Trang chủNewsThời sựVùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành:...

Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: “Lực đẩy” từ tài nguyên văn hóa (Bài 1)


Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: “Lực đẩy” từ tài nguyên văn hóa (Bài 1)
Văn hóa đồng bào các DTTS của Thủ đô tiếp tục hòa vào dòng chảy của văn hóa Hà Thành, góp phần xây dựng nền văn hóa Hà Nội đậm đà, giàu bản sắc. (Trong ảnh: Bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS ở bản Miền, xã Ba Vì, huyện Ba Vì thu hút du khách)

Hiện 100% xã vùng DTTS và miền núi của TP. Hà Nội đã đạt chuẩn nông thôn mới (NTM), đang hướng tới mục tiêu có 60% xã đạt chuẩn NTM nâng cao vào năm 2030. Trên lộ trình này, việc phát huy bản sắc truyền thống của đồng bào các dân tộc, kết hợp với sức mạnh nội sinh của văn hóa Hà Thành là động lực để đưa vùng DTTS và miền núi Thủ đô trở thành miền quê đáng sống.

Bứt phá mạnh mẽ

Huyện Ba Vì thuộc vùng đất thuộc phía tây kinh thành Thăng Long xưa; là nơi những dòng sông lớn của miền Bắc (sông Đà, sông Hồng, sông Lô) tụ thủy, góp phần bồi đắp nên vùng châu thổ trù phú với nền văn minh sông Hồng rực rỡ cách đây hàng nghìn năm.

Là vùng đất cổ của Xứ Đoài, Ba Vì được thiên nhiên ban tặng hệ sinh thái đa dạng, sơn thủy hữu tình, với nhiều khu du lịch danh thắng, nghỉ dưỡng (Vườn Quốc gia Ba Vì; Ao Vua; Thiên Sơn – Suối Ngà, Khoang Xanh,…). Đây cũng là vùng đất tập trung nhiều thiết chế văn hoá dân tộc, với hơn 300 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có những ngôi đình được xếp vào loại cổ nhất, kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam (Đình Tây Đằng, Đình Thụy Phiêu, Đình Thanh Lũng…).

Địa bàn vùng DTTS và miền núi miền núi Thủ đô Hà Nội trải rộng, chiếm 1/10 diện tích toàn thành phố. Hà Nội là địa phương có 50/53 thành phần DTTS sinh sống đan xen cùng người Kinh ở 30/30 quận, huyện, thị xã; trong đó, đồng bào DTTS sinh sống tập trung chủ yếu ở 5 huyện: Ba Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ và Mỹ Đức.

Tài nguyên di sản của huyện Ba Vì được làm giàu thêm từ nền văn hóa đậm đà bản sắc của 24 dân tộc anh em cùng chung sống. Số liệu tại Đại hội đại biểu các DTTS huyện Ba Vì lần thứ IV – năm 2024 (tổ chức ngày 21/6) cho thấy, toàn huyện hiện có trên 29 nghìn người là đồng bào DTTS (chủ yếu là dân tộc Mường, Dao). Đồng bào DTTS của huyện sinh sống chủ yếu, tập trung tại 7/31 xã, thị trấn của huyện.

“Giàu có” là vậy, nhưng trước khi sáp nhập về Thủ đô (năm 2008), Ba Vì vẫn là vùng đất nghèo về kinh tế, đời sống Nhân dân còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cao. Trong dịp kỉ niệm 15 năm sáp nhập về TP. Hà Nội, ông Đỗ Mạnh Hưng – Chủ tịch UBND huyện Ba Vì đã chia sẻ, vào thời điểm năm 2008, thu nhập bình quân toàn huyện chỉ đạt khoảng 29 triệu đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo hơn 30% theo chuẩn nghèo đơn chiều…

Sau hơn 15 năm sáp nhập về Thủ đô, Ba Vì đã “bứt tốc” đầy ngoạn mục trong phát triển kinh tế – xã hội. Tính đến hết năm 2023, thu nhập bình quân đầu người năm 2023 toàn huyện đạt 67,5 triệu đồng/người/năm; riêng 7 xã vùng DTTS và miền núi của huyện đạt 60 triệu đồng/người/năm, tăng 20 triệu so với năm 2020. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện năm 2023 giảm còn 0,44%; Ba Vì đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận đạt chuẩn NTM.

Một trong những giải pháp để huyện Ba Vì tạo đột phá trong phát triển kinh tế – xã hội là khai thác nguồn tài nguyên văn hóa độc đáo, đặc sắc để phát triển du lịch. Năm 2023, du lịch Ba Vì đã đón tổng 2.727 nghìn lượt khách, tăng 34,33% so với cùng kỳ năm 2022. Doanh thu ước đạt 401 tỷ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm 2022; chiếm 10% doanh thu du lịch của TP. Hà Nội. Đây được lựa chọn là một trong 10 sự kiện tiêu biểu năm 2023 của huyện Ba Vì.

Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: “Lực đẩy” từ tài nguyên văn hóa (Bài 1) 1
Hệ sinh thái đa dạng, sơn thủy hữu tình cùng nền văn hóa đậm đà bản sắc của các dân tộc là lợi thế để vùng DTTS và miền núi của TP. Hà Nội phát triển du lịch. (Trong ảnh: Một góc ở phân khu dịch vụ hành chính Vườn Quốc gia Ba Vì)

Cùng với huyện Ba Vì, các địa phương có đông đồng bào DTTS sinh sống của TP. Hà Nội (Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức) đã có bước phát triển vượt bậc. Hiện 100% xã vùng DTTS và miền núi của Hà Nội đã đạt chuẩn NTM.

Đặc biệt, kể từ khi trở thành “công dân Thủ đô”, đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS không ngừng được nâng cao. Hết năm 2023, thu nhập bình quân đầu người các xã vùng DTTS và miền núi của Hà Nội đạt 66,1 triệu đồng/người/năm, dự kiến năm 2024 đạt 72,5 triệu đồng/người/năm.

Giữ bản sắc trong hội nhập

Cũng như Ba Vì, các huyện: Thạch Thất, Quốc Oai, Chương Mỹ, Mỹ Đức đều là những vùng đất giàu bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc. Kể từ khi sáp nhập vào địa giới hành chính TP. Hà Nội, các địa phương đã đưa nguồn tài nguyên văn hóa đó hòa nhập vào dòng chảy văn hóa của đất Hà Thành, tạo ra lợi thế so sánh để Thủ đô phát triển ngành công nghiệp văn hóa, nhất là du lịch văn hóa.

Như huyện Thạch Thất – vùng đất gốc của người Việt cổ, trên địa bàn huyện có 209 di tích, trong đó có Di tích quốc gia đặc biệt chùa Tây Phương, 34 di tích cấp quốc gia và 66 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Huyện cũng có 92 di sản văn hóa phi vật thể với 18 di sản được ưu tiên bảo vệ.

Cùng với đó là bản sắc văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc (toàn huyện có khoảng 13 nghìn người DTTS, 95% là dân tộc Mường). Đây là những tiềm năng, lợi thế để huyện Thạch Thất phát triển toàn diện công nghiệp văn hóa.

Theo ông Nguyễn Minh Hồng, Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ Thạch Thất, những năm qua, việc phát triển du lịch của huyện đực triển khai theo định hướng của UBND thành phố tại Quyết định số 4597/QĐ-UBND ngày 16/10/2012 phê duyệt “Quy hoạch phát triển du lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030”. Trong đó bám sát quan điểm phát triển du lịch có trọng tâm, trọng điểm và đặc biệt coi trọng phát triển du lịch văn hóa, lấy du lịch văn hóa làm cơ sở, nền tảng phát triển các loại hình du lịch khác.

Từ năm 2021 đến nay, thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” của Thành ủy Hà Nội, Huyện ủy, UBND huyện Thạch Thất đã ban hành 87 văn bản để lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện.

Việc chú trọng phát triển du lịch, nhất là du lịch văn hóa, đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế – xã hội của huyện, nâng cao đời sống của người dân Thạch Thất. Hết năm 2023, thu nhập bình quân đầu người toàn huyện đạt hơn 91 triệu đồng/người/năm, tăng gấp 8 lần trước khi sáp nhập về Thủ đô Nà Nội. Riêng vùng DTTS và miền núi của huyện (3 xã: Tiến Xuân, Yên Bình, Yên Trung), thu nhập bình quân đầu người đạt 73 triệu đồng/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo người DTTS còn 0,25%.

Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: “Lực đẩy” từ tài nguyên văn hóa (Bài 1) 2
Vùng DTTS và miền núi của TP. Hà Nội khai thác những lợi thế riêng biệt thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa, với sự tham gia tích cực của cộng đồng. (Trong ảnh: Đồng bào DTTS ở bản Miền, xã Ba Vì, huyện Ba Vì tích cực tập luyện để đưa văn hóa truyền thống đến với du khách)

Dẫn chứng nêu trên cho thấy, tài nguyên văn hóa đã và đang là “lực đẩy” cho sự tăng trưởng kinh tế bền vững của vùng DTTS và miền núi của TP. Hà Nội. Trên lộ trình phát triển ngành công nghiệp văn hóa, các địa phương có đông đồng bào DTTS sinh sống của Thủ đô đã phát huy tiềm năng của mình để hội nhập cùng sự phát triển của thành phố, làm phong phú thêm một Thăng Long – Hà Nội nghìn năm văn hiến – vùng đất trăm nghề.

Ở chiều ngược lại, như chia sẻ của ông Trần Trung Hiếu – Phó Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội, nền văn hóa đậm đà bản sắc của đất Hà thành đã và đang tạo điều kiện để vùng DTTS và miền núi của TP. Hà Nội khai thác những lợi thế riêng biệt thúc đẩy phát triển du lịch văn hóa. Từ quá trình tiếp biến văn hóa, nét hào hoa, sự thanh lịch của người Hà Nội đã bồi đắp, làm phong phú thêm những sản phẩm du lịch độc đáo của đồng bào DTTS Thủ đô.

Để mô hình du lịch bản Mền có sức lan tỏa đến các xã, thôn vùng DTTS và miền núi của Hà Nội, Sở Du lịch đề nghị chính quyền địa phương cùng cộng đồng dân cư tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng, mở rộng quy mô đồng thời đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho khách du lịch”.

Đặng Hương Giang

Giám đốc Sở Du lịch Hà Nội

Cũng như các địa phương vùng DTTS và miền núi của cả nước, du lịch cộng đồng là sản phẩm du lịch đặc trưng của vùng DTTS và miền núi của Thủ đô. Đây là mô hình kinh tế “gánh vác” hai nhiệm vụ, vừa bảo vệ các nét đẹp văn hóa truyền thống, vừa phát triển kinh tế – xã hội.

Tuy nhiên, theo Viện trưởng Viện Phát triển du lịch châu Á Phạm Hải Quỳnh, làm du lịch cộng đồng không đơn giản, mà cần các địa phương đầu tư suy nghĩ, định hướng. Bởi muốn đem lại kế sinh nhai bền vững cần đi kèm với việc phát triển du lịch bền vững, thân thiện với môi trường, phát huy được những nét văn hóa độc đáo, nổi bật.

Thực hiện định hướng của Thành ủy tại Nghị quyết số 09-NQ/TU về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” ngày 22/2/2022, từ nguồn vốn Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, Sở Du lịch Hà Nội và UBND huyện Ba Vì đã triển khai dự án “Điểm đến du lịch cộng đồng bản Miền, xã Ba Vì”.

Đây là mô hình du lịch cộng đồng gắn với giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS đầu tiên trên địa bàn TP. Hà Nội, chính thức khai trương ngày 26/4/2024, góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch của Ba Vì nói riêng, Hà Nội nói chung. Quan trọng hơn, từ mô hình du lịch bản Miền, văn hóa đồng bào các DTTS của Thủ đô tiếp tục hòa vào dòng chảy của văn hóa Hà Thành, góp phần xây dựng nền văn hóa Hà Nội đậm đà, giàu bản sắc.

Trong Nghị quyết số 09-NQ/TU về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 – 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”, Thành ủy Hà Nội đặt mục tiêu đến năm 2045, ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô là ngành kinh tế mũi nhọn, phát triển toàn diện, là động lực phái triển các ngành, lĩnh vực khác, là tiền đề để xây dựng Hà Nội có chất lượng cuộc sống cao; kinh tế, văn hóa, xã hội phát triển toàn diện, bền vững; trở thành “Thành phố sáng tạo” của khu vực châu Á, thành phố kết nối toàn cầu, trung tâm văn hóa, du lịch lớn đặc sắc, có sức cạnh tranh quốc tế. Hình thành một số công trình văn hóa mới cho Thủ đô và Việt Nam, mang tính biểu tượng văn hóa có tầm cỡ khu vực và thế giới. Phấn đấu đóng góp khoảng 10% GRDP của thành phố.

Lễ hội Áo dài du lịch Hà Nội 2024 sẽ diễn ra vào tháng 10





Nguồn: https://baodantoc.vn/vung-dtts-cua-thu-do-trong-dong-chay-van-hoa-ha-thanh-luc-day-tu-tai-nguyen-van-hoa-bai-1-1721827141737.htm

Cùng chủ đề

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gợi ý các nhóm giải pháp thúc đẩy sản xuất công nghiệp, thương mại của …

Cùng tham dự buổi làm việc, về phía Bộ Công Thương có đại diện các đơn vị thuộc Bộ Công Thương: Vụ Kế hoạch - Tài chính, Thị trường trong nước, Dầu khí và than; Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Công nghiệp, Công Thương địa phương, Xuất nhập khẩu, Thương mại điện tử và Kinh tế số, Tổng cục Quản lý thị trường, Văn phòng Bộ…Cùng tham gia với Đoàn công tác có đại diện...

Đề án xây dựng “Làng Văn hóa đặc trưng” ở Hòa Vang (Đà Nẵng): Giữ lấy “nét làng”

Xác định việc xây dựng “Làng Văn hóa đặc trưng” sẽ góp phần bảo tồn đời sống văn hóa, phong tục tập quán, phát huy giá trị lễ hội đặc sắc, cùng với nếp sống lâu đời, người dân hai thôn Phong Nam (xã Hòa Châu) và thôn Bồ Bản (xã Hòa Phong), huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng đã nhất trí...

Ông Vương Tấn Việt không có tên trong danh sách cấp bằng tốt nghiệp cấp ba

Theo Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30/7/2024, sở có buổi làm việc với đoàn kiểm tra của Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Nội vụ về việc xác minh quá trình học tập của ông Vương Tấn Việt. Qua buổi làm việc, Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố Hồ Chí Minh đã phối hợp với đoàn kiểm tra rà soát toàn bộ hồ sơ gồm danh sách thí...

Đoàn đại biểu cán bộ quy hoạch Ủy viên Trung ương Đảng khóa XIV tham quan thực tế tại Bộ Tư lệnh Cảnh sát...

Tới dự có các đồng chí: Trung tướng Lê Văn Tuyến, Thứ trưởng Công an; PGS,TS Nguyễn Duy Bắc, Phó Giám đốc Thường trực Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; lãnh đạo Bộ Tư lệnh Cảnh sát cơ động, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Bộ Công an; 50 đồng chí lớp bồi dưỡng cán bộ quy hoạch Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIV. ...

Đà Lạt là điểm đến giá rẻ hàng đầu tại Việt Nam dịp Lễ Quốc khánh 2/9

NDO - Thành phố Đà Lạt đã soán ngôi Huế, trở thành điểm đến có giá phòng rẻ hàng đầu tại Việt Nam theo thu thập dữ liệu từ Agoda dựa trên giá phòng trung bình thấp nhất từ ngày 15/8-30/9. Swiss Belresort Tuyền Lâm, Đà Lạt. (Ảnh: agoda.com) Ngày 13/8, nền tảng du lịch kỹ thuật số Agoda đã cập nhật danh sách những điểm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vĩnh Phúc: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số gắn với phát triển...

Cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trịĐể bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Sán Dìu, huyện Tam Đảo nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng Đề án "Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Sán Dìu tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022 - 2025, định hướng...

Quảng Nam lần đầu tổ chức Lễ hội ớt A Riêu

Cạnh đó, đoàn nghệ nhân, diễn viên, vận động viên các xã, thị trấn và Khu du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang sẽ diễu hành, rước vật thiêng (ớt A Riêu) từ cổng chính lên đến khu vực Quảng trường Sông Ngân (nằm trong khu du lịch).Ngoài ra, huyện Đông Giang còn tổ chức các hoạt động thể thao, trò chơi dân gian tại lễ hội như môn việt dã leo núi “Chinh phục đỉnh...

Bắc Ninh công bố 167 dự án thu hút đầu tư năm 2024, định hướng năm 2030.

Cụ thể, các dự án trong danh mục phê duyệt, được phân bổ rộng khắp trên địa bàn Tỉnh, đảm bảo sự phát triển đồng đều cho tất cả các khu vực, với diện tích sử dụng đất khoảng 11.638ha, để các nhà đầu tư quan tâm nghiên cứu, đề xuất phương án thực hiện. Trong đó, thành phố Bắc Ninh dẫn đầu với 43 dự án, điển hình, như Khu Đô thị mới phía Tây Bắc thành phố...

Các chương trình MTQG đã tác động tích cực đến đời sống của người dân Mù Cang Chải

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh kiểm tra thực hiện các Chương trình MTQG tại tỉnh Lào Cai Nguồn: https://baodantoc.vn/cac-chuong-trinh-mtqg-da-tac-dong-tich-cuc-den-doi-song-cua-nguoi-dan-mu-cang-chai-1723548912254.htm

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh kiểm tra thực hiện các Chương trình MTQG tại tỉnh Lào Cai

Kết luận tại buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh cho rằng, Tỉnh ủy, HĐND,UBND tỉnh Lào Cai đã luôn sát sao, quyết liệt, chỉ đạo công tác tổ chức, triển khai thực hiện các Chương trình MTQG toàn diện, nhịp nhàng, giúp tỉnh Lào Cai nằm trong tốp các tỉnh có tỷ lệ giải ngân cao, là điểm sáng để các địa phương học tập. Bộ trưởng mong muốn, với những kết...

Bài đọc nhiều

Đêm nay người Việt đừng bỏ lỡ mưa sao băng đẹp nhất năm đạt cực đại

Mưa sao băng Perseids sẽ đạt cực đại, đổ 'cơn mưa ánh sáng' tuyệt đẹp trên bầu trời tối nay và rạng sáng mai (12 - 13.8). Người yêu thiên văn Việt nhắc nhau đừng bỏ lỡ cơ hội này! Làm sao ngắm? Theo Hội Thiên văn Hà Nội (HAS), Perseids là một trong những trận mưa sao băng đẹp và lớn nhất, có thể tạo ra tới 60 sao băng mỗi giờ vào cực đại. Perseids có nguồn gốc từ sao chổi Swift-Tuttle, được...

Vietnam Next-Gen Fashion: Sân chơi mới cho các tài năng thiết kế thời trang trẻ

Đạo diễn Long Kan sáng lập sàn diễn chuyên nghiệp Vietnam Next-Gen Fashion dành cho những tài năng thời trang mới. Đạo diễn Long Kan (bìa trái) cùng các nhà thiết kế tham dự hoạt động triển lãm thời trang của sinh viên - Ảnh: NVCC Sau thành công của chuỗi Fashion Voyage (Chuyến viễn du thời trang), đạo diễn Long Kan thực hiện chuỗi show thời trang mới Vietnam Next-Gen Fashion dành cho các nhà thiết kế tài năng trẻ. Bệ phóng cho người...

Nửa bàn chân định mệnh khiến Trung Quốc bị Mỹ soán ngôi ở Olympic

Cuộc chạy đua huy chương giữa Mỹ và Trung Quốc tại Olympic Paris được đánh giá là hấp dẫn và kịch tính bậc nhất trong lịch sử thế vận hội. Nhìn lại kỳ Olympic chưa từng có trong lịch sử: Ấn tượng nhiều, lùm xùm cũng không ít Ngoại trừ Olympic Bắc Kinh năm 2008 khi sắm vai chủ nhà, đoàn thể thao Trung Quốc luôn về sau Mỹ trong suốt chiều dài lịch sử thế vận hội. Tuy nhiên, cuộc cạnh tranh huy chương giữa Mỹ và...

Chuẩn bị Kỷ niệm 50 năm Ngày đất nước thống nhất

Chiều 12/8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương kỷ niệm các ngày lễ lớn và sự kiện lịch sử quan trọng của đất nước đã làm việc với Thành phố Hồ Chí Minh về chuẩn bị kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975. Vnews

Hà Nội đặt mục tiêu đưa 4 huyện lên quận vào năm 2025

UBND TP Hà Nội đặt mục tiêu hoàn thiện cơ sở hạ tầng để đưa 4 huyện Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Thanh Trì lên quận vào năm 2025. Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ban hành kế hoạch thực hiện đề án đầu tư, xây dựng phát triển 5 huyện: Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì, Hoài Đức, Đan Phượng thành quận. Trong 5 huyện kể trên, Đông Anh và Gia Lâm đã cơ bản...

Cùng chuyên mục

Nhật Bản là một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của Việt Nam

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki. ...

Vĩnh Phúc: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số gắn với phát triển...

Cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trịĐể bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Sán Dìu, huyện Tam Đảo nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng Đề án "Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Sán Dìu tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022 - 2025, định hướng...

Quan hệ Việt Nam – New Zealand tiếp tục phát triển, đi vào chiều sâu

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Caroline Beresford. ...

Hà Nội chi gần 300 tỷ làm đường kết nối với 2 bệnh viện lớn tại Quốc Oai

Sở GTVT Hà Nội vừa có văn bản lấy ý kiến các sở ngành...

Quyết tâm khánh thành dự án đường dây 500 kV mạch 3 vào dịp Quốc khánh 2/9

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc trực tuyến với hai tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ...

Mới nhất

Các trường đại học phía Nam bắt đầu lọc ảo

TPO - Nhóm lọc ảo ở khu vực các trường đại học (ĐH) phía Nam sẽ do ĐH Quốc gia TPHCM điều phối, dự kiến lọc ảo khoảng 10 lần. Sau phiên lọc ảo toàn quốc lần cuối cùng, các trường ĐH tải kết quả xử lý nguyện vọng và chuẩn bị cho việc công bố điểm...

Chuẩn bị nửa triệu chỗ, hàng không Việt Nam sẵn sàng cho Quốc khánh 2/9

Theo đó, hãng sẽ tập trung tăng tần suất trên các đường bay nội địa giữa Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng, Đà Lạt, Cam Ranh; giữa Thành phố Hồ Chí Minh và Huế, Phú Quốc,… Tổng số ghế nội địa đạt 330 nghìn chỗ, tương ứng hơn 1.700 chuyến bay, tăng hơn...

Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về Cảng trung chuyển quốc tế cửa ngõ Sài Gòn

Chỉ đạo mới của lãnh đạo Chính phủ về Cảng trung chuyển quốc tế cửa ngõ Sài GònHiện hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án cảng trung chuyển quốc tế cửa ngõ Sài Gòn do Công ty Cảng Sài Gòn và Terminal Investment Limited Holding S.A đã được Bộ Kế hoạch và...

Sun Group khởi công Dự án Đô thị thời đại Sun Urban City

Sáng 8/8, tại TP. Phủ Lý (Hà Nam), Tập đoàn Sun Group tổ chức lễ khởi công Dự án Đô thị thời đại - Sun Urban City, với quy mô lên đến 420 ha, tổng mức đầu tư khoảng 35.000 tỷ đồng. Dự án được kỳ vọng sẽ góp phần thay đổi diện mạo đô thị Hà Nam,...

Mới nhất