Powered by Techcity

Bà Rịa là ai?

Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thì mọi người Việt Nam đều biết, tuy nhiên rất nhiều người chưa biết bà Rịa là ai và vì sao tên bà được đặt cho vùng đất này.

Tên bà là Nguyễn Thị Rịa. Bà không phải là vua chúa, cũng không phải bậc khai quốc công thần. Bà Rịa chỉ là người phụ nữ bình thường giản dị nhưng lại có tố chất mạnh mẽ, cương nghị.

Bà Rịa là ai?

Theo sử sách, bà Rịa là người có công lớn trong quá trình khai phá vùng đất Long Điền – Xuyên Mộc, nay thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu từ thời chúa Nguyễn Phúc Tần.

Sách “Gia Định thành thông chí” của Trịnh Hoài Đức ghi chép về bà Rịa như sau: Bà Rịa là người Phú Yên, sinh năm 1665, mất năm 1759. Năm 15 tuổi, thời chúa Nguyễn Phúc Tần (1648-1687), bà có mặt trong đoàn lưu dân từ Dinh Trấn Biên (Phú Yên) vào Nam lập nghiệp.

Nơi bà đến là vùng đất bao la rộng lớn, có địa hình lồi lõm phức tạp. Đây nổi tiếng là vùng nước độc, đầy chướng khí, những nơi đầm lầy thì lau sậy mịt mù, lại có rất nhiều thú dữ. Khi đặt chân đến vùng rừng thiêng nước độc này, bà Rịa cùng dân chúng lao vào công cuộc khai hoang mở đất, lập làng ở vùng Đồng Xoài, nay thuộc xã Hòa Long, TP Bà Rịa.

Bức tượng mô phỏng cảnh Bà Rịa hướng dẫn người dân khai phá vùng đất mới.

Bức tượng mô phỏng cảnh Bà Rịa hướng dẫn người dân khai phá vùng đất mới.

Dần dần, bà Nguyễn Thị Rịa mở rộng phạm vi khai hoang ra vùng Gò Xoài – Phước Liễu, nay thuộc xã Tam An, huyện Long Điền, rồi tiếp tục mở đất đến Láng Dài, nay thuộc huyện Đất Đỏ, và hướng về vùng biển Xuyên Mộc.

Không chỉ khai khẩn đất đai, bà Rịa còn huy động dân chúng sửa chữa cầu cống, đường sá bị hư hỏng nặng do bão lũ, giúp đoàn quân của Nguyễn Hữu Cảnh hoàn thành nhiệm vụ mở đất phương Nam.

Thật ra, cho đến nay người ta không rõ bà Rịa họ gì, nhưng do có công lớn trong việc khai hoang lập ấp, lại nổi tiếng là người đức độ, uy tín lớn trong vùng nên bà được chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1752) phong tước Hàm Nghè và sắc phong ban họ chúa. Vì thế mà bà có tên Nguyễn Thị Rịa.

Bà Rịa sống qua năm đời chúa Nguyễn và mất vào năm 1759 (dưới thời chúa Nguyễn Phúc Khoát) tại Hắc Lăng, Phước Liễu, nay là xã Tam Phước, huyện Long Điền, hưởng thọ 94 tuổi.

Bà Rịa sống qua 5 đời chúa Nguyễn, thọ 94 tuổi.

Bà Rịa sống qua 5 đời chúa Nguyễn, thọ 94 tuổi.

Bà Rịa không có chồng con nên 300 mẫu ruộng của bà khai khẩn được sung vào công điền, chia cho người nghèo. Nhằm khắc ghi công lao của bà, nhân dân địa phương lập khu mộ để thờ cúng và tôn vinh bằng câu đối: “Bà Rịa anh linh di vạn cổ/ Nương nương hiển hách chứng thiên kim”. Phần bia mộ của bà khắc dòng chữ “Nguyễn Thị Rịa tiên nương”.

Mộ và miếu thờ bà Rịa tọa lạc tại xã Tam Phước, huyện Long Điền. Năm 1902, Trường Viễn đông bác cổ Đông Dương xây lại mộ bà. Sau đó, khu mộ có 2 lần trùng tu nữa vào năm 1936 và 1972. Hiện tại, đây là một trong những điểm tham quan quan trọng mà du khách đến Bà Rịa – Vũng Tàu muốn tới để tìm hiểu về đất và người xứ này.

Cổng vào khu mộ Bà Rịa (Ảnh: Sơn Khê)
Cổng vào khu mộ Bà Rịa (Ảnh: Sơn Khê)
Bên trong điện thờ tưởng niệm bà Nguyễn Thị Rịa.
Bên trong điện thờ tưởng niệm bà Nguyễn Thị Rịa.
Bia tưởng niệm ghi công đức bà Rịa.
Bia tưởng niệm ghi công đức bà Rịa.

Năm 1991, tên bà Rịa đã được ghép thành tên tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu khi tỉnh này thành lập năm 1991. Năm 2012, tên bà được đặt cho thành phố trung tâm hành chính – chính trị của tỉnh, đó là thành phố Bà Rịa.

Lễ giỗ bà Nguyễn Thị Rịa được người dân quanh vùng tổ chức vào ngày 16 tháng 6 Âm lịch, lễ cúng diễn ra lúc 12h. Ngày lễ thường niên này là dịp nhân dân địa phương tưởng nhớ công ơn người phụ nữ có công khai hoang mở đất, lập làng năm xưa.

NHẬT THÙY(Tổng hợp)

Cùng chủ đề

Toàn cảnh siêu dự án hơn 1.000 tỷ chỉnh trang Bãi Sau Vũng Tàu

Hiện nay, công nhân đang khởi động những công việc đầu tiên như đào bóc, cắt nền đường… cho dự án chỉnh trang đường Thùy Vân và công viên Bãi Sau biển Vũng Tàu. Hiện nay, công nhân đang khởi động những công việc đầu tiên như đào bóc, cắt nền đường… cho dự án chỉnh trang đường Thùy Vân và công viên Bãi Sau biển Vũng Tàu. Cuối tháng 11, PV Báo Giao thông đã tìm...

Vùng 2 Hải quân phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

 Quang cảnh Hội nghị. Dự Hội nghị có các đồng chí thủ trưởng Bộ Tư lệnh, thủ trưởng các cơ quan Bộ Tư lệnh Vùng; lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị và gần 400 đồng chí là cán bộ chủ trì, chủ chốt các đơn vị trực thuộc Vùng. Báo cáo viên các nội dung tuyên truyền tại Hội nghị có các đồng chí: Đại tá Lý Xuân Cường, Trưởng phòng An ninh mạng, Công an tỉnh...

Chưa thể xác lập quyền sở hữu toàn dân tài sản Dự án BOT Quốc lộ 51

Chưa thể xác lập quyền sở hữu toàn dân tài sản Dự án BOT Quốc lộ 51 Hiện còn 3 nội dung chưa đạt được sự đồng thuận giữa nhà đầu tư và Cục Đường bộ Việt Nam liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng Dự án BOT đầu tư mở rộng Quốc lộ 51. Một đoạn Quốc lộ 51. Bộ Tài chính vừa có công văn gửi Bộ GTVT phản hồi về đề xuất xác lập quyền sở hữu...

Mỏ Bạch Hổ: Định danh Việt Nam trên bản đồ dầu khí

Kỷ niệm 63 năm Ngày truyền thống ngành Dầu khí Việt Nam (27/11/1961 – 27/11/2024) Từ những bước chân đầu tiên của thế hệ dầu khí những năm 1960 “đi tìm lửa” trên những bãi bồi Đồng bằng sông Hồng, đến “Ánh lửa màu da cam” (Tựa bút ký của Nhà văn Nguyễn Duy Thinh) tại Giếng khoan GK-61 trên cấu tạo mỏ Tiền Hải C, đến ngọn lửa đầu tiên vụt sáng trên Biển Đông năm 1984, là biết...

Dự kiến sẽ có tuyến đường sắt nhẹ kết nối ga Thủ Thiêm và ga Long Thành

Quang cảnh phiên họp chiều 20/11. (Ảnh: DUY LINH) Chiều 20/11, tiếp tục chương trình Đợt 2 Kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận hội trường về điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành (gọi tắt sân bay Long Thành). Quốc hội đã thông qua chủ trương đầu tư Dự án tại Nghị quyết số 94/2015/QH13 với quy mô đầu tư 100 triệu hành khách/năm, lộ trình thực hiện gồm 3 giai đoạn. Trong đó,...

Cùng tác giả

Hòn Trứng Côn Đảo là nơi có mật độ trứng chim biển nhiều nhất Việt Nam

Hòn Trứng - Côn Đảo vừa được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác nhận là sân chim biển có mật độ sinh sản nhiều nhất Việt Nam, với mỗi mét vuông trung bình 4,88 trứng. Chim bay trên Hòn Trứng - Côn Đảo - Ảnh: Q.S. Ngày 17-9, Vườn quốc gia Côn Đảo cho biết hòn Trứng do vườn quản lý vừa được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác lập kỷ lục là sân chim biển có mật độ sinh sản...

Đi xuyên đảo Côn Đảo ngắm rừng già, cây cổ thụ ở Bãi Dài

Côn Đảo không chỉ có biển xanh, cát trắng. Du khách còn có thể ngắm những cánh rừng già, nguyên sinh trên đảo. Đường Tây Bắc, Côn Đảo cắt ngang mé của khu rừng già ở Bãi Dài, Côn Đảo - Ảnh: VQG Không khí trong lành, mát mẻ, sạch sẽ ở Côn Đảo một phần là nhờ vào những cánh rừng già, rừng nguyên sinh được bảo tồn, gìn giữ từ lâu. Trong đó có khu rừng ở Bãi Dài nằm ở...

Kinh tế- xã hội tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhiều chuyển biến tích cực

Theo Sở KH&ĐT tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, trong 7 tháng qua, tình hình phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh có những chuyển biến theo hướng tích cực. Có 11/13 chỉ tiêu kinh tế, tài chính tăng trưởng so với cùng kỳ và cao hơn mức kế hoạch cả năm 2024. Du lịch của Bà Rịa-Vũng Tàu là ngành mang lại doanh thu lớn cho tỉnh. (Ảnh: Đăng Khoa) Cụ thể, một số lĩnh vực có mức...

Côn Đảo vào top 9 hòn đảo hoang sơ cho kỳ nghỉ riêng tư

Côn Đảo xếp thứ 2 trong top 9 hòn đảo hoang sơ được tạp chí Anh Time Out giới thiệu là điểm đến tuyệt vời để tận hưởng kỳ nghỉ riêng tư. Theo cây bút India-Jayne Trainor, không có nơi nào tốt hơn một kỳ nghỉ ở bãi biển cát trắng rợp bóng cọ. Thật tuyệt vời nếu đó còn là một hòn đảo không ai biết đến, nơi du khách có thể khám phá những khu rừng rậm rạp, những...

Côn Đảo thúc đẩy du lịch tâm linh xanh và bền vững

Chương trình “Giỏ lễ xanh” và cuộc thi trực tuyến "Thử thách Dấu tay xanh" là hai hoạt động chính đang được huyện Côn Đảo triển khai trong nỗ lực phát triển du lịch tâm linh theo hướng xanh và bền vững. Nhằm tuyên truyền loại bỏ hoạt động cúng, đốt hàng mã tại các điểm di tích, các di tích do UBND huyện Côn Đảo quản lý gồm Miếu Cậu, Mộ 75 chiến sĩ, Miếu Thổ Địa, An Sơn...

Cùng chuyên mục

Bà Rịa-Vũng Tàu – Dấu ấn về cách mạng tháng Tám

Từ thế kỉ XVIII, vùng đất Bà Rịa - Vũng Tàu (tên gọi ngày nay), đã có người Việt đến khai hoang lập làng và dần biến nơi đây thành vùng trù phú, xanh tươi, từng nổi tiếng là xứ gạo trắng nước trong “cơm Nai Rịa, cá Rí Rang”. Sau khi đặt được ách cai trị (1884), thực dân Pháp đã ra sức khai thác, bóc lột vùng đất này.  Nhà Tròn là nơi ghi dấu người dân Bà...

Lịch sử hình thành

Lịch sử tên gọi địa danh Bà Rịa: theo nhiều người giải thích là xưa ở vùng đất này có một bà quê ở Bình Định vào vùng Mô Xoài này khai hoang lập nghiệp, nên để ghi nhớ công ơn này nên người dân địa phương Tôn Thờ Bà, và lấy tên bà đặt cho vùng đất Bà Rịa ngày này. Vũng Tàu: 1947 1956 1964 1975 1979 1991 tỉnh Bà Rịa tỉnh Phước Tuy tỉnh Đồng Nai tỉnh BRVT tỉnh Vũng Tàu tỉnh Phước Tuy thị xã Vũng Tàu tỉnh Đồng...

Địa danh Vũng Tàu qua các thời kỳ

Vũng Tàu trước nay có nhiều tên gọi khác nhau. Từ thế kỷ XIII, vùng đất này đã có tên Chân Bồ. Từ đầu thế kỷ XVI trở đi được các nhà hàng hải, du hành phương Tây gọi với những cái tên khác nhau: Oporto Cinco Chagas Verdareiras, Cinco Chagas, Saint Jacques, Cape St. James, Vung-tao, Pungtao, mũi Vịnh Tàu… Một góc TP. Vũng Tàu ngày nay. Ảnh: HỮU NGỢT Vũng Tàu - Cap Saint Jacques, nơi từng là biên...

Tin nổi bật

Tin mới nhất