Trang chủNewsThời sựVững niềm tin theo Đảng

Vững niềm tin theo Đảng

Suốt 94 mùa xuân kể từ ngày ra đời, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đồng hành cùng dân tộc vượt qua mọi gian lao, thử thách, từng bước giành những thắng lợi to lớn, đưa Việt Nam từ một đất nước nghèo, trở thành một trong những quốc gia thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới. Đời sống nhân dân cả về vật chất và tinh thần không ngừng được cải thiện, quan hệ đối ngoại được mở rộng, vị thế của Việt Nam ngày càng được nâng cao trên trường quốc tế.

Tranh tư liệu: Từ ngày 6/1 – 7/2/1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam họp ở bán đảo Cửu Long, thuộc Hong Kong (Trung Quốc), dưới sự chủ trì của đồng chí Nguyễn Ái Quốc thay mặt cho Quốc tế Cộng sản.

Ngày 3/2/1930, Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản họp ở bán đảo Cửu Long, thuộc Hong Kong (Trung Quốc), dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đã quyết định thống nhất các tổ chức cộng sản ở nước ta thành một đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là sự kiện trọng đại, đánh dấu bước chuyển quan trọng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Từ đó tạo bước ngoặt vĩ đại, chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối cứu nước và tổ chức lãnh đạo của phong trào yêu nước Việt Nam đầu thế kỷ XX; cũng là điểm mở đầu quyết định cho thắng lợi của cách mạng Việt Nam và sự phát triển của dân tộc trong các giai đoạn sau này.

Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã lập nên những kỳ tích trong thế kỷ XX, tô thắm những trang sử hào hùng của dân tộc. Đặc biệt, trong gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới đất nước, dẫu trong muôn vàn khó khăn, thách thức, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta vẫn chung sức, đồng lòng đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã có bước tiến vượt bậc. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 1990 – 2000 đạt 7,5%; giai đoạn 2006 – 2010 đạt 7%. Quy mô tổng sản phẩm trong nước (GDP) năm 2010 đạt 101,6 tỷ USD (gấp 3,26 lần so với năm 2000). Sang đến giai đoạn 2011 – 2020, kinh tế vĩ mô duy trì ổn định vững chắc, lạm phát được kiểm soát và duy trì ở mức thấp tạo môi trường và động lực cho phát triển kinh tế – xã hội. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011 – 2015 đạt 5,9%/năm; giai đoạn 2016 – 2019 đạt 6,8%/năm. Việt Nam trở thành một trong những nền kinh tế tăng trưởng cao nhất của khu vực và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam nằm trong Top 20 nền kinh tế đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng toàn cầu năm 2019.

Trong những năm qua, nền kinh tế nước ta đã có bước tiến vượt bậc.

Năm 2020 và 2021 đại dịch COVID-19 đã trực tiếp tác động tới mọi mặt của nền kinh tế, nền kinh tế Việt Nam gặp phải khó khăn chưa từng có. Tuy nhiên, với nhiều nỗ lực, Việt Nam vẫn là một trong số ít quốc gia duy trì tăng trưởng dương 2,9% (năm 2020) và 2,58% (năm 2021) – đây là một thành công lớn trong bối cảnh đại dịch.

Trong hai năm gần đây, với nhiều giải pháp khắc phục khó khăn, khôi phục kinh tế, Việt Nam đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. GDP năm 2022 tăng đến 8,02% và đạt mức tăng cao nhất trong giai đoạn 2011 – 2022. Tăng trưởng GDP năm 2023 cũng đạt trên 5%, quy mô nền kinh tế khoảng 430 tỷ USD. Đây là nỗ lực rất lớn trong bối cảnh tình hình chung toàn cầu rất khó khăn, giúp nền kinh tế nước ta vẫn thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới.

