Trang chủDestinationsQuảng NamVương triều Indrapura ở vùng Quảng Nam xưa | BÁO QUẢNG NAM...

Vương triều Indrapura ở vùng Quảng Nam xưa | BÁO QUẢNG NAM ONLINE



(VHQN) – Xét về mặt lịch sử, các biến cố giữa thế kỷ 8 đến giữa thế kỷ 9, với những cuộc xâm lăng của Java ở vùng ven biển Đông Nam Á, đã dẫn đến sự suy vong của một vương triều của Champa vốn tồn tại nhiều thế kỷ trước đó (thuộc vùng Quảng Nam sau này). 

Tượng voi ở Đồng Dương, Thăng Bình.Ảnh: V.V.T
Tượng voi ở Đồng Dương, Thăng Bình.Ảnh: V.V.T

Nhưng cũng chính các ảnh hưởng của Java, đặc biệt là sự du nhập của trường phái Phật giáo Mật tông đã tạo nên một sinh khí mới ở vùng kinh đô cũ của Champa;  tầng lớp tăng lữ và tín đồ của tín ngưỡng kết hợp Siva giáo và Phật giáo đã trở thành chỗ dựa cho sự ra đời của một vương triều tại vùng Quảng Nam vào cuối thế kỷ 9, lập kinh đô có tên gọi Indrapura (thành phố Indra, lưu vực sông Ly Ly, Quảng Nam) và sau đó ảnh hưởng rộng đến các vùng lân cận, đưa vương quốc Champa đến giai đoạn phát triển tương đối thống nhất với đặc trưng về ngôn ngữ và nghệ thuật mang đậm dấu ấn bản địa.

Khắc họa qua văn khắc

Vương triều Indrapura bắt đầu từ vị vua có hiệu là Jaya Indravarman, là người đã lập văn khắc vào ngày 13 tháng 5 năm 875 (ký hiệu C 66), tôn thờ Lakṣmīndra Lokeśvara và Bhadreśvara tại khu đền tháp hiện còn dấu tích ở Đồng Dương (huyện Thăng Bình, Quảng Nam).

Nội dung văn khắc cho biết, vương triều này được khởi lập nhờ nỗ lực của vua Jaya Indravarman, chứ không phải được truyền ngôi từ vua đời trước. Tuy vậy, trong văn khắc, nhà vua cũng tôn vinh người cha của mình là Bhadravarman và ông nội là Rudravarman với danh vị “vua” (rājā, nṛpo).

Một bản văn khắc tại thôn An Thái (C 138, Thăng Bình), lập vào ngày 7 tháng 6 năm 902, cho biết tại đây có một tu viện do Bhadravarman sáng lập và được kế thừa bởi vua Indravarman.

Nội dung văn khắc nói đến các khái niệm trong kinh điển Phật giáo Mật tông như Vaijadhātu (Kim cương giới), Padmadhātu (Liên hoa giới) và các danh hiệu Vairocana (Tì-lô-giá-na/Đại Nhật Như Lai), Vajrapāṇi (Kim cương thủ).

Một bản văn khắc khác tại Hóa Quê, Đà Nẵng (C 142), lập vào năm 909, ghi việc các vị chức sắc lớn đời vua Indravarman xây dựng ở đây nhiều đền tháp thờ Siva và một tu viện Phật giáo; trong đó có nhắc đến người cháu của vua Rudravarman và một dinh trấn có tên là Rudrapura.

Tấm bia đá có văn khắc C 66 (Đồng Dương, Thăng Bình).Ảnh: V.V.T
Tấm bia đá có văn khắc C 66 (Đồng Dương, Thăng Bình).Ảnh: V.V.T

Rất có thể vùng cửa Hàn đã từng là lãnh địa của Rudravarman, người được ghi trong văn khắc C 66 là ông nội của vua Indravarman. Thế hệ ông và cha của vua Jaya Indravarman có thể đã là những thủ lĩnh tại các vùng cửa sông, ven biển, với các dinh trấn tại vùng Hóa Quê (cửa Hàn) và vùng An Thái (ven sông Trường Giang). Tại đó có các cộng đồng thương nhân, thủ công nghiệp có tài lực để góp phần xây dựng các đền tháp thờ Siva cũng như các tu viện Phật giáo hiện nay vẫn còn dấu vết hiện vật và văn khắc.

Nhiều dấu ấn văn hóa

Vua Indravarman và các vị vua kế nghiệp đã xây dựng một nước Champa phát triển nhiều mặt. Về ngoại giao, vương triều này có mối quan hệ với nhiều nước trong khu vực.

