Trang chủKinh tếNông nghiệpVườn trồng ớt công nghệ cao ở một huyện nghèo của Lâm...

Vườn trồng ớt công nghệ cao ở một huyện nghèo của Lâm Đồng đẹp như phim, trái chín đỏ cây


Từ thanh niên tình nguyện của huyện nghèo

Là chủ mô hình nông nghiệp công nghệ cao đầu tiên tại huyện Đam Rông, anh Phí Văn Thìn (thôn Trung Tâm, xã Phi Liêng) là cái tên đã quen thuộc với người dân nơi đây. Anh Thìn là người đứng ra liên kết với hơn 30 hộ dân trong vùng để sản xuất ớt chuông ứng dụng công nghệ cao, mang lại giá trị kinh tế, thay đổi đời sống của nhiều người.

Trao đổi với phóng viên, anh Phí Văn Thìn chia sẻ, trước đây, anh từng là cán bộ của huyện Đam Rông, nhưng sau đó đã chuyển hướng, ra ngoài làm kinh tế, phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại xã Phi Liêng (huyện Đam Rông).

Vườn trồng ớt công nghệ cao ở một huyện nghèo của Lâm Đồng đẹp như phim, trái chín đỏ cây- Ảnh 1.

Anh Phí Văn Thìn (áo đen) là một trong những người tiên phong trồng ớt chuông áp dụng công nghệ cao tại huyện Đam Rông.

“Tôi là người con được sinh ra và lớn lên ở huyện Đam Rông. Trước đây, sau khi đi học thì tôi có làm việc tại TP. Hồ Chí Minh 2 năm, sau đó tôi trở về lại quê hương Đam Rông. Thời điểm đó, tôi nằm trong đội ngũ tri thức trẻ của huyện 30A, chuyên về xóa nghèo, các chính sách hỗ trợ cho vùng nghèo.

Trong quá trình công tác tại huyện Đam Rông, tôi có tham gia một hợp tác xã về nông nghiệp tại thị trấn Nam Ban (huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng). Chính vì vậy, tôi thấy khí hậu, thổ nhưỡng, điều kiện tự nhiên tại Đam Rông tốt hơn Nam Ban, tại sao mình không làm nông nghiệp? Chính vì vậy, năm 2018, tôi bắt đầu dựng nhà kính để làm nông nghiệp, chủ yếu là trồng ớt chuông. Sau khi làm thấy hiệu quả, đến năm 2019 thì tôi đã xin nghỉ việc tại huyện Đam Rông để chuyên tâm vào làm nông nghiệp”, anh Phí Văn Thìn nhớ lại.

Vườn trồng ớt công nghệ cao ở một huyện nghèo của Lâm Đồng đẹp như phim, trái chín đỏ cây- Ảnh 2.

Hiện nay, anh Phí Văn Thìn đang có 1,2ha đất trồng ớt chuông, dưa leo, cà chua áp dụng công nghệ cao.

Anh Thìn cho hay, thời gian ban đầu, anh mới bắt đầu làm nông nghiệp nên kiến thức chăm sóc, kỹ thuật canh tác cây trồng vẫn còn ít. Vì vậy, anh vừa làm vẫn phải đến các nhà vườn tại huyện Đơn Dương, Đức Trọng, TP. Đà Lạt để học hỏi kinh nghiệm. Ngoài ra, anh cũng phải lên mạng xã hội, youtube để học hỏi kỹ thuật. Tuy nhiên, mỗi vùng đất có khí hậu, thổ nhưỡng khác nhau nên anh phải thay đổi, ứng biến các kỹ thuật đã học được để áp dụng tại vườn của mình.

Vườn trồng ớt công nghệ cao ở một huyện nghèo của Lâm Đồng đẹp như phim, trái chín đỏ cây- Ảnh 3.

Ớt chuông là sản phẩm chủ lực của anh Phí Văn Thìn.

Thời điểm mới bắt đầu, anh Thìn xây dựng nhà kính trên diện tích 6.000m2, đến nay đã tăng lên 1,2ha nhà kính trồng ớt chuông, cà chua, dưa leo công nghệ cao. Tổng sản lượng các loại nông sản này đạt khoảng 150 tấn/ha, với giá bán ổn định đã giúp anh Thìn có thu nhập cao hơn hẳn so với các loại cây trồng trước đây như cà phê, dâu tằm.

Đến hợp tác xã điển hình

Bước tiến quan trọng đối với hành trình làm nông nghiệp của anh Phí Văn Thìn là anh quyết định thành lập Hợp tác xã Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phi Liêng vào tháng 8/2020. Đến nay, hợp tác xã của anh Thìn có 8 thành viên, liên kết với 32 nông hộ tại địa phương, trồng ớt chuông, dưa leo và cà chua trên diện tích 18ha.

Vườn trồng ớt công nghệ cao ở một huyện nghèo của Lâm Đồng đẹp như phim, trái chín đỏ cây- Ảnh 4.

Hiện, anh Phí Văn Thìn đang liên kết với 32 hộ dân tại huyện Đam Rông trồng ớt chuông, cà chua, dưa leo áp dụng tiêu chuẩn VietGAP.

Trao đổi với phóng viên Dân Việt, anh Thìn cho biết: “Hợp tác xã của tôi hiện đang trồng các nông sản ớt chuông, dưa leo, cà chua theo tiêu chuẩn VietGAP. Trong hợp tác xã đã có 8ha cây trồng đạt chứng nhận VietGAP, còn lại các diện tích liên kết với người dân đều được chúng tôi chuyển giao khoa học, kỹ thuật để trồng cây theo tiêu chuẩn của hợp tác xã.

Hiện, hợp tác xã đã hợp đồng liên kết với các nông hệ theo diện cung cấp giống và phân bón theo hình thức trả chậm. Bao tiêu đầu ra sản phẩm cho các nông hộ. Hiện, với ớt chuông bình thường chúng tôi bao tiêu cho người dân liên kết với giá 20.000 đồng/kg, ớt chuông sử dụng thuốc an toàn và sử dụng thiên địch với giá 24.000 đồng/kg”.

Vườn trồng ớt công nghệ cao ở một huyện nghèo của Lâm Đồng đẹp như phim, trái chín đỏ cây- Ảnh 5.

Thu hoạch ớt chuông trong trang trại của anh Phí Văn Thìn.

Ghi nhận của phóng viên, tại hợp tác xã của anh Thìn, trên diện tích 18ha có cả diện tích cây trồng được trồng trên giá thể và trồng trên đất. Tuy nhiên, toàn diện tích đều được áp dụng công nghệ tưới nhỏ giọt, tiết kiệm nước. Đặc biệt, có 4.500m2 diện tích được anh áp dụng công nghệ tưới bằng cảm biến, giúp giảm nhân công lao động, chi phí sản xuất so với cách làm truyền thống.

“Hiện nay, hợp tác xã cũng đã phối hợp với Công ty Dalat Hasfarm để triển khai sản xuất ớt chuông theo hướng sử dụng thiên địch (không sử dụng thuốc trừ sâu) trên diện tích 1ha. Các sản phẩm đã áp dụng đóng gói dán tem truy xuất nguồn gốc.

Ngoài ra, hàng năm hợp tác xã thường xuyên mở lớp tập huấn đào tạo cho bà con nông dân 2 xã Phi Liêng và Đạ K’Nàng (huyện Đam Rông) kiến thức kỹ năng và quy trình canh tác nông nghiệp công nghệ cao. Đến nay, hợp tác xã đã tập huấn 9 lớp, thu hút 350 lượt người tham gia”, anh Thìn nói.

Vườn trồng ớt công nghệ cao ở một huyện nghèo của Lâm Đồng đẹp như phim, trái chín đỏ cây- Ảnh 6.

Ông Nguyễn Văn Châu (áo xanh) – Bí thư Huyện ủy Đam Rông đến thăm và đánh giá cao mô hình của anh Thìn tại địa phương.

