Khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế vốn có, đưa hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh ngày càng khởi sắc, từng bước trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn. Đây chính là mục tiêu và cũng là động lực của du lịch Vĩnh Phúc trên con đường phát triển bền vững.
Khu du lịch thị trấn Tam Đảo có nhiều địa điểm tham quan, trải nghiệm độc đáo thu hút du khách. Ảnh: Kim Ly
Trên địa bàn tỉnh hiện có hơn 1.300 di tích lịch sử – văn hóa, trong đó, có 521 di tích đã được Nhà nước xếp hạng cùng nhiều danh lam thắng cảnh, khu du lịch tâm linh nổi tiếng. Một số di tích, cụm di tích đã được xếp hạng quốc gia đặc biệt.
Cùng với loại hình du lịch nghỉ dưỡng và sinh thái, tỉnh còn có thế mạnh về phát triển du lịch hội nghị – hội thảo; du lịch văn hóa, lịch sử, thắng cảnh, làng nghề. Một số sản phẩm du lịch mới như du lịch thể thao golf đã bước đầu tạo sức hấp dẫn, mở ra tiềm năng phát triển phân khúc du lịch cao cấp.
Các giá trị văn hóa phi vật thể như tín ngưỡng thờ Mẫu, nghi lễ trò chơi kéo Song, nghệ thuật hát ca trù… đã góp phần tạo điểm nhấn cho du lịch Vĩnh Phúc.
Xác định đây là một trong những ngành kinh tế quan trọng, tỉnh đã dành nhiều nguồn lực ưu tiên đầu tư cho phát triển du lịch; quan tâm tu bổ, tôn tạo các di tích; ban hành cơ chế, chính sách tạo thuận lợi thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này. Đồng thời xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch theo từng thời kỳ, từng giai đoạn phù hợp với tình hình thực tế và lợi thế của mỗi địa phương.
Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch phối hợp đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu các địa danh nổi tiếng, các lễ hội, sản phẩm du lịch tiêu biểu đặc trưng của tỉnh; đẩy mạnh công tác hợp tác phát triển du lịch liên tỉnh.
Với các giải pháp toàn diện, du lịch Vĩnh Phúc những năm gần đây đã có nhiều khởi sắc. Lượng khách du lịch tăng theo từng năm. Năm 2023, toàn tỉnh đón hơn 9,3 triệu lượt khách du lịch, tăng 13% so với năm 2022, tổng doanh thu ước đạt hơn 3,6 nghìn tỷ đồng, công suất sử dụng phòng đạt từ 40 – 45%.
Trong nửa đầu năm nay, hoạt động du lịch của tỉnh tiếp tục khởi sắc, nhiều sự kiện văn hóa – du lịch nổi bật được tổ chức thành công; tổng khách du lịch đến tỉnh đạt gần 5,9 triệu lượt người, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước và đạt 58% so với kế hoạch năm; tổng doanh thu ước đạt hơn 2,2 nghìn tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ năm trước; công suất sử dụng phòng đạt từ 50 – 55%.
Những con số biết nói trên đã cho thấy, du lịch Vĩnh Phúc đang phát triển đúng hướng và có nhiều tín hiệu khởi sắc, tuy nhiên, mức chi tiêu của du khách khi đến với Vĩnh Phúc vẫn rất thấp.
Theo ước tính, mỗi lượt du khách đến tỉnh chỉ tiêu gần 400 nghìn đồng/ngày; thời gian lưu trú ngắn, chỉ từ 1 – 2 ngày; doanh thu ngành du lịch còn khiêm tốn. Trong khi đó, tại một số địa phương như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh… mức chi tiêu bình quân của du khách ước tính hơn 2 triệu đồng/người/ngày.
Phố đi bộ Tam Đảo có nhiều gian hàng quà tặng, ẩm thực hấp dẫn khách du lịch. Ảnh: Kim Ly
Đồng chí Đỗ Hoàng Dương, Trưởng Phòng Quản lý du lịch, Sở Văn hóa – Thể thao và Du lịch cho biết: “Sở dĩ doanh thu từ hoạt động du lịch của tỉnh còn khiêm tốn là do các dịch vụ phục vụ du khách chưa thực sự đa dạng, hấp dẫn để có thể níu chân du khách lưu trú dài ngày. Các sản phẩm du lịch chất lượng cao, các sự kiện văn hóa – nghệ thuật, vui chơi, giải trí, hoạt động du lịch về đêm còn hạn chế. Số lượng khách sạn từ 4 sao trở lên vẫn khiêm tốn.
Tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách thuận lợi, tuy nhiên, công tác thu hút doanh nghiệp lớn vào đầu tư chưa nhiều dẫn đến năng lực cạnh tranh trong hoạt động du lịch chưa cao. Số lượng các tour tuyến mới được đưa vào khai thác và mở thêm còn ít. Các sản phẩm lưu niệm, quà tặng vẫn đơn điệu, chưa tạo được dấu ấn đặc trưng vùng miền. Nhiều di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn tỉnh đã xuống cấp nhưng chưa được trùng tu, tôn tạo”.
Để nâng tầm ngành Du lịch, Vĩnh Phúc hướng tới cơ cấu lại thị trường du lịch theo hướng phát triển bền vững; thu hút các nhà đầu tư chiến lược tham gia phát triển các khu du lịch phức hợp, hệ thống khách sạn cao cấp, trung tâm mua sắm trọng điểm của vùng; phát triển loại hình du lịch sinh thái, khám phá cảnh đẹp của núi rừng Tam Đảo gắn với công tác bảo tồn, cứu hộ và phát triển hệ sinh thái; khắc phục tính mùa vụ trong hoạt động du lịch.
Phát huy và khai thác tiềm năng du lịch trên môi trường số; nâng cao chất lượng đội ngũ nguồn nhân lực phục vụ hoạt động du lịch. Riêng huyện Tam Đảo tiếp tục thực hiện hiệu quả Đề án phát triển du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Khắc phục thực trạng tiềm năng du lịch làng nghề, du lịch sinh thái cộng đồng chưa phát huy được hiệu quả, các địa phương tăng cường giải pháp khai thác thế mạnh của loại hình du lịch còn bỏ ngỏ này nhằm đem lại doanh thu, lợi nhuận cao, tạo việc làm cho nhiều lao động.
Về cơ chế, chính sách, trong thời gian tới, tỉnh tiếp tục quan tâm đẩy mạnh thực hiện các chương trình hành động, nghị quyết thúc đẩy phát triển hoạt động du lịch theo định hướng chiến lược của Chính phủ về phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030 bằng các giải pháp tổng thể, từng bước đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn mang lại hiệu quả cao.
Cùng với sự gia tăng của các hoạt động giao thương, thời điểm này cũng là giai đoạn nhu cầu thông tin liên lạc của người dân tăng mạnh. Để không xảy ra tình trạng nghẽn mạng trong thời gian cao điểm, các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật, chuẩn bị nguồn nhân lực, thiết bị, vật...
Trong xu thế hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, đóng góp chung vào công cuộc chuyển đổi số (CĐS), ngành Thuế tỉnh đã tập trung mọi nguồn lực triển khai các giải pháp tổng thể, chủ động đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế, hướng...
Để phát triển công nghiệp bền vững, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) luôn được xác định là điều kiện tiên quyết. Đây là nhiệm vụ luôn gặp khó khăn, vướng mắc. Với kinh nghiệm qua nhiều năm, huyện Bình Xuyên tuyên truyền vận động nhân dân tiếp tục làm tốt công tác này, để thu hút đầu tư được thuận lợi.Đẩy nhanh tiến độ giải...
*Sáng 22/1, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Phạm Thị Hồng Thủy cùng đoàn công tác đã đến thăm, chúc Tết Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh tỉnh; Viettel Vĩnh Phúc; Công ty cổ phần đầu tư Lạc Hồng nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Cùng đi có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh. Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp...
Sáng 22/1, UBND tỉnh tổ chức hội nghị công bố Quyết định số 1974 của Bộ LĐ-TB&XH về việc sáp nhập Trường cao đẳng Nghề Vĩnh Phúc vào Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc và đổi tên thành Trường cao đẳng Kỹ thuật - Công nghệ Vĩnh Phúc.Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Khắc Hiếu, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND...
Sáng 9/8, đồng chí Trần Duy Đông, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra thực tế công tác phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tại một số công trình thủy lợi trọng điểm trên địa bàn tỉnh.Cùng đi có đồng chí Trần Thanh Hải, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển...
Nắm bắt cơ hội phát triển trong thời kỳ thương mại điện tử bùng nổ, Bưu điện tỉnh nhanh chóng chuyển hướng sản xuất, kinh doanh theo hướng đa dạng về dịch vụ, nâng cao chất lượng phục vụ, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân, doanh nghiệp, qua đó khẳng định niềm tin với khách hàng và là nền tảng khẳng định...
Luật Kinh doanh bất động sản (BĐS) năm 2023 có hiệu lực từ ngày 1/8/2024 đã tạo hành lang pháp lý vững chắc, bảo vệ tốt hơn quyền lợi của người dân khi mua nhà đất dự án, đặc biệt là các dự án hình thành trong tương lai. Đây là những tín hiệu tích cực, được kỳ vọng đem đến “làn gió mới” cho thị...
* Vùng núi cao Tam Đảo: Mây thay đổi. Ngày nắng, chiều tối và đêm có lúc có mưa rào và dông. Gió đông nam cấp 2. Nhiệt độ từ 23 đến 29 độ C. Độ ẩm trung bình: 70-80%.* Vùng đồi núi thấp trung du (Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương): Mây thay đổi. Ngày nắng nóng, chiều tối và đêm có mưa rào và...
Chiều 8/8, Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Tập đoàn CNCTech (CNCTech Group) có buổi làm việc với Ban lãnh đạo Công ty cổ phần Signetics về việc xúc tiến đầu tư, xây dựng nhà máy sản xuất tại Vĩnh Phúc. Đại diện lãnh đạo CNCTech Group làm việc với Công ty cổ phần Signetics. Ảnh: Nguyễn LượngCông ty cổ phần Signetics là doanh nghiệp...
Với lợi thế sở hữu nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng, hằng năm, số lượng du khách đến Vĩnh Phúc không ngừng tăng lên. Thế nhưng, mức doanh thu của ngành Du lịch Vĩnh Phúc còn khá khiêm tốn so với lợi thế. Nghịch lý này đòi hỏi cần có chiến lược cụ thể để phát triển du lịch của tỉnh đạt hiệu quả hơn.Lễ...
Trong chiến lược phát triển du lịch Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, loại hình nghỉ dưỡng, sinh thái được định hướng là một trong những trụ cột chính tạo động lực cho sự phát triển bền vững đối với ngành Du lịch của tỉnh. Hiện thực hóa mục tiêu trên, tỉnh tập trung ưu tiên nguồn vốn ngân sách để nâng cấp,...
Từ đầu năm đến nay, dịch vụ du lịch của tỉnh khởi sắc với 4 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa mới đi vào hoạt động, nâng tổng số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh lên 25 doanh nghiệp, trong đó có 7 đơn vị có Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế và 18 đơn vị có...
<!-- -->
Du lịch văn hóa, tâm linh, lịch sử, về nguồn ở Thái Nguyên đang ngày càng được nhiều du khách lựa chọn để khám phá, trải nghiệm các nét văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh về những vùng đất mới.
Nhà tưởng niệm Bác Hồ trên đỉnh đèo De thuộc xã Phú Đình, huyện Định...
Sáng 5/11, khách sạn quốc tế Modena by Fraser Vĩnh Yên, tọa lạc tại trung tâm thành phố Vĩnh Yên chính thức mở cửa đón khách. Sự kiện đánh dấu một bước phát triển mới trong việc nâng cao dịch vụ lưu trú cao cấp tại Vĩnh Phúc, đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng và khám phá của du khách trong nước và quốc tế. Sự...
Được đắm chìm trong không gian âm nhạc, lại được hòa mình vào khung cảnh thiên nhiên với những góc “sống ảo” đa tầng là đặc điểm của loại hình du lịch kết hợp giữa âm nhạc và nghỉ dưỡng. Không chỉ đơn thuần là sản phẩm du lịch mới, mang lại doanh thu cho các địa phương và những cảm xúc khó...
Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI tại tỉnh Lạng Sơn năm 2024 với chủ đề “Văn hóa vùng Đông Bắc - Bản sắc, hội nhập và vươn xa” là sự kiện chính trị, văn hóa quy mô lớn do UBND tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ...
Những năm gần đây, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp phát triển, đa dạng sản phẩm lưu niệm, quà tặng du lịch, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu, thị hiếu của du khách. Đồng thời góp phần làm tăng sức hấp dẫn cho điểm đến, khuyến khích chi tiêu và quảng bá hình ảnh địa phương. Các...
Theo thống kê của cơ quan chuyên môn, số lượng du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng tại tỉnh hằng năm đều tăng trưởng năm sau cao hơn năm trước và thuộc top đầu các địa phương thu hút du khách nhiều nhất miền Bắc. Khu du lịch quốc gia Tam Đảo cần đổi mới, đa dạng sản phẩm du lịch để hấp dẫn, níu chân...
Chiều 16/8, tại thành phố Vĩnh Yên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thái Nguyên tổ chức hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Thái Nguyên tại các tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ.Dự hội nghị có lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hiệp hội Du lịch, đơn vị lữ hành trên địa bàn các tỉnh Thái Nguyên,...