Xuất khẩu hàng hóa cũng là một điểm sáng ấn tượng của Việt Nam trong nhiều năm qua. Kim ngạch xuất khẩu năm 2023 đạt 327,5 tỷ USD. Đặc biệt, cán cân thương mại tiếp tục ghi nhận xuất siêu năm thứ 8 liên tiếp với mức thặng dư kỷ lục ước đạt 28 tỷ USD, gấp 2,3 lần năm 2022.

Việt Nam từ một đất nước nghèo, trở thành một trong những quốc gia thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực và thế giới.

Sự thay da, đổi thịt của đất nước còn được thể hiện rõ từ nông thôn đến thành thị, từ hạ tầng giao thông đến các loại hình dịch vụ giải trí… Việt Nam đã trở thành quốc gia hàng đầu thế giới có tốc độ gia tăng nhanh nhất về số thuê bao điện thoại di động và lượng người sử dụng internet cũng như các thiết bị thông minh như smartphone… Báo cáo của Google đánh giá tốc độ phát triển kinh tế số Việt Nam nhanh nhất Đông Nam Á trong hai năm liên tiếp (2022 đạt 28%, 2023 đạt 19%), cao gấp 3,5 lần tốc độ tăng trưởng GDP.

Với sự ổn định về chính trị, sự tăng trưởng về kinh tế, sự nỗ lực trong cải thiện môi trường đầu tư – kinh doanh, Việt Nam ngày càng trở thành điểm đến hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Năm 2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam (FDI) đạt gần 36,61 tỷ USD, tăng 32,1% so với năm 2022. Vốn thực hiện của dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 23,18 tỷ USD, tăng 3,5% so với năm 2022. Đây là mức giải ngân kỷ lục từ trước tới nay.

Đi đôi với phát triển kinh tế, Đảng và Nhà nước ta luôn chú trọng phát triển văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân dân.

Về văn hóa, Đảng và Nhà nước ta chú trọng xây dựng văn hóa và phát triển con người Việt Nam phát triển toàn diện. Trong đó đặc biệt quan tâm đến giáo dục đạo đức, nhân cách, năng lực sáng tạo và các giá trị cốt lõi, nhất là tinh thần yêu nước, tự hào, tự tôn dân tộc, truyền thống và lịch sử dân tộc, ý thức trách nhiệm xã hội cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc tốt đẹp của con người Việt Nam…

Các em nhỏ sống trên đảo Đá Tây (quần đảo Trường Sa) biểu diễn văn nghệ ca ngợi quê hương đất nước, bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.

Về y tế, trong những năm qua, Việt Nam tiếp tục đạt được nhiều thành tựu về chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Mạng lưới y tế, đặc biệt là y tế cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển; nhiều dịch bệnh nguy hiểm được khống chế và đẩy lùi; nhiều công nghệ mới được nghiên cứu và ứng dụng có hiệu quả. Các chỉ số sức khỏe, tuổi thọ bình quân được cải thiện. Việt Nam được các tổ chức quốc tế đánh giá là điểm sáng về thực hiện các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ của Liên hợp quốc.

Về giáo dục, hệ thống giáo dục quốc dân ngày càng được hoàn thiện theo hướng mở, liên thông giữa các cấp học, trình độ và giữa các phương thức giáo dục, đào tạo; quy mô giáo dục và mạng lưới cơ sở giáo dục phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu học tập suốt đời của người dân; cả nước đã hoàn thành phổ cập giáo dục cho trẻ em 5 tuổi; từng bước nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở. Việt Nam đã giành được nhiều thành tích cao trong các kỳ thi Olympic và Khoa học kỹ thuật quốc tế. Bên cạnh đó, mạng lưới các trường chuyên biệt vùng dân tộc thiểu số và miền núi tiếp tục tăng quy mô; các chương trình, chính sách hỗ trợ giáo dục cho con em hộ nghèo, dân tộc thiểu số, vùng khó khăn được triển khai hiệu quả.

