Trang chủDi sảnVùng quê Thanh Hóa có thành nhà Hồ, vì sao Chính điện...

Vùng quê Thanh Hóa có thành nhà Hồ, vì sao Chính điện được cho là cổ xưa nhất lịch sử Kinh đô Việt Nam?

Những cuộc khai quật tại thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) đang dần lộ diện hình hài của một kinh đô, đặc biệt là việc tìm thấy chính điện thành nhà Hồ. Đây là dấu tích Chính điện cổ nhất trong lịch sử Kinh đô Việt Nam được phát hiện cho tới ngày hôm nay.

Chỉ tồn tại trong 7 năm (1400-1407) và được xem là triều đại ngắn nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam, thế nhưng triều nhà Hồ đã để lại cho nhân loại một tòa thành đá độc đáo bậc nhất Đông Nam Á. 

Để làm cơ sở bảo tồn và củng cố thêm những giá trị lịch sử to lớn của Thành nhà Hồ, trong nhiều năm qua, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VH-TT-DL) phối hợp với UBND tỉnh Thanh Hóa đã thực hiện gần 20 cuộc khai quật, từ đó phát hiện thêm nhiều cứ liệu, dấu tích có ý nghĩa cực kỳ lớn cho nền khảo cổ học Việt Nam.

Nghe tiếng ngàn xưa vọng về (*): Tìm lời giải cho nhiều điều kỳ bí ở thành nhà Hồ - Ảnh 1.

Khai quật thành nhà Hồ

Con đường Hoàng gia – Phát hiện mang tính bước ngoặt tại thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa).

Kể từ khi Thành nhà Hồ được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới (năm 2011), tại đây đã diễn ra 10 cuộc khai quật> Nếu tính rộng ra thì từ năm 2004 đến thời điểm này đã có tổng cộng 20 đợt khai quật lớn nhỏ được thực hiện.

Ông Trương Hoài Nam, Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu lịch sử và Bảo tồn di sản văn hóa tỉnh Thanh Hóa, cho biết các đợt khai quật đã phát hiện rất nhiều dấu tích quan trọng như: cụm kiến trúc trung tâm nền Vua; cụm kiến trúc phía Đông Nam thành Nội; dấu tích 4 hào thành; dấu tích con đường Hoàng Gia và dấu tích sân nền quảng trường Cửa Nam thời nhà Hồ; dấu tích đàn tế Nam Giao… 

“Hầu hết các đợt khai quật đều có những phát hiện rất quan trọng, minh chứng khẳng định sự nổi bật toàn cầu của di sản. Trong đó, dấu tích đường Hoàng gia là con đường gây ấn tượng lớn cho các chuyên gia Hội đồng di tích và di chỉ quốc tế (ICOMOS) khi đi kiểm tra tính xác thực của khu di sản” – ông Nam cho hay.

Con đường Hoàng gia trong quá trình khai quật đã xuất lộ phía trước cổng Nam gồm 3 làn đường song song làn chính giữa, 2 làn bên. 

Làn đường chính giữa chạy xuyên qua cổng thành và chạy về phía Bắc và phía Nam. Đường được lát chủ yếu bởi các khối đá vôi có kích thước khá lớn có màu xám xanh với nhiều hình dáng khác nhau: hình chữ nhật, hình vuông, hình tam giác, hình thang, hình thoi… 

Các khối đá lát phần lớn đều được chế tác cẩn thận tạo mặt phẳng cho mặt đường, bề mặt các khối đá đều có dấu vết đục khá rõ tương tự như những khối đá sử dụng để xây thành.

Nghe tiếng ngàn xưa vọng về (*): Tìm lời giải cho nhiều điều kỳ bí ở thành nhà Hồ - Ảnh 2.

Con đường Hoàng gia trong quá trình khai quật đã xuất lộ tại di tích thành nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa).

