Powered by Techcity

Vĩnh Phúc phát huy hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khoáng sản

Trong thời gian qua, công tác quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã có những chuyển biến tích cực; các cấp chính quyền đã nâng cao vai trò, trách nhiệm và phát huy được hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về khoáng sản tại địa phương. Tuy nhiên, công tác quản lý nhà nước về hoạt động khoáng sản vẫn còn những bất cập và chưa đáp ứng được yêu cầu.

10062022-quan-ly-ks(1).jpg

Phát huy hiệu quả trong khai thác hiệu quả tài nguyên khoáng sản

Trước thực tế đó, UBND tỉnh Vĩnh Phúc vừa yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm một số nhiệm vụ.

Theo UBND tỉnh Vĩnh Phúc, thời gian quan, công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác ở một số địa phương chưa chặt chẽ; quá trình khai thác khoáng sản không chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về khoáng sản và bảo vệ môi trường; còn có các điểm mỏ khai thác khoáng sản đã hết hạn nhưng chưa thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, đúng thời hạn việc cải tạo, phục hồi môi trường và đóng cửa mỏ theo quy định; tình trạng khai thác khoáng sản trái phép thời gian vẫn còn xảy ra ở một số địa phương; việc tập kết, vận chuyển, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp chưa được ngăn chặn triệt để…

Nguyên nhân chủ yếu của những tồn tại, hạn chế, bất cập trên là do chưa có sự vào cuộc quyết liệt của của một số ngành, cơ quan chức năng và cấp ủy, chính quyền địa phương, thậm chí còn có tư tưởng trông chờ, ỷ nại vào các cơ quan cấp trên; chưa kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm các hành vi khai thác khoáng sản trái phép; chưa kiên quyết trong việc xử lý các vi phạm về khoáng sản; công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành trong công tác quản lý nhà nước về khoáng sản chưa chặt chẽ.

Để chấn chỉnh ngay tình trạng này nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trên và nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản, đảm bảo việc thực thi nghiêm minh các quy định của pháp luật về khoáng sản trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác khoáng sản, kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm về khai thác khoáng sản và hoạt động khai thác khoáng sản trái phép; kiên quyết xử lý nghiêm đối với các trường hợp vi phạm pháp luật trong khai thác khoáng sản. Không tham mưu, đề xuất UBND tỉnh cấp giấy phép mới hoặc gia hạn Giấy phép thăm dò, khai thác, chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản đối với các trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật về khoáng sản, về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản. Kiên quyết đề xuất UBND tỉnh đình chỉ khai thác và thu hồi giấy phép khai thác khoáng sản của các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc khẩn trương thực hiện việc hướng dẫn chi tiết về nội dung của Thông báo kế hoạch khai thác khoáng sản (Thời gian khai thác; giờ khai thác trong ngày; trữ lượng khai thác; nơi tiêu thụ sản phẩm khoáng sản; số lượng và số hiệu, biển kiểm soát của phương tiện tham gia khai thác, vận chuyển; các giải pháp về bảo vệ môi trường sẽ thực hiện trong quá trình khai thác…) và có văn bản yêu cầu Chủ điểm mỏ thực hiện để các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương quản lý, kiểm tra và nhân dân biết, tham gia giám sát thực hiện.

Đồng thời, chỉ đạo, đôn đốc tất cả các chủ điểm mỏ thực hiện lắp đặt trạm cân; lắp camera… và phối hợp với UBND cấp xã thực hiện nghiêm túc việc niêm yết công khai nội dung Thông báo khai thác khoáng sản để các cơ quan, chính quyền địa phương quản lý, kiểm tra và người dân tham gia giám sát việc chấp hành của các chủ điểm mỏ. Trường hợp chủ điểm mỏ chưa thực hiện hoặc không thực hiện phải kiên quyết báo cáo và đề xuất UBND tỉnh tạm dừng hoạt động khai thác khoáng sản.

Ngoài ra, khẩn trương tổ chức rà soát, đôn đốc tất cả các mỏ đã khai thác hết trữ lượng hoặc đã hết hạn khai thác thực hiện ngay việc cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác và yêu cầu thực hiện đóng cửa mỏ để bàn giao cho địa phương, chủ sử dụng đất quản lý, sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh đó, đẩy nhanh tiến độ thực hiện nhiệm vụ khoanh định khu vực cấm hoặc tạm thời cấm hoạt động khai thác cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo quy định; thực hiện nghiêm túc Quy chế phối hợp trong quản lý hoạt động khai thác cát, sỏi tại các khu vực giáp ranh với các tỉnh đã được ký kết và Quy chế phối hợp trong công tác quản lý khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh và Chủ tịch UBND tỉnh nếu để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản ở các điểm mỏ không theo đúng nội dung giấy phép, vi phạm các quy định của pháp luật về khoáng sản và bảo vệ môi trường; các điểm mỏ được phép cấp phép đã hết hạn hoặc hết trữ lượng… mà không thực hiện cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác và thực hiện đóng cửa mỏ để bàn giao cho địa phương, chủ sử dụng đất quản lý, sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc cũng yêu cầu các sở, ban, ngành; UBND các huyện, thành phố và UBND các xã, phường, thị trấn chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc nhiều nội dung liên quan nhằm tăng cường công tác quản lý, bảo vệ khoáng sản và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh.

baotainguyenmoitruong.vn

Cùng chủ đề

Đảm bảo các yếu tố để Techfest Vĩnh Phúc năm 2024 diễn ra trang trọng hiệu quả

<!-- --> Sáng 3/12, đồng chí Phùng Thị Kim Nga, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Tổ chức sự kiện “Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ hai, năm 2024” chủ trì nghe các thành viên Ban tổ chức sự kiện báo cáo công tác chuẩn bị, tiến độ triển khai. ...

Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp cho ý kiến một số nội dung quan trọng

Chiều 3/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp cho ý kiến vào Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025; một số báo cáo, tờ trình chuẩn bị trình HĐND tỉnh vào kỳ họp cuối năm và quyết định một số nội dung quan trọng khác. Đồng chí Dương Văn An, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư...

Họp Ban tổ chức sự kiện “Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ II, năm 2024”

Sáng 3/12, đồng chí Phùng Thị Kim Nga, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức sự kiện “Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ II năm 2024” chủ trì nghe Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cùng các thành viên Ban tổ chức sự kiện báo cáo tiến độ triển khai, thực hiện. Phó Chủ...

Diễn đàn “Văn hóa kinh doanh và chuyển đổi kép – Câu chuyện truyền cảm hứng”

Chiều 3/12, tại thành phố Vĩnh Yên, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tổ chức diễn đàn “Văn hóa kinh doanh và chuyển đổi kép - Câu chuyện truyền cảm hứng” nhằm kết nối doanh nghiệp thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Phạm Thị Hồng Thủy trao giấy chứng nhận hội viên cho Câu lạc...

Hơn 4.200 sản phẩm chào bán trên Sàn giao dịch công nghệ và thiết bị trực tuyến Vĩnh Phúc

Hoạt động trên Sàn giao dịch công nghệ và thiết bị trực tuyến Vĩnh Phúc (VPTEX) thời gian qua diễn ra nhộn nhịp. Các sản phẩm được trưng bày, chào bán, "chốt đơn" thành công với tần suất liên tục, trở thành địa chỉ tin cậy của nhiều nhà sáng chế, sáng tạo, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.Sàn giao dịch công nghệ và thiết bị...

Cùng tác giả

Vườn Quốc Gia Tam Đảo

Là một "khu vườn" rộng lớn với diện tích trải rộng trên ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang, vườn quốc gia Tam Đảo tọa lạc trên dãy núi Tam Đảo, độ cao 100m trở lên so với mực nước biển, độ dài trên 80km, rộng khoảng 15km chạy dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, cách Hà Nội khoảng 75km với 2 giờ chạy xe. Đây được xem là khu sinh thái lớn nhất miền...

Đem sắc màu văn hóa dân tộc đến với Khu du lịch Tam Đảo

Vĩnh Phúc có khoảng 5% dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó, tiêu biểu là đồng bào dân tộc Sán Dìu, Dao và Cao Lan sinh sống thành cộng đồng tại các huyện, thành phố: Phúc Yên, Bình Xuyên, Tam Đảo, Lập Thạch, Sông Lô. Đây là một trong những tiềm năng, lợi thế về bản sắc văn hóa dân tộc để thu hút du khách, nhất là đối với các tỉnh vùng Đồng bằng...

Tam Đảo – Ba hòn đảo trên mây

Tam Đảo là một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc Việt Nam nằm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Gọi là Tam Đảo, vì ở đây có ba ngọn núi cao nhô lên trên biển mây, đó là Thạch Bàn, Thiên Thị và Máng Chỉ. Ngọn cao nhất có độ cao tuyệt đối là 1.591 m. là một thung lũng hình lòng chảo. Ở đây có một ngọn núi có tên gọi Nhà Thờ, vì sát chân núi...

Người may trang phục Dao Quần Chẹt

Cũng như các dân tộc khác trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, người Dao Quần Chẹt có nhiều phong tục tập quán độc đáo,trong đó phải kể đến nét đẹp trong văn hóa trang phục. Người Dao quần Chẹt chủ yếu sinh sống ở các tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc. Người phụ nữ Dao Quần Chẹt từ nhỏ đã được đã được bà, được mẹ chỉ bảo, truyền dạy cho cách thêu thùa, làm trang...

Ghé thăm Vĩnh Phúc một ngày nắng đẹp

Du lịch Vĩnh Phúc được yêu thích không chỉ vì có danh lam thắng cảnh kỳ thú mà còn có những di tích lịch sử - văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận. Đây là địa điểm du lịch lý tưởng cho kỳ nghỉ ngắn ngày, rời xa nhịp sống thường ngày bận bịu...

Cùng chuyên mục

Đặc điểm Khí hậu Vĩnh Phúc – vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Vĩnh Phúc

Vĩnh phúc càng ngày càng chú trọng phát triển du lịch, nơi đây có các địa danh nổi tiếng như Chùa Tây Thiên, Tam Đảo,... Vị trí địa lý Vĩnh Phúc thuộc Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và Vùng Thủ đô, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Tây giáp Phú Thọ ranh giới tự nhiên là sông Lô, phía Đông và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội ranh giới...

Điều kiện tự nhiên- Tài nguyên và môi trường

Vĩnh Phúc nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm 24,20C. Hiện nay, tỉnh có diện tích tự nhiên 1.236 km2, phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ, phía Nam giáp Hà Nội, phía Đông giáp 2 huyện Sóc Sơn và Đông Anh - Hà Nội, dân số năm 2020 là 1.171.232 người, có 7 dân tộc anh, em sinh sống trên địa bàn tỉnh gồm: Kinh, Sán Dìu,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất