Trang chủDi sản“Vương quốc” lò gạch thành di sản đương đại

“Vương quốc” lò gạch thành di sản đương đại

Từng một thời phát triển rực rỡ nhưng cả ngàn lò gạch ở Vĩnh Long đã bị xóa sổ. Để giữ gìn giá trị cha ông để lại, địa phương này đã lập đề án bảo tồn di sản đương đại với các lò gạch.
Về “vương quốc” lò gạch

Theo nhiều bậc cao niên trong vùng kể lại, từ những năm 1990-1995, dọc hai bên bờ sông Tiền, sông Cổ Chiên, sông Măng Thít, kênh Thầy Cai… đâu đâu cũng thấy lò gạch.

“Vương quốc” lò gạch thành di sản đương đại- Ảnh 1.

video-sound">
“Vương quốc” lò gạch dọchai bên bờ kênh Thầy Cai, huyện Mang Thít, tỉnh Vĩnh Long trở thành di sản đương đại.

Nhưng nhiều nhất phải kể tới dọc kênh Thầy Cai. Chạy từ đầu kênh thuộc xã Mỹ Phước đến tận ngã ba sông Măng, xã Nhơn Phú, huyện Mang Thít, hàng trăm lò gạch san sát trải dài xa ngút mắt.

Ngoài những di sản vật thể và phi vật thể được ghi danh và công nhận, khu lò gạch gốm còn là di sản về phương thức sản xuất, công cụ sản xuất truyền thống độc đáo.

Thời gian qua, các chuyên gia du lịch trong và ngoài nước đã khảo sát, du khách đã trải nghiệm, tìm hiểu về hoạt động sản xuất gạch gốm, tìm hiểu về đời sống người dân làng nghề. Điều này cho thấy tín hiệu tốt đẹp và tiềm năng của du lịch làng nghề di sản này đang dần được khẳng định. Hiện có 364 hộ cam kết giữ lại 653 lò gạch đã ngưng hoạt động để làm du lịch.

Phó chủ tịch UBND huyện Mang Thít Nguyễn Chí Quyết

Thời hưng thịnh nhất, toàn tỉnh Vĩnh Long có đến hơn 2.000 lò gạch, trong đó 80% tập trung ở huyện Mang Thít, với hơn 12 nghìn lao động tham gia sản xuất, gần 50 triệu sản phẩm mỗi năm (chiếm khoảng 50% giá trị sản xuất công nghiệp toàn tỉnh Vĩnh Long). Nhưng do chi phí sản xuất gia tăng, công nghệ lạc hậu, cạnh tranh, nhu cầu thị trường giảm nên nghề sản xuất gạch, gốm đỏ ở Vĩnh Long rơi vào suy yếu.

“Trong vòng 10 năm qua, toàn tỉnh đã có hơn 1.200 lò gạch, gốm bị phá dỡ, hiện số lò gạch gốm trên địa bàn tỉnh còn lại khoảng hơn 850 lò”, ông Lữ Quang Ngời, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long thông tin.

Anh Nguyễn Thành Hưng, ở xã Mỹ Phước từng sở hữu hai lò gạch và hàng chục công nhân. Anh Hưng cho biết, từ lúc sinh ra đã thấy những chiếc lò gạch sừng sững trên mảnh đất quê mình. Khi lớn lên, lấy vợ, ba mẹ anh đã chia cho khu vườn nằm bên dòng kênh Thầy Cai. Vợ chồng anh lại chọn nghề sản xuất gạch đất nung để khởi nghiệp.

“Thời điểm làng nghề hưng thịnh nhất, khu lò gạch của tôi gần như làm việc cả ngày đêm, tàu ghe cặp bến lấy gạch, chở đất nguyên liệu đến, đi tấp nập. Nghề này đã nuôi sống cả gia đình, con cái có điều kiện học hành”, anh Hưng chia sẻ.

Dù vậy, nhiều năm qua, gia đình anh không còn sản xuất gạch. Tuy nuối tiếc khi phải chia tay với nghề truyền thống nhưng anh Hưng cũng như rất nhiều cơ sở sản xuất gạch sớm chuyển đổi nghề, ổn định kế sinh nhai bằng vườn sầu riêng, thanh long ruột đỏ ngay trên nền đất sản xuất gạch năm xưa.

Vì sao điêu tàn?

Cũng nằm bên bờ kênh Thầy Cai, cơ sở sản xuất gạch gốm của anh Dương Chí Hiền ở xã Nhơn Phú, huyện Mang Thít đến nay vẫn duy trì sản xuất. Anh Hiền kể, đã làm nghề sản xuất gạch đất nung hơn 30 năm.

“Vương quốc” lò gạch thành di sản đương đại- Ảnh 2.

Du khách tham quan khu vực sản xuất gốm đỏ Vĩnh Long.

“Hồi còn trẻ, tôi đi làm thuê cho những lò gạch của họ hàng. Từ đó, tôi tích góp kinh nghiệm và vốn liếng để làm chủ lò gạch của riêng mình. Năm 2004, tôi khởi nghiệp, gom hết tiền bạc đầu tư xây dựng được một lò đầu tiên. Hồi đó, gạch ra lò không đủ bán nên chỉ mấy năm tôi khá lên thấy rõ. Rồi năm 2007, 2008 tôi xây thêm hai lò nữa”, anh Hiền kể.

Rồi làng nghề truyền thống rơi vào suy giảm đến mức điêu tàn suốt hơn chục năm qua. Trong xu thế phát triển của công nghệ sản xuất, làng nghề gạch gốm thủ công truyền thống yếu thế trông thấy. Giá đất sét nguyên liệu tăng, giá chất đốt (trấu) cũng tăng dẫn đến giá thành sản xuất cao, không thể cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường.

“Theo tính toán, với lò đơn truyền thống, để đốt thành phẩm một viên gạch trong thời gian 7 ngày đêm cần 350g trấu. Còn lò nung liên hoàn (từ 6 miệng lò liền kề, sử dụng nhiệt của lò này đốt cho lò liền kề) thì mỗi viên gạch chỉ cần 120g trấu.

Chất lượng như nhau, thời gian đốt như nhau, nhưng chi phí chất đốt giảm hơn phân nửa, chắc chắn lò gạch truyền thống không sống nổi”, anh Hiền phân tích lý do làng nghề gạch gốm Vĩnh Long thua ngay trên sân nhà.

Từ hoang phế thành di sản

Không nỡ quay lưng với nghề truyền thống, anh Hiền bỏ thời gian tìm tòi, nắm bắt nhu cầu của thị trường để điều chỉnh sản xuất, cho ra sản phẩm phù hợp để duy trì sản xuất.

“Vương quốc” lò gạch thành di sản đương đại- Ảnh 3.

Thời hưng thịnh, Vĩnh Long có hơn 2.280 lò gạch, đóng góp 50% giá trị sản xuất công nghiệp của địa phương.

Từ sản xuất gạch ngói đơn thuần, anh Hiền đã chuyển đổi một phần sang sản xuất gốm đỏ. Do cùng là sản phẩm tạo hình từ đất nung nên gốm đỏ vẫn kết hợp đốt trong lò gạch với tỉ lệ 50% gốm thủ công mỹ nghệ, 50% gạch ống, gạch thẻ.

“Tôi chủ yếu làm gốm mỹ nghệ trang trí, các loại gạch đỏ trang trí, phục vụ khách du lịch”, anh Hiền nói.

Theo anh Hiền, khi UBND tỉnh Vĩnh Long phê duyệt đề án di sản đương đại Mang Thít và đồ án quy hoạch xây dựng khu lò gạch, gốm trở thành sản phẩm du lịch làng nghề độc đáo của địa phương, anh như “bắt được vàng” nên đã tiên phong tham gia.

Anh chia sẻ: “Tôi tiến hành ngay việc xây dựng khu vực cà phê gốm đỏ, trưng bày sản phẩm gốm mỹ nghệ Vĩnh Long, kết hợp điểm dừng chân check-in cho du khách. Tôi cũng mở cửa cho khách tham quan trải nghiệm quy trình sản xuất gạch gốm tại lò của mình. Còn du khách muốn khám phá thêm những địa điểm khác, tôi đã đầu tư sẵn tàu du lịch phục vụ di chuyển trên sông”.

Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Lữ Quang Ngời cho rằng, những miệng lò cổ kính trải qua hơn một thế kỷ, dù đã bỏ hoang sẽ được phục hồi và sắp xếp như một không gian triển lãm nghệ thuật ngoài trời độc đáo riêng của Vĩnh Long.

“Di sản đương đại “vương quốc” gạch gốm là kết tinh của quá trình lao động sản xuất sáng tạo mà ông cha đã dày công tạo dựng hơn 100 năm qua nên phải được bảo tồn và phát huy giá trị, trở thành sản phẩm du lịch làng nghề, du lịch cộng đồng, kết hợp trải nghiệm độc đáo trong thời gian tới”, ông Ngời nói thêm.

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/vuong-quoc-lo-gach-thanh-di-san-duong-dai-192250103005140078.htm

Cùng chủ đề

Bỏ tư duy không quản được thì cấm

TP - Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư số 29 quy định về dạy thêm, học thêm. Theo chuyên gia, các quy định tại thông tư này đã bỏ được tư duy không quản được thì cấm. TP - Bộ GD&ĐT vừa ban hành Thông tư số 29 quy định về dạy thêm, học thêm. Theo chuyên gia, các quy định tại thông tư này đã bỏ được tư duy không quản được thì cấm. ...

