Vốn từ các công ty tư nhân ngày càng quan trọng cho quá trình chuyển đổi năng lượng

Tạp chí Doanh NghiệpTạp chí Doanh Nghiệp18/02/2025


DNVN - Các công ty tư nhân trong nước ngày càng đóng vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho quá trình chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam. Bởi vậy, cần ưu tiên nguồn vốn này bằng cách thúc đẩy trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu xanh.

Chia sẻ tại Hội thảo “Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng”, chiều ngày 18/2, PGS, TS, Nguyễn Thị Nhung – chuyên gia dự án "Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng của Việt Nam” cho biết, các công ty tư nhân trong nước đóng vai trò quan trọng trong việc tài trợ cho quá trình chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam. Điều này thể hiện vị thế ngày càng tăng của khu vực tư nhân đối với lĩnh vực vực năng lượng tái tạo.

Điển hình như Tập đoàn Vingroup thông qua công ty con VinFast đang đẩy mạnh việc phát triển xe điện và năng lượng mặt trời. Tập đoàn Trung Nam và Tập đoàn Bảo Sơn cũng đang đóng góp bằng cách phát triển các nhà máy điện gió, điện mặt trời. Bên cạnh đó, trái phiếu doanh nghiệp xanh đang nổi lên như một kênh huy động vốn quan trọng cho quá trình chuyển đổi năng lượng và phát triển bền vững của Việt Nam.

Tuy nhiên, đầu tư gián tiếp nước ngoài trên thị trường vốn xanh vẫn còn hạn chế và chưa phát triển đầy đủ. Các vấn đề pháp lý phát sinh trong lĩnh vực quan hệ đối tác công-tư (PPP) và hợp đồng mua bán điện (PPA) từ các dự án năng lượng tái tạo đã triển khai cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến niềm của nhà đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo.

“Hiện cơ chế chính sách của Việt Nam trong quá trình chuyển đổi năng lượng con thiếu sự chuẩn hoá các tiêu chí đánh giá dự án xanh và thiếu cơ chế định giá carbon”, bà Nhung cho biết.

Các đại biểu tham dự Hội thảo “Khuyến khích khu vực tư nhân tham gia đầu tư vào lĩnh vực năng lượng”.

Theo bà Vũ Quỳnh Lê - Phó Cục trưởng Cục Quản lý đấu thầu (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), dự án PPP trong lĩnh vực năng lượng còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Cụ thể, các dự án nhiệt điện than chuyển tiếp gặp khó khăn khi ký hợp đồng do không được tài trợ vốn từ các tổ chức tài chính quốc tế. Dự án chuyển đổi năng lượng phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn thu xếp từ các tổ chức tài chính quốc tế, trong khi các tổ chức này có yêu cầu cần có sự bảo lãnh từ phía Chính phủ.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bao tiêu nhiên liệu do nhiều dự án năng lượng tái tạo có quy mô công suất nguồn điện lớn. Bởi vậy, dự án PPP trong lĩnh vực năng lượng có dấu hiệu chững lại trong thời gian gần đây.

Trước thực trạng trên, bà Nhung khuyến nghị cần có chính sách tăng cường niềm tin của nhà đầu tư vào các dự án năng lượng tái tạo. Xây dựng khuôn khổ giá điện cho các loại dự án năng lượng tái tạo khác nhau để giúp nhà đầu tư chuẩn bị tốt hơn cho kế hoạch triển khai dự án.

Đồng thời, có chính sách ưu đãi về thuế, phí và lệ phí cho các khoản đầu tư xanh nói chung và các dự án năng lượng tái tạo nói riêng. Ưu tiên vốn trong nước bằng cách thúc đẩy trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu xanh và thúc đẩy các nguồn vốn từ nước ngoài.

Hoài Anh



Nguồn: https://doanhnghiepvn.vn/kinh-te/chinh-sach/von-tu-cac-cong-ty-tu-nhan-ngay-cang-quan-trong-cho-qua-trinh-chuyen-doi-nang-luong/20250218052109730

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

Nhân vật

Báo nước ngoài hết lời khen 'vịnh Hạ Long trên cạn' ở Việt Nam
Xuyên đêm bủa lưới ở Cù Lao Chàm, ngư dân xứ Quảng trúng đậm cả chục tấn cá cơm
DJ top 1 thế giới khám phá Sơn Đoòng, khoe video triệu view
Phượng "Singapore": Cô gái Việt gây sốt khi mỗi bữa nấu gần 30 món ăn

No videos available