Văn khắc ở di tích Bàng An (C 141, Điện Bàn, Quảng Nam, lập ngày  14 tháng 9 năm 906) ghi nhận sự có mặt của “nhiều sứ giả của các hoàng gia đến từ các nước khác nhau… uy tín của các vị vua (Champa) lan truyền rộng khắp…”.

Văn khắc Hóa Quê, năm 909, ca ngợi một vị đại thần “có khả năng hiểu thông suốt tất cả thông điệp của vua các nước gửi đến chỉ sau khi nhìn lướt qua trong chớp mắt”.

Về ngôn ngữ, vào giai đoạn này, xuất hiện nhiều bản văn khắc dùng chữ Sanskrit để ghi tiếng nói của người bản địa (tiếng Chăm cổ) chứ không chỉ ghi tiếng Sanskrit như văn khắc giai đoạn trước; đây là một bước quan trọng trong việc hình thành chữ viết tiếng Chăm trên nền tảng hệ thống ký tự Sanskrit.

Về nghệ thuật, hình tượng điêu khắc trên các đài thờ phản ánh đặc trưng nhân chủng của người bản địa khác với đường nét chung của hình mẫu Ấn Độ; đồng thời xuất hiện một dạng hoa văn trang trí cách điệu hình ảnh ngọn lửa và hoa lá xoắn xít, tạo nên một phong cách nghệ thuật riêng, thường được gọi là “phong cách Đồng Dương”, phân biệt hẳn với các kiểu thức trang trí cùng chủ đề ở các nước trong khu vực.

Vương triều Indravarman đã để lại nhiều dấu ấn không những ở vùng Quảng Nam mà còn ở các địa phương lân cận. Ở phía bắc đèo Hải Vân, đã tìm thấy nhiều văn khắc của các đại thần và người có quan hệ thân tộc với các vị vua ở Indrapura. Văn khắc C 149 (Nhan Biều, Quảng Trị) ghi sự kiện một quý tộc, danh xưng Pō Kluñ Piliḥ Rājadvāra, xây dựng một đền thờ thần Siva vào năm 908 và một tu viện Phật giáo thờ Avalokiteśvara vào năm 911.

Rājadvāra thuộc một gia đình có quan hệ hôn nhân với vị vua thứ hai của vương triều Indrapura; được cử đi Java trong một sứ mạng của hoàng gia Champa và được trọng dụng trong hai đời vua liên tiếp.

Về phía nam, một văn khắc tìm thấy ở Châu Sa (C 61, Quảng Ngãi, lập năm 903) cho thấy vương triều Indrapura đã đặt quan hệ hôn nhân với một thủ lĩnh ở vùng này.

Nội dung văn khắc nói đến một người anh vợ của vua Jaya Simhavarman dâng tặng đất đai cho một ngôi đền tại địa phương. Xa hơn đến phía nam đèo Cả, cũng đã tìm thấy các dòng văn khắc ghi năm 918 của vua Indravarman ở một trụ cửa ngôi tháp thuộc khu di tích Po Nagar.

Sự phát triển của Champa thời kỳ vương triều Indrapura đã khiến sử gia Trung Hoa nhìn nhận chính xác hơn về một vương quốc thống nhất và độc lập ở phía nam Giao Châu; gọi tên vương quốc này là Chiêm Thành, phiên đúng theo tên tự gọi Champāpura, thay cho danh xưng Hoàn Vương đã sử dụng trong thế kỷ trước.





Nguồn

Cùng chủ đề

Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc tại Quân đoàn 12

(Bqp.vn) - Sáng 18/12, Chủ tịch nước Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh Lực lượng vũ trang đã thăm và làm việc tại Quân đoàn 12.Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc tại Quân đoàn 12Dự buổi làm việc có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Chính phủ; Lê Khánh Hải, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ...

Hải Phòng sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

(ĐCSVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ: Việc triển khai thực hiện mô hình chính quyền đô thị và thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính là phù hợp thực tiễn, xu thế phát triển của thành phố Hải Phòng. Chiều 18/12, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hải Phòng tổ chức Hội nghị công bố Nghị quyết số 169/2024/QH15...

Cháy lớn quán hát ở Hà Nội, nhiều người tử vong

(NLĐO)- Vụ cháy lớn xảy ra tại một quán hát trên đường Phạm Văn Đồng (Hà Nội) khuya ngày 18-12 đã khiến nhiều người thiệt mạng. ...

