Trang chủKinh tếNông nghiệpVô rừng ngập mặn ở Nhơn Trạch của Đồng Nai thấy la...

Vô rừng ngập mặn ở Nhơn Trạch của Đồng Nai thấy la liệt đặc sản nước lợ, người ta tranh nhau mua


Rừng ngập mặn là nguồn tài nguyên quý giá, là thành phần quan trọng của hệ sinh thái carbon xanh có ý nghĩa rất quan trọng trong góp phần làm giảm nhẹ biến đổi khí hậu. 

Là tỉnh công nghiệp nhưng Đồng Nai có vùng rừng ngập mặn với diện tích lớn, đa dạng, có ý nghĩa lớn về môi trường. Để phát triển bền vững, Đồng Nai tạo điều kiện phát triển mô hình kinh tế dưới tán rừng, vừa mang lại lợi ích kinh tế cao, vừa góp phần bảo vệ môi trường.

Trong đó phát triển các mô hình nuôi thủy sản dưới tán rừng theo hướng quảng canh như: tôm, cua, cá nước lợ… Tuy là mô hình nuôi nhưng thủy sản vẫn được thả trong tự nhiên, thức ăn chủ yếu từ tự nhiên nên vẫn là đặc sản thiên nhiên có giá trị kinh tế cao, được thị trường ưa chuộng.

Đặc sản được thị trường săn đón

Đồng Nai có gần 8 ngàn hécta rừng ngập mặn nằm ở địa phận các huyện Long Thành, Nhơn Trạch. Tại các địa phương này, cả trăm hộ dân được giao khoán rừng để nuôi thủy sản dưới tán rừng chủ yếu dưới hình thức quảng canh (theo cách gọi của người dân địa phương là các đùng nuôi tôm, cua, cá). 

Mô hình nuôi này, người nuôi chủ yếu thả con giống trong môi trường nước tự nhiên, vật nuôi tự tìm nguồn thức ăn trong tự nhiên. 

Chính vì vậy, chất lượng tôm, cua, cá nuôi trong đùng hầu như không khác gì so với thủy sản đánh bắt ngoài tự nhiên.

Vô rừng ngập mặn ở Nhơn Trạch của Đồng Nai thấy la liệt đặc sản nước lợ, người ta tranh nhau mua- Ảnh 1.

Đùng nuôi tôm, cua dưới tán rừng nước lợ tại phân trường Phước An, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai. Ảnh: B.Nguyên

Ông Lưu Nhật Nam, người sống với nghề đánh bắt thủy sản và nuôi đùng hơn 30 năm tại phân trường Phước An, huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) cho biết, với mô hình này, người nuôi chủ yếu thả con giống, chỉ cho ăn dặm trong giai đoạn con giống còn nhỏ, còn lại vật nuôi tự tìm thức ăn ngoài tự nhiên. 

So với mô hình nuôi thâm canh, thời gian nuôi quảng canh kéo dài hơn, sản lượng thủy sản nuôi cũng thấp hơn rất nhiều so với nuôi thâm canh. 

Việc đánh bắt tôm, cua, cá trong đùng thường không phải thu hoạch tập trung thành từng đợt mà đánh bắt hàng ngày, thu hoạch dần những con tôm, cua đạt chuẩn. Mỗi ngày, các đùng nuôi thu hoạch thường chỉ vài đến đôi ba chục kg nên cung không đủ cầu.

Vô rừng ngập mặn ở Nhơn Trạch của Đồng Nai thấy la liệt đặc sản nước lợ, người ta tranh nhau mua- Ảnh 2.

Cá nước lợ, đặc sản thiên nhiên dưới tán rừng ngập mặn huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai.

Theo các hộ đánh bắt thủy sản tại huyện Nhơn Trạch và nuôi thủy sản quảng canh, trước đây, nguồn thủy sản nước lợ ngoài thiên nhiên còn khá dồi dào. 

Thời gian gần đây, sản lượng thủy sản thiên nhiên ngày càng giảm sút. Theo đó, thủy sản nuôi quảng canh được thực khách săn đón, sẵn sàng trả giá cao để thưởng thức. Các loại tôm, cua, cá nước lợ nuôi đùng chủ yếu cung cấp vào nhà hàng phục vụ cho nhu cầu thưởng thức đặc sản của thực khách, nhất là khách du lịch với giá cao.

Ông Trần Hoàng, nông dân nuôi cua nước lợ tại xã Long Phước, huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai) chia sẻ, lợi thế của địa phương là gần những khu đô thị lớn, sau này còn có sân bay quốc tế nên người nuôi không lo đầu ra đặc sản gặp khó khăn. 

Chính vì vậy, dù tại địa phương có các vựa thu mua thủy sản nước lợ nhưng gia đình ông chủ yếu bán cho khách lẻ hoặc cung cấp trực tiếp cho các quán đặc sản, nhà hàng. Ngoài ra, lượng khách mua lẻ, nhất là khách du lịch về tận đùng đặt mua đặc sản khá đông. 

Theo ông Hoàng: “Tôi thường bắt lai rai các loại tôm, cua bán lẻ với giá ổn định ở mức cao từ 300-500 ngàn đồng/kg. Trong đó, vào tháng 9, tháng 10 sẽ là mùa cua có gạch nhiều nhất, ngon nhất. Cua gạch bán ra cao hơn cua thịt từ 100-200 ngàn đồng/kg”.

Hiện giá tôm sú, cua nuôi đùng bán ra thị trường ổn định ở mức 300-500 ngàn đồng/kg tùy loại. Các loại cá nước lợ như cá nâu, cá đối, cá chẽm, cá ngát… đều là những đặc sản bán được với giá cao.

Lợi ích kép

Trước đây, đa số các hộ đánh bắt thủy sản vùng rừng ngập mặn ở các huyện Long Thành, Nhơn Trạch chủ yếu là dân nghèo tứ xứ, thời gian đầu họ sống chủ yếu dựa vào khai thác rừng, nhất là đánh bắt thủy sản tự nhiên ở vùng rừng ngập mặn. 

Khi nguồn thủy sản thiên nhiên nước lợ ngày càng cạn kiệt, cuộc sống của họ cũng gặp nhiều khó khăn. Mô hình nuôi thủy sản dưới tán rừng là giải pháp phát triển rừng bền vững, mang lại lợi ích kép vừa tạo sinh kế cho người dân, vừa góp phần bảo vệ môi trường.

Vô rừng ngập mặn ở Nhơn Trạch của Đồng Nai thấy la liệt đặc sản nước lợ, người ta tranh nhau mua- Ảnh 3.

Ông Lưu Nhật Nam, người nuôi tôm, cua quảng canh tại phân trường Phước An, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai đánh bắt tôm, cua hàng ngày bán cho người tiêu dùng.

Chính quyền địa phương, nhất là Ban Quản lý rừng phòng hộ Long Thành được giao trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng ngập mặn luôn tạo điều kiện để người dân phát triển mô hình nuôi thủy sản dưới tán rừng.

Ông Vũ Văn Đức là hộ dân có 8 hécta mặt nước nuôi thủy sản ở xã Phước An, huyện Nhơn Trạch chuyên nuôi tôm, nuôi cua dưới tán rừng ngập mặn. 

Năm nay, thời tiết thất thường nên nuôi thủy sản không thuận lợi bằng mọi năm. Tuy nhiên, người nuôi không lo bị thất trắng như nuôi tôm công nghiệp vì dịch bệnh. Mô hình này có thể không làm giàu nhanh nhưng cho thu nhập khá ổn định, các hộ nuôi yên tâm gắn bó.

Vô rừng ngập mặn ở Nhơn Trạch của Đồng Nai thấy la liệt đặc sản nước lợ, người ta tranh nhau mua- Ảnh 4.

Tôm sú nuôi đùng là đặc sản dưới rừng ngập mặn ở Đồng Nai được thực khách trả giá cao để thưởng thức.

Theo những hộ nuôi thủy sản quảng canh trên địa bàn các huyện Long Thành, Nhơn Trạch, mô hình nuôi thủy sản dưới tán rừng lợi nhuận không cao như nuôi tôm công nghiệp, nhưng mô hình này có chi phí đầu tư thấp, nhẹ công chăm sóc, lại thích ứng tốt với thời tiết thất thường hiện nay. 

Do nuôi trong môi trường thiên nhiên nên tôm, cua, cá hầu như không xảy ra dịch bệnh như nuôi công nghiệp. 

Người nuôi hầu như không cần sử dụng các loại thuốc kháng sinh hoặc chỉ sử dụng các chế phẩm sinh học nên không gây ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, các đặc sản thủy sản nuôi quảng canh có chất lượng ngon, đảm bảo an toàn thực phẩm và được người tiêu dùng ưa chuộng.

Vô rừng ngập mặn ở Nhơn Trạch của Đồng Nai thấy la liệt đặc sản nước lợ, người ta tranh nhau mua- Ảnh 5.

Con chem chép-đặc sản dưới tán rừng ngập mặn ở Đồng Nai.

Ông Lưu Nhật Nam, người nuôi tôm, cua quảng canh tại phân trường Phước An, huyện Nhơn Trạch (tỉnh Đồng Nai) cho hay, phát triển rừng ngập mặn, giữ được môi trường rừng thì thủy sản mới sinh sôi. 

Chính vì vậy, người dân sinh sống ở vùng rừng ngập mặn cũng có trách nhiệm hơn trong bảo vệ và phát triển rừng ngập mặn. Nhờ đó, môi trường thiên nhiên ở vùng rừng ngập mặn này rất thuận lợi cho thủy sản sinh sôi, nảy nở.





Nguồn: https://danviet.vn/vo-rung-ngap-man-o-nhon-trach-cua-dong-nai-thay-la-liet-dac-san-nuoc-lo-nguoi-ta-tranh-nhau-mua-20240929004407119.htm

Cùng chủ đề

Bất ngờ na khổng lồ giá 200.000 đồng/quả

28/09/2024 | 18:54 TPO - Hàng trăm đặc sản của hơn 2.000 doanh nghiệp từ nhiều tỉnh thành đổ về TPHCM, không chỉ tạo điều kiện cho người dân thành phố thưởng thức sản vật các địa phương, mà còn thoả sức “săn” hàng giảm giá...

Đặc sản muồm muỗm đắt ngang tôm hùm ở miền Bắc, khách có tiền cũng khó mua

Muồm muỗm là loài côn trùng quen thuộc ở vùng nông thôn Việt Nam, thường xuất hiện vào mùa lúa chín. Muồm muỗm có hai loại là muồm muỗm xanh và muồm muỗm nâu. Trong đó, muồm muỗm xanh (hay còn gọi là “tôm bay”) được khai thác làm thực phẩm từ lâu và dần trở nên nổi tiếng tại nhiều tỉnh thành, được quảng bá như một đặc sản hiếm có khó tìm, khách “đỏ mắt” tìm mua. Chị...

Ngắm rừng ngập mặn Rú Chá đẹp mê mẩn mùa thay lá

Thực hiện: Lê Chung - Đình Hoàng | 25/09/2024 ...

Gợi ý những món đặc sản Cà Mau du khách nên mua về làm quà

Những sản vật từ biển cả và sông nước Cà Mau không chỉ thơm ngon mà còn đậm...

Thủ tướng:đưa Đồng Nai trở thành địa phương phát triển kinh tế hàng đầu cả nước

Theo các báo cáo, ý kiến tại hội nghị, trong những tháng đầu năm, tỉnh Đồng Nai đã đạt những kết quả tích cực về phát triển kinh tế-xã hội. GRDP 6 tháng đầu năm 2024 tăng 6,8%, cao hơn mức bình quân chung cả nước (6,42%), xếp thứ 3/6 của vùng Đông Nam Bộ và xếp thứ 25/63 cả nước. Kim ngạch xuất khẩu 8 tháng đạt 15,6 tỷ USD, tăng 8,6%; kim ngạch nhập khẩu đạt 11,3 tỷ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Negav thừa nhận gặp sai lầm lớn về phát ngôn trong concert “Anh trai say hi”, mạng xã hội “bùng nổ” tranh cãi

Tối qua (28/9), khi trình diễn tại concert Anh trai say hi trước 20.000 khán giả, rapper Negav đã nhắn gửi tới mẹ: "Khi đứng đây, em muốn nói chuyện với mẹ em. Mẹ ơi, mẹ thấy chưa? Mẹ thấy quyết định cho con nghỉ học đúng...

Dự thảo Luật Nhà giáo “lương giáo viên sẽ được ưu tiên xếp cao nhất”: Thầy cô nói gì?

Dự thảo Luật Nhà giáo: Lương giáo viên được ưu tiên xếp cao nhất Mới đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã có phiên họp cho ý kiến về dự án Luật Nhà giáo. Tại phiên họp, Thứ trưởng Bộ GDĐT Phạm Ngọc Thưởng cho biết,...

TP Bảo Lộc của Lâm Đồng đã chi hàng tỷ đồng để tạo sinh kế, bò giống trao tận tay người nghèo

Thành phố Bảo Lộc ngày nay là một trong hai trung tâm lớn của tỉnh Lâm Đồng nằm ở độ cao 800 - 1.000m. TP. Bảo Lộc nổi tiếng với cây chè với lịch sử lâu đời. Đây cũng là địa phương có nghề trồng dâu,...

Nhìn lại chặng đường phát triển đầy tự hào!

Ngày 28/9, khoa Chính trị học thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã long trọng tổ chức Hội thảo khoa học khoa Chính trị học 30 năm xây dựng và phát triển. Hội thảo nhằm kỷ niệm 30 năm thành lập khoa Chính trị...

Ngày hội 10+ ấn tượng tại Trường THPT chuyên Ngoại ngữ

Ngày 28/9, Trường THPT chuyên Ngoại ngữ thuộc Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tưng bừng tổ chức Chương trình định hướng và phát triển tân học sinh, gọi tắt là chương...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

TP Bảo Lộc của Lâm Đồng đã chi hàng tỷ đồng để tạo sinh kế, bò giống trao tận tay người nghèo

Thành phố Bảo Lộc ngày nay là một trong hai trung tâm lớn của tỉnh Lâm Đồng nằm ở độ cao 800 - 1.000m. TP. Bảo Lộc nổi tiếng với cây chè với lịch sử lâu đời. Đây cũng là địa phương có nghề trồng dâu,...

Là một trong 3 “điểm nóng”, tỉnh Bình Định ra Nghị quyết về hỗ trợ ngư dân lắp thiết bị giám sát hành trình

Bình Định đưa ra cách làm mới để giải quyết vấn đề cấp báchHĐND tỉnh Bình Định vừa thông qua Nghị quyết về việc hỗ trợ kinh phí lắp đặt thiết bị giám sát hành trình (GSHT) cho tàu cá có chiều dài từ 12 m...

Trồng lúa công nghệ cao ở Hải Phòng, làm ra sản phẩm đạt OCOP 3 sao

Clip: Giám đốc HTX sản xuất kinh doanh dịch vụ tổng hợp nông nghiệp xã An Hòa - chị Hoàng Thị Gái chia sẻ về "Cánh đồng công nghệ" của HTX. Thực hiện: Thu ThuỷTừng là Nông...

Bão giật tung nóc nhà, một gia đình nông dân 7 người ở Hải Dương, chung tay cho ngày trở về

Ông Đinh Ngọc Dậu, Chủ tịch UBND xã Thái Tân cho biết, đó là gia đình bà Nguyễn Thị Năng thuộc diện hộ cận nghèo của địa phương. Trong cơn bão số 3 vừa qua, do bão mạnh, gió giật, cuốn bay toàn bộ phần nóc...

Huyện đầu tiên của tỉnh Nam Định đón nhận Bằng nông thôn mới nâng cao năm 2023

Theo UBND huyện Giao Thủy, đến hết năm 2023, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn huyện đạt 84,46 triệu đồng/người/năm, gấp hơn 4 lần so với năm 2010; tỷ lệ hộ nghèo còn 1,07%; tỷ lệ hộ cận nghèo còn 3,01%. Tỷ lệ...

Mới nhất

MC Trác Thúy Miêu bật khóc trên sân khấu

Suất diễn đặc biệt của Madame Show - Những đường chim bay vừa diễn ra với nhiều cảm xúc. Đêm diễn đặc biệt vào đúng dịp sinh nhật của tác giả kịch bản và cũng là người dẫn chuyện xuyên suốt vở diễn - MC Trác Thúy Miêu.Madame Show - Những đường chim bay là kịch bản nhiều...

Cùng hiện thực hóa tương lai hòa bình, ổn định, thịnh vượng và bền vững

KHẲNG ĐỊNH VỊ THẾ, VAI TRÒ VÀ TIẾNG NÓI CỦA VIỆT NAM Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu tại phiên Thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên hợp quốc Khóa 79. Ảnh: TTXVN Chuyến công tác đối ngoại đa phương đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định mong muốn...

Đấu giá tranh vẽ “Hà Nội–Mátxcơva trong trái tim em” ủng hộ nạn nhân bão Yagi

Cuộc thi năm nay  do Hội hữu nghị Việt - Nga TP Hà Nội phối hợp với Phân viện Puskin, UBND quận Long Biên tổ chức, nhằm tuyên truyền, giáo dục cho thế hệ trẻ hai nước về tình hữu nghị, đoàn kết, gắn bó giữa Nhân dân Việt Nam và Liên bang Nga. Phát biểu tại sự kiện...

Mới nhất

Nét chữ, nết người