Anh Lê Đức Vân (42 tuổi, xã Phi Liêng, huyện Đam Rông) cho biết, anh tham gia liên kết với Hợp tác xã Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phi Liêng từ năm 2021. Đến nay, anh đã có 7.000m2 đất trồng ớt chuông, cà chua trong nhà kính. So với những cây trồng truyền thống trước đây, khi liên kết với hợp tác xã trên thì anh có thu nhập cao hơn. Tuy nhiên, chi phí đầu tư ban đầu của anh Vân khá lớn, diện tích càng rộng thì chi phí sản xuất càng tăng cao. Do đó, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ cao vào sản xuất sẽ giúp cho các nông hộ liên kết có thu nhập cao, ổn định hơn.

Vườn trồng ớt công nghệ cao ở một huyện nghèo của Lâm Đồng đẹp như phim, trái chín đỏ cây- Ảnh 7.

Nhờ sự liên kết với Hợp tác xã Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phi Liêng mà nhiều người dân tại huyện Đam Rông đã có cơ hội phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống.

Nói về Hợp tác xã Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Phi Liêng, ông Nguyễn Văn Chính – Trưởng Phòng Nông nghiệp huyện Đam Rông nhận định: “Hợp tác xã của anh Phí Văn Thìn là một trong các mô hình tiên phong sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong nhà kính tại địa phương. Mô hình đã mang lại giá trị kinh tế cao, thu nhập cao cho bản thân anh Thìn cũng như các nông hộ liên kết.

Trong thời gian qua, chính quyền địa phương đã tiến hành hỗ trợ tổ chức các lớp tập huấn, hỗ trợ về công nghệ tưới nhỏ giọt, công nghệ tưới cảm biến để hợp tác xã ngày càng hoàn thiện và phát triển. Huyện Đam Rông cũng đang khuyến khích người dân tại địa phương mạnh dạn chuyển đổi các diện tích cây trồng kém hiệu quả để đầu tư sản xuất nông nghiệp công nghệ cao như của anh Thìn để nâng cao thu nhập, phát triển kinh tế”.





Nguồn: https://danviet.vn/vuon-trong-ot-cong-nghe-cao-o-mot-huyen-ngheo-cua-lam-dong-dep-nhu-phim-trai-chin-do-cay-20240925152707902.htm

Cùng chủ đề

Đà Lạt mùa thu – mùa thương nhớ

Mơ màng một chiều thu Đà Lạt để rồi chợt nhận ra lòng yêu thành phố này đến lạ. Những ngày vào Thu Đà Lạt đẹp nao lòng để rồi đi xa không khi nào khỏi nhung nhớ.   Nhắc đến mùa Thu người ta nghĩ ngay đến Hà Nội với những cơn gió heo may mơn man cây cỏ, chút nắng vàng rải rác khắp phố phường, hoa sữa nồng nàn, cây bàng lá đỏ, phố xưa nhà cổ, mái...

Cho thôi làm đại biểu Quốc hội với ông Trần Đình Văn

Chiều 25/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp để xem xét, quyết định việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa 15 đối với ông Trần Đình Văn, đại biểu Quốc hội thuộc đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng. Theo đó, căn cứ Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội và các quy định pháp luật có liên quan, căn cứ ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền; căn cứ...

Chuyên gia hiến kế bảo vệ thương hiệu nông sản Đà Lạt sau vụ “khoai tây mạo danh”

Sáng 26/9, tại TP. Đà Lạt, Báo Pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với UBND TP. Đà Lạt tổ chức Tọa đàm Giải pháp bảo vệ thương hiệu nông sản Đà Lạt. Buổi tọa đàm đã đưa ra nhiều ý kiến của...

Lâm Đồng quan tâm phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS

Ông Dơ Woang Ya Gương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lâm Đồng chia sẻ: Để phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS hiệu quả, thời gian tới, Ban Dân tộc Lâm Đồng sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chính sách dân tộc, trọng tâm là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021...

“Nhận lương tốt” chục triệu mỗi tháng nhưng người dân nuôi tằm một xã ở Lâm Đồng “sợ” loại bệnh này

Thu nhập cao từ nuôi tằmCó mặt tại xã Tân Văn, phóng viên được bà La Hoàng Quyên - Chi hội trưởng Chi hội nông dân thôn Tân Thuận dẫn đi tham quan các mô hình trồng dâu, nuôi tằm của người dân địa phương. Bà...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bế mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2024

Trong thời gian 02 ngày, từ ngày 26 - 27/9, 10 đội thi với 200 thí sinh tham gia Hội thi đã trải qua 4 phần thi: Màn chào hỏi; Trắc nghiệm kiến thức; Xử lý tình huống...

Vườn lan rừng hoa tuôn như suối của một nông dân Bắc Kạn, nuôi cả một loài động vật hoang dã

Gia đình ông Lê Tuấn Bảo (sinh 1957) ở tổ 10, phường Phùng Chí Kiên, TP Bắc Kạn (tỉnh Bắc Kạn) có thu nhập mỗi năm hơn 600 triệu đồng từ mô hình kinh tế tổng hợp gồm trồng lan rừng, nuôi lợn rừng lai, nuôi...

Gần 9 ha “đất vàng” dự án Da Nang New City ở quận trung tâm TP. Đà Nẵng bị bỏ hoang

Theo Ban Tiếp công dân (Văn phòng UBND quận Liên Chiểu, Đà Nẵng), từ ngày 31/5/2024, UBND quận Liên Chiểu nhận được nhiều đơn khiếu nại của các hộ dân là đối tác của Công ty cổ phần Đầu tư kinh doanh nhà Phú Gia Thịnh (Công ty Phú Gia Thịnh) tại Dự án Khu phức hợp...

Tôi đã làm gì anh chưa?

Cô giáo mầm non Hà Nội dùng thìa đánh liên tiếp trẻ 2 tuổiNgày 26/9, fanpage chính thức của Nhóm trẻ tư thục M.P (nằm trên địa bàn Hà Nội) xuất hiện trong phần bình luận clip về một giáo viên dạy lớp nhà trẻ đã...

Hoa hậu đa văn hóa thế giới chấp thuận trao vương miện cho mẹ đơn thân

Hoa hậu đa văn hóa thế giới 2025 nhằm tôn vinh sự đa dạng văn hóa và thúc đẩy sự hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau giữa các quốc gia và các nền văn hóa trên thế giới. Đặc biệt, cuộc thi hướng tới tìm kiếm...

Bài đọc nhiều

HTX tiêu biểu toàn quốc 2024 ở Thái Nguyên là đơn vị từng đón cố Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng

Với những cố gắng, nỗ lực của bản thân, bà Đào Thanh Hảo đã vinh dự nhận được nhiều Bằng khen, giấy khen từ các cấp, ngành địa phương như: Được Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tôn vinh là Nông dân Việt Nam xuất...

Giữa dòng sông Lam ở Hà Tĩnh có một “hòn đảo”, dân ở đây trồng thứ cây tốt um trông như cỏ dại

Nghề trồng cây cói trên "hòn đảo" giữa dòng sông LamThôn Hồng Lam, xã Xuân Giang, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh giống như một hòn đảo nhỏ nằm giữa dòng sông Lam, bốn bề bao quanh là nước, đây được ví như một "ốc đảo". ...

Trung Quốc chi tỷ đô mua hơn 4 tỷ quả dừa/năm, mua của Việt Nam bao nhiêu

Theo Cơ quan Hải quan Trung Quốc, nhu cầu tiêu thụ dừa của nước này rất lớn. Hàng năm, Trung Quốc tiêu thụ hơn 4 tỉ trái dừa, trong đó có khoảng 2,6 tỉ dừa tươi, còn lại phục vụ chế biến. Nhu cầu lớn nhưng...

Huy động mọi nguồn lực hỗ trợ người dân ổn định cuộc sống sau bão lũ

Ngày 26/9, huyện Sóc Sơn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác ứng phó cơn bão số 3, triển khai nhiệm vụ khắc phục hậu quả và hỗ trợ tái thiết sau thiên tai. Theo Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Đỗ Minh Tuấn, bão số 3 đã ảnh hưởng đến toàn địa bàn huyện. Lũ lên trên các sông Cầu, sông Cà Lồ gây ngập lụt tại 13 xã, cô lập 3 khu điểm dân cư....

Huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa tiếp nhận và điều cho ngư dân Bình Định bị nạn trên biển

Ngày 26/9, nguồn tin từ Bộ tư lệnh vùng 4 Hải quân cho biết, vào ngày 25/9, trong quá trình khai thác hải sản trên vùng biển phía Đông, cách đảo Sơn Ca 100 hải lý, ông Nguyễn Hữu Thanh, 34 tuổi, phường Hoài Hương, thị...

Cùng chuyên mục

Bế mạc Hội thi tìm hiểu pháp luật về lĩnh vực công tác dân tộc trên địa bàn tỉnh Điện Biên năm 2024

Trong thời gian 02 ngày, từ ngày 26 - 27/9, 10 đội thi với 200 thí sinh tham gia Hội thi đã trải qua 4 phần thi: Màn chào hỏi; Trắc nghiệm kiến thức; Xử lý tình huống...

Thấy gì từ một huyện phấn đấu nông thôn mới nâng cao tại tỉnh Hải Dương

Đến thực tế tại xã An Lâm, chúng tôi được đồng chí Trưởng phòng nông nghiệp Mạc Văn Tuấn trực tiếp dẫn đi men theo con đường thẳng tắp chạy ra cánh đồng đang bước vào vụ gặt mới cảm nhận được cuộc sống nơi đây thật bình yên. Ông Mạc Văn Tuấn cho biết, trên địa bàn huyện Nam Sách hiện có 9 xã đạt nông thôn mới nâng cao, mục tiêu đến năm 2025 sẽ có từ...

Vườn lan rừng hoa tuôn như suối của một nông dân Bắc Kạn, nuôi cả một loài động vật hoang dã

Gia đình ông Lê Tuấn Bảo (sinh 1957) ở tổ 10, phường Phùng Chí Kiên, TP Bắc Kạn (tỉnh Bắc Kạn) có thu nhập mỗi năm hơn 600 triệu đồng từ mô hình kinh tế tổng hợp gồm trồng lan rừng, nuôi lợn rừng lai, nuôi...

Từ việc xả thải “lòi ra” hàng loạt sai phạm đất đai của trại lợn tại Đông Hưng, Thái Bình (Kỳ 2)

Chưa dừng lại đó, người dân còn phát hiện, trại lợn của Công ty CP TMDV Đông Á còn ngang nhiên lấn chiếm hàng nghìn mét vuông đất công, đặc biệt là hành lang an toàn đê từ...

Bứt phá đưa nông thôn mới lên tầm cao mới

 Quyết liệt cho mục tiêu nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu Đặc biệt, huyện Yên Dũng cũng đang lên kế hoạch xây dựng xã NTM thông minh và lộ trình phát triển các thôn NTM kiểu mẫu, trong đó có 32 thôn đã đạt tiêu chuẩn....

Mới nhất

Gặp họa vì tin lời giới thiệu tiêm PRP giúp “trẻ hóa khớp gối ở phòng khám tư

Tin mới y tế ngày 25/9: Gặp họa vì tin lời giới thiệu tiêm PRP giúp “trẻ hóa khớp gối" ở phòng khám tưKhoa Cơ xương khớp, Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên tiếp nhận và điều trị khỏi hai trường hợp bị phản ứng sau khi tiêm huyết tương giàu tiểu cầu (PRP) từ cơ sở y...

Hủy kết quả đấu giá đất tại thửa đất trong cụm công nghiệp Thanh Thùy

Theo đó, hủy Quyết định số 4636/QĐ-UBND ngày 14/9/2023 của UBND TP Hà Nội về việc công nhận kết quả trúng đấu giá quyền sử dụng đất để sản xuất kinh doanh tại thửa đất L1 thuộc khu đất Lô C cụm công nghiệp Thanh Thùy, xã Thanh Thùy, huyện Thanh Oai với các nội dung: Tên nhà đầu...

Khen học sinh ủng hộ đồng bào bị bão lũ: Lòng nhân ái không thể đong đếm

Sự việc đã qua nhưng nhà giáo như tôi vẫn day dứt và tự hỏi vì sao trong môi trường sư phạm mà lòng nhân ái của trẻ thơ bị mang ra đong đếm theo những chuẩn mực vô lý? Lỗ hổng...

Mới nhất