Powered by Techcity

Su su Tam Đảo

Su su là loài cây họ bầu, bí; lá to bằng hai bàn tay người lớn ghép lại, trông gần giống lá mướp nhưng su su lại có mầu xanh nhạt hơn; dây có tua cuốn bám chặt vào giàn; hoa nhỏ đơn tính màu vàng kem; mỗi cuống lá có vài chùm hoa đực và một hoa cái hình quả chùy nhỏ; quả lớn bằng nắm tay hình trái lê, da sần sùi có gai mềm, chứa một hạt lớn bọc trong vỏ mỏng. Quả và ngọn dùng làm thức ăn.

Su su gốc Châu Mỹ nhiệt đới, du nhập vào Việt Nam đầu thế kỷ XX, được trồng ở tỉnh Vĩnh Phúc gần trăm năm nay. Tuy là thực vật nhiệt đới nhưng su su rất thích hợp với khí hậu á nhiệt đới và thổ nhưỡng thị trấn Tam Đảo, năng suất, chất lượng cao, không vùng nào trong tỉnh có thể sánh kịp.

Nếu như ở nơi khác, như phường Tích Sơn, thành phố Vĩnh Yên chẳng hạn, cây su su mỗi năm chỉ sống chừng mười tháng (từ tháng 8 – 9 năm trước, bắt đầu đặt quả giống xuống đất đến tháng 4 – 5 năm sau, khi cây chết nắng)thì trên Tam Đảo su su sống lâu gấp hai, ba lần. Đầu năm thứ nhất bắt đầu trồng, tháng 3 – 4 đã cắt được ngọn; từ tháng 5 đến tháng 12 thu hái rau, quả liên tục; cuối năm dây mẹ già cỗi, cắt bỏ tận gốc rồi bón tươi vào; đầu năm sau, gốc tự nảy ngọn mới… vòng su su cứ thế tiếp diễn hai, ba năm liền; bao giờ củ già quá, năng suất giảm hẳn mới bỏ để trồng gốc mới.

Cách đây vài chục năm, su su đối với nhân dân Tam Đảo cũng bình thường như các loài rau khác. Bà con trồng mỗi nhà một giàn để lấy quả ăn hàng ngày và bán quả giống cho vùng xuôi. Từ ngày “đổi mới”, du khách lên nghỉ mát ở Tam Đảo mỗi ngày mỗi đông; lượng quả tiêu thụ tăng mạnh. Khi dân Tam Đảo “sáng tạo” ra món “đặc sản ngọn su su” mê hồn thực khách sành điều từ bao giờ không biết thì cây su su cao giá hẳn lên. Dân Tam Đảo lại sáng tạo luôn một kiểu trồng mới. Ai nhiều đất thì trồng hai loại giàn; một loại vừa lấy quả vừa lấy ngọn, một loại chuyên lấy ngọn. Ai ít đất cũng tranh thủ các miếng đất đầu thừa đuôi thẹo gần nhà trồng lấy ngọn. Giàn để lấy cả quả lẫn ngọn có thể rộng trăm mét vuông và cao hơn đầu người chui dưới gầm hái quả. Giàn lấy ngọn bề ngang dưới 2 mét, thấp độ 1 mét, chạy dài theo thế đất; người thu hoạch đi vòng quanh giàn, đứng hai bên với vào giữa, cắt vừa tiện vừa không bị dập ngọn. Loại giàn rộng có xu thế bị giảm, nhường diện tích đất phát triển loại giàn hẹp để tăng nhanh sản lượng ngọn su su, thỏa mãn kịp thời nhu cầu thị trường “rau sạch” các nơi.

Kỹ thuật chăm bón cũng khá khoa học. Trước kia, người ta thường tưới phân tươi; bây giờ, nhà nào cũng dùng phân chuồng, phân vi sinh, NPK, khô dầu ủ mục bón gốc và tưới nước lã. Đặc biệt, không phải phun thuốc trừ sâu. Vừa cải tạo đất, vừa “rau sạch 100%”. Lại được một lợi thế là trong những ngày nắng gắt nhất, nhiệt độ môi trường vẫn thấp hơn nhiệt độ đồng bằng mươi độ; đôi khi mây mù còn sà xuống thung lũng đưa hơi ẩm và khí núi làm mát cây cối, hoa màu. Cho nên ngọn su su Tam Đảo dài, mập, xanh tươi mơn mởn quanh năm. Quả su su Tam Đảo có già đến mức hạt bên trong đã nảy mầm và ra rễ thì thịt quả vẫn mịn, mềm và không có xơ như ở dưới xuôi.

Từ những tinh chất của núi rừng, các “bàn tay vàng” Tam Đảo đã chế biến ra nhiều món ăn hương vị ngon lành, thú vị.

Ngọn su su luộc:

Ngắt từng đoạn rau, từ búp, ngọn ra mỗi đoạn dài độ ba bốn đốt ngón tay; tám đoạn như thế ( chừng 40cm) vẫn chưa phải tước xơ; có thể cấu thêm một số lá non, nhưng nên vò như lá bí ngô; tất cả rửa sạch, vớt ra rá. Nước đun bắt đầu sôi, thả ngọn su su vào luộc như luộc rau muống chín tới hay chín nhừ thì vớt ra (tùy sở thích của khách). Thông thường, ngọn su su luộc chấm nước ma – gi pha với tỏi tươi đập dập là hợp khẩu vị nhất.

Ngọn su su xào:

Có thể xào với thịt bò hay lòng gà, xào thịt bò thì phi tỏi cho thơm, đổ thịt vào xào chín độ 40% hãy đổ rau vào xào tiếp; xào với lòng gà thì chừng lòng chính độ 60% mới tra rau, nêm nước mắm ngon hay muối trắng tinh chế, sàm tiếp đến khi rau chín. Nước ngấm vào rau làm cho món ăn thêm ngon ngọt đậm đà, không cần mì chính gì nữa. Nhưng nếu khách gọi thêm nước chấm thì vẫn nên dùng ma – gi pha tỏi.

Quả su su luộc: 

Gọt hết vỏ, gọt đến đâu thả vào nước đến đấy cho tan bớt nhựa. Bổ mỗi quả làm tám miếng rồi luộc trong nước có pha chút muối trắng tinh chế. Su su chín tới, ăn còn sồn sột hoặc chín mềm tùy thực khách. Khi ăn, ta nên cầm tay và chấm muối lạc hoặc muối vừng. Xin đừng bỏ hạt su su luộc, ăn nó rất bùi.

Quả su su xào:

Su su gọt vỏ, rửa sạch, thái mỏng hoặc thái chỉ. Có thể xào với trứng gà, thịt bò hoặc lòng gà đều ngon, mỗi món một hương vị.

Ngoài ra, quả già hầm xương lợn bở và ngọt, các cụ già rất thích ăn.

Nói chung, khách lên thăm quan hay nghỉ mát Tam Đảo, ai cũng đòi hỏi thưởng thức bằng được món đặc sản su su. Và “miếng ngon nhớ đời”, nhiều bà, nhiều chị khi dời thị trấn Tam Đảo thường mua dăm bảy mớ rau, vài chục quả su su về làm quà cho bạn bè, hàng xóm. Mấy năm gần đây, thương nhân đã tìm đến Tam Đảo cất buôn su su về các chợ đầu mối và đưa vào một số siêu thị Thủ đô. Năm 2005,  vừa qua, thống kê chưa đầy đủ, thị trấn Tam Đảo đã thu hoạch được 650 tấn ngọn và quả su su, bán được hàng tỷ đồng. Nhờ có thu nhập thêm về su su, đời sống người dân thị trấn được cải thiện, bà con chăm chú vào việc thâm canh cây trồng, không cần vào rừng chặt củi hay săn bắt chim thú hoang dã trong vườn quốc gia Tam Đảo nữa.

Su su thương hiệu Tam Đảo là một giống quý của núi rừng Vĩnh Phúc ban tặng cho con người. Nó là một sản phẩm độc đáo, có giá trị nhiều mặt, xứng đáng sánh vai cùng các sơn hào hải vị trong làng văn hóa ẩm thực của cả nước./.

Cùng chủ đề

Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Sáng 22/12, hàng ngàn người dân đổ về sân bay Gia Lâm (Hà Nội) để tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, sự kiện nổi bật trong chuỗi hoạt động kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Triển lãm mở cửa miễn phí cho nhân dân từ 9 giờ đến 17 giờ ngày 21/12 và từ 9 giờ đến 15 giờ ngày 22/12. Không khí tại khu vực triển lãm sôi động...

Các doanh nghiệp xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng

Năm 2024, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn có doanh thu tăng cao đã đưa giá trị xuất khẩu toàn tỉnh tăng 12,55% so với năm 2023.Dây chuyền sản xuất xe máy hiện đại tại Công ty TNHH Polaris Việt Nam, Khu công nghiệp Bá Thiện 2, huyện Bình Xuyên.Điển hình như: Công ty TNHH BHflex Vina tăng 49%; Công...

Thời tiết Vĩnh Phúc ngày 22/12

* Vùng núi cao Tam Đảo: Nhiều mây. Đêm không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ, trưa chiều giảm mây, hửng nắng. Gió đông bắc cấp 2. Trời rét hại. Nhiệt độ từ 10 đến 15 độ C. Độ ẩm trung bình: 70-80%.* Vùng đồi núi thấp trung du (Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương): Nhiều mây. Đêm không mưa, sáng sớm có...

Chuyện về những anh hùng

<!-- --> Trong suốt hành trình đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc, đã có nhiều tấm gương chiến sĩ chiến đấu dũng cảm, kiên cường, sẵn sàng hi sinh nơi trận địa. Trong số những người anh hùng đã làm nên chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ấy có hai người con của Vĩnh Phúc là Anh hùng...

Trải nghiệm không gian khoa học sáng tạo trong ngày hội TechFest Vĩnh Phúc 2024

<!-- --> Ngày 21/12, hàng nghìn người dân trong và ngoài tỉnh đến tham quan các gian hàng tại Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ hai, năm 2024. Người dân đã có nhiều trải nghiệm thú vị tại các gian hàng trưng bày, triển lãm. Các gian hàng công nghệ là...

Cùng tác giả

Vườn Quốc Gia Tam Đảo

Là một "khu vườn" rộng lớn với diện tích trải rộng trên ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang, vườn quốc gia Tam Đảo tọa lạc trên dãy núi Tam Đảo, độ cao 100m trở lên so với mực nước biển, độ dài trên 80km, rộng khoảng 15km chạy dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, cách Hà Nội khoảng 75km với 2 giờ chạy xe. Đây được xem là khu sinh thái lớn nhất miền...

Đem sắc màu văn hóa dân tộc đến với Khu du lịch Tam Đảo

Vĩnh Phúc có khoảng 5% dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó, tiêu biểu là đồng bào dân tộc Sán Dìu, Dao và Cao Lan sinh sống thành cộng đồng tại các huyện, thành phố: Phúc Yên, Bình Xuyên, Tam Đảo, Lập Thạch, Sông Lô. Đây là một trong những tiềm năng, lợi thế về bản sắc văn hóa dân tộc để thu hút du khách, nhất là đối với các tỉnh vùng Đồng bằng...

Tam Đảo – Ba hòn đảo trên mây

Tam Đảo là một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc Việt Nam nằm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Gọi là Tam Đảo, vì ở đây có ba ngọn núi cao nhô lên trên biển mây, đó là Thạch Bàn, Thiên Thị và Máng Chỉ. Ngọn cao nhất có độ cao tuyệt đối là 1.591 m. là một thung lũng hình lòng chảo. Ở đây có một ngọn núi có tên gọi Nhà Thờ, vì sát chân núi...

Người may trang phục Dao Quần Chẹt

Cũng như các dân tộc khác trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, người Dao Quần Chẹt có nhiều phong tục tập quán độc đáo,trong đó phải kể đến nét đẹp trong văn hóa trang phục. Người Dao quần Chẹt chủ yếu sinh sống ở các tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc. Người phụ nữ Dao Quần Chẹt từ nhỏ đã được đã được bà, được mẹ chỉ bảo, truyền dạy cho cách thêu thùa, làm trang...

Ghé thăm Vĩnh Phúc một ngày nắng đẹp

Du lịch Vĩnh Phúc được yêu thích không chỉ vì có danh lam thắng cảnh kỳ thú mà còn có những di tích lịch sử - văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận. Đây là địa điểm du lịch lý tưởng cho kỳ nghỉ ngắn ngày, rời xa nhịp sống thường ngày bận bịu...

Cùng chuyên mục

Tam Đảo – Ba hòn đảo trên mây

Tam Đảo là một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc Việt Nam nằm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Gọi là Tam Đảo, vì ở đây có ba ngọn núi cao nhô lên trên biển mây, đó là Thạch Bàn, Thiên Thị và Máng Chỉ. Ngọn cao nhất có độ cao tuyệt đối là 1.591 m. là một thung lũng hình lòng chảo. Ở đây có một ngọn núi có tên gọi Nhà Thờ, vì sát chân núi...

Người may trang phục Dao Quần Chẹt

Cũng như các dân tộc khác trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, người Dao Quần Chẹt có nhiều phong tục tập quán độc đáo,trong đó phải kể đến nét đẹp trong văn hóa trang phục. Người Dao quần Chẹt chủ yếu sinh sống ở các tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc. Người phụ nữ Dao Quần Chẹt từ nhỏ đã được đã được bà, được mẹ chỉ bảo, truyền dạy cho cách thêu thùa, làm trang...

Ghé thăm Vĩnh Phúc một ngày nắng đẹp

Du lịch Vĩnh Phúc được yêu thích không chỉ vì có danh lam thắng cảnh kỳ thú mà còn có những di tích lịch sử - văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận. Đây là địa điểm du lịch lý tưởng cho kỳ nghỉ ngắn ngày, rời xa nhịp sống thường ngày bận bịu...

Một ngày hành hương về miền Tây Thiên, Vĩnh Phúc

Nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 65 km về phía Tây Bắc, Khu du lịch Tây Thiên là một quần thể văn hóa du lịch tổng hợp tọa lạc trong lòng chảo rùng nguyên sinh Tam Đảo, tại trung sơn điểm giữa các huyệt mạch quốc gia gồm Đền Hùng của nhà nước Văn Lang thời các vua Hùng dựng nước, Hoa Lư của cố đô nước Đại Việt, núi Tản- Sông Đà, các trụ xứ phật giáo...

Thủ khoa khối C của tỉnh ước mơ trở thành chiến sĩ công an

Là 1 trong 8 thủ khoa của tỉnh, với tổng điểm 3 môn xét tuyển đại học khối C (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý) đạt 28,75; đứng thứ 3 toàn tỉnh về tổng điểm các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2023… đây là điểm tựa để Nguyễn Thu Hiền, học sinh lớp 12A9, Trường THPT Tam Đảo hiện thực hóa giấc mơ trở thành người chiến sĩ công an nhân dân. Mẹ luôn là người đồng hành cùng...

Quan tâm chăm lo, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng

Từ nhiều năm nay, các cấp, ngành, tổ chức đoàn thể, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ, chăm lo, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH), coi đó là trách nhiệm thiêng liêng, thể hiện sự tri ân sâu sắc đối với những hy sinh, cống hiến to lớn của các Mẹ cho sự nghiệp cách mạng,...

Bảo vệ môi trường ở các lưu vực sông

Có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân, nhưng các lưu vực sông trên địa bàn tỉnh đang phải chịu nhiều áp lực về ô nhiễm môi trường. Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường ở các lưu vực sông đang ngày càng trở lên cấp thiết, cần sự chung tay, vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, địa phương, người dân và doanh...

Thực hiện tốt chế độ chính sách cho người có công với cách mạng

Cùng với việc hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương, thời gian qua, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh còn thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách đối với người có công với cách mạng, gia đình chính sách. Việc làm này không chỉ thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tri ân với những cống hiến, hi sinh của thế hệ cha anh mà còn góp phần bảo đảm an...

Lập Thạch chú trọng phát triển thương mại, dịch vụ

Cùng với đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, những năm qua, huyện Lập Thạch luôn tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp (DN), hộ gia đình mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh (SXKD), phát triển thương mại, dịch vụ (TM- DV). Qua đó, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế...

Biểu dương 71 Chủ tịch công đoàn cơ sở tiêu biểu

Sáng 21/7, LĐLĐ tỉnh tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch công đoàn cơ sở tiêu biểu giai đoạn 2018-2023. Tới dự có các đồng chí: Hoàng Thị Thúy Lan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam. Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan cùng các đại biểu dự hội nghị. Những năm qua, các cấp công đoàn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất