Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhVượt trừng phạt, GDP Nga vẫn tăng đều; Trung Quốc hút mạnh...

Vượt trừng phạt, GDP Nga vẫn tăng đều; Trung Quốc hút mạnh FDI, EU đối phó với giá năng lượng cao


Cảnh báo nợ cao kỷ lục trên toàn cầu, Nga khẳng định thoát nguy cơ đổ vỡ, Mỹ thận trọng chính sách tiền tệ, vốn FDI vào Trung Quốc tăng hơn 30%, xuất khẩu mì ăn liền Hàn Quốc đạt kỷ lục… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Kinh tế thế giới nổi bật (17-23/11):
GDP trong quý III/2023 đạt 5,5%, là quý thứ hai liên tiếp kinh tế Nga ghi nhận tăng trưởng sau khi bị suy giảm trước đó. (Nguồn: Getty)

Kinh tế thế giới

Nợ cao kỷ lục trên toàn cầu

Báo cáo mới nhất từ Viện Tài chính quốc tế (IIF) cho hay, nợ toàn cầu đã tăng lên mức kỷ lục 307.400 tỷ USD trong quý III/2023, trong khi tỷ lệ nợ trên Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ở các thị trường mới nổi đạt mức cao nhất từ trước tới nay.

Trong báo cáo công bố ngày 16/11, IIF ước tính, nợ toàn cầu sẽ đạt 310.000 tỷ USD vào cuối năm nay, tương đương mức tăng hơn 25% trong vòng 5 năm qua.

2/3 số nợ tăng trong quý vừa qua đến từ các thị trường phát triển, dẫn đầu là Mỹ, Nhật Bản, Pháp và Anh. Các thị trường mới nổi gồm Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Mexico cũng ghi nhận mức tăng mạnh.

Trong khi tỷ lệ nợ trên GDP toàn cầu ít thay đổi ở mức 333%, thì con số này đã lên tới 255% tại các thị trường mới nổi – cao hơn 32 điểm phần trăm so với cùng kỳ 5 năm trước. Dẫn đầu thúc đẩy mức tăng trên là Nga, Trung Quốc, Saudi Arabia và Malaysia. Ở chiều ngược lại, Chile, Colombia và Ghana ghi nhận tỷ lệ giảm lớn nhất.

IIF cảnh báo rằng, sự chuyển hướng sang chủ nghĩa dân túy chính trị có thể đẩy mức nợ trên lên cao hơn nữa trong năm tới.

Kinh tế Mỹ

* Theo biên bản cuộc họp chính sách hai ngày (31/10-1/11) được công bố hôm 21/11, các quan chức Cục Dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã nhất trí sẽ hành động cẩn trọng và chỉ tăng lãi suất nếu tiến triển trong quá trình kiểm soát lạm phát chững lại.

Biên bản này cho thấy tất cả những người tham dự đều đồng ý rằng Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) thuộc Fed có thể tiến hành một cách cẩn trọng và dường như sự ủng hộ cho tăng lãi suất không còn.

Nội dung của cuộc thảo luận chuyển sang tập trung vào việc giữ lãi suất ở phạm vi 5,25%-5,50% hiện tại trong bao lâu.

* Ngày 17/11, Bộ Thương mại Mỹ cho biết, nước này và Trung Quốc có kế hoạch đàm phán thêm về các vấn đề thương mại vào năm tới.

Hai bên cũng sẽ tổ chức các cuộc thảo luận kỹ thuật về việc tăng cường bảo vệ bí mật thương mại trong quá trình tố tụng vào tháng 1/2024. Ngoài ra, bộ trên cũng có kế hoạch hợp tác với Trung Quốc để thúc đẩy mối quan hệ thông qua việc khôi phục hội nghị lãnh đạo ngành du lịch dự kiến diễn ra vào tháng 5/2024 tại Tây An (Trung Quốc).