Giáo viên dạy thêm ngoài nhà trường cần xin phép ai?

Bên cạnh việc dạy chính khóa và dạy thêm trong nhà trường, nhiều giáo viên còn tham gia dạy thêm bên ngoài để tăng thêm thu nhập. Nhằm đảm bảo tăng cường trách nhiệm của các nhà trường trong việc quảng lý giáo viên dạy thêm, Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 29/2024 thay thế Thông tư 17/2012/TT-BGDDT.Đáng chú ý, nội dung Thông tư mới làm rõ hơn các quy định hoạt động dạy thêm,...

Tỏa sáng với sự tinh giản cùng trang phục tone sure tone

Trang phục tone sur tone không chỉ làm nổi bật sự tinh giản mà còn tạo cảm giác...

Người dân TP HCM “đi bão” nhưng không vội vàng

(NLĐO) - Tối 5-1, hàng ngàn người dân TP HCM đã đổ xuống đường ăn mừng chiến thắng chung cuộc và lên ngôi vô địch của đội tuyển Việt Nam. ...

Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc nói về bệnh hô hấp đang gây lo ngại

Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) tổ chức họp báo và đưa ra nhiều khuyến cáo liên quan bệnh hô hấp đang vào mùa cao điểm, sau khi có nhiều thông tin về dịch bệnh hô hấp đáng lo ngại...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Chiến thắng của tinh thần quả cảm

Dù được đánh giá thấp hơn đối thủ và gặp không ít khó khăn, đội tuyển Việt Nam đã giành chức vô địch AFF Cup 2024 bằng tinh thần chiến đấu ngoan cường, quả cảm. ...

Bộ trưởng Trần Hồng Minh thăm Trường Sĩ quan Công binh

Ngày 5/1, trong chuyến công tác phía Nam, Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh thăm Trường Sĩ quan Công binh (TP Thủ Dầu Một, Bình Dương). ...

Cục Hàng hải yêu cầu kiểm soát chặt, giảm thiểu tàu biển bị lưu giữ tại nước ngoài

Cục Hàng hải VN vừa có văn bản yêu cầu các cảng vụ hàng hải tăng cường kiểm tra, hạn chế các tàu biển Việt Nam bị lưu giữ tại nước ngoài. ...

Gỡ vướng mặt bằng, vật liệu, đảm bảo tiến độ các tuyến cao tốc qua Đồng Nai

Bộ trưởng Bộ GTVT Trần Hồng Minh đề nghị UBND tỉnh Đồng Nai chủ động gỡ vướng, thực hiện nhanh các dự án giao thông, đặc biệt phải hoàn thành dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu trong năm 2025. ...

Khởi công đường gần 1.000 tỷ đồng ở Long An kết nối cửa khẩu quốc gia

Dự án đường tỉnh 822B kết nối cửa khẩu Mỹ Quý Tây huyện Đức Huệ qua Campuchia và các khu công nghiệp, đô thị vùng huyện Đức Hòa, Bến Lức, TP.HCM. ...

Bài đọc nhiều

Hoàng thành Thăng Long và 3 giá trị nổi bật toàn cầu

Sáng 1.8 (theo giờ VN), trong kỳ họp thứ 34 đang diễn ra tại Brazil, Ủy ban Di sản Thế giới đã chính thức thông qua Nghị quyết công nhận Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là Di sản Thế giới. Đây là món quà vô cùng ý nghĩa với Thủ đô Hà Nội và cả nước khi chỉ còn 70 ngày là đến Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội. Khu di tích trung...

Dự án trùng tu Di sản Văn hóa thế giới Mỹ Sơn: Biểu tượng của mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị Việt Nam...

Cuối năm 2022, Viện khảo sát khảo cổ học Ấn Độ và UBND huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam tổ chức tổng kết và bàn giao Dự án Bảo tồn, tôn tạo Di sản văn hóa thế giới Khu di tích Mỹ Sơn, xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam. Phó Đại sứ Cộng hòa Ấn Độ tại Việt Nam Subhash P Gupta, lãnh đạo tỉnh Quảng Nam và huyện Duy Xuyên chứng kiến lễ bàn giao và...

Gìn giữ giá trị Di sản thế giới Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà

Di sản thế giới Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà là di sản thế giới liên tỉnh đầu tiên ở Việt Nam. Việc quản lý, bảo vệ Vịnh Hạ Long (tỉnh Quảng Ninh) và Quần đảo Cát Bà (TP Hải Phòng) đang được hai địa phương phối hợp thực hiện hiệu quả nhằm phát huy, giữ gìn giá trị của Di sản. Cuối tháng 10 vừa qua, chuyến tàu cao tốc nối Hạ Long - Cát Bà chính...

Những kỹ thuật để xây thành đá cổ hơn 600 năm tuổi ở Thanh Hóa

Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa) là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam, thành được xây cách đây hơn 600 năm. Đến nay, kiến trúc của công trình kỳ vĩ này vẫn đang được các nhà khoa học từng bước nghiên cứu. Nguồn: https://laodong.vn/photo/nhung-ky-thuat-de-xay-thanh-da-co-hon-600-nam-tuoi-o-thanh-hoa-888954.ldo

Kỳ quan Vịnh Hạ Long – Quần đảo Cát Bà: Ngọc trên biển

Sở hữu khu rừng trên biển lớn nhất, hệ động thực vật rừng - biển đa dạng nhất với 7 hệ sinh thái rừng - biển phong phú, Vịnh Hạ Long - Quần đảo Cát Bà không chỉ là nơi có vẻ đẹp, cảnh quan ngoạn mục kỳ thú, mà còn là kho báu thiên nhiên trên biển với những giá trị hết sức to lớn. Ngày 16/9 vừa qua, tại Kỳ họp lần thứ 45 tại Thủ đô Riyadh,...

Cùng chuyên mục

Ngôi nhà Di sản số 87 phố Mã Mây và Di tích số 22 phố Hàng Buồm áp dụng thí điểm vé điện tử

Ngôi nhà Di sản số 87 phố Mã Mây và Di tích số 22 phố Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) chính thức đưa vào vận hành thí điểm hệ thống vé điện tử “Trực tuyến - Liên thông - Đa phương thức” từ đầu năm 2025. Hệ thống do Trung tâm Thông tin du lịch (Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam) hỗ trợ triển khai tại các khu di tích, điểm tham quan. Thông tin từ Trung...

Tự hào với 22 di sản thế giới tại Việt Nam

Với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cùng kho tàng văn hóa đồ sộ, độc đáo trải dài 4000 năm lịch sử dân tộc, tất cả những điều đó góp phần đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia du lịch nổi tiếng thế giới với 22 di sản được UNESCO vinh danh. Di sản thiên nhiên thế giới 1. Vịnh Hạ Long   Vịnh có tổng diện tích 1553 km2 gồm 1969 hòn đảo lớn nhỏ, tập...

Di sản văn hóa, từ truyền thống đến kho tàng số

Việc xây dựng cơ sở dữ liệu số về di sản văn hóa đang được quan tâm, nhằm tạo kho tàng lưu giữ thông tin chi tiết về các giá trị vật thể và phi vật thể. Điều này không chỉ hữu ích trong công tác bảo tồn mà còn tạo nền tảng khai thác tối đa tiềm năng của di sản trong công nghiệp văn hóa. Nỗ lực số hóa nguồn tư liệu giá trị TS. Chu Thu Hường, Viện...

Huế không chỉ có di sản

Ngoài nét cổ kính của lăng tẩm đền đài, của hệ thống di sản văn hóa đồ sộ, Huế còn gây ấn tượng mạnh là thành phố xanh với một ngành du lịch xanh phát triển. Khẳng định thương hiệu thành phố du lịch xanh Hôm nay 30/11, việc Quốc hội thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương đã trở thành một cột mốc lịch sử, đánh dấu sự phát triển toàn diện của một...

10 Di sản Tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh

Chiều 8/5 (theo giờ Việt Nam), “Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng cung Huế” của Việt Nam chính thức được ghi danh vào Danh mục Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương của UNESCO. Việc Cửu đỉnh ở Hoàng cung Huế được ghi danh Di sản Tư liệu khu vực châu Á-Thái Bình Dương, đã nâng tổng số di sản tư liệu của Việt Nam được UNESCO ghi danh lên 10 di sản...

Mới nhất

‘Bộ ba’ Viettel, MobiFone, VNPT lãi lớn, hé lộ thu nhập nhân viên bỏ xa nhiều ngân hàng

Số liệu kết quả kinh doanh của 3 “ông lớn” ngành viễn thông Viettel, MobiFone, VNPT đều cho thấy 2024 là một năm làm ăn hiệu quả, lãi lớn. ...

Rưng rưng nước mắt trước nỗ lực vượt nghịch cảnh phi thường của tuyển Việt Nam

Hôm qua, 5/1, đội tuyển Việt Nam gặp Thái Lan chung kết AFF Cup 2024. Là một người trẻ, mỗi khi đội tuyển Việt Nam ra sân, tôi lại cảm thấy trái tim mình như đập nhanh hơn, như đang hòa nhịp với hàng triệu trái tim khác đang đổ về một nơi duy nhất: Sân cỏ.Không chỉ...

Ứng viên giải Mai Vàng lần thứ 30 – 2024: Háo hức mong được vinh danh

Mỗi ứng viên đều có một thế mạnh và ai trong số họ chiến thắng Giải Mai Vàng lần thứ 30 - 2024 cũng đều xứng đáng ...

Mới nhất