Powered by Techcity

Đời sống cư dân thời Tiền Hùng Vương

Với trên hai chục di tích đã được phát hiện, thực tế chắc còn nhiều hơn nhiều, cùng với hàng ngàn hàng vạn di vật thu lượm được đã giúp chúng ta hình dung đời sống vật chất và tinh thần của cư dân thời Tiền Hùng Vương trên đất Vĩnh Phúc.

Con người lúc bấy giờ từng gia đình lớn nhiều đời phần lớn cư trú trên các sườn đồi đất thấp vùng trung du như Gò Đặng, Gò Sỏi, Núi Cả, Tháp Miếu, Núi Xây hoặc trên các gò, doi đất cao gần sông trên vùng đồng bằng châu thổ như Nghĩa Lập, Lũng Hoà, Gò Gai, Đồng Đậu, Thành Dền, Thành Vượn,v.v… Các gia đình lớn trong cùng huyết thống thường sống tập trung thành từng cụm hình thành nên các công xã thị tộc. Chẳng hạn như cụm Gò Đặng, Gò Sỏi, cụm Lũng Hoà, Gò Mát, Gò Đồng Củ, Gò Đuông, cụm Đồng Hương, Ma Cả, cụm Đồng Đậu, Biện Sơn, cụm Mã Hòn, Quán Đôi, Gò Gai, cụm Thành Dền, Thành Vượn.v.v.

Quanh nơi cư trú của họ lúc bấy giờ là những đồng bằng châu thổ phì nhiêu, những đồi cây, những thung lũng rậm rạp là nguồn cung cấp lương thực thực phẩm cho cả cộng đồng. Phân tích xương răng động thực vật thu được trong các di tích Đồng Đậu, Thành Dền, Lũng Hoà, là di cốt của những động vật do con người săn bắn và thuần dưỡng làm thức ăn thì thấy trong đó vừa có các thú dữ lớn, vừa có các loại thú bìa rừng, vừa có các loại thú sống gần sông nước. Các nhà nghiên cứu môi trường nhận xét là con người thời bấy giờ thường sống trên những khu đệm giữa rừng rậm và gò đồi thung lũng ven sông. Những nơi thuận tiện cho cuộc sống, họ định cư lâu dài liên tục hàng ngàn năm từ giai đoạn Phùng Nguyên cho đến giai đoạn Gò Mun như Đồng Đậu, Thành Dền, có nơi do hoàn cảnh nào đó họ chỉ sinh sống trong một thời gian rồi chuyển đi chỗ khác như Gò Gai, Gò Đặng, Gò Hội.v.v. Càng xuống gần đồng bằng, đời sống có nhiều thuận lợi họ định cư lâu dài hơn, tầng văn hoá hệ tạo nên ngày càng dày.

Sống trên các gò đồi, thềm sông, họ dựng nhà bằng tre, nứa, gỗ. Trong tầng văn hoá ở nhiều di chỉ như Đồng Đậu, Lũng Hoà, Nghĩa Lập, Thành Dền đã phát hiện được trên một số nền đất sét vàng có nhiều lỗ cột. Đáng chú ý là ở những di chỉ trên cũng đã phát hiện được nhiều hố hình tròn, vuông, chữ nhật có phương hướng gần giống nhau cắt xén lẫn nhau, đào sâu cẩn thận, thành thẳng đáy bằng trong có đất đen chứa nhiều công cụ đá và mảnh gốm vỡ. Nhiều khả năng cư dân lúc bấy giờ đã đào những hố này để cất dấu lương thực, đồ dùng hàng ngày, sau đó nó trở thành những hố đựng phế thải.

Cuộc sống của cư dân thời Hùng Vương trên đất Vĩnh Phúc lấy nông nghiệp làm nguồn sống chính. Nhờ sự phát triển của kĩ thuật chế tác đá, rồi kĩ thuật luyện đúc đồng ra đời đã giúp con người có cuộc sống ổn định lâu dài để sản xuất nông nghiệp. Đây là tiền đề quan trọng để phát triển nông nghiệp. Có thể nói ngay từ giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên, nông nghiệp đã là ngành kinh tế chủ yếu của cư dân nơi đây, đến giai đoạn văn hoá Đồng Đậu, Gò Mun, với sự có mặt của công cụ bằng đồng, nông nghiệp còn phát triển cao hơn. Việc phát hiện được nhiều hạt gạo cháy, thóc cháy trong nhiều hố đất đen và bếp than tro từ giai đoạn Phùng Nguyên, hoặc trong khuôn đúc bằng đất nung ở Thành Dền còn sót lại vết tích vỏ trấu cho thấy: cư dân thời Tiền Hùng Vương trên đất Vĩnh Phúc đã vượt qua giai đoạn nông nghiệp làm vườn, trồng rau, cây hoa quả bước sang giai đoạn nông nghiệp trồng lúa mà là nông nghiệp trồng lúa nước. Ngoài việc trồng lúa, họ còn trồng cây hoa quả, củ. Trong các di tích Đồng Đậu, Thành Dền đã phát hiện được hạt trám, mận, mơ và đỗ.