Kinh tế Trung Quốc

* Số liệu vừa công bố của Bộ Thương mại Trung Quốc cho thấy, trong giai đoạn từ tháng 1-10/2023, nước này ghi nhận thêm 41.947 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập mới, tăng 32,1% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, số vốn đầu tư nước ngoài được giải ngân chỉ đạt 987,01 tỷ NDT (khoảng 137,5 tỷ USD), giảm 9,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

Xét theo lĩnh vực, ngành chế tạo thu hút vốn đầu tư nước ngoài đạt 283,44 tỷ NDT, tăng 1,9% so với cùng kỳ năm trước. Xét về quốc gia, Canada, Anh, Pháp, Thụy Sỹ và Hà Lan là những nước có vốn đầu tư vào Trung Quốc nhiều nhất, lần lượt tăng 110,3%, 94,6%, 90,0%, 66,1% và 33,0% trong giai đoạn báo cáo.

* Ngày 20/11, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) cho biết, PBoC và Ngân hàng trung ương Saudi Arabia đã ký thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương.

PBoC xác nhận, tổng giá trị thỏa thuận hoán đổi tiền tệ là 50 tỷ Nhân dân tệ (khoảng 6,98 tỷ USD). Thỏa thuận có hiệu lực trong 3 năm và có thể được gia hạn nếu cả hai bên nhất trí.

Theo tuyên bố, thỏa thuận hoán đổi tiền tệ sẽ giúp tăng cường hợp tác tài chính giữa hai nước, mở rộng hoạt động sử dụng tiền tệ của nhau, thúc đẩy thương mại và đầu tư song phương.

Kinh tế châu Âu

* Số liệu của Cơ quan thống kê châu Âu (Eurostat) công bố ngày 17/11 cho biết, tỷ lệ lạm phát hằng năm đã giảm từ mức 4,3% trong tháng 9/2023 xuống còn 2,9% trong tháng 10/2023, mức thấp nhất kể từ năm 2021.

Lạm phát cơ bản, không kể giá năng lượng và lương thực, cũng giảm. Lãi suất hàng năm giảm từ mức 4,5% trong tháng 9 xuống 4,2% trong tháng 10 vừa qua.

* Ủy ban châu Âu (EC) ngày 20/11 thông báo gia hạn thêm 6 tháng đối với kế hoạch cho phép các quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU) hỗ trợ các công ty bị tác động bởi giá năng lượng tăng vọt, sau khi xung đột tại Ukraine xảy ra.

Biện pháp tạm thời trên sẽ được kéo dài đến tháng 6/2024, theo đó cho phép 27 quốc gia thành viên EU cung cấp nhiều hình thức hỗ trợ tài chính để bù đắp cho các công ty bị tác động bởi chi phí cho điện và khí đốt tăng cao.

* Chính phủ Đức ngày 22/11 thông báo lùi lại cuộc bỏ phiếu cuối cùng về ngân sách của năm tới sau khi Tòa án Hiến pháp Liên bang ra phán quyết rằng, việc chuyển đổi mục đích khoản tín dụng 60 tỷ Euro (khoảng 65 tỷ USD) phân bổ cho đại dịch Covid-19 sang các sáng kiến xanh trong Quỹ Khí hậu và chuyển đổi (KTF) là vi hiến.

Phán quyết trên gây rối loạn cho kế hoạch công bố ngân sách năm 2024 của chính phủ liên minh do Thủ tướng Olaf Scholz đứng đầu, thậm chí cũng có thể tiếp tục tác động đến kế hoạch tài chính cho đến năm 2027.

* Phát biểu trước báo giới ngày 18/11, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết, Nga đã ngăn chặn được nguy cơ đổ vỡ nền kinh tế sau khi phải hứng chịu hàng loạt biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây kể từ năm 2022.

Ông Peskov cho hay, nguy cơ đổ vỡ nền kinh tế là có thực. Nga thực sự phải huy động mọi nguồn lực trong nước để ngăn chặn nguy cơ này.

Bên cạnh đó, người phát ngôn trên cũng nhấn mạnh, nền kinh tế nước này đang phải chịu sức ép từ các lệnh trừng phạt chưa từng có và Nga không chỉ phải xoay sở để đảm bảo ổn định tình hình mà còn tạo “xu hướng tăng trưởng” cho nền kinh tế.

Theo số liệu do Cơ quan Thống kê Liên bang Nga công bố hôm 15/11, tăng trưởng GDP của nước này trong quý III/2023 đạt 5,5%. Đây là quý thứ hai liên tiếp kinh tế Nga ghi nhận tăng trưởng sau khi bị suy giảm trước đó.

