Trang chủNewsThế giớiVòng xoáy trừng phạt của Mỹ không ngăn được Nga tiến lên...

Vòng xoáy trừng phạt của Mỹ không ngăn được Nga tiến lên với dự án LNG


Việc xây dựng dự án Baltic LNG đang được tiến hành bất chấp các hành động của Mỹ nhằm ngăn chặn dự án này và các kế hoạch xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) khác của Nga, trang Upstream Online dẫn lời Tập đoàn năng lượng Gazprom cho hay.

Theo trang tin của Na Uy, tuyên bố trên được đưa ra sau khi CEO Gazprom Alexei Miller đến thăm công trường gần cảng Ust-Luga vào cuối tuần trước – gần như trùng thời điểm với thông báo về vòng trừng phạt mới của Mỹ nhắm vào các dự án LNG mới của Nga.

Baltic LNG, bao gồm 2 dây chuyền sản xuất có công suất 13,1 triệu tấn LNG mỗi năm, là một phần của tổ hợp xử lý khí ướt lớn sẽ được xây dựng ở thành phố cảng Ust-Luga bên bờ Biển Baltic. Khu phức hợp này bao gồm một cơ sở loại bỏ etan khỏi hỗn hợp hydrocarbon đầu vào để sử dụng tiếp trong sản xuất polyme.

Trong tuyên bố của mình, gã khổng lồ năng lượng quốc doanh Gazprom cho biết việc xây dựng nhà máy Baltic LNG đã hoàn thành hơn 32%.

Thế giới - Vòng xoáy trừng phạt của Mỹ không ngăn được Nga tiến lên với dự án LNG

Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) và CEO Gazprom Alexei Miller, năm 2017. Ảnh: AP

Theo quyết định của Chính phủ Nga được công bố vào cuối tháng 1 năm nay, Quỹ phúc lợi Quốc gia (NWF) của nước này sẽ cung cấp cho dự án khoản vay khoảng 900 triệu Rúp (10 triệu USD) được chia đều cho nhà máy LNG và cơ sở xử lý ethane.

Chính phủ Nga cho biết tổng mức đầu tư cần thiết cho chương trình này ước tính hơn 4.900 tỷ Rúp (56,2 tỷ USD). Khoảng 2.880 tỷ Rúp (33 tỷ USD) đang được các ngân hàng Nga cung cấp với lãi suất ưu đãi và 1.200 tỷ Rúp (13,8 tỷ USD) khác được cung cấp bởi các đối tác của dự án, là Gazprom và tập đoàn khí đốt tư nhân Nga Rusgazdobycha.

Gazprom cho biết thêm rằng công việc kỹ thuật tại hiện trường và xây dựng đường vào đã được hoàn thành. Khoảng 15.000 người và hơn 1.500 thiết bị được huy động cho công trình xây dựng gần Ust-Luga, theo tập đoàn năng lượng lớn nhất nước Nga.

Các đơn đặt hàng đã được đặt cho các thiết bị chính, bao gồm toàn bộ dây chuyền thiết bị đường dài, và đợt giao hàng đầu tiên dự kiến diễn ra vào quý III/2024, Gazprom cho biết.

Baltic LNG được quản lý bởi Ruskhimalliance, một liên doanh giữa Gazprom và Rusgazdobycha.

Gazprom chịu trách nhiệm vận chuyển đến Ust-Luga khí giàu ethane mà công ty khai thác áp suất cao và sâu từ các hệ tầng Achimov và Valanzhin ở Tây Siberia, đồng thời cũng là khí được sản xuất tại cụm mỏ Tambey ở phía Đông Bắc Bán đảo Yamal ở Tây Siberia.

Đầu tháng 6, Chính phủ Nga đã thông qua kế hoạch loại bỏ cổ phần của công ty sản xuất dầu và khí đốt Wintershall Dea của Đức và công ty năng lượng OMV của Áo trong 3 liên doanh ở Tây Siberia sản xuất khí ướt từ các hệ tầng này.

Kể từ năm 2021, Gazprom đã chỉ định các bộ phận của mạng lưới đường trục vận chuyển một dòng khí ướt riêng từ Tây Siberia và mỏ Tambey thông qua hệ thống đường trục hiện có tới LNG Baltic. Công ty đã tiến hành nâng cấp máy nén bơm khí và đặt các đường ống mới dọc theo tuyến đường dài hơn 2.000 km tới Ust-Luga.

Thế giới - Vòng xoáy trừng phạt của Mỹ không ngăn được Nga tiến lên với dự án LNG (Hình 2).

Dự án Baltic LNG được xây dựng ở thành phố cảng Ust-Luga bên bờ Biển Baltic, ở Leningrad, Nga. Ảnh: NS Energy

Theo nghị quyết của Chính phủ Nga, dây chuyền sản xuất LNG đầu tiên tại Baltic LNG hiện dự kiến sẽ bắt đầu hoạt động trong khoảng thời gian 2026-2027, trong khi mốc thời gian cho dây chuyền sản xuất thứ hai là 2027-2028.

Công ty khí công nghiệp Linde của Đức đã rời bỏ dự án Baltic LNG vào năm 2022 để tuân thủ các lệnh trừng phạt quốc tế. Lấp đầy chỗ trống do công ty Đức để lại là một số nhà thầu phụ tư nhân và liên quan đến Gazprom.

Theo thông báo đấu thầu của Nga, đó là Gazprom Avtomatizatsiya, GSP-2, GSP-4, GSP-6 GSP-7, SSK Region, GSP-Service, Gazstroyprom và các công ty khác. Họ đang được quản lý bởi công ty xây dựng Velesstroy, công ty có hợp đồng kỹ thuật, mua sắm và xây dựng với Ruskhimalliance.

Tuần trước, Mỹ tiếp tục mở rộng các biện pháp trừng phạt đối với các dự án LNG mới của Nga, trong đó Bộ Tài chính Mỹ trừng phạt Rusgazdobycha sau khi áp đặt các hạn chế đối với các công ty giao dịch với Ruskhimalliance.

Lặp lại quyết định tương tự của Anh vào tháng 5 năm ngoái, Bộ Ngoại giao Mỹ đã bổ sung CEO Ruskhimalliance Kirill Seleznev vào danh sách các công dân Nga bị trừng phạt.

Vào tháng 12 năm ngoái, Mỹ đã đưa 3 nhà cung cấp cho LNG Baltic của Nga – Northern Technologies, Kazan Compressor Machinery Plant và Gazprom Linde Engineering – vào danh sách trừng phạt.

Minh Đức (Theo Upstream Online)





Nguồn: https://www.nguoiduatin.vn/vong-xoay-trung-phat-cua-my-khong-ngan-duoc-nga-tien-len-voi-du-an-lng-a669315.html

Cùng chủ đề

Đức bất ngờ “cản đường”, quan chức EU nói “Hungary mới”

Ngày 12/6, hãng thông tấn DPA của Đức đưa tin, Liên minh châu Âu (EU) đã thông qua gói trừng phạt thứ 14 đối với Nga, song động thái này đã bất ngờ vấp phải sự phản đối từ Berlin.

Tin tưởng sai lầm vào ‘vũ khí’ quen thuộc, giờ là lúc phương Tây cần tính phương án ngoại giao để chấm dứt xung...

Ngày 6/5, Bộ trưởng Quốc phòng Italy Guido Crosetto cho rằng, các biện pháp trừng phạt kinh tế nhằm vào Nga để gây sức ép buộc Moscow chấm dứt chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine đã thất bại.

Moscow tuyên bố “không sợ” trừng phạt của EU về khí đốt hóa lỏng, Italy triệu Đại sứ Nga về việc này

Ngày 27/4, Nga tuyên bố sẽ vượt qua các lệnh trừng phạt của EU liên quan tới khí đốt tự nhiên hóa lỏng. Cùng ngày, Italy thông báo đã triệu Đại sứ Nga về việc quốc hữu hóa doanh nghiệp nước ngoài.

Canada cho phép Airbus dùng titan của Nga

Theo hãng tin Sputnik, Chính phủ Canada đã cho phép hãng chế tạo máy bay Airbus của châu Âu sử dụng titan của Nga trong hoạt động sản xuất, mặc dù lệnh cấm của Ottawa đối với mặt hàng kim loại chiến lược này trong khuôn khổ các biện pháp trừng phạt Moscow liên quan xung đột ở Ukraine vẫn đang có hiệu lực từ tháng 2 vừa qua. Theo đó,...

Hàn Quốc “tiếp cận chiến lược nhất” với Nga, Ba Lan đón hai khách quý, Bulgaria bất ngờ cải tổ nội các

Báo Thế giới & Việt Nam điểm một số tin tức thế giới đáng chú ý sáng nay, 23/4.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

NSNA Trần Tuấn – Hơn 3 thập kỷ theo chân Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Nghệ sĩ Nhiếp ảnh (NSNA) Trần Tuấn nguyên là phóng viên Ban Ảnh - Thông tấn xã Việt Nam (TTXVN) sinh ra và lớn lên tại Hà Nội. Ông được phân công làm phóng viên ảnh chuyên trách của Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ năm 1976. Trong cuộc gặp gỡ với Người Đưa Tin nhân dịp Kỷ niệm 99 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam 21/6, chia sẻ về quãng đời làm báo của mình, ông...

Dòng tiền sẽ tiếp tục phân hóa?

Nhận định đầu tư Chứng khoán Đông Á (DAS): Nhóm cổ phiếu tài chính đang có vai trò quyết định hướng đi của thị trường, trong khi đó những nhóm cổ phiếu có tình hình kinh doanh thuận lợi như hàng không, cao su, công nghệ, bán lẻ... vẫn giữ được đà tăng, giá cổ phiếu ít bị ảnh hưởng từ pha điều chỉnh của thị trường. Nhà đầu tư có thể giải ngân thăm dò trong khi chờ đợi...

Hà Nội thống nhất quà tặng dịp kỷ niệm 70 năm giải phóng Thủ đô

UBND Tp.Hà Nội vừa có tờ trình gửi HĐND Thành phố về việc đề nghị ban hành nghị quyết quy định mức một số nội dung và mức chi đặc thù các hoạt động phục vụ kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024). Theo đề xuất của UBND Tp.Hà Nội, sẽ có 3 nội dung chi dịp kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng Thủ đô, bao gồm: Chi hội thảo khoa học...

Chuyển đổi số là khâu quan trọng nhất để đi tắt, đón đầu

Chiều 20/6, phát biểu tại hội nghị trực tuyến đánh giá sơ bộ kết quả triển khai ứng dụng giải pháp công nghệ để tìm kiếm và thanh toán giá dịch vụ trông giữ xe không sử dụng tiền mặt trên địa bàn Hà Nội, ông Trần Hữu Bảo - Phó Giám đốc Sở GTVT Hà Nội cho biết, từ ngày 15/4 đến hết ngày 17/6, Thành phố đã có 64 điểm ứng dụng công nghệ thu phí...

Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì Tiệc chiêu đãi Tổng thống Putin

https://nguoiduatin.vn Tạp chí điện tử Người đưa tin Pháp luật Cơ quan chủ quản: Hội Luật gia Việt Nam Giấy phép số 80/GP-BTTTT của Bộ TT&TT cấp ngày 27/2/2020 Tổng biên tập: Phạm Quốc Huy Bản quyền thuộc Tạp chí điện tử Người đưa tin Pháp luật - Tạp chí Đời sống và Pháp luật. Chỉ được phép dẫn nguồn khi có thoả thuận bằng văn bản. Báo giá quảng cáo Miền Bắc: 098 9033388Miền Trung : 0912...

Bài đọc nhiều

Pháp gắn “kíp nổ” vào nỗ lực tiến tới hòa bình giữa Armenia-Azerbaijan, Baku nổi giận

Thương vụ mua bán pháo tự hành CAESAR giữa Pháp và Armenia đã gây nên căng thẳng giữa quốc gia Kavkaz này với quốc gia nhiều duyên nợ Azerbaijan.

Xem xét sửa đổi học thuyết hạt nhân, sẵn sàng đàm phán “ngay ngày mai”, nói phóng viên hãy hỏi Chủ tịch Triều Tiên...

Ngày 20/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc trả lời phỏng vấn với báo giới sau khi ông có chuyến công du châu Á.

Cùng chuyên mục

Xem xét sửa đổi học thuyết hạt nhân, sẵn sàng đàm phán “ngay ngày mai”, nói phóng viên hãy hỏi Chủ tịch Triều Tiên...

Ngày 20/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc trả lời phỏng vấn với báo giới sau khi ông có chuyến công du châu Á.

Argentina phủ nhận gửi vũ khí cho Ukraine, Hezbollah cảnh báo cuộc chiến không giới hạn với Israel

Mỹ phá hủy 2 cơ sở của Houthi tại Yemen, Hàn Quốc cân nhắc cung cấp vũ khí cho Ukraine, EU tung gói trừng phạt thứ 14 nhằm vào Nga, Philippines tố cáo hành động nguy hiểm của hải cảnh Trung Quốc ở Biển Đông…là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Mới nhất

Phát sinh khó khăn, vướng mắc phân loại đô thị khi sắp xếp đơn vị hành chính

Tại họp báo tháng 6.2024 về kết quả nổi bật công tác 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2024 của Bộ Nội vụ, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã thông tin về kết quả thực hiện Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã...

VINAMILK – DOANH NGHIỆP DUY NHẤT CỦA NGÀNH SỮA VIỆT NAM TRONG DANH SÁCH FORTUNE 500 ĐÔNG NAM Á

Vinamilk nằm trong nhóm 150 doanh nghiệp đầu tiên của danh sách Fortune 500 Southeast Asia 2024 do Tạp chí Fortune (Mỹ) công bố lần đầu tiên, cũng là doanh nghiệp sữa duy nhất của Việt Nam trong bảng xếp hạng này.Doanh nghiệp hàng đầu của Đông Nam ÁNổi tiếng với Fortune 500 toàn cầu, đây là lần...

Báo chí hấp dẫn ở thông tin chính xác, tin cậy

Nhằm có góc nhìn khách quan về vai trò của cơ quan báo chí trong đổi mới, hội nhập kinh tế, phóng viên Báo Công Thương đã trao đổi với PGS, TS. Đỗ Chí Nghĩa - Ủy viên Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội. PGS, TS....

Xem xét sửa đổi học thuyết hạt nhân, sẵn sàng đàm phán “ngay ngày mai”, nói phóng viên hãy hỏi Chủ tịch Triều Tiên...

Ngày 20/6, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã có cuộc trả lời phỏng vấn với báo giới sau khi ông có chuyến công du châu Á.

Mới nhất

Ở nơi đảo trong đảo