Trong thời kỳ đổi mới, ngành giáo dục Việt Nam đã có nhiều thay đổi, phát triển cả về quy mô và chất lượng, trong đó mạng lưới các trường chuyên biệt vùng dân tộc thiểu số và miền núi tiếp tục tăng quy mô; các chương trình, chính sách hỗ trợ giáo dục cho con em hộ nghèo, dân tộc thiểu số, vùng khó khăn được triển khai hiệu quả.

Với cộng đồng quốc tế, Việt Nam là câu chuyện thành công của thế giới về xóa đói giảm nghèo. Việt Nam từ một quốc gia nghèo trở thành nước có thu nhập trung bình, tỷ lệ người nghèo đã giảm mạnh từ 57% vào đầu những năm 90 xuống còn 5,2% vào năm 2020. Đáng chú ý, tỷ lệ nghèo đa chiều giảm liên tục và đáng kể từ 18,1% năm 2012 xuống 10,9% năm 2016 và 4,4% năm 2020. Năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trên cả nước còn 2,93%, giảm 1,1% so với cuối năm 2022).

Công tác bảo đảm an sinh xã hội, chăm lo cho đời sống người lao động, nhất là các nhóm yếu thế, đối tượng chính sách tiếp tục được đẩy mạnh. Trong năm 2023, ngành ngành Lao động – Thương binh và Xã hội đã tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời chính sách trợ cấp thường xuyên cho trên 1,1 triệu đối tượng với kinh phí thực hiện cả năm khoảng 29.000 tỷ đồng; trợ cấp một lần cho trên 2.332 người với tổng kinh phí 100 tỷ đồng; trợ cấp hằng tháng cho hơn 3,3 triệu đối tượng bảo trợ xã hội và 354.340 hộ gia đình, cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng hàng tháng.

Lĩnh vực y tế đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng về chăm sóc sức khỏe cho người dân.

Bên cạnh đó, công tác bình đẳng giới ngày càng thực chất hơn, vai trò và địa vị của phụ nữ được cải thiện, nâng lên. Theo Báo cáo khoảng cách giới toàn cầu năm 2023 do Diễn đàn kinh tế thế giới công bố, Việt Nam hiện xếp hạng 72 trong danh sách này với tiến độ bình đẳng giới đạt 71,1%, tăng 11 bậc so với vị trí năm 2022.

Theo Báo cáo Hạnh phúc thế giới vào tháng 3/2023 của Liên hợp quốc, Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam tăng 12 bậc, từ vị trí 77 lên vị trí 65 trong bảng xếp hạng toàn cầu.

Trong nhiều thập kỷ qua, quan hệ đối ngoại của Việt Nam với các nước, đặc biệt là với các đối tác quan trọng, các nước láng giềng ngày càng được mở rộng, đi vào chiều sâu, thực chất và hiệu quả.

Sau dịch COVID-19, đặc biệt là trong năm 2023, công tác đối ngoại và hội nhập quốc tế được triển khai sôi động, bài bản, liên tục, thành công toàn diện và là điểm sáng nổi bật của năm 2023, với sự kết hợp nhịp nhàng, chặt chẽ, hiệu quả của đối ngoại Đảng, ngoại giao Nhà nước và đối ngoại Nhân dân. Năm 2023, Việt Nam tổ chức tốt 15 chuyến thăm nước ngoài của lãnh đạo chủ chốt và 21 chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao các nước đến Việt Nam. Trong đó, đặc biệt phải kể đến việc đón tiếp thành công các chuyến thăm chính thức cấp nhà nước tới Việt Nam của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình (tháng 12), Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden (tháng 9) và Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio (tháng 5).

Hoạt động đối ngoại là một trong những điểm sáng nổi bật của năm 2023.

Đến nay, Việt Nam đã có quan hệ ngoại giao chính thức với 193 nước và vùng lãnh thổ, trong đó có 6 nước đối tác chiến lược toàn diện, 12 nước đối tác chiến lược và 12 nước đối tác toàn diện. Quốc hội có quan hệ với quốc hội, nghị viện của trên 140 quốc gia. Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các tổ chức nhân dân cũng đã triển khai đối ngoại thiết thực với 1.200 tổ chức nhân dân và đối tác nước ngoài.

Bên cạnh đó, Việt Nam còn có quan hệ thương mại với trên 200 quốc gia và vùng lãnh thổ, ký hiệp định thương mại song phương với trên 100 nước, trong đó có nhiều hiệp định thế hệ mới. Các hoạt động ngoại giao kinh tế đã đóng góp quan trọng vào thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, xuất nhập khẩu, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)…

Lễ khai mạc Hội nghị Nghị sĩ trẻ toàn cầu lần thứ 9 với chủ đề: “Vai trò của giới trẻ trong việc thúc đẩy thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, thông qua chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo” được tổ chức trọng thể tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, Hà Nội, sáng 15/9/2023.

Trên bình diện đa phương, với thế và lực mới Việt Nam là thành viên tích cực và có trách nhiệm của trên 70 tổ chức, diễn đàn quốc tế quan trọng như Liên hợp quốc, ASEAN, APEC, ASEM, WTO… Việt Nam cũng tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế lớn và hoàn thành nhiều trọng trách quốc tế quan trọng với tư cách Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Chủ tịch luân phiên ASEAN, chủ nhà Hội nghị cấp cao ASEM, Hội nghị thượng đỉnh APEC, Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN…

Việt Nam đã cử hàng trăm lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia sứ mệnh gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, thể hiện hình ảnh một đất nước Việt Nam thân thiện, yêu chuộng hòa bình, nhân văn, sẵn sàng chung tay giải quyết các vấn đề mà cộng đồng quốc tế đang phải đối mặt.

Việt Nam cử lực lượng cứu hộ, cứu nạn giúp đỡ Thổ Nhĩ Kỳ tìm kiếm, cứu hộ nạn nhân trận động đất tại tỉnh Hatay, thể hiện trách nhiệm cao trước cộng đồng quốc tế của Việt Nam (2/2023). 

Có thể khẳng định, trong 94 năm qua, con đường đi lên của dân tộc đầy gian nan, đất nước có lúc ở tình thế vô vàn khó khăn, nhưng Đảng ta với bản lĩnh vững vàng, đã khơi dậy và phát huy cao độ tinh thần đại đoàn kết dân tộc; đã lãnh đạo, chỉ đạo toàn dân làm nên những kỳ tích. Cũng chính vì vậy mà nhân dân luôn tin yêu, ủng hộ, kiên trì đi theo sự lãnh đạo của Đảng, vượt qua mọi khó khăn, thử thách, xây dựng đất nước ngày càng giàu, mạnh.

Nhìn lại chặng đường 94 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành của Đảng, chúng ta bày tỏ lòng biết ơn vô hạn đối với công lao trời biển của Chủ tịch Hồ Chí Minh – Lãnh tụ thiên tài của Đảng ta và dân tộc ta, Người thày vĩ đại của cách mạng Việt Nam – Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới. Người đã cống hiến trọn đời mình cho dân, cho nước, dẫn dắt Đảng ta, nhân dân ta làm nên những thắng lợi vẻ vang và làm “rạng rỡ dân tộc ta, nhân dân ta và non sông đất nước ta”. Đất nước càng phát triển, nhân dân ta ngày càng ấm no, hạnh phúc, càng chứng tỏ, tư tưởng, sự nghiệp, đạo đức và phong cách của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tài sản vô giá, là ngọn đuốc soi đường cho dân tộc ta vững bước đi tới tương lai.

Bài: Minh Duyên
Ảnh, đồ họa, tranh: TTXVN – TTXVN phát
Biên tập: Hoàng Linh
Trình bày: Nguyễn Hà

Source link

Cùng chủ đề

Khai mạc hội thảo quốc gia “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô”

Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu” là một trong hai sự kiện cấp Quốc gia trong chuỗi các sự kiện chào mừng kỷ...

Trao giải Cuộc thi sáng tác kịch bản phim truyện, phim tài liệu về 100 năm Ngày thành lập Đảng

Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Đinh Thị Mai; Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông; Chủ tịch Hội đồng lý luận phê bình văn học nghệ thuật Trung ương (LLPBVHNTTƯ) Nguyễn Thế Kỷ cùng các nhà biên kịch, đạo diễn, các tác giả… tham dự buổi lễ.Nhiều sự...

Vận hội và thách thức khi Việt Nam phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới

Suốt quá trình lãnh đạo cách mạng từ năm 1930 đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh sáng lập và rèn luyện, đã nhiều lần bằng trí tuệ và sự nhạy cảm đặc biệt về chính trị chủ động phân tích tình hình và dự báo chiến lược, tạo thời cơ, nắm vững vận hội mới, đồng thời nhận rõ những nguy cơ, thách thức mới nảy sinh, quyết định một cách sáng...

Khu vực kinh tế tư nhân tạo ra 85% việc làm cho tổng số lao động

Thông tin được đưa ra tại Hội nghị của Thường trực Chính phủ làm việc với các lãnh đạo các doanh nghiệp lớn khư vực tư kinh tế tư nhân: Vin Group, Hòa Phát, Thaco, KN Holdings, Sun,...

Thông điệp cùng hành động, kiến tạo tương lai hòa bình, thịnh vượng và bền vững

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Ðảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Ðoàn đại biểu cấp cao Việt Nam hôm nay bắt đầu chuyến công tác tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai, Ðại hội đồng Liên hợp quốc khóa 79 và làm việc tại Hoa Kỳ. Ðây là hoạt động đối ngoại đa phương đầu tiên của Tổng Bí thư,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng New Zealand

Theo đặc phái viên TTXVN, ngày 10/10, nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị cấp cao liên quan tại Viêng Chăn, Lào, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon. Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon. Ảnh: Dương Giang/TTXVN  Tại cuộc hội kiến, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời cảm ơn chân thành tới Chính phủ và nhân...

Bầu cử Mỹ: Cuộc đấu Trump – Harris tại tiểu bang chiến trường có ảnh hưởng lớn nhất

Bà Kamala Harris và ông Donald Trump đang đổ nhiều tiền, thời gian và năng lượng vào Pennsylvania hơn bất kỳ nơi nào khác.   Thực sự rất khó khăn đối với cựu Tổng thống Donald Trump hoặc Phó Tổng thống Kamala Harris để giành đủ ít nhất 270 phiếu đại cử tri nếu không thắng ở Pennsylvania. Ảnh: New York Times Khi Phó Tổng thống Kamala Harris đưa ra chương trình nghị sự kinh tế của mình, bà đã đến Pittsburgh....

Người dân hòa mình vào không khí kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô

Để lưu giữ cho mình những hình ảnh đặc biệt về Hà Nội nhân kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, sáng 10/10/2024, tại khu vực hồ Hoàn Kiếm, khu vực tượng đài Lý Thái Tổ, phố bích họa Phùng Hưng... rất đông du khách đã đến tham quan, chụp ảnh... Baotintuc.vn Nguồn: https://baotintuc.vn/anh/nguoi-dan-hoa-minh-vao-khong-khi-ky-niem-70-nam-ngay-giai-phong-thu-do-20241010163426649.htm

Bầu cử Mỹ 2024: Ông D.Trump tiếp tục từ chối tranh luận lần hai với bà K.Harris

Ngày 9/10, cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã từ chối lời mời tham gia cuộc tranh luận với Phó Tổng thống Kamala Harris do kênh Fox News dự kiến tổ chức vào ngày 24/10 hoặc 27/10.     Trên mạng xã hội Truth Social, ông Trump cho rằng thời điểm hiện tại đã "quá muộn" để tổ chức một cuộc tranh luận vì cử tri đã đi bỏ phiếu sớm. Ông khẳng định sẽ không tham gia cuộc tranh luận thứ...

Cột cờ Hà Nội – biểu tượng lịch sử của Thủ đô

Cột cờ Hà Nội có tuổi đời hơn 200 năm là công trình trình lịch sử đặc biệt và có quy mô hoành tráng nhất trong quần thể di tích Hoàng thành Thăng Long. Không chỉ là biểu tượng của Thủ đô, Cột cờ còn là chứng tích cho một thời kháng chiến chống Pháp oanh liệt, dấu ấn kiên cường, bất khuất của các thế hệ người dân đất Hà thành.  Baotintuc.vn Nguồn: https://baotintuc.vn/anh/cot-co-ha-noi-bieu-tuong-lich-su-cua-thu-do-20241010122549967.htm

Bài đọc nhiều

Bộ Công Thương cầu thị và trách nhiệm trong xây dựng chính sách kinh doanh xăng dầu

Luật sư Nguyễn Thanh Hà: Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu tiến dần hơn đến cơ chế thị trường Luật sư Bùi Văn Thành: Bộ Công Thương rất nỗ lực trong xây dựng Nghị định kinh doanh xăng dầu Trong Dự thảo Nghị định kinh doanh xăng dầu đang được lấy ý kiến góp ý, Bộ Công Thương xây dựng những...

“Phấn đấu đưa Việt Nam thành quốc gia tiên phong trong an sinh xã hội”

(Dân trí) - "Chúng tôi đang chuyển dần từ lo an sinh xã hội cho một bộ phận yếu thế sang chủ trương huy động tất cả mọi người tham gia và thụ hưởng chính sách xã hội", Bộ trưởng Đào Ngọc Dung chia sẻ. Chiều 9/10, bên lề Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 tại Thủ đô Vientiane (Lào), Bộ trưởng Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung đã có buổi làm...

Tăng lương, phụ cấp, miễn học phí cho con nhà giáo

Ngày 8.10, tiếp tục phiên họp 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến lần thứ 2 với dự án luật Nhà giáo dự kiến trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp 8 sắp tới. Báo cáo về việc tiếp thu, giải trình ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (QH) và thẩm tra sơ bộ của các ủy ban QH với dự án luật nhà giáo,  cho hay về chính sách đối với...

Đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam tạo động lực phát triển công nghiệp xây dựng

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam sẽ là cơ hội không thể tốt hơn cho ngành cơ khí Việt Nam và các nhà thầu xây dựng có bước chuyển mình mạnh mẽ trong việc làm chủ công nghệ.   Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc-Nam với sơ bộ tổng mức đầu tư thời điểm hiện nay lên tới 67,34 tỷ USD sẽ mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp cơ khí đường sắt và...

LPBank là một trong những ngân hàng đầu tiên triển khai dịch vụ mở tài khoản thanh toán trực tuyến trên VNeID của Bộ...

Ngày 03/10/2024, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) và Trung tâm nghiên cứu, ứng dụng dữ liệu dân cư và căn cước công dân (Trung tâm RAR) - Bộ Công an thực hiện Lễ ký kết Hợp đồng cung cấp dịch vụ & Triển khai tính năng mở tài khoản LPBank trên ứng dụng VNeID. Với sự hợp tác này, LPBank là một trong những ngân hàng đầu tiên được Bộ Công an cho phép sử dụng thông...

Cùng chuyên mục

Đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam cần sử dụng 10.827 ha đất

  Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam có quy mô sử dụng đất khoảng 10.827 ha, làm tăng nhu cầu sử dụng đất cho các công trình, dự án quan trọng quốc gia. Các dự án hạ tầng giao thông, trong đó có dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam làm tăng nhu cầu sử dụng đất. Ảnh minh họa, có sử dụng công nghệ AI: Vũ Long Chiều 10.10, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về...

Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng New Zealand

Theo đặc phái viên TTXVN, ngày 10/10, nhân dịp dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 44, 45 và các Hội nghị cấp cao liên quan tại Viêng Chăn, Lào, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính hội kiến Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon. Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng New Zealand Christopher Luxon. Ảnh: Dương Giang/TTXVN  Tại cuộc hội kiến, Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi lời cảm ơn chân thành tới Chính phủ và nhân...

Lý do chọn Ngọc Hồi, Thủ Thiêm là 2 ga đầu mối đường sắt tốc độ cao

(Dân trí) - Tổ hợp ga Ngọc Hồi, Thủ Thiêm sẽ đáp ứng chức năng của ga đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, ga metro và ga đường sắt quốc gia hiện hữu.   Liên quan đến dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Bộ GTVT cho biết đã thống nhất với UBND Hà Nội và TPHCM phương án chọn ga Ngọc Hồi, ga Thủ Thiêm là các ga đầu, cuối tuyến. Đây đều là 2 vị trí...

Đến năm 2030: Lựa chọn nào cho vận tải hành khách công cộng ở Hà Nội?

Theo KTS. Trần Huy Ánh để phát triển hệ thống giao thông công cộng đến năm 2030, Hà Nội cần lựa chọn mô hình chi phí thấp, hiệu quả cao, đầu tư theo từng giai đoạn ngắn hạn, trung và dài hạn. Trong bài tham luận gửi đến Hội thảo Khoa học Quốc gia: “Tầm nhìn mới, cơ hội mới xây dựng Thủ đô Hà Nội văn hiến - văn minh - hiện đại, thành phố kết nối toàn cầu”,...

Dự báo thời tiết 11/10/2024: Khu vực Quảng Trị – Phú Yên, Nam Bộ mưa rất to

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm qua (10/10), ở khu vực Tây Nguyên và Nam Bộ cục bộ có mưa to. Lượng mưa tính từ 13h đến 20h ngày 10/10 có nơi trên 80mm như: Hưng Bình (Đắk Nông) 88,8mm, Long Bình (Bình Phước) 85,4mm, Túc Trưng (Đồng Nai) 81mm,… Dự báo thời tiết hôm nay (11/10), Bắc Bộ đêm có mưa vài nơi, sáng sớm có nơi có sương mù, ngày nắng. Ở...

Mới nhất

Trắng đêm săn sản vật mùa nước nổi ở miền Tây

(Dân trí) - Khi nước tràn đồng, cũng là lúc người dân miền Tây ngày đêm đánh bắt các sản vật do thiên nhiên ban tặng để sử dụng và đem bán kiếm thêm thu nhập. Nông dân An Giang tất bật săn "lộc trời" khi cánh đồng ngập nước (Video: Bảo Kỳ). 2h sáng, trong màn đêm lạnh lẽo, lũ...

Ngân hàng ‘khai tử’ thẻ từ, chuyển hẳn sang thẻ chip

Từ tháng 9 đến nay, một loạt ngân hàng thương mại thông báo dừng giao dịch thẻ từ và chỉ cung cấp dịch vụ ngân hàng đối với thẻ chip nhằm hạn chế rủi ro giao dịch thẻ, gia tăng mức độ an toàn, bảo mật cao. Theo Thông tư 20 năm 2020 của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) quy...

Cua ‘quý tộc’ Trung Quốc thành hàng bình dân ở chợ Việt, mua dễ như rau

Cuối tuần qua, nhân dịp cả gia đình tụ họp đông đủ, chị Vũ Kim Tiến ở Hồ Tùng Mậu (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) mua hẳn 3kg cua lông Thượng Hải với giá chỉ 410.000 đồng/kg để mọi người cùng thưởng thức món ăn vốn là của giới thượng lưu Trung Quốc.  Đây là điều mà vài năm...

Mới nhất

Sài Gòn qua bản đồ