Powered by Techcity

Nhanh chóng hỗ trợ các địa phương, người dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3

NDO – Sáng 8/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến đánh giá công tác chỉ đạo ứng phó, tình hình thiệt hại và triển khai các biện pháp cấp bách khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Các Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Hòa Bình, Hồ Đức Phớc đồng chủ trì Hội nghị. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Hội nghị được truyền trực tuyến tới điểm cầu Ủy ban nhân dân 26 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ Thanh Hóa trở ra phía bắc.

Phát biểu ý kiến mở đầu Hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cơn bão số 3 với cường độ rất mạnh đổ bộ vào miền bắc gây hậu quả nghiêm trọng; tuy nhiên, hoàn lưu sau bão sẽ gây mưa lũ, nhất là các tỉnh miền núi phía Bắc, gây ra sạt lở, sụt lún, lũ ống, lũ quét. Hội nghị này nằm sơ bộ đánh giá tình hình công tác dự báo có sát, “đúng, trúng” kịp thời không? Với dự báo như vậy, công tác tuyên truyền, vận động người dân, cung cấp thông tin cho các cơ quan chức năng, cho nhân dân biết thực hiện “4 tại chỗ” như thế nào? Công tác ứng phó ở cả ở Trung ương và địa phương như thế nào? Hậu quả để lại như thế nào?

Nhanh chóng hỗ trợ các địa phương, người dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3 ảnh 1
Quang cảnh Hội nghị. (Ảnh: Trần Hải)

Thủ tướng nhấn mạnh, chúng ta phải khắc phục hậu quả trong thời gian ngắn nhất có thể? Rút ra bài học gì trong phòng chống thiên tai, bão lũ, trong đó cả công tác ứng trực, sẵn sàng phản ứng trong điều kiện nước ta là nước nhiệt đới gió mùa, thường xuyên có bão? Về lâu dài thì như thế nào, phải tiến hành những biện pháp gì có tính chất lâu dài, chiến lược như đê điều, chống sụt lún, hay vấn đề nhân dân ở miền núi thường sống ở địa hình phức tạp hay bị sạt lở, lũ ống, lũ quét. Điều này đặt ra liệu có dự báo để sơ tán nhân dân không? Hậu quả bão gây ra mất điện làm ảnh hưởng sản xuất, kinh doanh, nhất là sản xuất công nghệ cao; hệ lụy nữa là sóng viễn thông bị ảnh hưởng. Thủ tướng cũng đã chỉ đạo các nhà mạng liên kết chia sẻ kết nối mạng viễn thông để bảo đảm sóng viễn thông phục vụ công tác chỉ huy, khắc phục hậu quả thiên tai. Qua đây cần đánh giá công tác điều phối lực lượng, phản ứng như thế nào? Đây là những bài học kinh nghiệm rất quan trọng.

Nhanh chóng hỗ trợ các địa phương, người dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3 ảnh 2
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hoà Bình phát biểu ý kiến tại Hội nghị. (Ảnh: Trần Hải)

Thủ tướng yêu cầu cần rà soát ngay, có hỗ trợ cho các địa phương, các gia đình có người thiệt mạng…, là những vấn đề cần phải làm ngay. Trong lúc này, người dân đang phải chịu thiệt hại, mất mát nhà cửa, người thân. Do đó, Hội nghị phải bàn với tinh thần khẩn trương, sau đó báo cáo Bộ Chính trị, lãnh đạo Đảng, Nhà nước; tiếp tục triển khai ngay các công việc phòng chống lụt bão, khắc phục hậu quả cơn bão số 3.

Nhanh chóng hỗ trợ các địa phương, người dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3 ảnh 3
Thủ tướng Phạm Minh Chính, các Phó Thủ tướng Chính phủ: Nguyễn Hoà Bình và Hồ Đức Phớc đồng chủ trì Hội nghị. (Ảnh: Trần Hải)

Hội nghị này đánh giá lại công tác phòng chống lụt bão, đánh giá hậu quả và giải pháp khắc phục, kịp thời xử lý các vấn đề liên quan người dân, sản xuất, kinh doanh, ứng phó những vấn đề sạt lở, sụt lún có thể diễn ra trong những ngày tới. Thủ tướng mong các cơ quan chức năng, địa phương chia sẻ bài học kinh nghiệm trong công tác phòng, chống thiên tai.

* Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, thiệt hại bước đầu (cập nhật đến 7 giờ sáng 8/9): do trời tối, sóng to, gió lớn và mất điện, mất liên lạc nên các địa phương chưa thống kê chính xác được. Trước mắt, sơ bộ một số thiệt hại bước đầu như sau:

Nhanh chóng hỗ trợ các địa phương, người dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3 ảnh 4
Hội nghị được truyền trực tuyến đến điểm cầu 26 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương từ Thanh Hoá trở ra phía Bắc (Ảnh: Trần Hải).

Về người: 9 người chết (Hòa Bình 4, Quảng Ninh 3, Hải Phòng 1, Hải Dương 1); 186 người bị thương (Quảng Ninh 157, Hải Phòng 13, Hải Dương 05, Hà Nội 10); 25 tàu xi-măng và gỗ loại nhỏ bị chìm tại nơi neo đậu ở Quảng Ninh; Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Hải Dương, Hà Nội bị mất điện, mất liên lạc trên diện rộng. Do thời gian lưu bão dài và duy trì cường độ gió bão, gió giật rất mạnh đã làm 3.279 nhà ở bị hư hỏng; 401 cột điện bị gãy đổ; nhiều cửa hàng, trụ sở, trường học bị tốc mái, hư hỏng; rất nhiều biển hiệu quảng cáo, cột viễn thông bị gãy đổ; cây xanh đô thị bị bật gốc, gãy đổ la liệt trên các tuyến đường tại các tỉnh, thành phố như: Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nội…

Nhanh chóng hỗ trợ các địa phương, người dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3 ảnh 5
Đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương tham dự Hội nghị. (Ảnh: Trần Hải)

Về nông nghiệp: 121.500ha lúa và hoa màu bị ngập, hư hại (tập trung tại Thái Bình: 76.345ha; Hải Phòng: 6.750ha; Hải Dương 11.200ha; Bắc Ninh: 11.009ha; Hà Nội: 6.218ha; Nam Định: 2.800ha; Hưng Yên: 11.923 ha; Hà Nam: 7.418ha, Hà Nội: 6.218ha, Bắc Ninh: 8.977ha,…); 5.027ha cây ăn quả bị hư hại (tập trung tại Hải Phòng: 1.000ha; Thái Bình: 1.385ha, Hưng Yên 1.818ha,…); trên 1.000 lồng bè nuôi trồng thủy sản bị hư hỏng, cuốn trôi (chủ yếu ở Quảng Ninh). Vào khoảng 0 giờ 5 phút sáng 8/9, tại Xóm Chầm, xã Tân Minh, huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình đã xảy ra vụ sạt lở đất vào 1 hộ gia đình làm 4 người chết, 1 người bị thương.

Nhanh chóng hỗ trợ các địa phương, người dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3 ảnh 6
Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Đỗ Đức Duy báo cáo tại Hội nghị. (Ảnh: Trần Hải)

Về những công việc triển khai tiếp theo, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị: hiện nay, bão đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và tan dần trên khu vực phía Tây Bắc Bộ, song hoàn lưu của bão còn tiếp tục gây mưa lớn đến hết ngày 9/9 cho các tỉnh Bắc Bộ, nhất là khu vực Tây Bắc với lượng mưa phổ biến từ 100-200mm, cục bộ có nơi đến 350mm.

Để sớm ổn định đời sống nhân dân, khôi phục sản xuất, đồng thời triển khai ứng phó với mưa lớn sau bão, cần tiếp tục thực hiện nghiêm Công điện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Ban Chỉ đạo tiền phương, trong đó: Đối với vùng đồng bằng, ven biển, do vẫn còn sóng to, gió lớn nên tiếp tục duy trì nghiêm lệnh cấm biển; kiên quyết không để người dân quay trở lại trên tàu cá, các lồng, bè, chòi canh khi chưa đảm bảo an toàn. Triển khai tất cả các biện pháp tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn các tầu thuyền bị đứt neo trôi dạt và người còn mất tích trên biển; tổ chức thăm hỏi, động viên và thực hiện các chính sách đối với các gia đình có người bị thiệt mạng, bị thương; tập trung nguồn lực khắc phục hậu quả do bão gây ra; bảo đảm cung cấp, hỗ trợ đủ lương thực, thực phẩm, nước sạch, tuyệt đối không để người dân bị đói, rét; huy động lực lượng hỗ trợ người dân sửa chữa nhà ở, dọn dẹp vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh; ưu tiên nguồn lực được hỗ trợ sửa chữa trường học, bệnh viện; hỗ trợ, dọn dẹp, vệ sinh trường, lớp để đưa học sinh trở lại lớp học; dọn dẹp, xử lý môi trường đảm bảo ngăn chặn để không phát sinh dịch bệnh sau bão.

Tập trung vận hành các trạm bơm và hệ thống công trình thủy lợi để tiêu ủng cứu diện tích lúa và hoa mầu bị ngập; chuẩn bị sẵn sàng nguồn giống để khôi phục sản xuất ngay sau bão. Tập trung vận hành tiêu úng cho các khu vực đô thị, khu công nghiệp và vùng trũng thấp. Tập trung khắc phục ngay sự cố hệ thống lưới điện, thông tin,… để sớm cung cấp điện phục vụ tiêu úng và sinh hoạt của người dân.

Nhanh chóng hỗ trợ các địa phương, người dân khắc phục hậu quả cơn bão số 3 ảnh 8
Thứ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp báo cáo tại Hội nghị. (Ảnh: Trần Hải)

Đối với khu vực miền núi phía bắc: triển khai lực lượng xung kích kiểm tra, rà soát các khu dân cư ven sông, suối, khu vực thấp trũng, có nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất để chủ động di dời, sơ tán người dân đến nơi an toàn; tổ chức lực lượng canh gác, kiểm soát giao thông tại các ngẩm, trân, khu vực ngập sâu, có nguy cơ xảy ra sạt lở, kiên quyết không cho người và phương tiện qua lại nếu không bảo đảm an toàn; bố trí lực lượng, chuẩn bị vật tư, phương tiện để khắc phục sự cố thông tuyến giao thông; kiểm tra, sẵn sàng phương án bảo đảm an toàn các hồ chứa và hạ du, đặc biệt là các hồ chứa thủy điện nhỏ, hồ chứa xung yếu, đã đầy nước; bố trí lực lượng thường trực để sẵn sàng vận hành điều tiết và xử lý các tình huống; tăng cường công tác thông tin, truyền thông để người dân chủ động nắm bắt, động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại; duy trì lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia dự báo, từ ngày 8 đến 9/9, hoàn lưu sau bão số 3 sẽ gây mưa lớn cho cả khu vực các đồng bằng, trung du và vùng núi phía bắc, với lượng mưa trung bình 24 giờ có thể lên tới 100-150mm, có nơi có thể trên 200mm. Nguy cơ cao xảy lũ trên các sông suối và lũ quét, sạt lở đất tại một số địa phương, trong đó đặc biệt cần lưu ý:

Các sông nhỏ ở Quảng Ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Hòa Bình lũ có thể lên mức báo động 2 đến báo động 3; nguy cơ cao xảy ra ngập lụt tại các đô thị, thành phố và các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ do mưa lớn, đặc biệt tại các tỉnh: Quảng Ninh, Hải Phòng, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Cao Bằng, Hà Giang, Yên Bái, Bắc Kạn, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam, Hà Nội; nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đối với các tỉnh: Quảng Ninh (12 huyện/thị xã), Lạng Sơn (11 huyện), Bắc Kạn (6 huyện), Thái Nguyên (9 huyện), Bắc Giang (8 huyện), Vĩnh Phúc (5 huyện), Hòa Bình (11 huyện), Phú Thọ (9 huyện), Tuyên Quang (6 huyện), Yên Bái (9 huyện), Sơn La (8 huyện), Lai Châu (3 huyện), Lào Cai (4 huyện), Thanh Hóa (10 huyện).

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia và các đơn vị dự báo ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương sẽ tiếp tục theo dõi sát sao diễn biến mưa, lũ tại các khu vực nêu trên và cung cấp thông tin chi tiết, kịp thời cho các cơ quan phòng chống thiên tai của Trung ương và các địa phương để có biện pháp chỉ đạo, điều hành, ứng phó kịp thời, hiệu quả.

Nhandan.vn

Nguồn:https://nhandan.vn/nhanh-chong-ho-tro-cac-dia-phuong-nguoi-dan-khac-phuc-hau-qua-con-bao-so-3-post829267.html

Cùng chủ đề

Hơn 300 suất học bổng cho sinh viên bị ảnh hưởng bởi bão lũ

TPO – Trường ĐH Mở TPHCM dự kiến sẽ trao hơn 300 suất học bổng với tổng giá trị 1 tỷ đồng cho các sinh viên tại các tỉnh, thành khu vực phía Bắc bị ảnh hưởng bởi bão Yagi và lũ lụt.  Ngày 16/9, GS.TS Nguyễn Minh Hà – Hiệu trưởng Trường ĐH Mở TPHCM cho biết, trường hiện có hơn 300 em sinh viên các khóa đang cư trú tại các tỉnh, thành khu vực phía...

