Powered by Techcity

Tháo gỡ khó khăn để hết năm 2025 cơ bản hoàn thành 600 km đường cao tốc vùng ĐBSCL

Tháo gỡ khó khăn để hết năm 2025 cơ bản hoàn thành 600 km đường cao tốc vùng ĐBSCL

Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 490/TB-VPCP ngày 26/10/2024 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Hội nghị tháo gỡ khó khăn, vướng mắc thúc đẩy phát triển hạ tầng giao thông khu vực đồng bằng sông Cửu Long.

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 phải hoàn thành 3.000 km đường cao tốc trên cả nước (trong đó khu vực đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu có khoảng 600 km).
Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 phải hoàn thành 3.000 km đường cao tốc trên cả nước (trong đó khu vực đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu có khoảng 600 km).

Thông báo kết luận nêu rõ: Phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại là một trong 3 đột phá chiến lược đã được Đại hội Đảng lần thứ XIII đề ra; trong đó xác định mục tiêu đến năm 2030 có 5.000 km đường cao tốc; vì vậy, Thủ tướng Chính phủ đã thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải, Ban Chỉ đạo đã họp 14 phiên; đồng thời, Thủ tướng Chính phủ ban hành hơn 400 văn bản chỉ đạo, điều hành, đôn đốc triển khai các dự án cao tốc. 

Riêng đối với các dự án hạ tầng giao thông chiến lược vùng đồng bằng sông Cửu Long, từ đầu nhiệm kỳ đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã trực tiếp 6 lần làm việc với các bộ, ngành, địa phương trong vùng; nhiều lần kiểm tra công trường, đôn đốc, thăm, động viên cán bộ, công nhân, nhà thầu thi công, tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ thi công, thăm bà con Nhân dân khu vực các dự án, kiểm tra công tác tái định cư, ổn định đời sống Nhân dân; sau thời gian 3 năm, từ khi bắt tay nghiên cứu, triển khai các dự án cao tốc vùng đồng bằng sông Cửu Long, nhiều cuộc họp đã được tổ chức, ban hành nhiều văn bản… kết quả bước đầu đến nay cho thấy, chúng ta đã “biến không thành có”, “biến khó thành dễ”; từ ý tưởng đến hình thành các dự án cụ thể, nhiều đoạn tuyến, cây cầu đã hoàn thành… các tuyến cao tốc hiện đại đang được định hình rõ nét, mang lại triển vọng phát triển to lớn cho vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Với sự chỉ đạo quyết liệt của trung ương và quyết tâm của các địa phương, vùng đồng bằng sông Cửu Long từ nơi được coi là “vùng trũng” cao tốc, đến nay, mạng lưới hạ tầng giao thông tại vùng đồng bằng sông Cửu Long đã chuyển biến rất tích cực, toàn vùng có 120 km đường bộ cao tốc đã đưa vào khai thác, có 428 km đường bộ cao tốc đang triển khai thi công và phấn đấu để cơ bản hoàn thành năm 2025; ngoài ra có 215 km đang nghiên cứu để chuẩn bị đầu tư, đáp ứng mong mỏi của Nhân dân vùng đồng bằng sông Cửu Long trong việc sớm hình thành hệ thống hạ tầng giao thông kết nối nội vùng và cả nước; đồng thời mở ra không gian phát triển mới, giảm chi phí logistics, chi phí đầu vào, tăng sức cạnh tranh của hàng hóa, mang lại lợi ích cho các địa phương…

Quá trình triển khai các dự án trong thời gian qua cho thấy các địa phương, nhà thầu, đơn vị thi công đã trưởng thành hơn, lớn mạnh hơn, bước đầu làm chủ và triển khai được các dự án quy mô lớn; đã tháo gỡ được khó khăn, giải quyết được vướng mắc, cơ bản bố trí được nguồn vật liệu san lấp cho các dự án khu vực phía Nam với khoảng 65 triệu m3; công tác giải phóng mặt bằng cơ bản đạt tiến độ với trên 90% mặt bằng được bàn giao, nhiều dự án đã hoàn thành 100%; công tác hỗ trợ tái định cư và chăm lo đời sống Nhân dân được các địa phương chú trọng, thực hiện tốt; tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại các khu vực dự án được bảo đảm.