Nộp ngân sách hơn 541 tỷ đồng từ xử lý vi phạm về quản lý thị trường

Năm 2024, Quản lý thị trường cả nước đã thanh, kiểm tra 68.280 vụ, phát hiện, xử lý 47.135 vụ vi phạm, chuyển cơ quan điều tra 178 vụ có dấu hiệu tội phạm, thu nộp ngân sách trên 541 tỷ đồng. Nộp ngân sách hơn 541 tỷ đồng từ xử lý vi phạm về quản lý thị trườngNăm 2024, Quản lý thị trường cả nước đã thanh, kiểm tra 68.280 vụ, phát hiện, xử lý 47.135 vụ vi phạm,...

Tạo điều kiện thuận lợi nhất để hợp tác giữa Quân đội Việt Nam

(ĐCSVN) - Chúc mừng Thượng tướng Khamliang Outhakaysone được Đảng, Nhà nước, Quốc hội Lào giao trọng trách Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Thủ tướng Phạm Minh Chính bày tỏ tin tưởng đồng chí sẽ lãnh đạo Quân đội Nhân dân Lào ngày càng phát triển, quan hệ hợp tác giữa quân đội hai nước Việt Nam - Lào ngày càng bền chặt. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Quảng Nam đạt thành tích cao tại Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam

Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 tại tỉnh Quảng Trị bế mạc tối 16/12; đoàn Quảng Nam đạt thành tích cao và được Bộ trưởng Bộ VH-TT&DL tặng Bằng khen. Ngày hội văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024 do Bộ VH-TT&DL phối hợp UBND tỉnh Quảng Trị tổ chức với sự tham gia của nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Đoàn Quảng Nam tham gia với gần 120 nghệ nhân, diễn viên,...

‏Đà Nẵng rộn ràng trước đêm chung kết lễ hội pháo hoa‏

‏(QNO) - TP.Đà Nẵng đang rộn ràng bầu không khí trước đêm chung kết Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2024 giữa hai đội Phần Lan và Trung Quốc vào tối 13/7.‏ Ông Nguyễn Đức Quỳnh - Chủ tịch Hội Khách sạn TP.Đà Nẵng, Tổng Giám đốc Furama cho biết, dự báo khách lưu trú đêm chung kết DIFF 2024 công suất buồng phòng chung toàn thành phố ước khoảng 90%. Hiện các khách sạn phân...

Chiếm đoạt hơn 7 tỷ đồng, chủ biêu lãnh 10 năm tù | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Ngày 17/8, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Nam mở phiên sơ thẩm và tuyên phạt bị cáo Nguyễn Thị Kim Anh (SN 1963, phường An Xuân, TP.Tam Kỳ) 10 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. ...

Bàn giao nguyên trạng 3 dự án khu tái định cư cho huyện Duy Xuyên quản lý, tiếp tục đầu tư | BÁO QUẢNG...

(QNO) - Ngày 17/8, UBND tỉnh có quyết định về việc dừng thực hiện và bàn giao nguyên trạng các dự án khu tái định cư Sơn Viên, khu tái định cư Duy Hải giai đoạn 2, khu tái định cư Duy Hải giai đoạn 3 để UBND huyện Duy...

Quảng Nam đăng cai tổ chức Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X khu vực III | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Sáng nay 17/8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Anh Tuấn chủ trì cuộc họp với các sở, ban ngành, địa phương về công tác đăng cai tổ chức Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ X năm học 2023 - 2024 khu vực III tại Quảng...

Bài đọc nhiều

Quảng Nôm hay Quảng Nam có trước? | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

Danh xưng Quảng Nam ra đời từ năm 1471. Tên gọi hành chính và chuẩn chính tả hiện nay là “Quảng Nam”. Song, bên cạnh đó vẫn còn cách đọc “Quảng Nôm” phổ biến. Vậy, âm đọc “Quảng Nôm” hay “Quảng Nam” có trước? ...

Khởi nghiệp với mô hình nuôi chồn hương ở Trà Dương | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Sau nhiều năm thử nghiệm nhiều mô hình chăn nuôi khác nhau, đến nay anh Nguyễn Trung Dũng (Trà Dương, Bắc Trà My) đã thực hiện thành công ý tưởng khởi nghiệp nuôi chồn hương mang lại hiệu quả kinh tế cao. ...

Đào tạo nghề, giải quyết việc làm: Hướng thoát nghèo ở Đông Giang | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

(QNO) - Mở hướng thoát nghèo, huyện Đông Giang đã và đang chú trọng triển khai thực hiện công tác giáo dục nghề nghiệp để người dân địa phương được đào tạo nghề, tìm việc làm ổn định nhằm cải thiện thu nhập, nâng cao đời sống. ...

Chuyện nữ anh hùng kiên trung | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

Trung tâm Quản lý Bảo tồn di sản văn hóa Hội An đang tổ chức nhiều đợt sưu tầm, nghiên cứu để tiếp tục bổ sung hiện vật phục vụ các hạng mục trưng bày tại di tích nhà lao Hội An, trong đó câu chuyện của Anh hùng lực...

HĐND huyện Thăng Bình thông qua nhiều nghị quyết quan trọng | BÁO QUẢNG NAM ONLINE

Sáng nay 28/3, HĐND huyện Thăng Bình tổ chức kỳ họp lần thứ 10, khoá XII  Tại kỳ họp, HĐND huyện Thăng Bình đã thông qua nhiều nghị...

Cùng chuyên mục

Thăm làng gốm hơn 500 tuổi bên dòng sông Thu Bồn

Làng gốm Thanh Hà bên dòng sông Thu Bồn là một điểm đến vô cùng hấp dẫn cho những ai yêu thích văn hóa và nghệ thuật truyền thống. Làng gốm Thanh Hà bên dòng sông Thu Bồn là một điểm đến vô cùng hấp dẫn cho những ai yêu thích văn hóa và nghệ thuật truyền thống. Mỗi sản phẩm gốm tại Thanh Hà đều mang đậm dấu ấn của bàn tay người nghệ nhân. Từ khâu chọn đất...

Quy trình làm gốm thủ công làng Thanh Hà – Một tác phẩm nghệ thuật từ đôi bàn tay khéo léo

Làng gốm Thanh Hà nổi tiếng với những sản phẩm gốm sứ tinh xảo, mang đậm nét truyền thống. Để tạo ra những tác phẩm ấy, người nghệ nhân đã trải qua một quy trình sản xuất tỉ mỉ và công phu. Người nghệ nhân dùng bàn xoay hoặc khuôn để tạo hình cho sản phẩm. Các sản phẩm gốm Thanh Hà thường có hình dáng đơn giản, tinh tế, mang đậm nét truyền thống. Sau khi tạo hình, người...

Người gìn giữ điệu hò cổ xứ Quảng

      Hò khoan xứ Quảng là một di sản văn hóa quý báu của người dân Quảng Nam. Đây không chỉ đơn thuần là những câu hát đối đáp mà còn là một nét đẹp văn hóa đặc trưng, phản ánh đời sống, tình cảm của người dân xứ Quảng. Để điệu hò này được lưu truyền và phát triển, không thể không nhắc đến những người gìn giữ - những nghệ nhân tâm huyết, dành cả...

Biểu diễn hò Bả Trạo trên sông Hội An

Đêm phố cổ Hội An, một trung tâm du lịch của miền đất Quảng Nam, trong ánh sáng lung linh của những chiếc đèn lồng và những con thuyền lướt đi trên mặt nước sông Hoài, một tiết mục diễn xướng độc đáo của xứ Quảng được biểu diễn cho khách du lịch: "hò Bả Trạo". Hò Bả Trạo là một trong số rất nhiều những hoạt động diễn xướng của cư dân miền Trung. Hò Bả Trạo hay...

Bảo tồn giai điệu hò Bả Trạo xứ Quảng

Hò Bả Trạo, còn gọi là Hò Chèo Bả Trạo, là một loại hình dân ca độc đáo của Quảng Nam, được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại vào năm 2005. Hò Bả Trạo được hát bởi hai đội, mỗi đội gồm 16 - 20 người, nam nữ phân chia đều nhau. Các đội ngồi đối diện nhau trên hai chiếc thuyền, vừa hát vừa chèo mái nhịp nhàng. Nội dung bài hát...

Mới nhất

Cháy lớn quán cà phê hát cho nhau nghe ở đường Phạm Văn Đồng, nhiều nạn nhân được đưa ra

Tối muộn 18/12, lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực dập tắt đám cháy quán cà phê hát cho nhau nghe trên đường Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội. ...

Tác dụng của chanh nóng mật ong khi trời lạnh

'Bác sĩ chỉ ra phương thuốc hoàn hảo vừa làm ấm cơ thể vừa giúp dịu cổ họng khi trời trở lạnh...

Thắt chặt tình thân và quan hệ đặc biệt giữa Phụ nữ hai nước Việt Nam

(ĐCSVN) - Từ ngày 16 - 18/12, bà Vũ Thị Bích Ngọc, Phu nhân Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn, Chủ tịch danh dự Nhóm phụ nữ Cộng đồng ASEAN tại Hà Nội, đã dẫn đầu đoàn cán bộ nữ Bộ Ngoại giao Việt Nam tham gia chương trình trao đổi, giao lưu...

Mới nhất