* Ngày 17/11, Bộ Năng lượng Nga thông báo sẽ gỡ bỏ lệnh cấm tạm thời đối với xuất khẩu xăng dầu được áp đặt hồi tháng 9/2023, trong bối cảnh lạm phát gia tăng.

Nga đã tạm thời hạn chế xuất khẩu xăng và nhiên liệu diesel để tránh tình trạng thiếu hụt trên thị trường nội địa. Bộ trên cho hay, thị trường xăng dầu trong nước cơ bản đã được đảm bảo.

Kinh tế thế giới nổi bật (17-23/11): Vượt trừng phạt, GDP Nga vẫn tăng đều; Trung Quốc hút mạnh FDI, EU đối phó với giá năng lượng cao
Người tiêu dùng mua hàng hóa trong siêu thị ở Berlin, Đức, ngày 8/11/2023. (Nguồn: THX)

Kinh tế Nhật Bản và Hàn Quốc

* Báo NHK của Nhật Bản ngày 18/11 dẫn số liệu của Cơ quan Hải quan Trung Quốc cho thấy, giá trị nhập khẩu hải sản từ Nhật Bản trong tháng 10/2023 đã giảm 99% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉ ở mức 2,4 triệu NDT (khoảng 334.000 USD).

Kết quả là kim ngạch nhập khẩu hải sản của Trung Quốc từ Nhật Bản đã lao dốc mạnh trong những tháng gần đây, lần lượt giảm 67% trong tháng 8 và hơn 90% trong tháng 9, so với cùng kỳ năm ngoái.

* Bộ Tài chính Hàn Quốc vừa cho biết sẽ giảm thuế đối với 76 sản phẩm công nghiệp và thực phẩm vào năm 2024 nhằm tăng cường khả năng cạnh tranh của các ngành và kiềm chế lạm phát.

Việc giảm thuế theo kế hoạch thông qua hạn ngạch thuế suất là một phần của hệ thống thuế quan linh hoạt của nước này, trong đó chính phủ tạm thời điều chỉnh thuế suất cơ bản đối với hàng hóa nhập khẩu để ổn định giá cả và bảo vệ các nhà sản xuất địa phương, cùng với các mục tiêu khác.

Trong tổng số các sản phẩm được giảm thuế có 19 sản phẩm thuộc các ngành công nghiệp mới và 18 mặt hàng liên quan đến lĩnh vực ô tô, thép và hóa chất. Ngoài ra, còn có những sản phẩm trong ngành nông nghiệp, các ngành công nghiệp và thực phẩm “dễ bị tổn thương” khác bao gồm thức ăn chăn nuôi ngũ cốc, urê, thịt gà, đường và cà phê.

* Cục Hải quan Hàn Quốc cho biết, xuất khẩu mì ăn liền của nước này trong giai đoạn từ tháng 1-10/2023 đạt tổng trị giá 785,2 triệu USD, tăng 24,7% so với cùng kỳ năm ngoái, chính thức vượt cột mốc 1.000 tỷ Won (khoảng 776 triệu USD). Năm 2023 cũng là năm đánh dấu kỷ niệm 60 năm gói mì ăn liền đầu tiên của Hàn Quốc được sản xuất năm 1963.

Nếu tỷ giá hối đoái Won/USD là 1.300 Won được áp dụng cho xuất khẩu mì ăn liền trong giai đoạn từ tháng 1-10/2023, con số này sẽ lên tới 1.020,8 tỷ Won, đánh dấu lần đầu tiên xuất khẩu mì ăn liền của Hàn Quốc vượt quá 1.000 tỷ Won. Ước chung cả năm nay, giá trị xuất khẩu mì ăn liền của Hàn Quốc sẽ lên tới 1.200 tỷ Won đến 1.300 tỷ Won.

Kinh tế ASEAN và các nền kinh tế mới nổi

* Ngày 17/11, Ngân hàng trung ương Indonesia và Singapore đã ra mắt dịch vụ thanh toán xuyên biên giới bằng mã phản hồi nhanh (QR), như một phần trong nỗ lực của khu vực nhằm tăng cường kết nối.

Sáng kiến này là bước tiếp theo cam kết của các nước thành viên ASEAN về hợp tác kết nối thanh toán khu vực (RPC) và triển khai Kế hoạch tổng thể hệ thống thanh toán Indonesia 2025 nhằm hiện thực hóa một phương thức thanh toán thuận tiện và hiệu quả hơn cho cộng đồng.

* Ngày 17/11, Bộ Công nghệ và Truyền thông Lào đã tổ chức họp báo, thông tin về thời gian tổ chức Tuần lễ Kỹ thuật số Lào 2024. Đây được xem là một sự kiện quan trọng trong công cuộc chuyển đổi hiện đại hóa kỹ thuật số của nước này.

Theo đó, Tuần lễ Kỹ thuật số Lào 2024 sẽ được tổ chức từ ngày 10-14/1/2024, tại thủ đô Vientiane với chủ đề: “Chuyển đổi kỹ thuật số hướng tới phát triển kinh tế – xã hội lớn hơn và kết nối linh hoạt”.

Trong khuôn khổ Tuần lễ sẽ diễn ra triển lãm về công nghệ thông tin, viễn thông và đổi mới sáng tạo của các doanh nghiệp khởi nghiệp trong và ngoài nước, với hơn 100 gian hàng.

* Đại diện thương mại Thái Lan Nalinee Taveesin ngày 20/11 cho biết, các cuộc đàm phán đang được tiến hành để Bộ Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Hàn Quốc ký kết Hiệp định đối tác kinh tế (EPA) với Thái Lan.

Chính phủ Hàn Quốc quan tâm đến EPA vì cả hai nước đều chưa có kế hoạch chỉ định một khu vực thương mại tự do. Tuy nhiên, cả hai đã nhất trí về hợp tác khu vực, cụ thể là Hiệp định thương mại tự do ASEAN-Hàn Quốc (AKFTA) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) với phạm vi rộng.

Việc thành công trong thỏa thuận EPA sẽ giúp cắt giảm thuế nhập khẩu và làm giảm bớt trở ngại thương mại hơn nữa.

* Ngày 22/11, Bộ trưởng Đầu tư, Thương mại và Công nghiệp Malaysia Tengku Zafrul Abdul Aziz cho biết, thị trường xe điện (EV) của ASEAN ước tính đạt 2,7 tỷ USD vào năm 2027, tăng hơn 5 lần so với mức 500 triệu USD vào năm 2021.

Ông Zaful cho rằng, Malaysia có nhiều lợi thế cạnh tranh để thu hút nhiều khoản đầu tư có giá trị cao hơn nhờ đã phát triển một hệ sinh thái toàn diện cho ngành công nghiệp EV và những dòng xe thế hệ mới. Mục tiêu của nước này là đến năm 2030, đưa xe điện và xe động cơ lai chiếm 20% doanh số bán ô tô mới, 50% vào năm 2040 và 80% vào năm 2050.





Nguồn

Cùng chủ đề

Ông Trump trở lại Nhà Trắng, lộ diện “kẻ thua cuộc” lớn nhất, Trung Quốc đã có sự chuẩn bị

Chiến thắng trong cuộc bầu cử Mỹ 2024 sẽ đưa ông Donald Trump trở lại Nhà Trắng - một sự trở lại có khả năng gây ra tác động to lớn với nền kinh tế toàn cầu.

Hậu bầu cử Mỹ, tin vui không chỉ đến với ông Trump, tài sản 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD

Ngày 6/11 không chỉ là một ngày tốt lành đối với ông Donald Trump. Theo Chỉ số tỷ phú của Bloomberg, giá trị tài sản của 10 người giàu nhất thế giới trong ngày này tăng kỷ lục. Tính chung, giá trị tài sản của 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD.

Ông Trump giành chiến thắng bầu cử Mỹ, “cơn ác mộng” thuế quan trở lại, Trung Quốc lo?

Lời cảnh báo của ông Donald Trump - người đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ - về vấn đề áp thuế lên hàng hóa Trung Quốc đang đặt ra những rủi ro lớn đối với tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Chứng khoán Mỹ rực xanh sau chiến thắng của ông Trump, xuất khẩu LNG Nga đạt kỷ lục, EU siết thuế VAT

Chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống, dự báo thời điểm nhu cầu dầu toàn cầu đạt đỉnh, khí đốt Nga sang EU và Moldova qua Ukraine vẫn tăng, xuất khẩu của Trung Quốc ghi nhận tín hiệu tích cực… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng, thế giới mong chờ điều gì? Cơ hội mới của Trung Quốc và châu...

Với việc Tổng thống đắc cử Donald Trump trở lại Nhà Trắng, các ý tưởng kinh tế của ông đưa ra trong chiến dịch tranh cử có thể sớm trở thành hiện thực. Thế giới đang mong đợi "nước Mỹ trên hết"; những điểm mới về thuế quan, chiến tranh thương mại và sự bùng nổ của tiền điện tử.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Người đứng đầu ngành ngoại giao và an ninh EU đến Kiev bàn chuyện gì hậu bầu cử Mỹ?

Ngày 9/11, quan chức cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell đã tới thủ đô Kiev của Ukraine trong chuyến thăm cuối cùng trên cương vị người đứng đầu ngành ngoại giao của EU.

Dịch vụ du lịch xa xỉ ở Nam Cực

Du khách đến Nam Cực được ở trong các phòng hạng sang trên các con tàu lớn, dịch vụ ăn uống cao cấp, có cả spa và được cungc ấp quần áo chống lạnh đặc biệt.

Liên hợp quốc kêu gọi Nhật Bản sửa đổi luật để phù hợp Công ước về đối xử với phụ nữ

Kết luận do Ủy ban Liên hợp quốc về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) công bố và kêu gọi Chính phủ và Quốc hội Nhật Bản nghiêm túc xem xét và giải quyết tình trạng này.

Quỹ Đào Minh Quang lần đầu trao học bổng trọn đời cho tài năng trẻ Việt

Với thành tích âm nhạc và kết quả học tập phổ thông tốt, ca sĩ nhí Cao Phú Quý, 12 tuổi đã được Quỹ Đào Minh Quang phá lệ, lần đầu trao học bổng trọn đời. Lễ trao học bổng được tổ chức vào tối 8/11 tại Nhà hát Âu Cơ, Hà Nội

Một nước ASEAN xác nhận có công dân tham chiến tại Ukraine

Chính quyền Malaysia xác nhận công dân nước này là Lee Bing Hang, 20 tuổi, đã đăng ký làm lính đánh thuê cho quân đội Ukraine hồi tháng 4 năm nay.

Bài đọc nhiều

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

Giá vàng hôm nay 8/11/2024: Thế giới bật tăng, vàng trong nước có dừng lao dốc?

Giá vàng hôm nay 8/11/2024 trên thị trường quốc tế quay đầu tăng sau báo cáo số đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ. Vàng trong nước liệu có giảm tiếp, sau khi rớt mạnh về mức 85 triệu đồng/lượng. Tỷ giá trung tâm ngày 8/11/2024 được Ngân hàng Nhà nước công bố là 24.278 đồng/USD, giảm 5 đồng so với phiên giao dịch trước đó. Giá USD ở các ngân hàng thương mại sáng nay (8/11) được niêm...

Hơn 90 tỉ khuyến công cho 20 địa phương phía Nam, do chưa mạnh dạn làm đề án quy mô?

Bà Nguyễn Thanh Hà - phó giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Dương - cho rằng chính sách khuyến công trong thời gian qua là cú hích giúp cho cơ sở công nghiệp nông thôn phát triển, sản phẩm địa phương có mặt trên thị trường.UBND tỉnh Bình Dương thời gian qua ban hành chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp...

Tập đoàn nhà Donald Trump muốn đầu tư ở Hưng Yên: DN ông Đặng Thành Tâm bùng nổ?

Phát triển Đô thị Kinh Bắc (KBC) của đại gia Đặng Thành Tâm bùng nổ sau khi ông Donald Trump thắng cử tổng thống Mỹ. Dự án nhà ông Trump dự kiến đầu tư ở Hưng Yên được xem là một cú hích cho Kinh Bắc. Đầu giờ chiều 6/11, ông Donald Trump tuyên bố thắng cử. Chốt phiên 6/11, cổ phiếu KBC của Tổng công ty Phát triển đô thị Kinh Bắc tăng kịch trần thêm 1.850 đồng, lên 28.850...

Cùng chuyên mục

Khách lái thử xe máy điện VinFast, quà tặng và niềm vui không giới hạn

Gian hàng VinFast nổi bật giữa sự kiện với 6 mẫu xe máy điện, khách tham dự từ người trẻ đến trung niên nhộn nhịp đăng ký, háo hức chờ lái thử. Chuỗi hoạt động VinFast khiến khách thích mê trong tiếng cười, quà tặng ngập tràn. ...

Cần kiểm toán vốn góp trong 5 năm

Đây là nội dung tại Dự thảo Luật sửa đổi 7 Luật bao gồm Luật Chứng khoán được Quốc hội thảo luận tại Hội trường sáng 7/11. Chào bán chứng khoán ra công chúng: Cần kiểm toán vốn góp trong 5 nămĐây là nội dung tại Dự thảo Luật sửa đổi 7 Luật bao gồm Luật Chứng khoán được Quốc hội thảo luận tại Hội trường sáng 7/11. ...

Tiếp sức nhà nông tại Long An: Lan tỏa hy vọng thay đổi cuộc sống

Ngày 10-11, chương trình Tiếp sức nhà nông trao vốn cho các hộ nông dân tại Long An. Chương trình do báo Tuổi Trẻ và Công ty cổ phần GREENFEED Việt Nam phối hợp cùng Hội Nông dân và Tỉnh đoàn Long An tổ...

Ngân hàng nào cho vay mua nhà ưu đãi nhất tháng 11/2024?

Theo khảo sát thực tế tại các ngân hàng thương mại đầu tháng 11/2024, mặt bằng lãi suất cho vay mua nhà hiện dao động trong khoảng 4,6 – 9,5%/năm. Sau thời gian ưu đãi, lãi suất thả nổi đối với nhóm khách vay cũ của các ngân hàng hầu hết lên đến trên 11,7%/năm.Ở nhóm ngân hàng thương mại, Eximbank đang có mức cho vay mua nhà ưu đãi nhất khi áp dụng lãi suất cố định...

Lo ngại hàng chục nghìn tỷ đồng trái phiếu có nguy cơ chậm trả nợ gốc

Trong vòng 12 tháng tới, có khoảng 109.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn thuộc nhóm ngành bất động sản nhà ở. Trong số này, ước tính có khoảng 30.000 tỷ đồng trái phiếu có nguy cơ chậm trả nợ gốc. Lo ngại hàng chục nghìn tỷ đồng trái phiếu có nguy cơ chậm trả nợ gốc Trong vòng 12 tháng tới, có khoảng 109.000 tỷ đồng trái phiếu đáo hạn thuộc nhóm ngành bất động sản nhà ở....

Mới nhất

Đề xuất giao quyền tuyển, sử dụng giáo viên cho ngành giáo dục

Sáng 9.11, trình dự án luật Nhà giáo, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho hay, bên cạnh các chính sách ưu tiên về tiền lương, tuổi nghỉ hưu, dự thảo luật cũng đề nghị giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo. Theo đó, Chính phủ đề xuất giao Bộ GD-ĐT, Bộ LĐ-TB-XH...

Khởi tố vụ án tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC

Theo thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án xảy ra tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), đồng thời khởi tố 6 người để điều tra về hai tội danh. Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên thông tin về vụ án tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC)...

Gần 3.000 thanh niên dự Ngày hội Thanh niên Quốc tế năm 2024

(ĐCSVN) - Ngày hội Thanh niên Quốc tế năm 2024 (International Youth Festival) là sân chơi văn hóa, nghệ thuật, thể thao bổ ích góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho các bạn trẻ Thủ đô Hà Nội và quốc tế. Ngày 9/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức Ngày hội Thanh niên quốc tế lần...

Người phụ nữ 39 tuổi bị đột quỵ sau 5 ngày đau đầu

GĐXH – Theo các bác sĩ, đau đầu kéo dài là triệu chứng phổ biến nhất của huyết khối tĩnh mạch não, xảy ra ở gần 90% trường hợp. ...

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng hơn 40% trong 10 tháng qua

NDO - Theo dữ liệu từ Tổng cục Thống kê mới công bố, trong 10 tháng đầu năm 2024, có hơn 14,1 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 41,3% so cùng kỳ năm trước. Con số này đã giúp ngành du lịch tiến gần hơn tới mục tiêu đến hết năm, nước ta có thể đón...

Mới nhất