Phương pháp canh tác của họ là dùng cuốc, cả cuốc đá lẫn cuốc gỗ. Sống trên vùng đồi có thể vẫn sử dụng phương pháp chọn lỗ. Còn ở vùng thấp, rất có thể họ dùng trâu bò dẫm làm nhuyễn đất để trồng lúa, trong xương răng thú được ở Đồng Đậu, Thành Dền có cả răng trâu bò nuôi.

Tuy phương pháp canh tác còn thô sơ, nông cụ còn giản đơn, chủ yếu vẫn là bằng đá, nông cụ bằng đồng chưa nhiều, song nhờ đất đồng bằng châu thổ phì nhiêu, nhiều chất khoáng, chất vi lượng, lại sẵn nước tưới nên kinh tế nông nghiệp đã trở thành ngành kinh tế chủ yếu của cư dân Vĩnh Phúc.

Cùng với nông nghiệp, nghề chăn nuôi gia súc cũng đã ra đời và ngày một phát triển. Trong tầng văn hoá cũng như trong các hố đất đen ở các di tích Đồng Đậu, Thành Dền, Lũng Hoà, Nghĩa Lập đã thu thập được nhiều xương răng thú, trong đó có một số là vật nuôi như: lợn, trâu, bò, gà, chó. Đáng chú ý là trong lớp văn hoá Phùng Nguyên và Đồng Đậu ở di tích Đồng Đậu và Thành Dền đã phát hiện được một số tượng trâu, bò, gà bằng đất nung. Về lợn, đáng chú ý là trong số 12 ngôi mộ văn hoá Phùng Nguyên ở di tích Lũng Hoà có tới 7 mộ có chôn theo hàm lợn làm đồ tuỳ táng, mộ ít có 1 hàm, có mộ lên tới 3 hàm. Sự có mặt phổ biến của hàm lợn trong đồ tuỳ táng cho thấy sự gần gũi của lợn với con người cũng như vi trí của lợn trong đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nơi đây lúc bấy giờ.

Bên cạnh lấy nông nghiệp và chăn nuôi làm nguồn sống chính, cư dân nơi đây lúc bấy giờ vẫn tiếp tục tiến hành việc săn bắn và hái lượm. Quần động thực vật phong phú trong vườn quốc gia Tam Đảo ngày nay cùng khối lượng xương răng sừng da thú thu được trong các di tích Đồng Đậu, Thành Dền, Nghĩa Lập, Lũng Hoà cho phép chúng ta hình dung được vị trí của kinh tế săn bắn hái lượm lúc bấy giờ. Họ không những săn bắn được các loại thú nhỏ như cầy, cáo, cheo cheo, khỉ, mà họ còn có thể săn bắn được các loài thú chạy nhanh như hươu, nai, hoẵng, v.v… Trong số xương thú thu lượm được thì xương răng và sống của hươu nai chiếm số lượng nhiều nhất. Không chỉ thế, họ còn săn bắn được các loài thú dữ to lớn như voi, hổ, gấu, lợn rừng, v.v… chứng tỏ kỹ thuật săn bắn thời này đã tiến bộ hơn trước rất nhiều.

Về phương thức săn bắn, bên cạnh các phương pháp vây ráp tập thể dồn thú vào chỗ hiểm bằng gậy gộc, âm thanh, đốt lửa hoặc đánh bẫy, đến lúc này họ đã biết dùng cung nỏ và phóng lao. Trong hầu hết các di tích thời này đều phát hiện được mũi nhọn, mũi tên và lao bằng đá, bằng xương và bằng đồng với các kiểu dáng khác nhau. Rất có thể một số loại vũ khí này được dùng trong các cuộc tranh chấp, chiến tranh giữa các bộ tộc, song một số lớn có thể là dụng cụ săn bắn chim thú lúc bấy giờ.

