Powered by Techcity

Tinh gọn bộ máy để rõ việc, rõ trách nhiệm

Theo ĐBQH Vũ Trọng Kim, Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội, để đảm bảo bộ máy tinh gọn, đồng bộ, liên thông, cần sắp xếp theo hướng một cơ quan thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính.

Tinh gọn bộ máy để rõ việc, rõ trách nhiệm- Ảnh 1.

ĐBQH Vũ Trọng Kim.

Trung ương cần gương mẫu đi đầu

Phát biểu tại phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết thực hiện Nghị quyết 18/2017 của Trung ương Đảng khóa XII về sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh đây là một cuộc cách mạng. Nhìn lại 7 năm thực hiện Nghị quyết 18, cá nhân ông nhìn nhận thế nào về những kết quả đã đạt được?

Qua 7 năm thực hiện Nghị quyết số 18, bước đầu tạo chuyển biến tích cực trong đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan, đơn vị, tổ chức trong hệ thống chính trị.

Tuy nhiên, tôi cho rằng, quyết tâm trong thực hiện là chưa cao. Sắp xếp bộ máy chưa có tính tổng thể, đồng bộ. Tinh giản biên chế mới tập trung giảm số lượng, chưa gắn với nâng cao chất lượng và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, chưa gắn tinh giản biên chế với cơ cấu bộ, ngành.

Do vậy, bộ máy còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, đầu mối. Việc phân định trách nhiệm, phân cấp, phân quyền chưa hợp lý, vẫn còn tình trạng bao biện.

Chính vì thế, tinh thần chỉ đạo cũng như những gợi mở của Tổng Bí thư Tô Lâm tại phiên họp vừa qua là rất quan trọng.

Theo đó, quá trình tổng kết phải tiến hành khách quan, dân chủ, khoa học, cụ thể, sâu sắc, cầu thị, sát với tình hình thực tiễn; xác định rõ những yếu kém, bất cập, nguyên nhân.

Từ đó có các đề xuất, sắp xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, liên thông; một cơ quan thực hiện nhiều việc, một việc chỉ giao một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính.

Theo ông, việc xây dựng bộ máy “Tinh – gọn – mạnh – hiệu năng – hiệu lực – hiệu quả” có ý nghĩa thế nào trong giai đoạn này và nên được triển khai ra sao?

Ở đây nhận thức phải đi trước, khi hiểu rõ thực trạng tổ chức bộ máy, chúng ta sẽ bắt tay vào thực hiện cải cách.

Thời điểm này phải quyết liệt và khẩn trương bởi chúng ta cũng đã nhận thức rõ là bộ máy đang cồng kềnh, tạo ra trì trệ, trở thành lực cản của sự phát triển.

Trên thế giới đa số các nước chỉ chi 40-50% tổng ngân sách cho lương và chi thường xuyên thì chúng ta hiện nay chi đến gần 70%.

Con số này cao không phải chúng ta trả lương cao mà là do số lượng biên chế quá nhiều. Khi tinh gọn được bộ máy, đồng nghĩa với việc tinh giản được số người hưởng lương ngân sách, từ đó sẽ giảm được việc chi thường xuyên.

Tinh gọn bộ máy phải thực hiện theo phương châm Trung ương gương mẫu đi đầu, từ đó địa phương tất sẽ gọn theo. Chẳng hạn sáp nhập một bộ, thì nhiều sở, ngành tương ứng ở địa phương cũng phải sáp nhập theo.

Lợi ích kép

Sắp xếp lại bộ máy là vấn đề có nhiều nội dung khó, phức tạp, phạm vi rộng và liên quan nhiều đối tượng. Theo ông, việc tinh gọn bộ máy lần này cần lưu ý những gì khi thực hiện?

Về hình thức, như đã nói ở trên, cần thực hiện nguyên tắc từ trên xuống, Trung ương phải thực hiện tốt, từ đó địa phương sẽ có mô hình tối ưu.

Tinh gọn bộ máy để rõ việc, rõ trách nhiệm- Ảnh 2.

Việc cắt giảm các đầu mối trung gian giúp việc giải quyết thủ tục hành chính cho người dân và doanh nghiệp nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí (ảnh minh họa).

Để có mô hình bộ máy hiệu quả, phải đánh giá và phân tích chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan, tổ chức để xác định rõ những đơn vị nào hoạt động hiệu quả và những đơn vị nào có thể sáp nhập hoặc cắt giảm.

Bên cạnh xem xét hợp nhất các đơn vị có chức năng, nhiệm vụ tương đồng để giảm thiểu sự chồng chéo, việc cải cách quy trình làm việc, loại bỏ những thủ tục không cần thiết, hướng tới việc ứng dụng công nghệ thông tin triệt để nâng cao hiệu suất làm việc cũng rất quan trọng.

Khi các đầu mối trung gian trong quản lý giảm bớt, thực thi công việc sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn rất nhiều.

Một điều quan trọng nữa là phải cải cách chế độ làm việc, tăng cường tuyển dụng và đào tạo nhân sự chất lượng, khuyến khích sáng tạo, nêu cao trách nhiệm.

Bản chất của việc tinh gọn là giảm bớt người nhưng công việc có thể tăng lên, đòi hỏi cán bộ, công chức phải rất giỏi về chuyên môn, nghiệp vụ.

Trên nghị trường Quốc hội, ông từng nói “xin phản ánh chính xác 100% là có bộ trưởng nói với tôi rằng: Nếu bộ tôi giảm 30-40% biên chế chẳng hề hấn gì”. Ông có thể nói rõ hơn về nội dung này?

Con số mà vị bộ trưởng đưa ra có thể có 2 cách hiểu. Thứ nhất là có một bộ phận biên chế năng lực yếu, không làm được việc, những người này có hay không trong cơ quan cũng không ảnh hưởng gì.

Nếu giảm biên chế sẽ có 2 tác dụng là giảm được người sách nhiễu, đồng thời tăng được lương cho cán bộ mẫn cán, cán bộ chuyên nghiệp hơn và hiệu quả hơn.

Chính những cán bộ không làm được việc, năng lực yếu kém sẽ gây ra tình trạng phiền hà, kéo dài thời gian thực hiện thủ tục hành chính, thậm chí còn vẽ ra những thủ tục không đáng có để nhũng nhiễu.

Cách hiểu thứ hai là về bộ máy tổ chức, có những đơn vị trực thuộc bộ đó chồng chéo nhiệm vụ với đơn vị khác, việc có đơn vị này cũng được mà không có thì đơn vị khác cũng có thể làm thay.

Chúng ta đã nhìn nhận được thực trạng này, chính vì thế đang xây dựng phương án sắp xếp, cơ cấu lại tổ chức bộ máy theo hướng bộ đa ngành, đa lĩnh vực, giảm tổ chức bên trong.

Bớt sự trùng lặp nhiệm vụ, không rõ trách nhiệm trong bộ máy không chỉ giúp chúng ta bớt được biên chế mà còn bớt được thủ tục hành chính.

Nếu sắp xếp tinh gọn, không còn vụ này, cục kia, chắc chắn người dân, doanh nghiệp cũng bớt phải đến các cơ quan đó để làm thủ tục. Đó là lợi ích kép của việc tinh gọn bộ máy theo hướng bộ đa ngành, đa lĩnh vực.

Phân cấp, phân quyền để rõ trách nhiệm

Theo ông, việc áp dụng công nghệ thông tin có ý nghĩa thế nào trong việc tinh gọn bộ máy hiện nay?

Việc ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong quản lý hành chính công ngày càng thể hiện sự ưu việt.

Tinh gọn bộ máy để rõ việc, rõ trách nhiệm- Ảnh 3.

Bộ máy tinh gọn, bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, liên thông là một trong những động lực quan trọng cho của sự phát triển (ảnh minh họa).

Ví dụ, trước đây những thủ tục như đổi giấy phép lái xe, đăng ký thường trú… người dân phải đến tận cơ quan công quyền thì nay có thể thực hiện ngay tại nhà bằng thiết bị kết nối internet.

Công nghệ thông tin giúp kết nối giữa các cơ quan, đơn vị, tạo ra hệ thống liên thông, dễ dàng chia sẻ dữ liệu, giảm thiểu tình trạng phải đi nhiều cửa cho người dân và doanh nghiệp.

Đó chỉ là một vài ví dụ cho thấy công nghệ có thể giúp tối ưu hóa quy trình làm việc, tiết kiệm thời gian và chi phí, cải thiện khả năng phản hồi và tính minh bạch của các cơ quan công quyền.

Phân cấp, phân quyền theo tinh thần “địa phương quyết, địa phương làm, địa phương chịu trách nhiệm” cũng là một trong những giải pháp để tinh gọn bộ máy, vậy cần làm gì để thực hiện hiệu quả việc này?

Thực tế phân cấp, phân quyền đã mang lại những lợi ích rất lớn cho địa phương. Thế nhưng, không phải địa phương nào cũng chủ động và kịp thời có những quyết sách và hành động quyết liệt tạo nên những chuyển biến trong thực tế.

Vì thế, việc phân cấp, phân quyền cần theo hướng rõ ràng, hợp lý giữa Trung ương và địa phương sẽ giúp tránh tình trạng lạm quyền và né trách nhiệm.

Phân cấp, phân quyền phải được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Trong đó, phải xác định rõ nhiệm vụ, quyền hạn phân cấp cho chính quyền địa phương hoặc cơ quan Nhà nước cấp dưới, trách nhiệm của cơ quan Nhà nước phân cấp và cơ quan Nhà nước được phân cấp. Những chủ thể này phải được quy định rõ ràng.

Cùng với việc giao quyền cho các cơ quan cấp dưới, đặc biệt là cho địa phương để thực hiện, cần bổ sung các cơ chế, các giải pháp để bảo đảm yêu cầu về kiểm soát quyền lực, tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát cũng như trách nhiệm giải trình của các cơ quan được giao quyền.

Cảm ơn ông!

Quyết liệt thực hiện cách mạng tinh gọn bộ máy

Ngày 19/11, Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả”.

Theo quyết định của Bộ Chính trị, Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết Nghị quyết 18 được thành lập gồm 29 thành viên. Tổng Bí thư Tô Lâm là Trưởng ban Chỉ đạo.

Tổng Bí thư cho rằng việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy theo tinh thần Nghị quyết 18 là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Đây là thời điểm hội tụ đầy đủ các yếu tố phù hợp để thực hiện quyết liệt cuộc cách mạng nhằm xây dựng hệ thống chính trị thật sự tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả.

Theo Tổng Bí thư, công việc hệ trọng này cần được tiến hành khẩn trương, thận trọng, khoa học và có tính nguyên tắc. Mục tiêu cao nhất là sau khi sắp xếp, bộ máy phải phục vụ tốt nhất sự phát triển đất nước và nhu cầu của nhân dân.

Ông lưu ý trong thực hiện phải đảm bảo nguyên tắc Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ. Chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan không trùng lặp, chồng chéo, một việc chỉ giao cho một cơ quan chủ trì và chịu trách nhiệm chính.

Quá trình sắp xếp phải đảm bảo bộ máy hoạt động không bị gián đoạn, không vì sắp xếp mà ảnh hưởng đến tiến độ các công việc và phục vụ người dân, doanh nghiệp.

Sáp nhập huyện, xã tại 12 địa phương

Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, thời gian qua, thực hiện đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy, các bộ, ngành đã giảm được 17 tổng cục và tương đương; giảm 10 cục và 144 vụ/ban thuộc tổng cục và thuộc bộ; giảm 108 phòng trong vụ/ban thuộc bộ, ngành.

Các địa phương giảm 13 sở và tổ chức hành chính khác thuộc UBND cấp tỉnh; 2.572 tổ chức phòng thuộc cơ quan chuyên môn UBND cấp tỉnh, cấp huyện.

Tính đến hết năm 2023 đã giảm 7.867 đơn vị sự nghiệp công lập, còn 46.385 đơn vị. Số đối tượng tinh giản biên chế năm 2023 là 7.151 người.

Mới nhất, ngày 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã (sáp nhập huyện, xã) giai đoạn 2023-2025 của 12 tỉnh, thành phố, gồm: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, TP Hà Nội, Hà Tĩnh, TP.HCM, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc. Thời điểm thực hiện từ 1/1/2025, riêng Sơn La từ 1/2/2025.

Trong đó, TP Hà Nội sắp xếp 109 đơn vị cấp xã để hình thành 56 đơn vị cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 53 đơn vị cấp xã. TP.HCM sắp xếp 80 phường để hình thành 41 phường mới. Sau sắp xếp giảm 39 phường.

Phú Thọ sắp xếp 31 đơn vị cấp xã để hình thành 13 đơn vị cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 18 đơn vị cấp xã. Vĩnh Phúc sắp xếp 28 đơn vị cấp xã để hình thành 13 đơn vị cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 15 đơn vị cấp xã.

Sau sáp nhập, 12 tỉnh, thành phố dự kiến giảm được 1/6 đơn vị cấp huyện và 161/361 đơn vị cấp xã.

Về số lượng cán bộ, công chức, viên chức, người hoạt động không chuyên trách dôi dư ở cấp huyện là 136 người, cấp xã là 3.342 người. Các địa phương đã xây dựng phương án chi tiết để bố trí, sắp xếp và giải quyết.

Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/tinh-gon-bo-may-de-ro-viec-ro-trach-nhiem-192241121223819751.htm

Cùng chủ đề

Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật được trình ở nghị trường

Sáng 22/11, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi). Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).   Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Tài chính, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính...

ĐBQH: Cá nhân tình nguyện cứu nạn khi cháy có phải đăng ký với công an xã?

Cứu người khi cháy không phải đăng ký Sáng 1/11, thảo luận về dự thảo Luật Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, đại biểu Nguyễn Văn Mạnh (Vĩnh Phúc) đề nghị xem xét lại phần định nghĩa về tai nạn, sự cố. Đại biểu đề nghị xem xét chỉnh lý lại là: “Tai nạn, sự cố là sự việc do thiên nhiên, con người, động vật đe dọa hoặc gây ra thiệt hại tính mạng, sức khỏe con...

Cùng tác giả

Thời tiết Vĩnh Phúc ngày 23/11

* Vùng núi cao Tam Đảo: Mây thay đổi. Đêm không mưa, ngày nắng. Gió đông bắc cấp 2. Đêm và sáng trời rét. Nhiệt độ từ 14 đến 20 độ C. Độ ẩm trung bình: 80-90%.* Vùng đồi núi thấp trung du (Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương): Mây thay đổi. Đêm không mưa, ngày nắng. Gió đông bắc cấp 2. Đêm và sáng trời lạnh....

Biến động giá trái chiều ở cả ba miền

Khu vực miền Bắc Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (23/11/2024) ghi nhận các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc và Thái Bình đồng loạt giảm 1.000 đồng/kg, cùng về giá 62.000 đồng/kg. Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực này dao động trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Trong đó, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Dương và Hà Nội là những tỉnh, thành phố vẫn giữ giao dịch tại mức 63.000 đồng/kg, cao nhất khu vực. Khu vực...

Nhiều gói tín dụng ưu đãi hỗ trợ doanh nghiệp dịp cuối năm

Đã thành thông lệ, vào dịp cuối năm, các doanh nghiệp thường tập trung cho việc sản xuất, kinh doanh để hoàn thành mục tiêu tăng trưởng theo kế hoạch đề ra, vì vậy, nhu cầu tín dụng cũng tăng theo. Để đáp ứng nhu cầu thiết thực đó, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh tích cực triển khai nhiều gói tín dụng ưu...

Phát triển khu công nghiệp xanh, tạo lợi thế đón sóng đầu tư mới

Hướng tới nền kinh tế xanh, phát triển bền vững, tỉnh đã tập trung phát triển mô hình các khu công nghiệp (KCN) xanh, KCN sinh thái thân thiện môi trường. Qua đó thu hút các dự án đầu tư mới, nhất là những dự án công nghệ cao, quy mô lớn và đón dòng vốn đầu tư xanh. Với cảnh quan xanh, sạch, đẹp, hạ...

Bài thảo luận Thuế tiêu thụ đặc biệt (đối với ô tô) của Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc...

<!-- --> Kính thưa: Chủ tọa phiên họp Kính thưa Quốc hội Về cơ bản Tôi thống nhất với nội dung Tờ trình của Chính Phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Tôi xin phát biểu nội dung...

Cùng chuyên mục

Biến động giá trái chiều ở cả ba miền

Khu vực miền Bắc Ghi nhận, giá heo hơi hôm nay (23/11/2024) ghi nhận các tỉnh Phú Thọ, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc và Thái Bình đồng loạt giảm 1.000 đồng/kg, cùng về giá 62.000 đồng/kg. Hiện tại, giá heo hơi tại khu vực này dao động trong khoảng 61.000 – 63.000 đồng/kg. Trong đó, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hải Dương và Hà Nội là những tỉnh, thành phố vẫn giữ giao dịch tại mức 63.000 đồng/kg, cao nhất khu vực. Khu vực...

Bài thảo luận Thuế tiêu thụ đặc biệt (đối với ô tô) của Đại biểu Nguyễn Văn Mạnh, Phó trưởng Đoàn Đại biểu Quốc...

<!-- --> Kính thưa: Chủ tọa phiên họp Kính thưa Quốc hội Về cơ bản Tôi thống nhất với nội dung Tờ trình của Chính Phủ và báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính Ngân sách của Quốc hội về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi). Tôi xin phát biểu nội dung...

Đặc sắc chương trình nghệ thuật tại Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc 2024

<!-- --> Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc được tổ chức định kỳ 3 năm một lần đã khẳng định một “thương hiệu” trong các hoạt động nghệ thuật. Trong khuôn khổ Liên hoan Ca, múa, nhạc toàn quốc đợt 1, năm 2024, ngày 22/11, tại nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc, đông đảo khán giả đã đến dự và cổ vũ cho...

Chuyển đổi xanh – Vì một Vĩnh Phúc phát triển bền vững

<!-- --> Lựa chọn không đánh đổi môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần, nhiều năm nay, tỉnh Vĩnh Phúc đang kiên trì với phương thức phát triển từ "nâu" sang "xanh", ưu tiên thu hút các dự án đầu tư khoa học công nghệ cao. Với mục tiêu này, tỉnh đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp...

Liên hoan Ca, múa, nhạc toàn quốc đợt 1, năm 2024: Ấn tượng chương trình của Nhà hát Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc

Tối 22/11, Nhà hát Nghệ thuật tỉnh Vĩnh Phúc trình diễn chương trình nghệ thuật tại Liên hoan Ca, múa, nhạc toàn quốc đợt 1, năm 2024 với chủ đề “Vĩnh Phúc - Quê hương tôi”.Tới dự có các đồng chí: Trần Duy Đông, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Hà Quang Tiến, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND...

Hội chợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản năm 2024

Tối 22/11, tại Trung tâm Hỗ trợ nông dân, thị trấn Kim Long, huyện Tam Dương, Hội Nông dân tỉnh tổ chức khai mạc Hội chợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản năm 2024.Lãnh đạo Hội Nông dân tỉnh cùng các đại biểu cắt băng khai mạc Hội chợ quảng bá, giới thiệu sản phẩm nông sản năm 2024. Ảnh: Dương ChungPhát biểu khai mạc...

Lập hội đồng thẩm định dự án đường sắt Lào Cai – Quảng Ninh nối với Trung Quốc

Ông Nguyễn Danh Huy, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT), được giao làm Chủ tịch Hội đồng. Các ủy viên Hội đồng gồm lãnh đạo các đơn vị trực thuộc Bộ, Trường Đại học và Cao đẳng Giao thông vận tải, Hội Kinh tế và Vận tải Đường sắt Việt Nam, các Sở GTVT có dự án đi qua. Nhiệm vụ của Hội đồng là thực hiện xem xét thông qua quy hoạch tuyến đường sắt nêu trên. Theo...

Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Vĩnh Phúc tham quan, học tập tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam

<!-- --> Hướng tới kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 ngày hội Quốc phòng toàn dân, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Vĩnh Phúc tổ chức cho hơn 200 cán bộ, chiến sĩ tham quan, học tập truyền thống dựng nước và giữ nước tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam. ...

Vĩnh Phúc đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8 – 9% trong năm 2025

Chiều 22/11, UBND tỉnh tổ chức phiên họp chuyên đề để bàn và thông qua các nội dung trình HĐND tỉnh tại kỳ họp thường lệ cuối năm 2024. Các đồng chí: Trần Duy Đông, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; Vũ Việt Văn, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh; Nguyễn Khắc Hiếu, Tỉnh ủy viên,...

Khai mạc trưng bày chuyên đề “Văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc”

Sáng 22/11, Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) tổ chức lễ khai mạc trưng bày chuyên đề “Văn hóa Đông Sơn và tinh hoa cổ vật Vĩnh Phúc”.Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Khắc Hiếu, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Bùi Thị Thu Hằng, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh; Ngô Chí Tuệ, Tỉnh...

Tin nổi bật

Tin mới nhất