền phụ huynh mua laptop đã gây xôn xao dư luận trong những ngày qua. Sự việc này không chỉ làm dấy lên những tranh cãi về đạo đức nghề nghiệp mà còn đặt ra nhiều vấn đề về công tác xã hội hóa trong ngành giáo dục.

Những phản ứng mạnh mẽ của cộng đồng cũng cho thấy mức độ quan tâm của xã hội đối với vấn đề đạo đức trong ngành giáo dục. Phụ huynh mong muốn có một môi trường giáo dục trong sạch, nơi giáo viên là tấm gương về đạo đức và trách nhiệm cho học sinh noi theo. Quan trọng hơn thế, vụ việc còn làm dấy lên những lo ngại về tình trạng “lạm thu” trong trường học, một vấn đề đã và đang gây nhiều tranh cãi trong xã hội và chưa có hồi kết.

Xã hội hóa giáo dục, theo cách hiểu đúng và đủ là vận động toàn xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục. Đây là chủ trương cần thiết nhằm huy động nguồn lực xã hội quan tâm, chăm chút cho giáo dục. Chỉ tiếc rằng lâu nay, việc vận động tự nguyện trong trường học đã gây ám ảnh, lo ngại cho phụ huynh. Các chuyên gia giáo dục đã phân tích rằng, giáo dục rất cần phải có tiền, nhưng giáo dục cũng không chỉ có tiền. Việc để xảy ra lạm thu trong nhà trường dưới danh nghĩa Ban phụ huynh đứng ra thu thì hiệu trưởng phải là người chịu trách nhiệm. Để xảy ra xã hội hóa đến mức lạm thu cũng có nghĩa người đứng đầu nhà trường quên mất rằng, xã hội hóa giáo dục còn nhiều nguồn lực khác về con người, khả năng, công sức và cả về niềm tin… chứ đâu chỉ có thu tiền để trang trải, chi phí.

Không thể phủ nhận rằng công tác xã hội hóa giáo dục, nhờ sự đóng góp của cộng đồng, nhiều trường học đã được xây dựng và nâng cấp, trang thiết bị dạy và học được cải thiện đáng kể. Điều này đã góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt là ở những vùng khó khăn. Tuy nhiên, ranh giới giữa xã hội hóa với lạm thu trong một số việc chưa rõ ràng đã gây bức xúc trong xã hội. Do đó, xã hội hóa giáo dục cần được thực hiện đúng, đủ, minh bạch để tạo sự đồng tình, nhất trí trong dư luận.

Vì thế, vấn đề minh bạch các khoản thu cũng như cần sự đồng tình/tự nguyện từ phía gia đình người học là việc cần thiết phải làm. Trước khi vận động phụ huynh đóng góp bất cứ khoản nào, nhà trường cần công khai ngân sách cấp cho trường ở các hạng mục trong năm như thế nào, kế hoạch chi tiêu ra sao, còn thiếu bao nhiêu…từ đó mới có cơ sở để hô hào sự chung tay của phụ huynh, hoặc của những mạnh thường quân. Việc tăng cường minh bạch sẽ giúp phụ huynh hiểu rõ hơn về mục đích và cách sử dụng các khoản đóng góp của họ, từ đó tăng cường sự ủng hộ và tham gia tích cực vào quá trình xã hội hóa giáo dục.

Hay nói một cách khác, trường học cần biết giới hạn những khoản nào có thể kêu gọi xã hội hóa, những khoản nào là không nên và không thể.



Nguồn: https://daidoanket.vn/xa-hoi-hoa-giao-duc-bao-nhieu-la-du-10291577.html

Cùng chủ đề

chi phí lắp đặt thiết bị cao, phụ huynh học sinh phản ứng

Video Hiệu trưởng trường tiểu học Nghi Đức phân trần vụ việc.  Có thiếu sót trong thực hiện quy trình Gần đây, phụ huynh tại trường tiểu học xã Nghi Đức có nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh câu chuyện lãnh đạo nhà trường tổ chức di chuyển 23 máy điều hòa từ phòng học cũ sang lắp đặt phòng học mới với tổng chi phí lên tới hơn 53 triệu đồng. Nhiều người cho rằng, trường...

Cần chấn chỉnh công tác xã hội hóa trong ngành giáo dục

Xử lý nghiêm không dung túng Sáng 1/10, tại cuộc họp báo về vụ cô Trương Phương Hạnh kêu gọi phụ huynh lớp 4/3 trường Tiểu học Chương Dương đóng góp tiền mua máy tính, ông Võ Cao Long, Trưởng phòng GDĐT Quận 1, thông báo: "Chúng tôi sẽ xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, không dung túng sai phạm, đảm bảo công khai, minh bạch và làm rõ thông tin từ dư luận". Ông Long cũng cho...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2020-2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk nhiệm kỳ 2015-2020 và các ông Nguyễn Xuân Ký, Bùi Văn Cường. ...

Thanh Oai, kiến tạo làng quê người dân sống khỏe dựa trên giá trị văn hóa truyền thống

Những ngày này về Thanh Oai, nhiều người ngỡ như đang “lạc” vào khu đô thị mới với những con đường trải thảm nhựa, trải bê tông vào từng ngõ từng nhà. Giữa những cánh đồng trải rộng thẳng tắp là những mô hình sản xuất sinh thái, cụm công nghiệp đang ngày đêm thi công. Có được sự đổi thay này chính là nhờ sự nỗ lực bứt phá, dám nghĩ dám làm của tập thể lãnh đạo...

Lắng nghe nguyện vọng chính đáng của nhân dân

"Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc” bồi đắp tình yêu quê hương đất nước, ý chí cách mạng trong các tầng lớp nhân dân. Ngày hội góp phần thực hiện hiệu quả nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và cả nước. ...

Phát triển văn hóa, con người giàu bản sắc Quảng Ninh

Chiều 15/11, Ủy ban MTTQ tỉnh Quảng Ninh tổ chức Tọa đàm phát huy vai trò chủ thể của nhân dân tham gia xây dựng, giữ gìn và phát triển văn hóa, con người giàu bản sắc Quảng Ninh. Tham...

Cao Bằng miễn học phí cho học sinh  bị ảnh hưởng mưa bão

Ngày 15/11, HĐND tỉnh Cao Bằng đã tiến hành Kỳ họp thứ 25 (chuyên đề), nhiệm kỳ 2021 - 2026 thông qua 2 Nghị quyết, 1 Tờ trình các lĩnh vực kinh tế - ngân sách, văn hóa - xã hội. ...

Bài đọc nhiều

Năm học mới của đổi mới và sáng tạo

Năm học của đổi mới và sáng tạoTới dự buổi lễ có Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Bộ Nội vụ và các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Học...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Cơ hội cho học sinh, sinh viên sang Đức học tập và làm việc với thu nhập hàng ngàn Euro

Sáng 24/9, tại TP.Đà Nẵng đã diễn ra Lễ ký kết hợp tác giữa TP.Leipzig (CHLB Đức), trường Cao đẳng Công nghệ Y – Dược Việt Nam và Bệnh viện 199 (Bộ Công an).Theo đó, các bên đã...

‏ Mang ‘Trường học hạnh phúc’ tới với thầy và trò xứ Nghệ ‏

‏Dự án “Trường học hạnh phúc” năm học 2024 - 2025 đã chính thức được khởi động tại Trường Tiểu học Hạ Sơn, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Dự án hứa hẹn sẽ mang lại một môi trường học tập tốt hơn, tạo cơ hội giúp các em học sinh được phát triển toàn diện.‏ ...

GS.NGND Đoàn Quỳnh qua đời

GS.NGND Đoàn Quỳnh - một nhà trí thức uyên bác, tài hoa, am hiểu nhiều lĩnh vực toán học và giáo dục toán học đã qua đời vào hồi 14h25 ngày 12/11. GS Đoàn Quỳnh là một trí thức thuần túy; dù bắt gặp ông trong khoảnh khắc nào, ta đều thấy toát lên cốt cách của một người trí thức. Ông thuộc về số rất ít những ngoại lệ của các “định luật số đông” mỗi người diễn nhiều...