Nhanh chóng hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục sản xuất, kinh doanh

NDO – Sáng 15/9, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 về các giải pháp khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục sản xuất, kinh doanh. Cùng dự tại điểm cầu Trụ sở Chính phủ có các Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà, Lê Thành Long,...

Bộ Công Thương hỗ trợ đồng bào vùng lũ Tuyên Quang

Cùng tham dự Đoàn công tác, về phía Bộ Công Thương có ông Phan Văn Bản – Chủ tịch Công đoàn Công Thương Việt Nam; bà Nguyễn Minh Huệ – Chủ tịch Công đoàn Bộ Công Thương; bà Lê Việt Nga – Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Bộ Công Thương; ông Ngô Quang Long – Phó Chánh Văn phòng Bộ Công Thương; ông Phạm Văn Hùng – Phó phòng Quản trị Văn phòng Bộ Công Thương;...

Thủ tướng: Triển khai phương tiện, kể cả trực thăng để tiếp cận, hỗ trợ dân

Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ký công điện số 92 về việc tập trung khắc phục hậu quả bão số 3 và mưa lũ sau bão. Người đứng đầu Chính phủ yêu cầu lãnh đạo các tỉnh, thành phố trong vùng bị ảnh hưởng của bão, mưa lũ đặt mục tiêu đảm bảo an toàn, sức khỏe, tính mạng cho nhân dân lên trên hết, trước hết. Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần khẩn trương nhất, tiếp tục tập trung tìm...

Thủ tướng chủ trì họp trực tuyến từ Bắc Giang chỉ đạo ứng phó mưa lũ

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm hỏi, động viên nhân dân xã Vân Hà, thị xã Việt Yên, tỉnh Bắc Giang – Ảnh: TTXVN Các điểm cầu tham gia họp trực tuyến gồm trụ sở Chính phủ, tỉnh, thành phố Yên Bái, Tuyên Quang, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội về ứng phó, khắc phục hậu quả mưa lũ, sạt lở đất, lũ ống, lũ quét đang diễn ra nghiêm trọng. Giải quyết ngay kiến nghị của người dân Bắc Giang Sau khi...

Cùng tác giả

Vĩnh Phúc phát triển bền vững Khu công nghiệp

<!-- --> Với quan điểm xuyên suốt qua các nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc từ khi tái lập tỉnh Vĩnh Phúc đến nay, xác định mục tiêu lấy phát triển công nghiệp làm nền tảng, khâu đột phá, động lực cho sự phát triển đã đưa Vĩnh Phúc từ một tỉnh thuần nông, phải trợ cấp ngân sách từ...

Đài PT-TH Vĩnh Phúc tự hào 68 năm xây dựng và phát triển

<!-- --> Chiều 19/9, Đài PT-TH Vĩnh Phúc tổ chức gặp mặt kỷ niệm 68 năm Ngày thành lập (19/9/1956 - 19/9/2024) và phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. 68 năm xây dựng và phát triển hòa vào dòng chảy thời sự chính trị, kinh tế, văn...

Nhiễm liên cầu khuẩn do thói quen ăn thực phẩm tái, sống

Tin mới y tế ngày 17/9: Nhiễm liên cầu khuẩn do thói quen ăn thực phẩm tái, sốngDù đã được cảnh báo nhiều, nhưng mới đây, tại các bệnh viện trên địa bàn Thủ đô lại tiếp nhận điều trị các ca nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Nhiễm liên cầu khuẩn lợn do thói quen ăn thực phẩm tái, sống Phần lớn, các ca nhiễm bệnh đều liên quan đến giết mổ, ăn tiết canh hoặc các thức ăn được chế...

Đánh thức tiềm năng du lịch Vĩnh Phúc

Theo thống kê của cơ quan chuyên môn, số lượng du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tại tỉnh hằng năm đều tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước và thuộc top đầu các địa phương thu hút du khách nhiều nhất miền Bắc. Khu du lịch quốc gia Tam Đảo cần đổi mới, đa dạng sản phẩm du lịch để hấp dẫn, níu chân...

Đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng các công trình, dự án

Với mục tiêu không để những khó khăn trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (BT-GPMB) ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án và thu hút đầu tư vào địa bàn, thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, các cấp, ngành chức năng, chính quyền địa phương đang tập trung triển khai các giải pháp tháo gỡ, nhất là đối với các...

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc phát triển bền vững Khu công nghiệp

<!-- --> Với quan điểm xuyên suốt qua các nhiệm kỳ Đại hội Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc từ khi tái lập tỉnh Vĩnh Phúc đến nay, xác định mục tiêu lấy phát triển công nghiệp làm nền tảng, khâu đột phá, động lực cho sự phát triển đã đưa Vĩnh Phúc từ một tỉnh thuần nông, phải trợ cấp ngân sách từ...

Đài PT-TH Vĩnh Phúc tự hào 68 năm xây dựng và phát triển

<!-- --> Chiều 19/9, Đài PT-TH Vĩnh Phúc tổ chức gặp mặt kỷ niệm 68 năm Ngày thành lập (19/9/1956 - 19/9/2024) và phát động ủng hộ đồng bào bị thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra. 68 năm xây dựng và phát triển hòa vào dòng chảy thời sự chính trị, kinh tế, văn...

Nhiễm liên cầu khuẩn do thói quen ăn thực phẩm tái, sống

Tin mới y tế ngày 17/9: Nhiễm liên cầu khuẩn do thói quen ăn thực phẩm tái, sốngDù đã được cảnh báo nhiều, nhưng mới đây, tại các bệnh viện trên địa bàn Thủ đô lại tiếp nhận điều trị các ca nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Nhiễm liên cầu khuẩn lợn do thói quen ăn thực phẩm tái, sống Phần lớn, các ca nhiễm bệnh đều liên quan đến giết mổ, ăn tiết canh hoặc các thức ăn được chế...

Game ‘Chạy trốn phồn hoa’ được Apple vinh danh

Ngay từ ngày đầu ra mắt, tựa game đã gây thích thú cho người chơi với tạo hình game pixel cùng lối chơi đơn giản, thông qua hành trình khám phá những danh lam thắng cảnh nổi tiếng của VN như: Cầu ngói Thanh Toàn (Huế), đình cổ Hương Canh của Bình Xuyên (Vĩnh Phúc) cho đến Thủy Đình ở Thiên Phúc Tự (Hà Nội), Tháp chuông Vọng Lĩnh Cao Đài trên đỉnh Fansipan (Lào Cai), Tháp Chăm Poshanu...

Phú Thọ khắc ghi lời dặn của Người

Lời căn dặn của Bác như một lời hiệu triệu tạo nên sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, để toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đánh đuổi giặc ngoại xâm, đấu tranh giành độc lập dân tộc. Ghi sâu lời dạy của Người, 70 năm qua, tỉnh Phú Thọ đã cùng với cả nước đã lập nhiều thành quả to lớn, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lời Người vang vọng...

Giáo dục nghề nghiệp gắn với nhu cầu việc làm

<!-- --> Hiện nay, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh thường xuyên nghiên cứu, cập nhật kịp thời nhu cầu của xã hội, gắn đào tạo với thị trường lao động, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực có chất lượng của doanh nghiệp. Trường Cao đẳng Nghề Vĩnh Phúc luôn tích cực đổi...

Dự án nghìn tỷ hơn 10 năm vẫn bỏ hoang

<!-- --> Được khởi công vào tháng 9/2013, theo kế hoạch, giai đoạn 1 của Trung tâm Dịch vụ y tế và Chăm sóc sức khỏe có diện tích 20ha tại thị trấn Hợp Châu, huyện Tam Đảo sẽ được hoàn thành và đưa vào sử dụng năm 2015. Tuy nhiên đến nay, qua hơn 10 năm, dự án này vẫn chỉ là cánh...

Lan tỏa phong trào thi đua lao động giỏi, lao động sáng tạo

<!-- --> Thi đua “Lao động giỏi, lao động sáng tạo”, “Phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh” tại các doanh nghiệp là phong trào có sức lan tỏa sâu rộng trong công nhân, lao động. Từ hiệu quả của phong trào góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, cải thiện...

Đưa giống lúa chất lượng cao vào sản xuất

<!-- --> Giống lúa thuần chất lượng TBR97 là giống lúa đã được gieo cấy thử nghiệm tại Yên Lạc từ năm 2020. Đây là giống lúa được nghiên cứu bởi Tập đoàn Thái Bình Seed. Vụ mùa năm nay, Trung tâm Giống Nông nghiệp Vĩnh Phúc tiếp tục phối hợp với doanh nghiệp đưa giống lúa này gieo trồng thành mô hình...

Công an tỉnh thăm, tặng quà hỗ trợ các tỉnh khắc phục lũ lụt

<!-- --> Hưởng ứng Lời kêu gọi của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, phát huy truyền thống đoàn kết, đạo lý "tương thân, tương ái" ngày 18/9, Công an tỉnh Vĩnh Phúc đã thành lập các đoàn công tác trực tiếp thăm, tặng quà hỗ trợ các tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề của bão số 3, với tổng...

Tin nổi bật

Tin mới nhất