Bên cạnh kết quả đạt được là cơ bản, việc triển khai các dự án vẫn còn những tồn tại, hạn chế và khó khăn, thách thức: Công tác quản lý ở một số địa phương khi lần đầu được giao chủ quản dự án lớn, yêu cầu kỹ thuật cao, nhất là giải phóng mặt bằng, bảo đảm vật liệu san lấp, đắp nền… vì vậy phải nỗ lực hơn nữa; có dự án còn chưa bảo đảm tiến độ cung cấp vật liệu; việc thí điểm sử dụng cát biển vẫn còn một số lúng túng; công tác giải phóng mặt bằng một vài dự án chưa đáp ứng yêu cầu tiến độ…

Mục tiêu phấn đấu đến năm 2025 phải hoàn thành 3.000 km đường cao tốc trên cả nước (trong đó khu vực đồng bằng sông Cửu Long phấn đấu có khoảng 600 km) để chào mừng Đại hội Đảng các cấp, tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIV, kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập nước, 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước; và quan trọng nhất là góp phần tạo không gian phát triển mới, các khu công nghiệp mới, khu đô thị mới, khu dịch vụ mới, giá trị gia tăng mới của đất, tạo công ăn, việc làm, thu nhập và sinh kế tốt hơn cho người dân trên địa bàn nói riêng và Nhân dân cả nước nói chung.

Phấn đấu hết năm 2025 cơ bản hoàn thành 600 km đường cao tốc vùng đồng bằng sông Cửu Long  

Với khối lượng công việc trong thời gian tới của từng dự án còn rất lớn, đòi hỏi các cấp, các ngành, các địa phương phải hết sức khẩn trương, chủ động, linh hoạt, sáng tạo vận dụng các chủ trương, cơ chế, chính sách để triển khai các dự án; hưởng ứng thiết thực và thực hiện hiệu quả Phong trào thi đua “500 ngày đêm cao điểm hoàn thành thắng lợi các dự án đường bộ cao tốc”. Nỗ lực phấn đấu đạt mục tiêu đến hết năm 2025 cơ bản hoàn thành 600 km đường cao tốc vùng đồng bằng sông Cửu Long và đến năm 2030 có khoảng 1.200 km. 

Việc triển khai các dự án cần phải tăng tốc, bứt phá hơn, mạnh mẽ hơn, với quyết tâm chính trị cao hơn, cách làm khoa học, hiệu quả hơn; các bộ, ngành, địa phương tiếp tục tập trung quán triệt 3 quan điểm xuyên suốt: (i) Giao thông vận tải phải thông suốt, đi trước mở đường; (ii) “Chỉ bàn làm, không bàn lùi”, bảo đảm đúng và vượt tiến độ các dự án, nâng cao chất lượng, bảo đảm kỹ thuật, mỹ thuật, an toàn, vệ sinh, môi trường, phòng chống tiêu cực, lãng phí; (iii) “Bàn để quyết chứ không bàn để đấy”, “đã bàn, đã quyết là phải làm”, làm phải có sản phẩm, kết quả cụ thể.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương liên quan tập trung chỉ đạo tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp theo các Nghị quyết của Quốc hội, phát huy, nhân rộng kinh nghiệm triển khai dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch (Quảng Bình) – Phố Nối (Hưng Yên), khẩn trương tháo gỡ khó khăn vướng mắc, không được để thiếu nguyên vật liệu, nếu có vướng mắc phải tháo gỡ ngay, không để lãng phí kéo dài; phát huy tính tự lực tự cường của doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các nhiệm vụ, công việc đề ra (trong đó có ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 335/TB-VPCP ngày 19 tháng 7 năm 2024), bảo đảm chất lượng, hiệu quả và thời hạn quy định.

