Trang chủNewsKinh tếVững vàng trước thử thách, kinh tế tiếp đà hồi phục

Vững vàng trước thử thách, kinh tế tiếp đà hồi phục


Kinh tế Việt Nam tiếp đà hồi phục, với tăng trưởng GDP quý I/2024 ước đạt 5,66%. Dù phía trước còn khó khăn, nhưng nếu biết nắm bắt thời cơ và nỗ lực, nền kinh tế có thể tiếp tục tăng tốc.





Xuất nhập khẩu là một điểm sáng trong quý I/2024, với tổng kim ngạch tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước.  Ảnh: D.M

Đi đúng kịch bản, tăng trưởng GDP quý I/2024 đạt 5,66%

Đúng như dự báo của nhiều tổ chức quốc tế, tăng trưởng GDP trong quý I/2024 của Việt Nam ước đạt 5,66%, theo như con số chính thức được Tổng cục Thống kê công bố cuối tuần qua.

“Đây là mức tăng trưởng tích cực trong bối cảnh kinh tế toàn cầu và khu vực còn nhiều yếu tố bất ổn như hiện nay. Nền kinh tế đang đi theo đúng kịch bản tăng trưởng đã được đặt ra tại Nghị quyết số 01 của Chính phủ”, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương đã nói với phóng viên Báo Đầu tư.

Theo kịch bản tăng trưởng năm 2024 được đưa ra tại Nghị quyết số 01/NQ-CP về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện Kế hoạch Phát triển kinh tế – xã hội và Dự toán Ngân sách nhà nước năm 2024, để nền kinh tế đạt mục tiêu tăng trưởng 6-6,5%, thì quý I phải tăng trưởng 5,2-5,6%; quý II tăng trưởng 5,8-6,2%; 6 tháng là 5,5-6%; quý III là 6,2-6,7%; 9 tháng tăng trưởng 5,7-6,2%; quý IV tăng trưởng 6,5-7%. Như vậy, con số tăng trưởng 5,66% thậm chí còn cao hơn ngưỡng cao của kịch bản tăng trưởng mà Chính phủ đã xây dựng.

“Tích cực” cũng là cụm từ được bà Nguyễn Thị Hương, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê nhắc đến khi nói về tình hình kinh tế quý I/2024. Theo bà Hương, kết quả này đã cho thấy những nỗ lực trong điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đang từng bước phát huy hiệu quả.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, mức tăng trưởng 5,66% của quý I/2024 là cao nhất trong các quý I của 5 năm gần đây (từ 2020 trở lại đây, tăng trưởng GDP các quý I lần lượt tăng trưởng 3,21%; 4,85%; 5,12%; 3,41% và 5,66%). Trong mức tăng trưởng chung này, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,98%, đóng góp 6,09%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,28%, đóng góp 41,68%; khu vực dịch vụ tăng 6,12%, đóng góp 52,23%.

Như vậy, trong khi khu vực nông – lâm nghiệp tiếp tục đóng vai trò điểm tựa, thì khu vực công nghiệp và dịch vụ đã có sự hồi phục đáng kể. “Động lực tăng trưởng của kinh tế quý I chính là sự hồi phục của sản xuất công nghiệp và khu vực dịch vụ”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.

Các số liệu thống kê cũng đã cho thấy điều này. Một ví dụ dễ thấy là giá trị sản xuất công nghiệp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo đã tăng tới 6,98%, đóng góp 1,73 điểm phần trăm vào mức tăng trưởng chung của nền kinh tế. Sự hồi phục của ngành này đã đóng vai trò quan trọng trong dẫn dắt nền kinh tế giữ được đà tăng trưởng.

Trong khi đó, khu vực dịch vụ cũng hồi phục tích cực, nhất là dịch vụ du lịch. Quý đầu năm, số lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 4,6 triệu lượt người, tăng 72% so với cùng kỳ năm trước và tăng 3,2% so với cùng kỳ năm 2019 – năm chưa xảy ra dịch Covid-19. Số người Việt Nam xuất cảnh đạt 1,2 triệu lượt, tăng 11,5% so với cùng kỳ năm trước.

Tương tự, xuất nhập khẩu cũng là một điểm sáng tích cực, khi tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trong 3 tháng đầu năm đạt 178,04 tỷ USD, tăng 15,5% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, riêng xuất khẩu đạt 93,06 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm trước. Sự hồi phục mạnh mẽ của thương mại hàng hóa chính là các yếu tố được các chuyên gia đến từ Ngân hàng Thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đánh giá cao. Theo ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc quốc gia ADB tại Việt Nam, đầu tư công, tiêu dùng nội địa và sự hồi phục xuất khẩu là 3 động lực tăng trưởng chính của kinh tế Việt Nam trong năm 2024.

Tiếp tục đối diện với khó khăn

Dù nền kinh tế đã đạt được những kết quả tích cực, đà phục hồi được giữ vững, song rõ ràng, khó khăn, thách thức phía trước còn rất lớn.

Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, Thứ trưởng Trần Quốc Phương cũng đã nhấn mạnh điều này. Theo Thứ trưởng, việc có tới hơn 74.000 doanh nghiệp rời bỏ thị trường trong quý I/2024, tăng gần 23% trong so với cùng kỳ năm trước, hay việc tăng trưởng tín dụng hiện mới chỉ ở mức 0,26%… là những chỉ báo cho thấy, nền kinh tế còn đang đối mặt với rất nhiều thách thức.

“Đây là điều đã được chúng tôi nhắc đến rất nhiều trong thời gian gần đây. Khu vực doanh nghiệp còn khó khăn, nên sức hấp thụ vốn còn thấp, sản xuất – kinh doanh tuy đã hồi phục, nhưng vẫn còn chậm”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.

Thực tế, dù sản xuất công nghiệp vẫn đang có tốc độ tăng trưởng tích cực, nhưng theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, vẫn có tới 9 địa phương có Chỉ số Sản xuất công nghiệp giảm so với cùng kỳ. Nguyên nhân chủ yếu là vì những địa phương này có Chỉ số Sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo tăng thấp hoặc giảm so với cùng kỳ.

Chẳng hạn, Quảng Nam chỉ tăng 0,5%; Quảng Ngãi tăng 0,2%; còn Bắc Ninh vẫn giảm tới 8,8%. Năm ngoái, đây cũng chính là những địa phương có Chỉ số Sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo ở mức thấp. Đặc biệt, Bắc Ninh giảm rất mạnh và điều này khiến “thủ phủ” của ngành công nghiệp điện tử ở khu vực phía Bắc tăng trưởng âm trong năm ngoái. Quý I năm nay, tình hình ở Bắc Ninh cũng chưa có nhiều cải thiện.

Thông tin cho biết, trong quý I/2024, vẫn có 6 địa phương có tăng trưởng GRDP âm. Đà Nẵng, một trong những trung tâm kinh tế lớn của cả nước cũng tăng trưởng âm (-0,83%). Ở địa phương này, trong quý I, khu vực dịch vụ – vốn là khu vực có đóng góp chính cho tăng trưởng chung của Thành phố – chỉ tăng nhẹ 0,14%, trong khi khu vực công nghiệp và xây dựng tiếp tục tăng trưởng âm tới 3,55%.

Bình luận về những thách thức, khó khăn của nền kinh tế, TS. Võ Trí Thành, nguyên Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), khi phát biểu tại Hội thảo Nhận diện điểm sáng kinh doanh và đầu tư năm 2024 mới đây, một mặt nhắc đến những điểm sáng của nền kinh tế, như xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, kiểm soát lạm phát, nhưng mặt khác, cũng bày tỏ sự lo lắng về niềm tin của thị trường và nhà đầu tư. Đầu tư tư nhân chững lại, tăng trưởng tín dụng thấp, thị trường bất động sản chưa phục hồi rõ là điều được ông Võ Trí Thành nhấn mạnh.

“Tiêu dùng có vẻ chững lại, đầu tư tư nhân, vay tín dụng còn có dấu hiệu quan ngại”, ông Võ Trí Thành nói.

Đây là một thực tế. Ngoài các số liệu về sự rút lui khỏi thị trường của khu vực doanh nghiệp, hay tốc độ tăng trưởng dư nợ tín dụng thấp, thì một con số đáng chú ý là sức mua của nền kinh tế còn thấp.

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong 3 tháng đầu năm nay, sau khi trừ đi yếu tố giá cả, chỉ tăng 5,1%, bằng một nửa so với mức tăng 10,1% của cùng kỳ năm ngoái. Việc sức mua thị trường nội địa yếu, trong khi sức mua thị trường nước ngoài chưa hồi phục sẽ ảnh hưởng đến sản xuất – kinh doanh, xuất khẩu của doanh nghiệp.

Nắm bắt cơ hội, vượt thách thức

Có lo lắng, có quan ngại, nhưng chính ông Võ Trí Thành cũng đã nhấn mạnh những cơ hội của nền kinh tế, về chuyện trong khó khăn có điểm sáng, và những cái khó đã “bớt khó”, để nói rằng: “Đừng quá bi quan, hãy nắm bắt cơ hội để vượt qua thách thức”.

Mức tăng trưởng 5,66% của quý I/2024 là cao nhất trong các quý I của 5 năm gần. Trong đó:

 Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,98%, đóng góp 6,09%;

 Khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,28%, đóng góp 41,68%;

 Khu vực dịch vụ tăng 6,12%, đóng góp 52,23%.

Quả thật, nhiều địa phương trong cả nước đã biết nắm cơ hội để vượt qua thách thức. Bắc Giang là địa phương điển hình.

Tại Hội nghị giao ban do Tỉnh ủy Bắc Giang tổ chức mới đây, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang Dương Văn Thái cho biết, tăng trưởng GRDP quý I/2024 của Bắc Giang đạt 14,18%, đứng đầu cả nước. Thu ngân sách cũng đạt kết quả tích cực.

“Cần tiếp tục xử lý vấn đề giải phóng mặt bằng, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và thu hút đầu tư để tiếp tục duy trì đà tăng trưởng kinh tế”, ông Dương Văn Thái chỉ đạo.

Bắc Giang có thể coi là “ngôi sao đang lên” không chỉ trong thu hút đầu tư, mà cả trong phát triển kinh tế nói chung ở khu vực phía Bắc thời gian gần đây. Nhờ nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, sớm hoàn thiện quy hoạch, những năm gần đây, Bắc Giang đã thu hút được hàng loạt tên tuổi lớn, như Foxconn, Luxshare ICT, Hana Micron… Chính các dự án đầu tư này đã góp phần quan trọng thúc Chỉ số Sản xuất công nghiệp và tăng trưởng GRDP của Bắc Giang tăng cao. Quý I/2024, Chỉ số Sản xuất công nghiệp của Bắc Giang tăng 23,8%, cao hơn gấp đôi so với mức tăng 10,5% của cùng kỳ năm ngoái.

Cũng nỗ lực vượt thách thức, TP.HCM đạt tốc độ tăng trưởng GRDP 6,54%, vượt cả dự báo (5,5% – PV). Quý I năm ngoái, đầu tàu kinh tế của cả nước chỉ tăng trưởng 0,7%. Trong khi đó, Hà Nội có mức tăng trưởng 5,5%, thấp hơn mức tăng trưởng 5,81% của quý I năm ngoái. Các mức tăng trưởng này sẽ tạo đà tăng trưởng cho các quý còn lại của địa phương, cũng như của nền kinh tế nói chung.

“Để đạt được mức tăng trưởng cả năm 6-6,5% là một thách thức lớn, cần sự nỗ lực, chung sức, chung lòng của toàn hệ thống chính trị”, người đứng đầu Tổng cục Thống kê nói và đề xuất một loạt giải pháp, như kiên trì giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, liên tục cập nhật các kịch bản về tăng trưởng, lạm phát, để điều hành hài hòa chính sách tài khóa, tiền tệ nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Cùng với đó, đẩy mạnh xuất khẩu, tập trung phát triển thị trường trong nước, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công…

Đây chính là những giải pháp đã được Chính phủ chỉ đạo rất nhiều trong thời gian gần đây. Không chỉ thúc đẩy mạnh mẽ và làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, mà cần khai thác hiệu quả các động lực tăng trưởng mới.





Nguồn

Cùng chủ đề

Cơ hội đầu tư năm 2025 giữa các biến số lớn

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ hạ tiếp lãi suất. Dù vậy, nhìn xa hơn, chính sách tiền tệ của Mỹ cùng loạt yếu tố vẫn là biến số lớn với nền kinh tế Việt Nam trong năm tới. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) nhiều khả năng sẽ hạ tiếp lãi suất. Dù vậy, nhìn xa hơn, chính sách tiền tệ của Mỹ cùng loạt yếu tố vẫn là biến số lớn với...

Thách thức kinh tế 2025

Trong khi việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch năm 2024 đã gần như rất rõ ràng, với tăng trưởng GDP nhiều khả năng đạt 7%, thậm chí cao hơn nếu như trong những ngày cuối cùng của tháng 12/2024, các cấp ngành, các doanh nghiệp nỗ lực hơn nữa để tăng tốc, về đích, thì chặng đường của năm 2025 đang là một thách thức lớn. Trong khi việc thực hiện các mục tiêu kế hoạch năm 2024...

4 biến số với kinh tế Việt Nam năm 2025

(Dân trí) - Chuyên gia dự báo 2025 có thể là năm thử thách cho kinh tế Việt Nam với 4 biến số chính gồm tỷ giá, xuất nhập khẩu, tình hình địa chính trị thế giới và các vấn đề nội tại của kinh tế Việt Nam. Tại hội thảo "Đầu tư 2025: Giải mã biến số - nhận diện cơ hội" do Báo Đầu tư tổ chức ngày 12/12, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện...

Tăng cường phòng chống bệnh viêm phổi

(NLĐO) - Xây dựng QĐND Việt Nam vững mạnh về chính trị; Quyết liệt sắp xếp, tinh gọn bộ máy; Tăng cường phòng chống bệnh viêm phổi… là những bài viết đáng chú ý ...

Chuyên gia Trung Quốc ca ngợi thành tích kinh tế và ngoại giao của Việt Nam

Chuyên gia Trung Quốc nhấn mạnh thêm, tiếp nối những thành tích đã đạt được trong năm 2024, kinh tế Việt Nam sẽ tiếp tục xu thế phát triển và sẽ đạt được những thành tựu nổi bật hơn trong năm 2025. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm hội đàm với Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình. (Ảnh: Trí Dũng/TTXVN) Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, nhà báo Ngụy Vi,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tác động tiêu cực của thuốc lá thế hệ mới với môi trường

Thuốc lá thế hệ mới, bao gồm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng, không chỉ gây tác động đến sức khỏe con người mà còn tác động tiêu cực đến môi trường. Thuốc lá thế hệ mới, bao gồm thuốc lá điện tử và thuốc lá nung nóng, không chỉ gây tác động đến sức khỏe con người mà còn tác động tiêu cực đến môi trường. ...

Công bố lỗ thành lãi, hai doanh nghiệp bị xử phạt

CTCP Rạng Đông Holding và CTCP Công trình Giao thông Đồng Nai đều bị xử phạt vì hành vi vi phạm công bố thông tin, trong đó có công bố thông tin sai lệch về lợi nhuận doanh nghiệp. CTCP Rạng Đông Holding và CTCP Công trình Giao thông Đồng Nai đều bị xử phạt vì hành vi vi phạm công bố thông tin, trong đó có công bố thông tin sai lệch về lợi nhuận doanh nghiệp. ...

Traphaco chốt quyền tạm ứng cổ tức 20% bằng tiền

Ngày giao dịch không hưởng quyền sẽ vào 3/1/2025 và cổ tức sẽ được thanh toán tới cổ đông vào ngày 24/1/2025. Ngày giao dịch không hưởng quyền sẽ vào 3/1/2025 và cổ tức sẽ được thanh toán tới cổ đông vào ngày 24/1/2025. Traphaco sẽ chi gần 83 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức cho cổ đông. Công ty cổ phần Traphaco (mã TRA, sàn HoSE)...

Những cột mốc tăng trưởng vượt bậc của dự án Top 1 The Opus One

Ra mắt đúng giai đoạn thị trường BĐS trên đà tăng tốc, dự án căn hộ hạng sang The Opus One (đại đô thị Vinhomes Grand Park, TP. Thủ Đức) giúp khách hàng và nhà đầu tư an tâm về những cột mốc tăng giá trong trung và dài hạn. Những cột mốc tăng trưởng vượt bậc của dự án Top 1 The Opus OneRa mắt đúng giai đoạn thị trường BĐS trên đà tăng tốc, dự án căn hộ...

Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 12A

Dự án xây dựng cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 12A đoạn tránh Ba Đồn và đoạn tránh nhà máy xi măng Sông Gianh được gia hạn thời gian hoàn thành đến năm 2025 thay vì năm 2024 như kế hoạch ban đầu. Điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án xây dựng cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 12ADự án xây dựng cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 12A đoạn tránh Ba Đồn và đoạn tránh nhà máy xi...

Bài đọc nhiều

Đầu tư căn hộ Expert Home chỉ 1,1 tỷ/căn tại VIC Grand Square

Chủ đầu tư VIC Grand Square tung ra thị trường dòng căn hộ thuộc phân khúc hàng hiếm chỉ từ 1,1 tỷ đồng, cùng chính sách bán hàng hấp dẫn khiến giới đầu tư không thể bỏ qua. Chủ đầu tư VIC Grand Square tung ra thị trường dòng căn hộ thuộc phân khúc hàng hiếm chỉ từ 1,1 tỷ đồng, cùng chính sách bán hàng hấp dẫn khiến giới đầu tư không thể bỏ qua. ...

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (16/12): Giảm mạnh

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (16/12): Mở phiên giao dịch đầu tuần, vàng SJC giảm mạnh gần 2 triệu đồng một lượng, trong khi vàng thế giới tăng nhẹ. Địa chỉ tham khảo các cửa hàng vàng được yêu thích tại Hà Nội: 1. Bảo Tín Minh Châu - 15 - 29 Trần Nhân Tông, Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội 2. Công ty vàng bạc đá quý DOJI - 5 Lê Duẩn,...

Lấy thực tiễn làm động lực phát triển nguồn lực AI tại Việt Nam

Trong bối cảnh nguồn nhân lực AI tại Việt Nam còn khan hiếm, VNPT xây dựng chiến lược phát triển đội ngũ chuyên gia với động lực chính là những nhu cầu thực tiễn của thị trường. Tại Diễn đàn số Việt Nam - Hàn Quốc 2024 diễn ra ngày 22/11 ở Hà Nội, TS. Lê Thái Hưng, Giám đốc Chiến lược VNPT AI, đã đưa ra bức tranh toàn cảnh về thách thức và giải pháp trong việc phát...

Cùng chuyên mục

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (18/12): Biến động nhẹ

Giá vàng miếng và vàng nhẫn hôm nay (18/12): Giá vàng miếng trong nước cũng chỉ đi ngang khi các nhà đầu tư hiện vẫn chờ đợi quyết định lãi suất từ Fed. Tại thời điểm khảo sát lúc 10h30 ngày 18/12/2024, giá vàng trên sàn giao dịch của một số công ty như sau: Giá vàng SJC được Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) niêm yết ở mức 82,6...

Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển công nghiệp hàng không

DNVN - Chia sẻ tại hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không ngày 17/12, ông Stephan Castet - Giám đốc Điều hành Công ty Advanced Business Events (ABE) cho rằng, Việt Nam có nhiều thuận lợi để phát triển công nghiệp hàng không. Đó là có nhiều công ty lớn và...

Siết thuế chuyển nhượng bất động sản để hạn chế đầu cơ

(ĐCSVN) - Bộ Tài chính đang đề xuất những thay đổi quan trọng trong Dự thảo Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) thay thế, với điểm đáng chú ý là áp dụng thuế suất khác nhau đối với chuyển nhượng bất động sản tùy vào thời gian nắm giữ. Chính sách này được kỳ vọng sẽ hạn chế đầu cơ, ổn định thị trường bất động sản và đảm bảo tính công bằng trong điều tiết thuế. ...

Từ hôm nay 18/12 OceanBank chính thức được đổi tên

Việc đổi tên của Ngân hàng Thương mại TNHH MTV Đại Dương (OceanBank) thành Ngân hàng TNHH MTV Việt Nam Hiện Đại (MBV) chính thức có hiệu lực từ hôm nay, 18/12. Theo Quyết định số 741 của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng - Ngân hàng Nhà nước, từ ngày 18/12/2024, Ngân hàng Thương mại TNHH Một Thành viên Đại Dương (OceanBank) chính thức đổi tên. Theo đó, tên tiếng Việt mới của ngân hàng là Ngân hàng...

Chợ kẹo bánh Bình Tây nhộp nhịp dịp cuối năm

Là một trong những chợ bán bánh kẹo Tết lớn nhất TP. Hồ Chí Minh, chợ Bình Tây (quận 6) đã bắt đầu nhộn nhịp từ nhiều tuần nay. Đông khách vẫn lo Với lịch sử gần 100 năm tồn tại, chợ Bình Tây (quận 6, TP. Hồ Chí Minh) không chỉ là nơi mua bán hàng hóa mà còn là biểu tượng của văn hóa giao thương tại thành phố. Dịp Tết...

Mới nhất

Nuôi cá cảnh thành nghề “hot” ở TP.HCM

Cá cảnh được xác định là 1 trong 6 nhóm sản phẩm chủ lực của TP.HCM. Nghề này đang được TP.HCM xây dựng thành mô hình kinh tế giá trị hiệu...

Liên hoan ẩm thực Trải nghiệm xứ Trà, đậm đà bản sắc

Nhằm khai thác, giới thiệu các món ăn truyền thống gắn với các sản phẩm chế biến từ chè, tạo sản phẩm ẩm thực đặc trưng, độc đáo của tỉnh Thái Nguyên, ngày 16/12, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch...

Tánh Linh tận dụng thế mạnh đặc sản để xây dựng sản phẩm OCOP

Huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận đã tận dụng những nông sản đặc trưng, thế mạnh như gạo, sầu riêng, yến sào…để xây dựng sản phẩm OCOP có giá trị. Huyện Tánh Linh phát triển sản phẩm OCOP. Ảnh: ĐB. Không chỉ thị trường trong tỉnh đón nhận, hiện 2 sản phẩm gạo (gạo ST 25, gạo lứt ST 25) của Hợp...

Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi phát triển công nghiệp hàng không

DNVN - Chia sẻ tại hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không ngày 17/12, ông Stephan Castet - Giám đốc Điều hành Công ty Advanced Business Events (ABE) cho rằng, Việt...

Đà Lạt sẽ đẳng cấp, sang trọng hơn nhờ công nghiệp văn hóa

Đà Lạt không chỉ có danh xưng xứ ngàn hoa, thông reo..., mà còn là đô thị của lịch sử, của di sản... Vì thế cần xác định cốt lõi, thế mạnh của Đà Lạt để phát triển du lịch văn hóa bền vững, nâng tầm công...

Mới nhất