Cùng chuyên mục

Thu hồi bằng cử nhân văn học của ‘phó hiệu trưởng’ Trường đại học Kinh Bắc

Trước khi bị hủy văn bằng cử nhân văn học, bà Đào Thị Bích Thủy từng được phó chủ tịch Hội đồng trường Trường đại học Kinh Bắc ký quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm giữ chức vụ phó hiệu trưởng, kiêm chánh văn phòng của trường. ...

Trường ĐH Y dược VNU có thêm 5 chương trình đào tạo được kiểm định

Trường ĐH Y dược, ĐH Quốc gia Hà Nội vừa có thêm 5 chương trình đào tạo được kiểm định. Kết quả này giúp cho trường là một trong số ít cơ sở giáo dục đạt tỷ lệ cao chương trình đã được...

Phát huy vai trò là một trong những chiếc nôi đào tạo học sinh giỏi uy tín của TP Hồ Chí Minh

(ĐCSVN) - Biểu dương những kết quả mà trường THPT Chuyên Trần Đại Nghĩa đã đạt được trong thời gian qua, đồng chí Phan Xuân Thủy mong nhà trường tiếp tục phát huy những thành tích, thế mạnh của mình, luôn là một trong những chiếc nôi đào tạo học sinh giỏi uy tín của TP Hồ Chí Minh, được nhiều phụ huynh tin tưởng, gửi gắm con em mình vào học tập. ...

Đại sứ New Zealand: Việt Nam là thị trường giáo dục ưu tiên của chúng tôi

Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Caroline Beresford ví von giáo dục như một 'viên ngọc trên chiếc vương miện' của mối quan hệ hợp tác giữa hai nước. Chia sẻ về lý do chọn Việt Nam triển khai học bổng NZUA, Đại...

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân chính thức thành Đại học Kinh tế Quốc dân

Ngày 15/11, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1386/ QĐ-TTg về việc chuyển Trường Đại học Kinh tế Quốc dân thành Đại học Kinh tế Quốc dân. Đại học Kinh tế Quốc dân là đơn vị sự nghiệp công lập, cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ GD&ĐT, có tư cách pháp...

Mới nhất

Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam chăng dây, đặt biển báo khắp các hiện vật trưng bày

Ghi nhận của Tuổi Trẻ Online tại Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam ngày 15-11, rất nhiều khu vực trưng bày hiện vật đã được chăng dây, đặt biển thông báo để khách tham quan không xâm phạm. ...

Thu hồi bằng cử nhân văn học của ‘phó hiệu trưởng’ Trường đại học Kinh Bắc

Trước khi bị hủy văn bằng cử nhân văn học, bà Đào Thị Bích Thủy từng được phó chủ tịch Hội đồng trường Trường đại học Kinh Bắc ký quyết định tiếp nhận và bổ nhiệm giữ chức vụ phó hiệu trưởng, kiêm chánh văn phòng của...

Thủ tướng gặp mặt nhà giáo tiêu biểu nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam

Chiều 15/11, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã gặp mặt, động viên 60 nhà giáo tiêu biểu nhân kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. ...

Hội nghị toàn quốc công tác nước sạch nông thôn

Theo Cục Thủy lợi, tính đến cuối năm 2023, trên toàn quốc có 74,2% hộ gia đình nông thôn được sử dụng nước đạt quy chuẩn, trong đó có 55,1% số hộ sử dụng nước sạch đạt quy chuẩn từ công trình cấp nước tập trung và 19,1% số hộ sử dụng nước từ cấp nước hộ gia...

Báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2023

(MPI) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa có báo cáo gửi Thủ tướng Chính phủ về giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2023 trên cơ sở tổng hợp báo cáo báo cáo giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư năm 2023 của các bộ, ngành Trung ương, địa phương, Tập đoàn kinh...

Mới nhất