Theo ông Nguyễn Bá Linh, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ, ngoài những phát hiện quan trọng trên, các nhà khảo cổ học còn nghiên cứu nhiều vị trí khác quanh khu vực Thành nhà Hồ như: tiến hành cắt tường thành Đông Bắc để nghiên cứu kỹ thuật xây thành, nghiên cứu kỹ thuật đắp La Thành, nghiên cứu kỹ thuật khai thác và chế tác đá tại bãi đá An Tôn, di tích Xuân Đài và thăm dò vị trí đền Trần Khát Chân, dấu tích Cồn Ngục, Gò Mả… để tìm lời giải cho quá trình xây tòa thành đá này.

“Thành Nhà Hồ được Hồ Quý Ly cho xây dựng vào năm 1397. Theo sách Đại Việt Sử Ký toàn thư, tòa thành đá này được xây dựng trong vòng 3 tháng. 

Qua các cuộc khai quật đã tìm thấy các công trường chế tác đá, hàng trăm viên bi đá lớn, nhỏ đã củng cố giả thiết người thợ khi xưa đã dùng chúng như con lăn để tời đá từ vùng khai thác (cách vị trí xây thành khoảng 5 km). 

Kết hợp với tời và đắp đất, người ta đã đưa những phiến đá hàng tấn lên cao để xây thành. Ngoài ra, các nhà sử học đã tìm thấy khoảng 300 địa danh trong cả nước góp gạch xây dựng kinh thành Tây Đô, từ đó phần nào minh chứng và lý giải cho câu hỏi lớn của lịch sử là tại sao Hồ Quý Ly có thể xây dựng kinh thành Tây Đô chỉ trong thời gian 3 tháng” – ông Linh nói.

Nghe tiếng ngàn xưa vọng về (*): Tìm lời giải cho nhiều điều kỳ bí ở thành nhà Hồ - Ảnh 3.

Giếng vua trong di tích khảo cổ Thành Nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.

Khôi phục kinh đô cổ nhất Đông Nam Á

Trong số 10 cuộc khai quật lớn nhỏ kể từ khi thành nhà Hồ là di sản thế giới thì cuộc khai quật từ năm 2020-2021 được đánh giá là cuộc khai quật có quy mô lớn nhất trong lịch sử khảo cổ Việt Nam với diện tích 25.000 m2. 

Đợt khai quật này đã phát hiện được 4 cụm dấu tích có niên đại thời Trần – Hồ; 2 cụm kiến trúc thời Lê sơ; 1 cụm kiến trúc thời Lê Trung Hưng với trên 20 đơn nguyên kiến trúc.

PGS- TS Tống Trung Tín, Chủ tịch Hội Khảo cổ học Việt Nam – người có tâm huyết, lăn lộn với di tích Thành nhà Hồ suốt 10 năm qua để đi tìm lời giải cho nhiều điều kỳ bí, chưa sáng tỏ – cũng khá bất ngờ trước những phát hiện được tìm thấy.

Theo PGS-TS Tống Trung Tín, cuộc khai quật từ năm 2020-2021 đã thu được những kết quả cực kỳ quan trọng là đã xác định dấu tích kiến trúc độc đáo, có quy mô lớn vào loại nhất cho đến nay trong lịch sử nghiên cứu kiến trúc cổ Việt Nam ở khu vực trung tâm Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là nền Vua). 

“Theo sự tính toán ban đầu cộng với địa danh nền Vua, các nhà khảo cổ nhận định đó có thể là dấu tích Chính điện của thành Tây Đô. Nếu đúng như vậy đây là dấu tích Chính điện cổ nhất trong lịch sử Kinh đô Việt Nam được phát hiện cho tới ngày hôm nay”- PGS-TS Tống Trung Tín khẳng định.

GS-TS khoa học Lưu Trần Tiêu, Chủ tịch Hội đồng di sản Văn hóa Quốc gia, nhận định rằng việc phát hiện con đường Hoàng Gia cực kỳ quan trọng, nó là nền móng để từ đó những đợt khai quật tiếp theo đã phát lộ nhiều dấu tích có ý nghĩa rất lớn cho nền khảo cổ học.