Khẩn trương đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng

Về giải phóng mặt bằng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Tiền Giang, An Giang, Hậu Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng khẩn trương đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, di dời hệ thống điện cao thế để bàn giao toàn bộ mặt bằng cho các dự án cao tốc trong tháng 10 năm 2024.

Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang, Bạc Liêu tập trung giải quyết dứt điểm các khó khăn vướng mắc, quyết liệt chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải phóng mặt bằng, di dời hạ tầng kỹ thuật để cơ bản hoàn thành và bàn giao cho Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn Rạch Sỏi – Bến Nhất, Gò Quao – Vĩnh Thuận trong tháng 10 năm 2024.

Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng nút giao Lộ Tẻ để bàn giao cho Dự án Cao Lãnh – Lộ Tẻ trong tháng 10 năm 2024.

Bộ Giao thông vận tải cùng với Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Long và các đơn vị có liên quan khẩn trương giải quyết dứt điểm việc đền bù, hỗ trợ tái định cư đối với khoảng 40 hộ dân bị ảnh hưởng bởi các dự án trên địa bàn, không để xảy ra khiếu kiện làm mất an ninh trật tự trên địa bàn; thực hiện xong trong tháng 10 năm 2024.

Bộ Công thương và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp tiếp tục chỉ đạo EVN đẩy nhanh tiến độ di dời đường điện cao thế để bàn giao mặt bằng cho các dự án trong tháng 10 năm 2024.

Không để xảy ra tình trạng thiếu cát, sỏi, vật liệu

Về vật liệu xây dựng, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban nhân dân các tỉnh có nguồn vật liệu đá (An Giang, Kiên Giang, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu…) tiếp tục đẩy mạnh, quyết liệt hỗ trợ, phối hợp với các chủ đầu tư (khi có đề nghị) để ưu tiên cấp đá cho các dự án trọng điểm, không để xảy ra tình trạng thiếu cát, sỏi, vật liệu thông thường, nguồn cấp phối đá dăm.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh có nguồn vật liệu san lấp (Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Sóc Trăng, An Giang) áp dụng mọi cơ chế, chính sách đặc thù và cơ chế thuận lợi nhất để giải quyết đủ nguồn vật liệu theo chỉ tiêu được giao, cũng như đã cam kết (về trữ lượng, công suất khai thác), bảo đảm hoàn thành các thủ tục cấp phép để thực hiện khai thác toàn bộ các mỏ trong tháng 10 năm 2024.

Các địa phương kiểm soát chặt chẽ giá vật liệu xây dựng trên địa bàn, tránh tình trạng đầu cơ, nâng giá, ép giá khi nhu cầu vật liệu san lấp tăng cao.

Bộ Tài nguyên và Môi trường: Sớm hướng dẫn các địa phương về thời gian được phép hoạt động khai thác trong ngày đối với khai thác cát, sỏi lòng sông; chủ động hướng dẫn tỉnh An Giang đẩy nhanh thủ thục cấp phép khai thác mỏ đá Antraco, hoàn thành cấp phép trong tháng 12 năm 2024; sớm giao khu vực biển cho các nhà thầu dự án thành phần 4 cao tốc Châu Đốc – Cần Thơ – Sóc Trăng; đồng thời tiếp tục cùng với Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn Ủy ban nhân dân các địa phương và các cơ quan, đơn vị thực hiện thí điểm sử dụng cát biển làm vật liệu san lấp cho một số dự án hạ tầng giao thông theo chủ trương của Đảng, Quốc hội.

Các Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, nhà thầu thi công, tư vấn giám sát bám sát công việc, chủ động làm việc với Ủy ban nhân dân các địa phương, các sở, ngành để đẩy nhanh tiến độ giải quyết việc cung ứng vật liệu san lấp đắp nền đường.

Kiểm soát chặt chẽ tiến độ thi công theo kế hoạch

Về công tác thi công, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các cơ quan chủ quản (Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có liên quan) quyết liệt chỉ đạo các chủ đầu tư, các nhà thầu phối hợp chặt chẽ với các địa phương có mỏ vật liệu để hoàn thiện các thủ tục cấp mỏ, bảo đảm nguồn vật liệu cát, đá, không để ảnh hưởng đến tiến độ thi công; xây dựng phương án tập kết vật liệu đá về công trường gửi các địa phương để chủ động trong việc điều tiết, cung ứng; chỉ đạo các chủ đầu tư, nhà thầu căn cứ kế hoạch hoàn thành dự án, xây dựng và ban hành kế hoạch chi tiết “đường găng tiến độ” phù hợp điều kiện giải phóng mặt bằng, nguồn vật liệu, diễn biến thời tiết để làm cơ sở theo dõi, đôn đốc, kiểm soát chặt chẽ tiến độ thi công theo kế hoạch, đặc biệt các Dự án có kế hoạch hoàn thành vào cuối năm 2025.

Chủ đầu tư, Ban quản lý dự án quyết liệt chỉ đạo các nhà thầu tăng cường nhân lực, thiết bị, bổ sung các mũi thi công, bố trí đủ tài chính, tổ chức thi công “3 ca 4 kíp” để bù lại tiến độ ngay khi được cấp mỏ vật liệu; tăng cường công tác quản lý chất lượng, bảo đảm an toàn giao thông, an toàn lao động, vệ sinh môi trường, kỹ – mỹ thuật; đẩy nhanh các thủ tục nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành, tuyệt đối không để xảy ra tiêu cực, lãng phí, thất thoát tài sản và tiền vốn của Nhà nước; kiên quyết xử lý các nhà thầu chậm tiến độ; hoàn thành công tác giải ngân các dự án theo đúng chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Bộ Giao thông vận tải và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Hậu Giang thường xuyên cập nhập tiến độ giải quyết các thủ tục cung ứng vật liệu cho các dự án, triển khai ngay các hoạt động khai thác thực địa đưa về công trường để hỗ trợ gia tải xử lý lún và chủ động nguồn vật liệu cấp phối đá dăm.

Nguồn: https://baodautu.vn/thao-go-kho-khan-de-het-nam-2025-co-ban-hoan-thanh-600-km-duong-cao-toc-vung-dbscl-d228434.html

Cùng chủ đề

Đề xuất chia Vành đai 4 TP.HCM trị giá 136.593 tỷ đồng thành 11 dự án thành phần

Đề xuất chia Vành đai 4 TP.HCM trị giá 136.593 tỷ đồng thành 11 dự án thành phầnTrong số 11 dự án thành phần thuộc Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP.HCM sẽ có 6 dự án thành phần bồi thường giải phóng mặt bằng, xây dựng đường gom dân sinh và 5 dự án thành phần xây dựng đường cao tốc. Bản đồ tổng thể hướng tuyến Vành đai 4 TP.HCM. UBND TP.HCM vừa có công...

Đồng Nai: Dứt điểm bàn giao mặt bằng cao tốc Biên Hoà

Thưa ông, được biết, thời gian qua cả hệ thống chính trị tỉnh Đồng nai đã vào cuộc rất quyết liệt để thực hiện công tác GPMB cho các dự án giao thông trọng điểm. Kết quả đến nay như thế nào?  Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ: “Chỉ bàn làm, không bàn lùi”, “đã nói phải làm, đã cam kết phải thực hiện, có kết quả cụ thể”. Các cấp, các ngành, đơn vị  của tỉnh...

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh giải phóng mặt bằng các dự án giao thông trọng điểm

Thủ tướng chỉ đạo đẩy nhanh giải phóng mặt bằng các dự án giao thông trọng điểmTheo báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, một số địa phương vẫn còn chậm triển khai thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư, di dời hạ tầng kỹ thuật, ảnh hưởng đến tiến độ các dự án. Công tác giải phóng mặt bằng là khâu quan trọng, quyết định đến phần lớn đường găng tiến độ của các...

Quy hoạch tỉnh Đồng Nai: Tận dụng sân bay Long Thành để phát triển

Mô hình sân bay Long Thành. Khu vực làm sân bay cũng là nơi được kỳ vọng tạo động lực phát triển kinh tế cho cả vùng – Ảnh: TL Quyết định do Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký ngày 3-7. Lấy sông Đồng Nai, sân bay làm động lực mới để phát triển Theo đồ án quy hoạch được phê duyệt, mục tiêu đến năm 2030, Đồng Nai trở thành tỉnh phát triển văn minh, hiện đại, tốc độ tăng...

Cùng tác giả

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền phải đi đôi với phân bổ nguồn lực

Chiều 12/11, Quốc hội chất vấn Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho biết Chính phủ đặt ra nhiệm vụ muốn nâng cao hiệu lực, hiệu quả một cách thực chất của bộ máy hành chính thì phải gắn với phân cấp, phân quyền hợp lý giữa các cấp. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn một số tồn tại, hạn chế như việc rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định...

Công Phượng có ‘giải mã’ Bà Rịa-Vũng Tàu như Hoàng Đức?

Trận đấu này sẽ được diễn ra lúc 18 giờ ngày 14.11 trên sân Bình Phước, mảnh đất lành với cá nhân Công Phượng. Tiền đạo quê Nghệ An đã ghi 3 bàn trong 2 trận được thi đấu tại đây. Trong khi đó, ở 2 lần chơi trên sân khách, anh đều chơi không quá nổi bật. Đó là lý do đầu tiên để nhiều người tin rằng Phượng sẽ lại “nở hoa” ở cuộc đối đầu sắp...

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định – Thái Bình Thúc tiến độ Đề án phát triển metro TP. Hà Nội, TP. HCM trị giá 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây 60,9 km cao tốc Nam Định – Thái Bình 4 làn xe…   Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Thúc tiến độ Đề án phát...

Tháo gỡ vướng mắc thể chế, huy động mọi nguồn lực để tăng trưởng kinh tế

Chiều 12/11, sau phiên đăng đàn của 3 thành viên Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính thay mặt Chính phủ làm rõ các vấn đề liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền Đặt vấn đề chất vấn Thủ tướng Chính phủ, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định) cho rằng, hiện còn một số hạn chế trong phân...

Khơi thông nguồn lực để Đông Nam Bộ “cất cánh”

Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh với diện tích hơn 23.560 km2, dân số hơn 18,7 triệu người (chiếm khoảng 9% diện tích và 20% dân số cả nước năm 2021). Đây là vùng kinh tế năng động nhất cả nước và có mức tăng trưởng kinh tế cao, thường xuyên duy trì mức đóng góp hơn 30% vào GDP của...

Cùng chuyên mục

Thủ tướng: Phân cấp, phân quyền phải đi đôi với phân bổ nguồn lực

Chiều 12/11, Quốc hội chất vấn Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) cho biết Chính phủ đặt ra nhiệm vụ muốn nâng cao hiệu lực, hiệu quả một cách thực chất của bộ máy hành chính thì phải gắn với phân cấp, phân quyền hợp lý giữa các cấp. Tuy nhiên, quá trình triển khai còn một số tồn tại, hạn chế như việc rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định...

Công Phượng có ‘giải mã’ Bà Rịa-Vũng Tàu như Hoàng Đức?

Trận đấu này sẽ được diễn ra lúc 18 giờ ngày 14.11 trên sân Bình Phước, mảnh đất lành với cá nhân Công Phượng. Tiền đạo quê Nghệ An đã ghi 3 bàn trong 2 trận được thi đấu tại đây. Trong khi đó, ở 2 lần chơi trên sân khách, anh đều chơi không quá nổi bật. Đó là lý do đầu tiên để nhiều người tin rằng Phượng sẽ lại “nở hoa” ở cuộc đối đầu sắp...

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định

Thúc tiến độ Đề án metro 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây cao tốc Nam Định – Thái Bình Thúc tiến độ Đề án phát triển metro TP. Hà Nội, TP. HCM trị giá 72,03 tỷ USD; Đầu tư 19.784 tỷ đồng xây 60,9 km cao tốc Nam Định – Thái Bình 4 làn xe…   Đó là hai trong số những thông tin về đầu tư đáng chú ý trong tuần qua. Thúc tiến độ Đề án phát...

Tháo gỡ vướng mắc thể chế, huy động mọi nguồn lực để tăng trưởng kinh tế

Chiều 12/11, sau phiên đăng đàn của 3 thành viên Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính thay mặt Chính phủ làm rõ các vấn đề liên quan đến công tác điều hành của Chính phủ và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền Đặt vấn đề chất vấn Thủ tướng Chính phủ, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (đoàn Nam Định) cho rằng, hiện còn một số hạn chế trong phân...

Khơi thông nguồn lực để Đông Nam Bộ “cất cánh”

Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh, thành: TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Phước, Tây Ninh với diện tích hơn 23.560 km2, dân số hơn 18,7 triệu người (chiếm khoảng 9% diện tích và 20% dân số cả nước năm 2021). Đây là vùng kinh tế năng động nhất cả nước và có mức tăng trưởng kinh tế cao, thường xuyên duy trì mức đóng góp hơn 30% vào GDP của...

Thêm nhà đầu tư khủng xin đầu tư Dự án cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ

Thêm nhà đầu tư khủng xin đầu tư Dự án cảng tổng hợp và container Cái Mép HạTheo quy hoạch, khu bến Cái Mép (bao gồm Dự án đầu tư xây dựng cảng tổng hợp và container Cái Mép Hạ) là khu bến chính của cảng cửa ngõ, trung chuyển quốc tế, được quy hoạch cho cỡ tàu trọng tải đến 250.000 DWT. Theo thông tin của Báo điện tử Đầu tư – Baodautu.vn, Công ty cổ phần cảng Cái...

Đắk Lắk: Quen nhau khi đi tù, hai thanh niên ra trại rủ nhau trộm cắp liên tỉnh

Chiều 12/11, Công an TP Buôn Ma Thuột (tỉnh Đắk Lắk) cho biết, đơn vị đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam 2 thanh niên gây ra hàng loạt vụ trộm cắp liên tỉnh gồm: Lê Văn Lộc (26 tuổi, trú tại phường 1, quận 8, TP.HCM) và Huỳnh Dương Bảo (33 tuổi, trú tại phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk). Trong đó, Lộc từng có 4 tiền án cùng về...

Chi bộ Thư viện tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu: Tổ chức thành công Đại hội nhiệm kỳ 2025 – 2027

Sáng ngày 11/11/2024, Chi bộ Thư viện tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT) đã tổ chức Đại hội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2025-2027 nhằm đánh giá những kết quả đã đạt được trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo nhiệm kỳ 2022 – 2025 và xây dựng mục tiêu, phương hướng cho hoạt động nhiệm kỳ 2025 – 2027; đồng thời bầu ra Chi ủy nhiệm kỳ mới để lãnh đạo, chỉ đạo Chi...

Thực phẩm chức năng giả bán tràn lan, thổi phồng công dụng

Chiều 11.11, tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ Y tế, đại biểu Dương Tấn Quân (đoàn Bà Rịa – Vũng Tàu) đề cập đến tình trạng thực phẩm chức năng, mỹ phẩm kém chất lượng được quảng cáo, bày bán tràn lan trên thị trường. “Lách luật” để bán sản phẩm giả, thổi phồng công dụng Ông Quân đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết đã có những kế hoạch gì để giám sát toàn diện từ khâu sản xuất đến...

Thị trường trong nước chưa có thêm yếu tố ủng hộ xu hướng tăng, thế giới phản ứng trái chiều

Giá tiêu hôm nay 12/11/2024: Thị trường trong nước chưa có thêm yếu tố ủng hộ xu hướng tăng, thế giới phản ứng trái chiều. (Nguồn: Times of India) Giá tiêu hôm nay 12/11/2024 tại thị trường trong nước đi ngang ở một số địa phương trọng điểm, giao dịch từ 139.000 – 141.200 đồng/kg. Cụ thể, giá tiêu hôm nay tại Gia Lai ở mức 140.000 đồng/kg. Giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Đồng Nai (139.000 đồng/kg); Đắk Lắk (141.000...

Tin nổi bật

Tin mới nhất