Trong báo cáo mới đây, Công ty cổ phần Chứng khoán DSC (DSC) không đưa ra định giá cổ phiếu VND của Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect trong báo cáo mới đây.
Trong báo cáo mới đây, Công ty cổ phần Chứng khoán DSC (DSC) không đưa ra định giá cổ phiếu VND của Công ty cổ phần Chứng khoán VNDirect trong báo cáo mới đây.
Trước đó vào tháng 5/2024, DSC vẫn định giá cổ phiếu VND ở mức giá 25.200 đồng/cổ phần.
DSC đánh giá, nguy cơ VND đánh mất thị phần môi giới. Tính đến hết quý III/2024, thị phần môi giới trên HoSE của VNDirect giảm còn 5,7%, xuống vị trí thứ 6, thấp nhất kể từ năm 2016.
“Trong ngắn hạn, thị phần của VNDirect khó phục hồi mạnh mẽ. Nhìn chung, VNDirect vẫn là một tên tuổi lớn trên thị trường môi giới, nhưng đang chịu áp lực từ các đối thủ lớn hơn trong bối cảnh thị trường biến động và cạnh tranh”, DSC nhận định.
Để cải thiện hiệu quả hoạt động và mở rộng thị phần, VNDirect đang đẩy mạnh kênh môi giới trực tuyến, nhưng cần thêm thời gian để ghi nhận tác động tích cực.
Thị phần suy giảm nên cho vay margin của VNDirect cũng trầm lắng trong bối cảnh margin toàn nhóm công ty chứng khoán gia tăng trong quý III. Dư nợ cho vay của VNDirect đạt gần 10.900 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2023. Dư địa cho vay còn lại là rất lớn bởi tỷ lệ dư nợ/VCSH tính đến cuối quý 3 đã giảm xuống mức 56%, thấp hơn đáng kể so với trung bình ngành.
Ưa thích đầu tư vào trái phiếu Danh mục tự doanh của VNDirect tiếp tục được mở rộng thêm hơn 3.000 tỷ đồng trong quý III vừa qua, với trọng tâm giải ngân là các trái phiếu chính phủ và trái phiếu phát hành bởi ngân hàng. Chiến lược này sẽ góp phần giảm bớt rủi ro của danh mục đầu tư. Tỷ trọng trái phiếu và chứng chỉ tiền gửi cao nên doanh thu tự doanh chủ yếu đến từ lãi bán các tài sản tài chính này cùng các khoản lãi phát sinh. Tuy nhiên, thị trường chứng khoán kém sôi động khiến doanh thu FVTPL giảm 36% so với cùng kỳ. Doanh thu từ tài sản HTM (tiền gửi) cũng giảm mạnh xuống 97 tỷ đồng do VNDirect giảm tỷ trọng tiền gửi ngắn hạn.
Trong quý III, kết quả kinh doanh của VNDirect tiếp tục tăng trưởng âm so với cùng kỳ,
Dư nợ cho vay của VNDirect đạt gần 10.900 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2023. Dư địa cho vay còn lại là rất lớn bởi tỷ lệ dư nợ/VCSH tính đến cuối quý III đã giảm xuống mức 56%, thấp hơn đáng kể so với trung bình ngành.
Tăng trưởng dư nợ của VNDirect trong 3 quý vừa qua tương đối ảm đạm so với các công ty chứng khoán lớn khác trong bối cảnh doanh nghiệp đang dần đánh mất thị phần vào tay các đối thủ. Thị phần môi giới trên HoSE quý III của VNDirect đã xuống mức thấp nhất kể từ 2016, chỉ còn 5,7%.
Danh mục tự doanh của VNDirect tiếp tục được mở rộng thêm hơn 3.000 tỷ đồng trong quý III, với trọng tâm giải ngân là các trái phiếu chính phủ và trái phiếu phát hành bởi ngân hàng.
Theo báo cáo quý III, khoản mục Tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi lỗ (FVTPL) là hơn 24.400 tỷ đồng, tăng 7.762 tỷ đồng so với cuối năm 20023, trong đó đầu tư trái phiếu chưa niêm yết tăng 3.500 tỷ đồng.
Trên thị trường, cổ phiếu VND đang biến động mạnh với thanh khoản đột biến và giá có chiều hướng giảm do các thông tin liên qua đến các doanh nghiệp trong danh mục VND nắm giữ trái phiếu bị thua lỗ như Trung Nam hay Crystal Bay.
CTCP Crystal Bay, chậm trả trái phiếu tổng giá trị gốc chậm trả là 421 tỷ đồng vào ngày 5/11/2024 cho trái chủ VNDirect sở hữu 100% trái phiếu này.
VNDirect có vốn điều lệ 15.200 tỷ đồng, là công ty chứng khoán có vốn điều lệ lớn nhất hiện nay.
Nguồn: https://baodautu.vn/dsc-du-bao-nguy-co-danh-mat-thi-phan-cua-chung-khoan-vndirect-d231985.html