Cư dân lúc bấy giờ cũng thường xuyên tiến hành việc đánh bắt thuỷ sản làm thức ăn. Trong tầng văn hoá và hố đất đen các di tích đã phát hiện khá nhiều vỏ ốc, trùng trục, mai rùa, càng cua, xương cá cùng chì lưới bằng đất nung, lưỡi câu bằng đồng cho thấy kĩ thuật đánh bắt cá đã khá tiến bộ, có thể đánh bắt được cả các loại cá lớn. Ngoài các phương pháp thông thường như mò cua bắt ốc, đắp bờ tát cạn nước bắt cá. v.v… họ đã biết dùng lưới đánh cá và câu cá. Lưỡi câu đồng lúc bấy giờ cũng có ngạnh không khác lưỡi câu thép ngày nay. Vĩnh Phúc là tỉnh có nhiều sông suối, hồ đầm phong phú các loại hải sản nên việc đánh bắt hải sản cũng có một vị trí nhất định lúc bấy giờ. Công việc đánh bắt cá là công việc chung thường xuyên của cả cộng đồng, già trẻ trai gái đều có thể tham gia.

Rừng cây bạt ngàn từ vùng trung du đến đồng bằng thung lũng trên đất Vĩnh Phúc với nhiều loại cây rau, hoa quả, rễ củ là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng vào thời kì đó.

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nông nghiệp, các ngành thủ công cũng dần dần hình thành và phát triển mà chủ yếu là nghề làm đồ đá, làm gốm và luyện đúc đồng.

Sớm hơn cả là nghề làm đồ đá. Cư dân giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên đã đưa kỹ thuật khai thác đá lên đỉnh cao mà các giai đoạn trước đó chưa đạt tới. Sang giai đoạn văn hoá Đồng Đậu và Gò Mun, kĩ thuật chế tác đá vẫn phát triển song nghề làm đồ đá ngày càng giảm dần vị trí. Đồ đá giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên không những nhiều về số lượng, mà còn phong phú đa dạng về loại hình. Sang các giai đoạn sau, số lượng và loại hình đồ đá giảm dần, đến giai đoạn văn hoá Gò Mun đồ đá còn rất ít, một số công cụ và vũ khí đã được thay thế bằng đồ đồng. Cư dân thời Tiền Hùng Vương trên đất Vĩnh Phúc, ngay từ giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên mở đầu đã sử dụng thành thạo các kỹ thuật cưa, khoan, mài, tiện để làm ra các sản phẩm đòi hỏi kỹ thuật cao. Giai đoạn này cư dân đã dùng phương pháp khoan tách lõi đây là phương pháp tiêu biểu cho trình độ cao của kĩ thuật chế tác đá thời tiền sử.

Trong các di tích giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên không những có nhiều kiểu loại vòng đá có kích thước to nhỏ khác nhau, mà còn phát hiện được cả lõi vòng còn nguyên vẹn. Người thợ đá lúc nảy đã sử dụng kĩ thuật tiện để làm ra các loại vòng có mặt cắt hình chữ T và vòng có nhiều đường ren khá phức tạp. Kĩ thuật cưa cũng được sử dùng để làm ra các loại rìu đục vuông thành sắc cạnh, và có thể sản xuất hàng loạt, tiết kiệm nguyên liệu. Có thể nói đến giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên việc sản xuất đồ đá mới trở thành một nghề thủ công đúng với ý nghĩa của nó và chắc hẳn một số khâu trong quá trình chế tác đá đòi hỏi phải có một số thợ chuyên nghiệp.

Nghề làm đồ gốm thời Tiền Hùng Vương trên đất Vĩnh Phúc, kể từ giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên mở đầu đã rất tiến bộ và ngày một phát triển. Họ đã có những người thợ gốm tài năng, nắm được kỹ thuật chọn lựa, pha trộn nguyên liệu, kỹ thuật tạo dáng, trang trí hoa văn, kỹ thuật nung để làm ra được những đồ gốm ngày càng bền, đẹp. Ở giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên chủ yếu là gốm thô, gốm mịn rất ít, phần lớn màu hồng nhạt hoặc đỏ, thành gốm tương đối mỏng, độ nung tương đối thấp, dễ vỡ, sang giai đoạn văn hoá Đồng Đậu và Gò Mun gốm mịn ngày một tăng, kích thước tương đối lớn, thành gốm dày hơn, độ nung tương đối cao, gốm cứng, đa phần có màu xám. Sự tiến bộ của đồ gốm được thể hiện rõ trong khâu tạo dáng và trang trí hoa văn.

Kể từ giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên, việc tạo hình phần lớn được thực hiện bằng phương pháp bàn xoay, nên đồ gốm tròn trặn và mỏng đều, chân đế được làm riêng rồi gắn chắp vào sau. Bàn xoay cũng được sử đụng trong việc trang trí hoa văn, tạo nên những đường chỉ chìm chạy quanh thân, miệng hoặc chân đồ gốm. Bàn xoay đã làm thay đổi bản chất của nghề gốm lúc bấy giờ. Có thể nói việc sử dụng bàn xoay trong nghề gốm là một thành tựu nổi bật của cư dân thời Tiền Hùng Vương nơi đây.

Qua nghiên cứu các nhà khoa học cho rằng gốm Phùng Nguyên được nung ở nhiệt độ 7000C, gốm giai đoạn Đồng Đậu nung ở nhiệt độ khoảng 8000c. Còn gốm Gò Mun nung ở nhiệt độ khoảng 800 – 9000C. Cho đến nay chưa phát hiện được lò nung gốm giai đoạn Tiền Hùng Vương trên đất Vĩnh Phúc, nhưng qua thực nghiệm và tài liệu dân tộc học, phần lớn các nhà nghiên cứu đều cho rằng đồ gốm thời này có nhiều khả năng đã được nung trong lò, có thể là lò nửa chìm nửa nổi. Tuy chưa phát hiện được bàn xoay cũng như cấu trúc lò, nhưng qua kiểu dáng và hoa văn cùng chất lượng đồ gốm, có thể nói gốm thời này đã rất tiến bộ. Trong một ý nghĩa nào đó, đồ gốm không chỉ là vật dùng hàng ngày, mà còn có thể xem là đồ mĩ nghệ lúc bấy giờ.

Nghề luyện đúc đồng ra đời muộn hơn, song nó đánh dấu một bước tiến nhảy vọt có ảnh hưởng đến cuộc sống của cư dân thời Tiền Hùng Vương nơi đây. Cho đến lúc này có thể khẳng định thời Tiền Hùng Vương trên đất Vĩnh Phúc có 2 trung tâm luyện đúc đồng. Đó là Đồng Đậu và Thành Dền. Ở những nơi này đã phát hiện được nhiều khuôn đúc đồng, mảnh nồi nâu đồng, xỉ đồng và nhiều vùng đất bị nung đỏ lớn.

Ở giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên họ chỉ mới làm quen với kĩ thuật luyện đồng, sang giai đoạn văn hoá Đồng Đậu, rồi giai đoạn văn hoá Gò Mun, một số người thợ đây đã nắm được kỹ thuật luyện đức đồng. Tất cả hiện vật phát hiện được ở đây đều là hợp kim đồng, không có đồng đỏ. Phân tích thành phần hợp kim Đồng Đậu có thể khẳng định ngay từ buổi ban đầu người thợ luyện kim Đồng Đậu đã có những hiểu biết về đặc tính của các nguyên tố kim loại khác nhau để vận dụng vào trong kĩ thuật luyện đúc đồng. Người thợ  đây đã sử dụng thành thạo khuôn đúc hai mang bằng đá và bằng đất nung. Các khuôn đất nung ở Đồng Đậu cũng như Thành Dền đều có 2 lớp, lớp ngoài là đất sét trộn lẫn trấu và rơm, lớp trong là đất sét pha cát khuôn đúc thời này chủ yếu làm bằng đá, hình dáng khuôn cũng như hình vật đúc được chế tạo khá tỉ mỉ. Trên các khuôn có đủ “đậu rót” và “đậu ngót”. Có loại khuôn đúc 1 vật, có loại khuôn đúc 2, 3 vật, mà thường là vật nhỏ như mũi nhọn, mũi tên, đục. Ở Đồng Đậu phát hiện được mang khuôn đúc 2 mũi tên cánh én rất đẹp. Tuy chưa đúc được những đồ đồng lớn, hoa văn phong phú, cầu kì, nhưng kĩ thuật đúc đã khá tinh vi, tạo nên được những công cụ, vũ khí sắc nhọn.

Bên cạnh những ngành nghề thủ công chính có ảnh hưởng đến đời sống kinh tế – xã hội lúc bấy giờ còn có một số ngành nghề thủ công có tính chất nghề phụ trong gia đình như nghề làm đồ xương, nghề dệt vải, nghề đan lát nghề mộc,v.v. Ở Đồng Đậu cũng như Thành Dền đã phát hiện được một số đồ xương mai nhẵn khá đẹp. Bên cạnh các loại mũi tên, mũi nhọn, mũi lao, mũi lao có ngạnh còn có những hiện vật chế tạo công phu, kiểu dáng cầu kì như vật khoét rỗng hình tù và, vật hình chân ngựa hoặc vòng trang sức.v v. Đồ xương tuy đẹp, phong phú, nhưng dẫu sao nó vẫn không phải là một nghề phổ biến lúc bấy giờ. Chưa phát hiện được dấu vải, song sự có mặt dọi xe sợi khá phổ biến với số lượng khá lớn trong hầu khắp các di tích chứng tỏ nghề dệt được phổ biến rộng rãi trong các gia đình. Nghề đan lát còn để lại dấu vết trên nhiều mảnh đáy bình bát gốm ở hầu hết cáo di tính từ giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên đến Đồng Đậu, Gò Mun. Đặc biệt, trong cuộc khai quật lần thứ nhất, Thành Dền đã phát hiện một mảnh đan lóng đôi bằng tre mỏng. Kỹ thuật đan khá điêu luyện, nan vót đều, đan lóng mốt, lóng đôi ngay ngắn như những tấm đan hiện nay.

Tóm lại, các hình thức sinh hoạt kinh tế của những lớp người trong thời Tiền Hùng Vương trên đất Vĩnh Phúc là một quá trình từ thấp lên cao, nhưng ngay từ những lớp người đầu tiên đã có được một nền kinh tế bao gồm nhiều ngành nghề khác nhau dựa trên cơ sở nền nông nghiệp trồng lúa nước và nghề luyện đúc đồng tiên tiến.

Mặc dầu chưa có tư liệu trực tiếp, song chúng ta có thể nghĩ rằng lúc bấy giờ tuy đã có những công xưởng làm đồ đá, những lò sản xuất gốm, những trung tâm luyện đúc đồng, song những ngành nghề thủ công này vẫn chưa tách rời khỏi nông nghiệp. Còn trong các công xưởng chế tác đá là chế tạo gốm lò luyện đúc đồng đã có sự phân công lao động nhất định. Đối với những khâu lao động giản đơn, ít đòi hỏi trình độ kĩ thuật là công việc của đàn ông khoẻ mạnh, họ có thể được phân công luân lưu trong công xã. Đối với các khâu đời hỏi kĩ thuật cao rõ ràng phải có những người chuyên môn phụ trách. Những người thợ thủ công chuyên môn này chắc hẳn được dành nhiều thời gian trong năm để hành nghề. Song rất có thể, trong những lúc mùa màng bận rộn, họ lại trở về với công việc của nghề nông.

Sản phẩm của họ làm ra chủ yếu là cung cấp cho các thành viên trong công xã, song một phần cũng được dùng để trao đổi rộng ra trong hoặc ngoài bộ lạc. Mối giao lưu trao đổi lúc bấy giờ được tiến hành dưới nhiều trình độ khác nhau, song về cơ bản vẫn là vật đổi vật. Lúc bấy giờ có thể đã có sư trao đổi nguyên liệu. Việc giao lưu kĩ thuật có thể cũng đã diễn ra vào thời kì này. Kĩ thuật khoan tách lõi, khoan tiện đá, bàn xoay gốm, luyện đúc đồng v.v được sử dụng rộng rãi vượt ra ngoài vùng trung du đồng bằng Bắc bộ. Nhưng phổ biến hơn cả là sự giao lưu sản phẩm. Cho đến nay chưa phát hiện được một công xưởng chế tác đồ đá hoặc lò gốm nào vào thời này trên đất Vĩnh Phúc, tuy lõi vòng đá có mặt ở nhiều nơi.

Vào thời này trên đất Vĩnh Phúc có 2 trung tâm luyện đúc đồng là Đồng Đậu và Thành Dền. Sản phẩm của 2 trung tâm này đã được trao đổi khắp các di tích trong vùng có thể nhờ nền kinh tế đa dạng và phát triển qua mối giao lưu trao đổi, cư dân thời Tiền Hùng Vương trên đất Vĩnh Phúc đã có một đời sống vật chất tương đối đầy đủ, đời sống tinh thần ngày một đa dạngHọ không chỉ lo cái ăn, cái mặc, mà còn chú ý làm cho cuộc sống thêm phong phú. Số lượng và kiểu dáng các loại đồ trang sức như vòng tay, nhẫn, hoa tai, khuyên tai với đủ loại màu sắc phát hiện được trong các di tích đủ nói lên mối quan tâm đến việc trang điểm của con người lúc bấy giờ. Hầu như tất cả các di tích đã khai quật đều có đồ trang sức bằng đá hoặc bằng xương, ít là vài chục, nhiều lên tới vài trăm mảnh. Chẳng hạn ở Đồng Đậu thu được 422 mảnh vòng, 17 hạt ống chuỗi, 49 hoa tai, khuyên tai; Lũng Hoà có 96 mảnh vòng, 19 hạt chuỗi, Thành Dền thu được 78 mảnh vòng, 19 hạt chuỗi,v.v.

Khiếu thẩm mĩ của cư dân thời này được thể hiện qua kiểu dáng, màu sắc, hoa văn đồ đá, đồ gốm và đồ đồng. Trong một ý nghĩa nào đó, đồ đá cũng như đồ gốm thời Tiền Hùng Vương ở đây đã là những đồ mĩ nghệ, những người thợ đá, thợ gốm ở đây là những nghệ nhân. Họ đã kết hợp một cách tài tình giữa giá trị sử dụng và giá trị thẩm mĩ để tạo nên những tác phẩm nghệ thuật gần gũi với đời sống.

Đỉnh cao Giải trình độ thẩm mĩ ở đây được thể hiện trên một số tượng trâu bò, tượng gà bằng đất nung đã được phát hiện ở Đồng Đậu và Thành Dền. Có thể nói đây là những tác phẩm nghệ thuật tạo hình ra đời vào loại sớm nhất trên đất nước ta.

Trong quá trình lao động sản xuất không những trình độ thẩm mĩ ngày một nâng cao mà tư duy trừu tượng cũng không ngừng phát triển. Chẳng hạn như họ đã trang trí hoa văn bằng các đồ án đối xứng, từ đối xứng gương, đối xứng bức đến đối xứng tiên tiến. Những cách trang trí này phần nào phản ánh quá trình quan sát tự nhiên của con người vào thời kì đó. Không những thế, cư dân thời Tiền Hùng Vương trên đất Vĩnh Phúc đã biết dùng bàn xoay chế tạo đồ gốm, dùng kiểu bàn xoay khoan tách lõi đồ đá và đỉnh cao là nắm vững kĩ thuật luyện đúc đồng.

Trong đời sống tín ngưỡng – tâm linh, người chết được chôn cất rất chu đáo và mỗi giai đoạn lại có cách chôn cất riêng. Chẳng hạn ở giai đoạn Phùng Nguyên, người chết được chôn thành một khu trong nơi cư trú để thuận tiện trông nom và luôn cảm thấy gần gũi như lúc còn sống. Mộ thường chôn trong huyệt đất hình chữ nhật. Riêng khu mộ Lũng Hoà thì người chết được đào sâu chôn chặt một số mộ có tầng cấp. Riêng ngôi mộ to nhất có tầng cấp, đáy huyệt lõm lòng máng. Đáng chú ý là thời này tử thi đều được chôn nằm ngửa chân tay duỗi thẳng có phương hướng, tương đối giống nhau và thường được chôn kèm theo công cụ và vật dùng hàng ngày như rìu, đục, bàn mài, vòng trang sức bằng đá và nồi, vò, bình, bát, chắc gốm. Với phương thức mai táng nảy, con người nơi đây không những coi trọng cái chết mà họ còn có quan niệm về cuộc sống của con người ở thế giới bên kia.

Đến giai đoạn văn hoá Đồng Đậu và Gò Mun, những ngôi mộ ở di tích Thành Dền lại có cách chôn khác. Có mộ chôn một người, có mộ chôn đôi. Tử thi được đặt nằm trên một nền đất vàng hình chữ nhật và gối lên gối đất sét. Những mộ này cũng được chôn ngay nơi cư trú và có mộ chôn theo đồ tuỳ táng như rìu đá, chắc gốm.

Với trình độ sản xuất lúa bấy giờ, người đàn ông bắt đầu chiếm vị trí quan trọng trong sản xuất cũng như trong đời sống xã hội. Bức tượng đá đàn ông phát hiện ở Văn Điển thuộc văn hoá Phùng Nguyên nói lên điều này.

Để tìm hiểu vị trí của các thành viên trong xã hội, tư liệu 12 ngôi mộ ở Lũng Hoà sẽ cho chúng ta những gợi ý quan trọng. Với cấu trúc và phương hướng giống nhau. 12 ngôi mộ này là mộ của các thành viên trong một thị tộc. Giữa các mộ có những khác biệt về kích thước, về độ nông sâu, về các tầng cấp và đặc biệt là về chủng loại và số lượng đồ tuỳ táng. Trong các mộ trên, mộ có kích thước lớn nhất, chôn sâu nhất, cũng là mộ có nhiều đồ tuỳ táng nhất. Đó là mộ M7 có 20 hiện vật đá và gốm. Mộ M8 có 24 hiện vật đá và gốm. Ngôi mộ nhỏ nhất là M16, chỉ sâu khoảng im, dài chỉ trên 2m, nhưng cũng chôn theo tới 6 hiện vật, cũng có hạt chuỗi, hoa tai, đục và chắc gồm. Riêng ngôi mộ M9 trong 6 đồ tuỳ táng có 1 lưỡi qua đá rất đẹp và 3 hạt chuỗi bằng đá. Tình hình trên đây phản ánh chủ nhân các ngôi mộ này chưa có sự cách biệt về địa vị. Hiện vật chôn theo có nhiều ít song không quá chênh lệch và đều là công cụ lao động và đồ dùng hàng ngày. Có một vật có thể nói lên địa vị chủ nhân, đó là lưỡi qua đá. Song ngôi mộ đó cũng chỉ có 6 hiện vật là hạt chuỗi và bát giống như các mộ khác. Từ đó chúng tôi nghĩ rằng ở giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên cư dân nơi đây chưa có sự khác biệt lắm về địa vị và quyền lợi. Mọi người trong công xã cùng lao động cùng hưởng thụ. Những người đứng đầu công xã hay thị tộc, tuy có một vài quyền lợi nào đó về kinh tế và chính trị, nhưng chưa hình thành một giai tầng riêng tách khỏi cộng đồng.

Sang giai đoạn văn hoá Đồng Đậu và Gò Mun tuy có một số công cụ bằng đồng nhưng vẫn còn công cụ đá, chưa thay xuất hiện những công cụ bằng đồng có năng suất cao như cuốc đồng, lười cày đồng. v.v. Vì vậy, có thể nghĩ rằng đến giai đoạn văn hoá Đồng Đậu và đặc biệt là văn hoá Gò Mun, cư dân nơi đây với sự phát triển của kinh tế, đẩy nhanh quá trình phân hoá tài sản, dần dần hình thành các giai cấp xã hội, đưa tới sự tan rã của chế độ công xã trong giai đoạn tiếp theo để hình thành nhà nước đầu tiên của dân tộc.

Vinhphuc.gov.vn

Cùng chủ đề

Trao quà Tết cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn

<!-- --> Nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, chiều 20/1, Liên đoàn Lao động tỉnh đã tổ chức trao quà Tết của Lãnh đạo Đảng, Nhà nước cho công nhân lao động có hoàn cảnh khó khăn đang làm việc tại các Khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Tại chương trình, Liên đoàn Lao động...

Doanh nghiệp vận tải đảm bảo phục vụ người dân dịp Tết

<!-- --> Chỉ còn vài ngày nữa, người dân sẽ chính thức bước vào kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, do đó nhu cầu đi lại như về quê, sắm Tết của hành khách có thể tăng gấp 3 lần so với ngày thường. Để đáp ứng nhu cầu của Nhân dân, các doanh nghiệp vận tải đã chủ động lên phương án, tăng...

Lịch nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 của học sinh 63 tỉnh, thành phố

Số thứ tự Địa phương Số ngày nghỉ Thời gian nghỉ...

Góp phần thúc đẩy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo của Việt Nam trong kỷ nguyên mới

(MPI) – Phát biểu tại cuộc gặp mặt, làm việc với Mạng lưới đổi mới sáng tạo Việt Nam và chuyên gia người Việt Nam tại châu Âu, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đánh giá cao các thành viên Mạng lưới, các chuyên gia đã có nhiều đóng góp tích cực cho hoạt động đổi mới sáng tạo của Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt là đóng góp vào phát...

Tái tạo nguồn lợi thủy sản từ việc thả cá giống phóng sinh dịp Tết Nguyên đán

Hằng năm, vào dịp đầu Xuân và các ngày lễ tết như Tết Nguyên đán, ông Công, ông Táo, lễ Vu Lan, Phật Đản…, hoạt động phóng sinh các loài thủy sản được các tăng ni, phật tử và người dân tổ chức thực hiện. Việc làm này không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn góp phần bổ sung nguồn lợi thủy sản...

Cùng tác giả

Vườn Quốc Gia Tam Đảo

Là một "khu vườn" rộng lớn với diện tích trải rộng trên ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang, vườn quốc gia Tam Đảo tọa lạc trên dãy núi Tam Đảo, độ cao 100m trở lên so với mực nước biển, độ dài trên 80km, rộng khoảng 15km chạy dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, cách Hà Nội khoảng 75km với 2 giờ chạy xe. Đây được xem là khu sinh thái lớn nhất miền...

Đem sắc màu văn hóa dân tộc đến với Khu du lịch Tam Đảo

Vĩnh Phúc có khoảng 5% dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó, tiêu biểu là đồng bào dân tộc Sán Dìu, Dao và Cao Lan sinh sống thành cộng đồng tại các huyện, thành phố: Phúc Yên, Bình Xuyên, Tam Đảo, Lập Thạch, Sông Lô. Đây là một trong những tiềm năng, lợi thế về bản sắc văn hóa dân tộc để thu hút du khách, nhất là đối với các tỉnh vùng Đồng bằng...

Tam Đảo – Ba hòn đảo trên mây

Tam Đảo là một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc Việt Nam nằm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Gọi là Tam Đảo, vì ở đây có ba ngọn núi cao nhô lên trên biển mây, đó là Thạch Bàn, Thiên Thị và Máng Chỉ. Ngọn cao nhất có độ cao tuyệt đối là 1.591 m. là một thung lũng hình lòng chảo. Ở đây có một ngọn núi có tên gọi Nhà Thờ, vì sát chân núi...

Người may trang phục Dao Quần Chẹt

Cũng như các dân tộc khác trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, người Dao Quần Chẹt có nhiều phong tục tập quán độc đáo,trong đó phải kể đến nét đẹp trong văn hóa trang phục. Người Dao quần Chẹt chủ yếu sinh sống ở các tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc. Người phụ nữ Dao Quần Chẹt từ nhỏ đã được đã được bà, được mẹ chỉ bảo, truyền dạy cho cách thêu thùa, làm trang...

Ghé thăm Vĩnh Phúc một ngày nắng đẹp

Du lịch Vĩnh Phúc được yêu thích không chỉ vì có danh lam thắng cảnh kỳ thú mà còn có những di tích lịch sử - văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận. Đây là địa điểm du lịch lý tưởng cho kỳ nghỉ ngắn ngày, rời xa nhịp sống thường ngày bận bịu...

Cùng chuyên mục

Tự hào di tích quốc gia đặc biệt

Di tích kiến trúc nghệ thuật cụm đình Hương Canh, thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Đây không chỉ là niềm vinh dự, tự hào của người dân thị trấn Hương Canh nói riêng, nhân dân Vĩnh Phúc nói chung, mà còn đặt ra trách nhiệm cần phải gìn giữ, phát huy những giá trị đặc sắc, tiêu biểu của cụm di tích...

Tổng quan tỉnh Vĩnh Phúc

Tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích không lớn, song có địa hình đa dạng phong phú, vừa có vùng đồng bằng phì nhiêu bao quanh các dòng sông Hồng, sông Lô, sông Đáy, sông Phan, sông Cà Lồ kéo dài từ đỉnh tam giác sông Hồng xuống gần thủ đô Hà Nội, vừa có vùng trung du đồi gò bát úp kéo dài từ Lập Thạch qua Vĩnh Yên xuống tận Bình Xuyên, nam Phúc Yên và có cả...

Vĩnh Phúc thời tiền Hùng Vương

Nếu như môi trường thiên nhiên, khí hậu trong thời kì chuyển từ cuối thế Cánh tân sang Toàn tân không có biến đổi lớn thì cư dân văn hoá Sơn Vi sẽ tiếp tục phát triển cuộc sống trên vùng đồi gò và các thềm sông cổ ven rìa đồng bằng châu thổ và tiến dần xuống khai phá vùng đồng bằng. Ở đó có thể phát hiện được nhiều dấu tích cuộc sống của con người thời đại...

Dấu tích văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc

Cũng như ở Phú Thọ trước đây, cho đến nay, di tích văn hoá Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc phát hiện được chưa nhiều, chỉ mới phát hiện được những di vật, những nhóm di vật lẻ tẻ, chưa tìm thấy những khu cư trú quy mô hay những khu mộ lớn của cư dân văn hoá Đông Sơn. Trong khi đó các thư tịch cổ đều cho rằng đất Vĩnh Phúc xưa nằm trong bộ Văn Lang, bộ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất