Powered by Techcity

Nhớ thương hương vị bánh hòn

Những thực khách ​ từng thưởng thức bánh hòn Tá Tươi, thôn Tân Thịnh, xã Hợp Thịnh, huyện Tam Dương hẳn vẫn nhớ hương vị loại bánh này. Dù để nguội nhưng thân bánh vẫn mềm, quyện lẫn nhân bánh gồm thịt băm xào hành tươi, mộc nhĩ, lạc rang (giã)… tạo hương vị thơm ngon, bùi béo. Các nguyên liệu chính để làm nên thương hiệu bánh hòn Tá Tươi dân dã và được làm thủ công dưới đôi bàn tay của những người phụ nữ thôn quê. Sự chân chất, mộc mạc ấy gây thương nhớ cho các thực khách; trải qua các vòng thẩm định, đánh giá, bánh hòn Tá Tươi đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao năm 2022.

Chịu thương, chịu khó với nghề

Xã Hợp Thịnh có nhiều hộ gia đình làm bánh hòn, nhưng chỉ có bánh hòn Tá Tươi được chứng nhận sản phẩm OCOP 3 sao. Nguyên nhân không chỉ bởi cơ sở là một trong số những hộ gia đình làm bánh đầu tiên ở địa phương mà chất lượng bánh ở đây ngon, được nhiều thực khách biết đến và đặt hàng thường xuyên.

Chia sẻ về cái duyên làm nghề bánh hòn, chị Phùng Thị Tươi, chủ cơ sở bánh hòn Tá Tươi cho biết: “Trước đây, tôi đi làm công nhân, được một thời gian thấy thu nhập thấp, nhà lại neo người trông con nên xin nghỉ để đi học làm bánh hòn và gắn bó với nghề từ ấy đến nay”.

Là người kỹ tính nên các nguyên liệu đầu vào được chị Tươi chọn lọc cẩn thận. Nếu như các nhà khác sẵn lấy bột làm bún để làm bánh hòn thì chị Tươi đã tìm đặt gạo Bao thai ở huyện Bắc Mêtỉnh Hà Giang về làm. Theo chị Tươi, bột gạo Bao thai tuy không trắng, nhưng lại khiến vỏ bánh mềm, ăn đặm vị.

Gạo sau khi ngâm sẽ nghiền thành bột, tiếp tục ngâm thêm rồi đem lọc khô. Lúc này, cho bột khô trộn tỷ lệ với nước và đưa lên bếp khuấy đều đến khi bột đặc lại (gần chín bột) thì bắc ra. Bột nguội bớt tiếp tục đánh bằng máy cho mềm, dẻo hơn. Bấy giờ, mọi người chia bột thành những phần nhỏ, nắm trong lòng bàn tay, vo tròn, ấn dẹt và cho nhân bánh vào, túm các góc của miếng bột lại, vê kín miệng thành hình tròn rồi cho vào luộc lại 1 lần nữa là ra chiếc bánh hòn.

Tại cơ sở sản xuất bánh hòn Tá Tươi ngày nào cũng có từ 5-10 người đến phụ làm bánh. Họ đều là các bà, các cô trong xóm, mỗi người một việc, người thì sơ chế hành, xào nhân bánh, người lại bận rộn khuấy bột, đánh bột. Sau khi hoàn tất các công việc, mọi người xúm vào nặn bánh, luộc bánh rất nhịp nhàng. Bánh hòn sau khi luộc được vớt ra rổ, đưa vào quạt để làm nguội bớt rồi chia vào những chiếc hộp nhỏ, trọng lượng khoảng 500gr/hộp.

Các chị, các cô nặn bánh hòn

Chị Tươi cho biết thêm: “Không chỉ chú trọng tuyển chọn gạo, thịt làm nhân bánh tôi cũng phải lấy loại thịt vai (hoặc nách), tuyệt đối không làm thịt gáy, thịt cổ hoặc thịt lợn vụn. Ngày nào làm bánh, tôi lấy thịt, hành ngày đó cho tươi ngon. Thịt sau khi lấy về được sơ chế cẩn thận nên nhân bánh thơm ngon, làm vừa lòng những thực khách khó tính nhất”.

Vất vả nhất có lẽ là khâu khuấy bột (ráo bột). Trên chiếc bếp củi cháy hừng hực là chiếc nồi gang to chứa đầy bột. Bấy giờ, cô Nguyễn Thị Thuận ra sức khuấy bột bằng chiếc đũa gỗ to, dù mát trời, nhưng do phải dùng sức nhiều, lại liên tục đứng gần bếp lửa nên mồ hôi cô Thuận nhễ nhại, gương mặt đỏ bừng.

Theo cô Thuận, khuấy bột mùa này còn đỡ nóng bức, mùa hè như bị “tra tấn”. Từ lúc bắc nồi bột lên bếp phải liên tục khuấy đều tay, để bột không bị khê, vón cục hoặc chỗ sống, chỗ chín. Đảm nhận những phần việc vừa khó, vừa khổ, nên cô Thuận và một số chị em khác được mọi người phong cho chức “kiện tướng” khuấy bột, luộc bánh.

Để kịp làm ra những mẻ bánh hòn ngon, nóng hổi phục vụ khách hàng và cũng để giảm bớt sự nóng nực, khâu ráo bột thường thường được các đầu bếp làm từ tờ mờ sáng. Thế nên, nhiều người bảo “Làm nghề bánh hòn phải chịu thương, chịu khó”.

Trăn trở đưa sản phẩm vươn xa

Với 1 tạ bánh hòn thành phẩm, trung bình mỗi ngày, cơ sở Tá Tươi phải đóng gói khoảng 200 hộp bánh bán ra thị trường. Bánh ngon, dễ ăn, nên khách hàng không chỉ đặt cho các đám cưới, hội nghị mà nhiều trường mầm non, tiểu học ở các xã lân cận cũng thường xuyên đặt bánh hòn cho học sinh ăn bán trú.

Theo chị Tươi, cao điểm mùa cưới, cơ sở làm từ 800-1.000 hộp bánh/ngày. Thông thường, khách có nhu cầu ăn bánh hòn sẽ điện thoại đặt hàng từ tối hôm trước hoặc sáng sớm, nên cơ sở phải làm từ 3h sáng đến gần trưa mới kịp giao hàng cho khách.

Có thể thấy, chất lượng bánh hòn Tá Tươi dù ngon, nhưng quy mô sản xuất vẫn còn nhỏ lẻ. Phần lớn, việc cung ứng sản phẩm dựa trên nhu cầu đặt hàng của khách hàng quen trong khu vực, chưa có các điểm bán bánh lẻ phục vụ người dân ở các khu vực lân cận.

Mẻ bánh hòn nóng mới ra lò

Cụ thể, dù cách chợ đầu mối Đồng Tâm, thành phố Vĩnh Yên… không xa nhưng tại các địa điểm này chưa có cửa hàng giới thiệu sản phẩm hay ít nhất là những tiểu thương bán bánh hòn Tá Tươi. Điều này khiến việc tìm mua sản phẩm OCOP nói chung, bánh hòn Tá Tươi trở nên khó khăn, dù bạn đọc có biết đến thương hiệu của sản phẩm. Hay nói cách khác, muốn thưởng thức bánh hòn Tá Tươi, thực khách phải đến tận cơ sở sản xuất để mua, hoặc được ship nếu đặt hàng nhiều, còn mua ở các chợ truyền thống thì không có.

Qua đó để thấy rằng, dù công tác tuyên truyền thương hiệu sản phẩm OCOP ở các địa phương được các sở, ngành quan tâm, nhưng nếu chủ thể (chủ cơ sở sản xuất) không có sự tìm tòi hướng phát triển kinh doanh để mở rộng thị trường thì sản phẩm rất khó đến được tay người tiêu dùng. Nhất là đối với nhóm sản phẩm cần tiêu thụ nhanh trong ngày thì việc kết nối với các tiểu thương, kênh tiêu thụ đòi hỏi phải có sự tính toán, nhạy bén nhất định.

Thực tế, khi kinh tếxã hội phát triển, đời sống ngày càng được nâng cao thì nhu cầu sử dụng thực phẩm chất lượng, an toàn luôn được người tiêu dùng quan tâm. Thời gian qua, nhờ làm tốt công tác tuyên truyền, các sản phẩm OCOP ở các địa phương đã có chỗ đứng nhất định trên thị trường.

Mặc dù toàn tỉnh có 2-3 cửa hàng trưng bày sản phẩm OCOP, nhưng 2 kênh tiêu thụ lớn là siêu thị và chợ đầu mối vẫn vắng bóng các thương hiệu địa phương, điều này khiến người tiêu dùng băn khoăn trong lựa chọn cũng như tìm mua các sản phẩm OCOP.

Chị Tươi khẳng định: “Với sự quan tâm của các sở, ngành chức năng trong đánh giá, công nhận bánh hòn Tá Tươi đạt sản phẩm OCOP 3 sao, thời gian tới, cơ sở sẽ nỗ lực nâng cao sản lượng, mở rộng thị trường tiêu thụ. Trước mắt, chúng tôi sẽ đưa bánh hòn Tá Tươi về gần hơn với người dân thành phố Vĩnh Yên và các xã, phường lân cận, sau đó tiến tới các tỉnh bạn”.

Được biết, thời gian qua, ngành Công thương đã xúc tiến việc đưa sản phẩm OCOP vào các siêu thị, trung tâm thương mại, hy vọng sẽ mở rộng ra các chợ truyền thống để việc mua sắm các sản phẩm đặc trưng của địa phương đối với người dân được thuận tiện hơn.

Mong rằng, bên cạnh sự quan tâm, vào cuộc của các sở, ngành chức năng và địa phương thì các chủ thể OCOP sẽ chủ động hơn nữa trong việc tìm hiểu thị trường, nâng cao khả năng kết nối cung cầu, tiêu thụ để đưa sản phẩm OCOP đến gần người tiêu dùng hơn.

Việc người dân tiếp cận sản phẩm thuận lợi là cơ hội giúp các chủ thể OCOP nâng cao doanh thu, mở rộng quy mô sản xuất theo hướng phát triển bền vững.

Cùng chủ đề

Sôi nổi các hoạt động văn hóa, thể thao chào mừng kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập tỉnh

Hướng tới kỷ niệm 75 năm Ngày thành lập tỉnh (12/2/1950 - 12/2/2025), các cấp, ngành, địa phương đã và đang tổ chức nhiều hoạt động văn hóa văn nghệ (VHVN), thể dục thể thao (TDTT), tạo không khí vui tươi, phấn khởi, cổ vũ cán bộ, chiến sĩ và nhân dân tích cực tham gia các phong trào thi đua yêu nước, góp...

Khẳng định vai trò của kinh tế tập thể

Phát triển kinh tế tập thể (KTTT) là mục tiêu xuyên suốt của Đảng và Nhà nước. Trên chặng đường 75 năm từ khi thành lập tỉnh (năm 1950) đến nay, khu vực KTTT với nòng cốt là hợp tác xã (HTX) đã có chuyển biến tích cực cả về số lượng và chất lượng, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế -...

Thời tiết Vĩnh Phúc ngày 8/2

* Vùng núi cao Tam Đảo: Nhiều mây. Đêm và sáng sớm có lúc có mưa nhỏ, sau không mưa. Gió đông bắc cấp 2-3. Trời rét hại. Nhiệt độ từ 7 đến 11 độ C. Độ ẩm trung bình: 85-95%.* Vùng đồi núi thấp trung du (Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương): Nhiều mây. Đêm và sáng sớm có mưa nhỏ vài nơi, sau không mưa....

Phát triển công nghiệp giết mổ hiện đại gắn với đầu tư chế biến

Với mục tiêu nâng cao năng lực giết mổ, chế biến, đa dạng hóa sản phẩm chăn nuôi, bảo đảm an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, mở rộng thị trường sản phẩm, Vĩnh Phúc đã xây dựng kế hoạch triển khai Đề án phát triển công nghiệp giết mổ, chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi trên địa bàn tỉnh đến năm...

Lễ hội truyền thống Đình Thổ Tang Xuân Ất Tỵ 2025

<!-- --> Sáng 7/2 (mùng 10 tháng Giêng), thị trấn Thổ Tang, huyện Vĩnh Tường tổ chức khai mạc Lễ hội truyền thống Đình Thổ Tang Xuân Ất Tỵ 2025 trong niềm hân hoan, phấn khởi của đông đảo Nhân dân và du khách thập phương trong và ngoài tỉnh. Các đại biểu dâng hương tại Đình làng Thổ Tang. Đình làng Thổ...

Cùng tác giả

Thủ khoa khối C của tỉnh ước mơ trở thành chiến sĩ công an

Là 1 trong 8 thủ khoa của tỉnh, với tổng điểm 3 môn xét tuyển đại học khối C (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý) đạt 28,75; đứng thứ 3 toàn tỉnh về tổng điểm các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2023… đây là điểm tựa để Nguyễn Thu Hiền, học sinh lớp 12A9, Trường THPT Tam Đảo hiện thực hóa giấc mơ trở thành người chiến sĩ công an nhân dân. Mẹ luôn là người đồng hành cùng...

Quan tâm chăm lo, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng

Từ nhiều năm nay, các cấp, ngành, tổ chức đoàn thể, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ, chăm lo, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH), coi đó là trách nhiệm thiêng liêng, thể hiện sự tri ân sâu sắc đối với những hy sinh, cống hiến to lớn của các Mẹ cho sự nghiệp cách mạng,...

Bảo vệ môi trường ở các lưu vực sông

Có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân, nhưng các lưu vực sông trên địa bàn tỉnh đang phải chịu nhiều áp lực về ô nhiễm môi trường. Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường ở các lưu vực sông đang ngày càng trở lên cấp thiết, cần sự chung tay, vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, địa phương, người dân và doanh...

Thực hiện tốt chế độ chính sách cho người có công với cách mạng

Cùng với việc hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương, thời gian qua, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh còn thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách đối với người có công với cách mạng, gia đình chính sách. Việc làm này không chỉ thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tri ân với những cống hiến, hi sinh của thế hệ cha anh mà còn góp phần bảo đảm an...

Lập Thạch chú trọng phát triển thương mại, dịch vụ

Cùng với đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, những năm qua, huyện Lập Thạch luôn tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp (DN), hộ gia đình mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh (SXKD), phát triển thương mại, dịch vụ (TM- DV). Qua đó, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế...

Cùng chuyên mục

Tam Đảo – Ba hòn đảo trên mây

Tam Đảo là một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc Việt Nam nằm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Gọi là Tam Đảo, vì ở đây có ba ngọn núi cao nhô lên trên biển mây, đó là Thạch Bàn, Thiên Thị và Máng Chỉ. Ngọn cao nhất có độ cao tuyệt đối là 1.591 m. là một thung lũng hình lòng chảo. Ở đây có một ngọn núi có tên gọi Nhà Thờ, vì sát chân núi...

Người may trang phục Dao Quần Chẹt

Cũng như các dân tộc khác trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, người Dao Quần Chẹt có nhiều phong tục tập quán độc đáo,trong đó phải kể đến nét đẹp trong văn hóa trang phục. Người Dao quần Chẹt chủ yếu sinh sống ở các tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc. Người phụ nữ Dao Quần Chẹt từ nhỏ đã được đã được bà, được mẹ chỉ bảo, truyền dạy cho cách thêu thùa, làm trang...

Ghé thăm Vĩnh Phúc một ngày nắng đẹp

Du lịch Vĩnh Phúc được yêu thích không chỉ vì có danh lam thắng cảnh kỳ thú mà còn có những di tích lịch sử - văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận. Đây là địa điểm du lịch lý tưởng cho kỳ nghỉ ngắn ngày, rời xa nhịp sống thường ngày bận bịu...

Một ngày hành hương về miền Tây Thiên, Vĩnh Phúc

Nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 65 km về phía Tây Bắc, Khu du lịch Tây Thiên là một quần thể văn hóa du lịch tổng hợp tọa lạc trong lòng chảo rùng nguyên sinh Tam Đảo, tại trung sơn điểm giữa các huyệt mạch quốc gia gồm Đền Hùng của nhà nước Văn Lang thời các vua Hùng dựng nước, Hoa Lư của cố đô nước Đại Việt, núi Tản- Sông Đà, các trụ xứ phật giáo...

Thủ khoa khối C của tỉnh ước mơ trở thành chiến sĩ công an

Là 1 trong 8 thủ khoa của tỉnh, với tổng điểm 3 môn xét tuyển đại học khối C (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý) đạt 28,75; đứng thứ 3 toàn tỉnh về tổng điểm các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2023… đây là điểm tựa để Nguyễn Thu Hiền, học sinh lớp 12A9, Trường THPT Tam Đảo hiện thực hóa giấc mơ trở thành người chiến sĩ công an nhân dân. Mẹ luôn là người đồng hành cùng...

Quan tâm chăm lo, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng

Từ nhiều năm nay, các cấp, ngành, tổ chức đoàn thể, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ, chăm lo, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH), coi đó là trách nhiệm thiêng liêng, thể hiện sự tri ân sâu sắc đối với những hy sinh, cống hiến to lớn của các Mẹ cho sự nghiệp cách mạng,...

Bảo vệ môi trường ở các lưu vực sông

Có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân, nhưng các lưu vực sông trên địa bàn tỉnh đang phải chịu nhiều áp lực về ô nhiễm môi trường. Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường ở các lưu vực sông đang ngày càng trở lên cấp thiết, cần sự chung tay, vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, địa phương, người dân và doanh...

Thực hiện tốt chế độ chính sách cho người có công với cách mạng

Cùng với việc hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương, thời gian qua, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh còn thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách đối với người có công với cách mạng, gia đình chính sách. Việc làm này không chỉ thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tri ân với những cống hiến, hi sinh của thế hệ cha anh mà còn góp phần bảo đảm an...

Lập Thạch chú trọng phát triển thương mại, dịch vụ

Cùng với đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, những năm qua, huyện Lập Thạch luôn tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp (DN), hộ gia đình mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh (SXKD), phát triển thương mại, dịch vụ (TM- DV). Qua đó, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế...

Biểu dương 71 Chủ tịch công đoàn cơ sở tiêu biểu

Sáng 21/7, LĐLĐ tỉnh tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch công đoàn cơ sở tiêu biểu giai đoạn 2018-2023. Tới dự có các đồng chí: Hoàng Thị Thúy Lan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam. Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan cùng các đại biểu dự hội nghị. Những năm qua, các cấp công đoàn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất