Powered by Techcity

Gạo Long Trì

Từ xưa, Tam Dương đã nổi tiếng với câu ca “Dứa Hướng Đạo, Gạo Long Trì” – hai sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng của huyện. Gạo Long Trì được bắt nguồn từ thôn Long Trì, thị trấn Hợp Hòa, huyện Tam Dương. Đây là khu vực có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng đặc trưng và riêng biệt, bởi vậy đã tạo nên những hạt gạo trắng trong, thơm ngon và có mùi vị khác biệt so với các loại gạo khác.

Trước đây, người dân Long Trì chủ yếu cấy lúa ri, lúa rảnh, lúa câu dài ngày, năng suất chỉ vài chục cân/sào. Do năng suất thấp nên dần dần những giống ấy ngày càng mai một, nhường chỗ cho các giống lúa thông thường như: Nông nghiệp 8, Mộc Tuyền, Khang Dân, Q5, X21… Năm 2006, giống lúa Hương thơm đã được trồng thử nghiệm 1 ha ở thôn Bầu Long Trì. Khi thu hoạch, năng suất cao, cơm nấu lên thơm ngon dẻo nhưng dân không thích vì chỉ quen ăn Khang Dân, Q5 cứng. Lúc này gạo lại chưa có thương hiệu, chẳng ai quan tâm đến gạo đặc sản nên giá bán rẻ ngang với gạo Khang Dân mà vẫn ít người mua. Nhiều người thôn Bầu Long Trì lúc đó phải đem số gạo Hương Thơm đi cho hoặc biếu. Nhờ sự giúp đỡ của chính quyền địa phương, sự cộng tác của các nhà khoa học, sự  tích cực của Hội sản xuất gạo Long Trì, những nguồn gen quý hiếm được nghiên cứu, cho ra đời và đưa vào sản xuất hàng loạt những giống lúa mới: Hương thơm số 1, XT27, LT2, T10, TH3-3, gần đây nhất là QR1 và VS1. Để đạt hiệu quả cao về kinh tế từ quy trình sản xuất lúa đến sản xuất gạo và bao tiêu sản phẩm đầu ra, Hiệp hội Gạo Long Trì đã tiến hành liên hệ, cung ứng giống và phân bón cho hội viên đảm bảo chất lượng theo quy định; hướng dẫn từng quy trình kỹ thuật gieo cấy, chăm sóc; đồng thời chú trọng công tác dự thính, dự báo tình hình sâu bệnh, dịch vụ cung ứng và phun thuốc BVTV. Để đưa ra một sản phẩm gạo Long Trì ra thị trường, sau khi thu hoạch, gạo được phơi sấy đúng kỹ thuật, phơi ít nhất là 5 nắng. Sau khi phơi xong bảo quản sạch, nếu chưa xay sát phải để trong bao bì có ni lông. Nếu không xay sát ngay thì khi xay sát, để gạo nguội, có nghĩa là gạo trong vòng 5 đến 7 tiếng cho nguội mới bắt đầu đóng vào bao bì ni lông. Đóng vào bao bì ni lông xong dần lại một lần nữa, sơ chế lần nữa, nhặt hết, bỏ hết thóc, trấu và sạn có màu rồi mới đưa vào bao bì có nhãn mác và đưa ra thị trường.

Giống lúa được trồng trên cánh đồng Long Trì có ưu điểm là gạo đều, ít tấm, khi xay xát không gãy, hạt gạo trắng trong, nhỏ, bóng, có mùi thơm. Gạo được nấu thành cơm không dính, hạt cơm rất dẻo, dai, vị đậm, thơm nhẹ đặc trưng, khác biệt với bất kỳ loại gạo nào khác. Đặc biệt, cơm nấu hôm trước để đến hôm sau vẫn dẻo, mềm. Cơm gạo Long Trì mà ăn với quả trám đen chấm tương hoặc muối vừng sẽ làm tăng cảm giác ngon miệng bởi vị béo pha chút hương thơm khó lẫn. Trước đây, người dân đang ăn gạo Khang Dân, Q5 (cơm cứng, gạo không thơm) nên khi chuyển sang ăn cơm gạo đặc sản thấy rất ngon miệng, hạt cơm trắng ngần, dẻo, mùi thơm nhè nhẹ đưa lên mũi, càng nhai càng cảm nhận được vị đậm. Có nhiều người mua gạo Long Trì về ăn thử một vài bữa, rồi thành ra nghiện thứ gạo ấy. Không có hương thơm nhè nhẹ của nó thì bữa cơm không ngon. Do vậy nhiều tư thương ở các địa phương khác, cả trong tỉnh, ngoài tỉnh đã tìm về để hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.

Hiện nay thôn Long Trì có trên 400 hộ dân tham gia sản xuất, diện tích gieo cấy 50 ha/vụ; năng suất bình quân đạt 56 tạ/ha, sản lượng cung ứng ra thị trường đạt 100 tấn/năm. Chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2013, Hội sản xuất Gạo Long Trì bán ra thị trường trên 4 tấn gạo, đem lại thu nhập cao cho các hộ dân tham gia sản xuất. Cùng với thương hiệu dần được khẳng định thì giá trị kinh tế của gạo Long Trì cũng được nâng lên.Trước kia, khi chưa có thương hiệu, gạo bán ra với giá trung bình 10.000đồng/kg và chỉ bán được ở phạm vi khu vực huyện. Sau khi thương hiệu gạo Long Trì được khẳng định trong lòng người tiêu dùng, giá gạo tăng lên từ 16.000 – 18.000đ/kg, cao hơn từ 5.000đ – 7.000đ/kg so với các loại gạo tẻ khác.

Với chất lượng và ưu điểm vượt trội, tháng 8 năm 2013, gạo Long Trì đã được vinh danh tại Lễ công bố kết quả và cấp chứng thư cho Top 10 thương hiệu nhãn hiệu nổi tiếng năm 2013 do Tạp chí Sở hữu trí tuệ Việt Nam tổ chức.

Từ xa xưa cho đến hiện nay, từ những cô hàng xáo cho đến người tiêu dùng gần xa đều ưa chuộng mà dành cho gạo Long Trì những lời  nhận xét: “Chưa vào đến môi đã trôi đến họng”. Đó là ghi nhận cho sự kết tinh giữa nắng gió thiên nhiên và bàn tay, trí tuệ của con người vùng đất này. Với tình yêu quê hương, yêu hạt gạo thơm ngon, chắc chắn những người dân nơi đây sẽ tiếp tục làm cho hương gạo Long Trì bay xa đến được với nhiều người tiêu dùng hơn nữa.

Đến nay, “Gạo Long Trì” đã trở thành thương hiệu, được quảng bá rộng khắp trên thị trường trong tỉnh, được người tiêu dùng ưa chuộng. Hy vọng rằng, thời gian tới, thương hiệu “Gạo Long Trì” tiếp tục khẳng định vị thế ở tầm cao mới, đem đến cho thị trường những sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.

Cùng chủ đề

Hàng ngàn người ‘đổ về’ Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Sáng 22/12, hàng ngàn người dân đổ về sân bay Gia Lâm (Hà Nội) để tham quan Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, sự kiện nổi bật trong chuỗi hoạt động kỷ niệm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Triển lãm mở cửa miễn phí cho nhân dân từ 9 giờ đến 17 giờ ngày 21/12 và từ 9 giờ đến 15 giờ ngày 22/12. Không khí tại khu vực triển lãm sôi động...

Các doanh nghiệp xuất khẩu tăng trưởng ấn tượng

Năm 2024, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có giá trị xuất khẩu lớn có doanh thu tăng cao đã đưa giá trị xuất khẩu toàn tỉnh tăng 12,55% so với năm 2023.Dây chuyền sản xuất xe máy hiện đại tại Công ty TNHH Polaris Việt Nam, Khu công nghiệp Bá Thiện 2, huyện Bình Xuyên.Điển hình như: Công ty TNHH BHflex Vina tăng 49%; Công...

Thời tiết Vĩnh Phúc ngày 22/12

* Vùng núi cao Tam Đảo: Nhiều mây. Đêm không mưa, sáng sớm có sương mù và sương mù nhẹ, trưa chiều giảm mây, hửng nắng. Gió đông bắc cấp 2. Trời rét hại. Nhiệt độ từ 10 đến 15 độ C. Độ ẩm trung bình: 70-80%.* Vùng đồi núi thấp trung du (Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương): Nhiều mây. Đêm không mưa, sáng sớm có...

Chuyện về những anh hùng

<!-- --> Trong suốt hành trình đấu tranh vì độc lập, tự do của dân tộc, đã có nhiều tấm gương chiến sĩ chiến đấu dũng cảm, kiên cường, sẵn sàng hi sinh nơi trận địa. Trong số những người anh hùng đã làm nên chiến thắng lẫy lừng của dân tộc ấy có hai người con của Vĩnh Phúc là Anh hùng...

Trải nghiệm không gian khoa học sáng tạo trong ngày hội TechFest Vĩnh Phúc 2024

<!-- --> Ngày 21/12, hàng nghìn người dân trong và ngoài tỉnh đến tham quan các gian hàng tại Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ hai, năm 2024. Người dân đã có nhiều trải nghiệm thú vị tại các gian hàng trưng bày, triển lãm. Các gian hàng công nghệ là...

Cùng tác giả

Vườn Quốc Gia Tam Đảo

Là một "khu vườn" rộng lớn với diện tích trải rộng trên ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang, vườn quốc gia Tam Đảo tọa lạc trên dãy núi Tam Đảo, độ cao 100m trở lên so với mực nước biển, độ dài trên 80km, rộng khoảng 15km chạy dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, cách Hà Nội khoảng 75km với 2 giờ chạy xe. Đây được xem là khu sinh thái lớn nhất miền...

Đem sắc màu văn hóa dân tộc đến với Khu du lịch Tam Đảo

Vĩnh Phúc có khoảng 5% dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó, tiêu biểu là đồng bào dân tộc Sán Dìu, Dao và Cao Lan sinh sống thành cộng đồng tại các huyện, thành phố: Phúc Yên, Bình Xuyên, Tam Đảo, Lập Thạch, Sông Lô. Đây là một trong những tiềm năng, lợi thế về bản sắc văn hóa dân tộc để thu hút du khách, nhất là đối với các tỉnh vùng Đồng bằng...

Tam Đảo – Ba hòn đảo trên mây

Tam Đảo là một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc Việt Nam nằm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Gọi là Tam Đảo, vì ở đây có ba ngọn núi cao nhô lên trên biển mây, đó là Thạch Bàn, Thiên Thị và Máng Chỉ. Ngọn cao nhất có độ cao tuyệt đối là 1.591 m. là một thung lũng hình lòng chảo. Ở đây có một ngọn núi có tên gọi Nhà Thờ, vì sát chân núi...

Người may trang phục Dao Quần Chẹt

Cũng như các dân tộc khác trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, người Dao Quần Chẹt có nhiều phong tục tập quán độc đáo,trong đó phải kể đến nét đẹp trong văn hóa trang phục. Người Dao quần Chẹt chủ yếu sinh sống ở các tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc. Người phụ nữ Dao Quần Chẹt từ nhỏ đã được đã được bà, được mẹ chỉ bảo, truyền dạy cho cách thêu thùa, làm trang...

Ghé thăm Vĩnh Phúc một ngày nắng đẹp

Du lịch Vĩnh Phúc được yêu thích không chỉ vì có danh lam thắng cảnh kỳ thú mà còn có những di tích lịch sử - văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận. Đây là địa điểm du lịch lý tưởng cho kỳ nghỉ ngắn ngày, rời xa nhịp sống thường ngày bận bịu...

Cùng chuyên mục

Tam Đảo – Ba hòn đảo trên mây

Tam Đảo là một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc Việt Nam nằm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Gọi là Tam Đảo, vì ở đây có ba ngọn núi cao nhô lên trên biển mây, đó là Thạch Bàn, Thiên Thị và Máng Chỉ. Ngọn cao nhất có độ cao tuyệt đối là 1.591 m. là một thung lũng hình lòng chảo. Ở đây có một ngọn núi có tên gọi Nhà Thờ, vì sát chân núi...

Người may trang phục Dao Quần Chẹt

Cũng như các dân tộc khác trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, người Dao Quần Chẹt có nhiều phong tục tập quán độc đáo,trong đó phải kể đến nét đẹp trong văn hóa trang phục. Người Dao quần Chẹt chủ yếu sinh sống ở các tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc. Người phụ nữ Dao Quần Chẹt từ nhỏ đã được đã được bà, được mẹ chỉ bảo, truyền dạy cho cách thêu thùa, làm trang...

Ghé thăm Vĩnh Phúc một ngày nắng đẹp

Du lịch Vĩnh Phúc được yêu thích không chỉ vì có danh lam thắng cảnh kỳ thú mà còn có những di tích lịch sử - văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận. Đây là địa điểm du lịch lý tưởng cho kỳ nghỉ ngắn ngày, rời xa nhịp sống thường ngày bận bịu...

Một ngày hành hương về miền Tây Thiên, Vĩnh Phúc

Nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 65 km về phía Tây Bắc, Khu du lịch Tây Thiên là một quần thể văn hóa du lịch tổng hợp tọa lạc trong lòng chảo rùng nguyên sinh Tam Đảo, tại trung sơn điểm giữa các huyệt mạch quốc gia gồm Đền Hùng của nhà nước Văn Lang thời các vua Hùng dựng nước, Hoa Lư của cố đô nước Đại Việt, núi Tản- Sông Đà, các trụ xứ phật giáo...

Thủ khoa khối C của tỉnh ước mơ trở thành chiến sĩ công an

Là 1 trong 8 thủ khoa của tỉnh, với tổng điểm 3 môn xét tuyển đại học khối C (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý) đạt 28,75; đứng thứ 3 toàn tỉnh về tổng điểm các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2023… đây là điểm tựa để Nguyễn Thu Hiền, học sinh lớp 12A9, Trường THPT Tam Đảo hiện thực hóa giấc mơ trở thành người chiến sĩ công an nhân dân. Mẹ luôn là người đồng hành cùng...

Quan tâm chăm lo, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng

Từ nhiều năm nay, các cấp, ngành, tổ chức đoàn thể, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ, chăm lo, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH), coi đó là trách nhiệm thiêng liêng, thể hiện sự tri ân sâu sắc đối với những hy sinh, cống hiến to lớn của các Mẹ cho sự nghiệp cách mạng,...

Bảo vệ môi trường ở các lưu vực sông

Có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân, nhưng các lưu vực sông trên địa bàn tỉnh đang phải chịu nhiều áp lực về ô nhiễm môi trường. Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường ở các lưu vực sông đang ngày càng trở lên cấp thiết, cần sự chung tay, vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, địa phương, người dân và doanh...

Thực hiện tốt chế độ chính sách cho người có công với cách mạng

Cùng với việc hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương, thời gian qua, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh còn thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách đối với người có công với cách mạng, gia đình chính sách. Việc làm này không chỉ thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tri ân với những cống hiến, hi sinh của thế hệ cha anh mà còn góp phần bảo đảm an...

Lập Thạch chú trọng phát triển thương mại, dịch vụ

Cùng với đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, những năm qua, huyện Lập Thạch luôn tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp (DN), hộ gia đình mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh (SXKD), phát triển thương mại, dịch vụ (TM- DV). Qua đó, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế...

Biểu dương 71 Chủ tịch công đoàn cơ sở tiêu biểu

Sáng 21/7, LĐLĐ tỉnh tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch công đoàn cơ sở tiêu biểu giai đoạn 2018-2023. Tới dự có các đồng chí: Hoàng Thị Thúy Lan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam. Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan cùng các đại biểu dự hội nghị. Những năm qua, các cấp công đoàn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất