Trong bối cảnh hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, cùng với quá trình chuyển đổi kinh tế, việc nâng cao năng lực quản trị được xem là “chìa khoá” để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư trong nước, chuyên sản xuất linh kiện cơ khí cho xe có động cơ và động cơ xe, để cạnh tranh với các doanh nghiệp hoạt động trong cùng lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô, xe máy và hướng tới mục tiêu đưa sản phẩm xuất khẩu ra thị trường thế giới, năm 2022, Công ty cổ phần Accuracy (Vĩnh Yên) đã nỗ lực đáp ứng các điều kiện, được UBND tỉnh, Bộ Công thương và Công ty TNHH SamSung Electronics Việt Nam chọn triển khai xây dựng nhà máy thông minh.
Công ty cổ phần Dược phẩm Vĩnh Phúc (Vinphaco) là doanh nghiệp đầu tiên trong tỉnh áp dụng hệ thống quản trị doanh nghiệp hiện đại SAP S/4HANA. Ảnh: Nguyễn Lượng
Các nội dung hỗ trợ xây dựng gồm xây dựng hệ thống quản lý nhà máy bằng Excel; triển khai hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001 : 2015; cải tiến năng suất lao động tại tất cả các công đoạn và thực hiện nguyên tắc 5S3D (Sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng và chỉ đạo – thảo luận – ủy thác).
Sau hơn 2 năm triển khai dự án, công ty được các chuyên gia hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực, hướng dẫn việc hoạch định chiến lược trong sản xuất, kinh doanh; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, quy trình 5S3D trong xây dựng nhà máy thông minh.
Với các giải pháp quản trị trên nền tảng số hóa, tự động hóa được các chuyên gia chuyển giao trực tiếp, hệ thống quản lý và hiện trường sản xuất của công ty thay đổi rõ rệt từ khâu tiếp nhận yêu cầu, xây dựng kế hoạch sản xuất tới lưu kho và chuyển giao sản phẩm, nhất là các dữ liệu liên quan đến năng suất, chất lượng, giao hàng, chi phí… được quản lý và phân tích theo thời gian thực tế đã giúp công ty quản lý nhanh chóng, dễ dàng và chính xác hơn.
Qua đó giúp nâng cao năng suất sản phẩm và giảm thiểu những rủi ro, hàng tồn kho trong quá trình sản xuất, dự trữ hàng hóa; góp phần nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ của tỉnh nói riêng, cả nước nói chung phát triển.
Trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 phát triển mạnh mẽ, toàn diện và sâu rộng, đòi hỏi các doanh nghiệp cần nâng cao năng lực quản trị toàn diện trên tất cả các lĩnh vực gồm quản trị chiến lược, quản lý tài chính, nhân lực, sản xuất và marketing.
Triển khai “Đề án xác định chỉ số đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp và hỗ trợ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số”, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương triển khai nhiều giải pháp tạo động lực thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp.
Tiên phong, đồng hành cùng chính quyền tỉnh và các doanh nghiệp trong công cuộc chuyển đổi số, thúc đẩy hình thành nền kinh tế số, VNPT Vĩnh Phúc đã và đang tích cực triển khai các nội dung thỏa thuận hợp tác giữa Tập đoàn VNPT Việt Nam với tỉnh trong xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số.
Tính đến tháng 10/2024, VNPT Vĩnh Phúc đã hỗ trợ hơn 80% doanh nghiệp thực hiện kê khai thuế điện tử; 50% doanh nghiệp thực hiện kê khai bảo hiểm xã hội điện tử; trên 30% khách hàng tham gia đăng ký khai báo thuế thông qua VNPT SmartCA.
Đặc biệt, VNPT Vĩnh Phúc là đơn vị đầu tiên của cả nước xây dựng hệ sinh thái chuyển đổi số cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, cung cấp 50 sản phẩm dịch vụ phục vụ chuyển đổi số theo 4 trụ cột chính của hoạt động kinh doanh, điều hành, quản trị doanh nghiệp.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong quá trình nâng cao năng lực quản trị, nhiều doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh chuyển đổi số thông qua việc áp dụng các giải pháp và tiện ích như xây dựng website để thông tin và quảng bá sản phẩm cũng như tham gia cung ứng các sản phẩm, hàng hóa trên Internet; ứng dụng phần mềm bán hàng, quản trị doanh nghiệp, phần mềm kế toán, hóa đơn điện tử, chữ ký số trong hoạt động quản lý và kinh doanh…
Đến nay, trên địa bàn tỉnh có hơn 10 nghìn doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng các nền tảng số trong quản lý điều hành, sản xuất, kinh doanh, chiếm 72% tổng số doanh nghiệp, góp phần đưa kinh tế số đóng góp gần 22% vào GRDP của tỉnh.
Dự báo thời gian tới, tỷ trọng kinh tế số trong tăng trưởng kinh tế của tỉnh sẽ ngày càng tăng với việc gia tăng các hoạt động kinh tế sử dụng công nghệ số và dữ liệu số làm yếu tố đầu vào, sử dụng công nghệ thông tin – viễn thông để tăng năng suất lao động, đổi mới mô hình kinh doanh và tối ưu hóa cấu trúc nền kinh tế.
Chính vì vậy, cùng với việc tập trung đầu tư trang thiết bị, máy móc, các doanh nghiệp cần đổi mới tư duy, áp dụng các giải pháp số để nâng cao năng lực cạnh tranh, hướng tới sự phát triển bền vững.
<!-- -->
Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024, (đợt 1) diễn ra từ ngày 21- 30/11 tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc với sự tham gia của gần 1.000 nghệ sĩ, thuộc 13 đoàn nghệ thuật trong cả nước. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho đêm khai mạc đã hoàn tất.
...
<!-- -->
3 địa phương của huyện Lập Thạch là Đồng Ích, Tiên Lữ và Xuân Lôi có nhu cầu sử dụng nước sạch tập trung cấp bách do nguồn nước ngầm cạn kiệt, người dân thiếu nước sinh hoạt trầm trọng từ cuối năm 2022, nhờ sự vào cuộc chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh cùng các sở ngành và đơn...
Căn hộ chuyên gia Expert Home góp phần thu hút và giữ chân nhân sự cấp caoVới làn sóng vốn FDI chất lượng cao không ngừng đổ vào Việt Nam, nhu cầu căn hộ chuẩn chuyên gia ngày càng bùng nổ.
Các dự án như VIC Grand Square, với loại hình căn hộ Expert Home chuẩn chuyên gia, đang trở thành chìa khóa quan trọng để không chỉ thu hút mà còn giữ chân nhân sự cấp cao trong dài...
Chiều 21/11, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì họp cùng các sở, ban, ngành liên quan chuẩn bị các nội dung tổ chức hội nghị tọa đàm “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.Cũng dự có đại diện Tập đoàn Vingroup.Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Xuân...
<!-- -->
Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024, (đợt 1) diễn ra từ ngày 21- 30/11 tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc với sự tham gia của gần 1.000 nghệ sĩ, thuộc 13 đoàn nghệ thuật trong cả nước. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho đêm khai mạc đã hoàn tất.
...
<!-- -->
3 địa phương của huyện Lập Thạch là Đồng Ích, Tiên Lữ và Xuân Lôi có nhu cầu sử dụng nước sạch tập trung cấp bách do nguồn nước ngầm cạn kiệt, người dân thiếu nước sinh hoạt trầm trọng từ cuối năm 2022, nhờ sự vào cuộc chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh cùng các sở ngành và đơn...
Căn hộ chuyên gia Expert Home góp phần thu hút và giữ chân nhân sự cấp caoVới làn sóng vốn FDI chất lượng cao không ngừng đổ vào Việt Nam, nhu cầu căn hộ chuẩn chuyên gia ngày càng bùng nổ.
Các dự án như VIC Grand Square, với loại hình căn hộ Expert Home chuẩn chuyên gia, đang trở thành chìa khóa quan trọng để không chỉ thu hút mà còn giữ chân nhân sự cấp cao trong dài...
Chiều 21/11, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì họp cùng các sở, ban, ngành liên quan chuẩn bị các nội dung tổ chức hội nghị tọa đàm “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.Cũng dự có đại diện Tập đoàn Vingroup.Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Xuân...
Nhằm triển khai hiệu quả Đề án thu hút các nhà đầu tư chiến lược tới đầu tư tại tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2023 và Kế hoạch số 203 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện đề án; Đề án hỗ trợ kết nối, liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp của tỉnh với các doanh nghiệp FDI từng bước tham gia chuỗi cung...
* Vùng núi cao Tam Đảo: Mây thay đổi. Sáng có sương mù nhẹ, ngày trời nắng, đêm không mưa. Gió đông bắc cấp 2. Đêm và sáng trời rét. Nhiệt độ từ 15 đến 22 độ C. Độ ẩm trung bình: 80-85%.* Vùng đồi núi thấp trung du (Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương): Mây thay đổi. Ngày trời nắng, đêm không mưa. Gió đông bắc...
Phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp phát triển, một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của vùng và cả nước, Vĩnh Phúc đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để đạt mục tiêu đề ra. Trong đó tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng các khu công nghiệp theo...
Nghị định số 113 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã (sửa đổi) năm 2023 có hiệu lực từ ngày 1/11/2024 với nhiều chính sách hỗ trợ cụ thể, được kỳ vọng sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo nền tảng để kinh tế tập thể (KTTT) phát triển bền vững.Thực hiện chỉ đạo...
Với sự hỗ trợ của Nhà nước, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp (TTCN) trên địa bàn tỉnh đã và đang phát huy những lợi thế sẵn có, chủ động đầu tư, đổi mới dây chuyền và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Từ đó nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm, giải...
Việc triển khai hiệu quả chính sách khuyến công trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) có hướng đầu tư đúng, nâng cao năng lực quản lý, mở rộng sản xuất, kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, phát triển bền vững và từng bước tham gia hội nhập kinh tế quốc...
Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản, ngành Nông nghiệp tỉnh đã đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại và kết nối chuỗi cung ứng với các tỉnh, đặc biệt là thành phố Hà Nội, giúp nâng cao giá trị nông sản trên thị trường. Thông qua các hội trợ thương mại đã mở ra cơ hội phát triển thị...