Từ những đợt khai quật này, trung tâm sẽ từng bước xây dựng kế hoạch phục dựng, khôi phục và bảo vệ cảnh quan, đa dạng hóa các giải pháp bảo tồn như trường hợp Nara (Nhật Bản). 

Nếu làm tốt và khoa học, dần dần chúng ta có thể hiểu được và khôi phục được một Kinh đô cổ nhất ở Đông Nam Á, từng bước biến di sản trở thành một trong những di sản văn hóa có giá trị nổi bật nhất của Việt Nam có sức thu hút mạnh mẽ đối với công chúng trong nước và thế giới nhằm bảo tồn và bảo vệ toàn vẹn khu di sản theo đúng các Công ước Quốc tế đối với một khu di sản thế giới tầm vóc như Thành nhà Hồ.

Theo sử cũ ghi lại, vào những năm 1396-1398, nước ta đứng trước nguy cơ bị giặc ngoại xâm lược từ hai đầu đất nước. Phía Bắc, giặc Minh cho quân đánh chiếm xâm lược bờ cõi. Phía Nam, quân Chiêm Thành cũng có âm mưu thôn tính nước ta.

Lúc này, Hồ Quý Ly đang là một tướng sĩ dưới triều nhà Trần, đã đứng ra dùng sách lược mềm mỏng ngoại giao để hoãn binh từ hai phía. Trong nước, ông đứng lên dẹp loạn những cuộc nổi dậy của các loạn thần, tham mưu cho vua tôi nhà Trần dời đô từ Thăng Long vào Thanh Hóa để đảm bảo an toàn lâu dài.

Khi vào Thanh Hóa, Hồ Quý Ly đã cho xây dựng cung Bảo Thanh (tức Ly cung nhà Hồ, thuộc xã Hà Đông, huyện Hà Trung ngày nay) trên một diện tích lớn. Công trình được đầu tư xây dựng công phu giống như một thành Thăng Long thu nhỏ để đón vua Trần vào Thanh Hóa, chuẩn bị cho việc xây dựng kinh đô mới là thành Tây Đô (Thành nhà Hồ ngày nay).

Vào năm 1400, Hồ Quý Ly phế truất ngôi nhà Trần, thiết lập vương triều Hồ, đặt quốc hiệu là Đại Ngu. Năm 1407, cha con Hồ Quý Ly, Hồ Hán Thương bị quân Minh bắt. Triều đại nhà Hồ diệt vong. Dù chỉ tồn tại có 7 năm và được xem là triều đại phong kiến ngắn nhất lịch sử Việt Nam, song nhà Hồ đã để lại những dấu ấn trong lịch sử, đặc biệt là cuộc cải cách toàn diện đất nước, được đánh giá có giá trị thực tiễn và đi trước thời đại.

Nguồn: https://danviet.vn/thanh-nha-ho-o-thanh-hoa-sao-chinh-dien-duoc-cho-la-co-xua-nhat-lich-su-kinh-do-viet-nam-20231023183346322.htm

Cùng chủ đề

Vụ vé số trúng giải đặc biệt bị rách: Công ty xổ số trả lại tiền giám định

Công ty TNHH MTV Xổ số kiến thiết TP Huế đã trả lại 12 triệu đồng tiền phí giám định tờ vé số bị rách cho bà N.T.N. (chủ nhân tờ vé số trúng giải đặc biệt bị rách). Ngày 2-1, bà N.T.N. (ngụ...

Phát hiện bãi đạn đá, làm rõ quy mô 4 cổng Thành nhà Hồ

Quy mô, cấu tạo của 4 cổng Thành nhà Hồ (H.Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) lần đầu tiên được làm sáng tỏ qua công tác khai quật. Việc khai quật khảo cổ còn phát hiện bãi đạn đá nằm sát cổng thành phía nam. Từ tháng 9.2022 đến nay, Viện Khảo cổ học VN đã phối hợp với Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ (Thanh Hóa) tổ chức khai quật khảo cổ khu vực bên trong và bên ngoài 4 cổng thành...

Phê duyệt Phương án sắp xếp, tổ chức lại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế

Phó thủ tướng Lê Thành Long đã ký Quyết định số 1704/QĐ-TTg phê duyệt Phương án sắp xếp, tổ chức lại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế đến năm 2025, giai đoạn 2026 - 2030. Phê duyệt Phương án sắp xếp, tổ chức lại các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tếPhó thủ tướng Lê Thành Long đã ký Quyết định số 1704/QĐ-TTg phê duyệt Phương án sắp xếp, tổ chức lại các bệnh viện trực thuộc Bộ...

“Giải mã cuộc sống”: Thành nhà Hồ – từ truyền thuyết tới hiện thực

Thành nhà Hồ nổi tiếng vì gắn liền với giai đoạn cho dù ngắn ngủi nhưng đầy biến động trong lịch sử của nước ta, cho tới nay vẫn ẩn chứa nhiều bí ẩn. Thành nhà Hồ là công trình kiến trúc đá cổ, một kiệt tác thể hiện tài năng, trí tuệ siêu phàm của người Việt, chứa đựng biết bao điều bí ẩn, xen kẽ là những huyền tích. Công cuộc rời đô cấp bách, Thành nhà Hồ được...

Đối ngoại Việt Nam năm 2024: Tích cực, chủ động góp phần tạo đà đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới

Trong năm 2024, thế giới tiếp tục quá trình biến đổi sâu sắc, có nhiều diễn biến mới, phức tạp, tác động đến tất cả mọi mặt đời sống xã hội. Năm 2024 cũng là năm đất nước bước vào giai đoạn nước rút thực hiện thắng lợi Nghị quyết Ðại hội XIII. Trong bối cảnh đó, công tác đối ngoại đã được triển khai đồng bộ, hiệu quả, với nhiều hoạt động sôi động, đạt được nhiều kết...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sinh viên giỏi, chuyên gia cần gì để được áp dụng chính sách thu hút người tài năng?

Để được áp dụng chính sách thu hút, trọng dụng đối với người có tài năng theo Nghị định 179/2024/NĐ-CP, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học, chuyên gia, nhà quản lý... phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện. ...

Rút gọn phương thức, nhiều ngành mới, “hot”

Hiện nay đã có thêm nhiều trường đại học công bố phương án tuyển sinh dự kiến năm 2025, trong đó, một số trường đã rút gọn phương thức xét tuyển. ...

Đặc sản Khánh Hòa, đậm đà bánh mướt chấm mắm ruột vạn người mê ở vùng quê thành cổ

Loạt hàng quán theo Quốc lộ 1, đoạn ngang qua thị trấn Diên Khánh (huyện Diên Khánh, tỉnh Khánh Hòa) làm thành một dãy phố có tên gọi là bánh ướt Thành hay bánh ướt Diên Khánh, gần như là một “làng nghề” có tiếng mà người dân địa phương còn...

Ông nông dân Sơn La nhân giống thành công dúi bạch, con động vật lông trắng như tuyết, bán đắt tiền

Ông Huân, ở bản Kim Tân, xã Huy Bắc, huyện Phù Yên, tỉnh Sơn La dày công tìm tòi, nghiên cứu lai tạo, thành công nhân giống dúi trắng (con dúi có lông màu trắng-dúi bạch) để bán đắt gấp nhiều lần dúi...

Trồng lúa trên đất nuôi tôm ở Cà Mau kiểu gì mà lúa tốt, bán giá trúng, nuôi tôm cũng thuận?

Hiện nay, bà con nông dân ở các xã vùng chuyển đổi sản xuất của huyện Trần Văn Thời (tỉnh Cà Mau) bắt đầu thu hoạch vụ lúa trên đất nuôi tôm. Vụ mùa năm nay thời tiết tương đối thuận lợi, năng suất đạt khá cao nên người dân rất...

Bài đọc nhiều

Khai quật khảo cổ Hoàng thành Thăng Long: Hướng tới phục dựng điện Kính Thiên

Chính điện Kính Thiên và không gian Chính điện Kính Thiên trong Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) từ lâu đã được các nhà nghiên cứu, bảo tồn văn hóa quan tâm với mong muốn phục dựng. Thời gian qua, những kết quả nghiên cứu dần làm sáng rõ nhiều vấn đề để làm cơ sở cho việc phục dựng điện Kính Thiên trong tương lai. Tại Hội nghị báo cáo sơ bộ kết quả khai quật thăm dò khu...

Phát hiện dấu tích đô thị cổ tại Hội An thế kỷ 17

Sau hai đợt khai quật tại một số điểm trong khu phố cổ Hội An, các chuyên gia khảo cổ Việt Nam và Nhật Bản đã phát hiện những dấu tích của đô thị cổ Hội An thế kỷ 17. Các nhà khoa học đã phát hiện sâu dưới lòng đất là một lớp gốm sứ thế kỷ 17 với mật độ dày đặc, trong đó có gốm sứ Hizen - Nhật Bản thuộc nửa đầu thế kỷ 17 cùng...

Phố cổ Hội An – Vẻ đẹp ngưng đọng thời gian

Ngày 4/12/1999, UNESCO đã ghi danh Đô thị cổ Hội An vào Danh mục Di sản Văn hóa Thế giới do đáp ứng được 2 tiêu chí: là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế; là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được bảo tồn một cách hoàn hảo. Phố cổ Hội An - một điểm đến...

Hội An vào danh sách 13 điểm tuyệt vời nhất thế giới để đi du lịch trong tháng 7

Tạp chí Time Out của Anh vừa đề xuất 13 điểm đến hấp dẫn hàng đầu trên thế giới để đi du lịch vào tháng Bảy, trong đó phố cổ Hội An của Việt Nam xếp vị trí thứ 7. Tạp chí Time Out của Anh vừa đề xuất 13 điểm đến hấp dẫn hàng đầu trên thế giới để đi du lịch vào tháng Bảy, trong đó có Hội An của Việt Nam. Theo Time Out, tháng Bảy là tháng...

Quần thể danh thắng Tràng An – Hành trình 10 năm ghi danh di sản thế giới

Một thập niên được ghi danh là di sản thế giới, Quần thể danh thắng Tràng An đã trở thành nguồn lực, trụ cột và động lực quan trọng trong xây dựng văn hóa, con người Ninh Bình, đáp ứng yêu cầu mở cửa, hội nhập quốc tế, đưa Ninh Bình phát triển bền vững. Đến nay, Quần thể danh thắng Tràng An đã có thêm sứ mệnh mới trở thành "trái tim" của “Đô thị di sản thiên...

Cùng chuyên mục

Phát hiện bãi đạn đá, làm rõ quy mô 4 cổng Thành nhà Hồ

Quy mô, cấu tạo của 4 cổng Thành nhà Hồ (H.Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) lần đầu tiên được làm sáng tỏ qua công tác khai quật. Việc khai quật khảo cổ còn phát hiện bãi đạn đá nằm sát cổng thành phía nam. Từ tháng 9.2022 đến nay, Viện Khảo cổ học VN đã phối hợp với Trung tâm bảo tồn di sản Thành nhà Hồ (Thanh Hóa) tổ chức khai quật khảo cổ khu vực bên trong và bên ngoài 4 cổng thành...

“Giải mã cuộc sống”: Thành nhà Hồ – từ truyền thuyết tới hiện thực

Thành nhà Hồ nổi tiếng vì gắn liền với giai đoạn cho dù ngắn ngủi nhưng đầy biến động trong lịch sử của nước ta, cho tới nay vẫn ẩn chứa nhiều bí ẩn. Thành nhà Hồ là công trình kiến trúc đá cổ, một kiệt tác thể hiện tài năng, trí tuệ siêu phàm của người Việt, chứa đựng biết bao điều bí ẩn, xen kẽ là những huyền tích. Công cuộc rời đô cấp bách, Thành nhà Hồ được...

Nhiều hiện vật độc đáo lần đầu được thấy ở Thành nhà Hồ

Nhiều hiện vật độc đáo bằng đá phát lộ khi khai quật trong nội thành di sản thế giới Thành nhà Hồ được trưng bày ngoài trời để du khách có một cái nhìn rõ hơn về sự hình thành của tòa thành đá "độc nhất, vô nhị" ở xứ Thanh Trung tâm di sản thế giới Thành Nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa) đã đưa vào khai thác thêm nhiều hoạt động mới tại di sản này, trong...

Bảo tồn, phát huy giá trị di sản Thành nhà Hồ

Thành nhà Hồ tiếp tục được nghiên cứu làm tăng giá trị nổi bật toàn cầu, kết nối các di tích, danh thắng trong vùng và khơi dậy vai trò chủ thể của người dân trong bảo tồn, phát huy giá trị di sản. Học sinh tìm hiểu về cổng phía nam Thành nhà Hồ cùng con đường Hòe Nhai lịch sử. Tọa lạc gần trung tâm thị trấn huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, Thành nhà Hồ có niên đại trường...

Ngỡ ngàng với kiến trúc toà thành đá lớn nhất còn lại ở Đông Nam Á

 Thành Nhà Hồ được coi là tòa thành đá duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít còn sót lại trên thế giới. Năm 2011, Thành Nhà Hồ đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới. Nguồn: https://kinhtedothi.vn/ngo-ngang-voi-kien-truc-toa-thanh-da-lon-nhat-con-lai-o-dong-nam-a.html

Mới nhất

Đèo hy vọng

Đèo pren - con đèo tuyệt đẹp được xây dựng từ thời Pháp thuộc do các kỹ sư người Pháp thiết kế, đến nay đã được nâng cấp mở rộng và mang theo bao nhiêu hy vọng về phát triển kinh tế, phát triển du lịch cho Đà Lạt ! Tôi gọi đèo pren là Đèo hy vọng !...

Kiến trúc đá độc đáo trong di sản văn hóa thế giới thành nhà Hồ

Mặc dù có thời gian tồn tại không dài nhưng Thành Nhà Hồ tọa lạc trên vùng đất Vĩnh Lộc, Thanh Hóa là một kinh thành có nhiều đặc điểm và giá trị văn hóa độc đáo không chỉ của Việt Nam mà của cả khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Đây là công trình đồ sộ...

Thành nhà Hồ: Điểm du lịch nổi tiếng bậc nhất xứ Thanh

Nằm ẩn mình giữa vùng đất xứ Thanh hùng vĩ, Thành Nhà Hồ không chỉ là di sản lịch sử quý giá mà còn là điểm đến hấp dẫn cho những ai đam mê khám phá và tìm hiểu văn hóa. Mỗi bước chân đặt lên những viên gạch cổ xưa của thành cổ này không chỉ là hành...

Những kỹ thuật để xây thành đá cổ hơn 600 năm tuổi ở Thanh Hóa

Thành Nhà Hồ (Thanh Hóa) là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo có một không hai tại Việt Nam, thành được xây cách đây hơn 600 năm. Đến nay, kiến trúc của công trình kỳ vĩ này vẫn đang được các nhà khoa học từng bước nghiên cứu. Nguồn: https://laodong.vn/photo/nhung-ky-thuat-de-xay-thanh-da-co-hon-600-nam-tuoi-o-thanh-hoa-888954.ldo

Mẫu nhí Khánh An ‘Đi giữa trời rực rỡ’ trình diễn áo dài của NTK Hoàng Ly

GĐXH - Khánh An - vai Ghến phim "Đi giữa trời rực rỡ" được khen ngợi với khả năng tạo dáng, trình diễn ấn tượng khi thể hiện BST mới của NTK Hoàng Ly. ...

Mới nhất

Đèo hy vọng