Powered by Techcity

Dấu tích văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc

Cũng như ở Phú Thọ trước đây, cho đến nay, di tích văn hoá Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc phát hiện được chưa nhiều, chỉ mới phát hiện được những di vật, những nhóm di vật lẻ tẻ, chưa tìm thấy những khu cư trú quy mô hay những khu mộ lớn của cư dân văn hoá Đông Sơn.

Trong khi đó các thư tịch cổ đều cho rằng đất Vĩnh Phúc xưa nằm trong bộ Văn Lang, bộ lạc gốc của các vua Hùng. Để có được kết luận chính xác và đầy đủ thì cần phải tiến hành những cuộc điều tra tìm kiếm khảo cổ dài ngày đều khắp các vùng trong tỉnh. Trong lòng đất Vĩnh Phúc còn dấu kín nhiều di tích di vật thời dựng nước, đã có một số di tích và di vật được biết đến, nhưng chưa qua khai quật như:

Tại thôn Hương Ngọc, huyện Bình Xuyên, cách suối Cầu Bôn 500m về phía đông nam, quanh khu vực có nhiều quặng sắt, bầu lò, ống bễ đã phát hiện được một số đồ đồng, và có gốm thô xuất lộ ở một vài nơi gần đó. Đó là một lưỡi dao đồng mặt không mịn, có chuôi tra cán, mặt hơi vát hình xéo dao bị gãy mũi, hiện dài 17cm, rộng 2,5cm. Một mũi giáo bị gãy, lõi xốp, mặt không mịn, có họng tra cán rộng 2cm dài 4cm vát đầu, lưỡi dài xoè rộng và kéo dài đến mũi, có một đường gờ ở giữa lưỡi kéo dài từ họng đến mũi, nên mặt cắt ngang lưỡi có hình thoi dẹt. Đây là loại giáo thường gặp trong các di tích văn hoá Đông Sơn vùng trung du đồng bằng Bắc bộ. Với phát hiện này, Hương Ngọc trước lúc trở thành một trung tâm luyện sắt đã là một điểm cư trú của cư dân văn hoá Đông Sơn.

Thôn Xuân Đài thuộc xã Nguyệt Đức, huyện Bình Xuyên cách sông Cà Lồ không đầy 1km, cách không xa sông Hồng, có nhiều gò đất cao nổi lên giữa vùng đồng chiêm trũng. Trên những gò này đã phát hiện được nhiều ngôi mộ gạch thời Bắc thuộc như Ngõ Bụt, Gò Tống Bình, Gò Chùa. Ở đây còn phát hiện được nhiều gốm thô, dọi xe sợi hình nón cụt, lưỡi rìu đá và lưỡi rìu đồng. Căn cứ vào các hiện vật đó những người phát hiện xếp di tích Ngõ Bụt vào văn hoá Đông Sơn. Xã Nguyệt Đức còn có các di tích Đồng Cốc, Đồng Hai Cây. Di tích Đồng Cốc là một khu lò gạch, trong quá trình đào đất làm gạch, nhân dân đã phát hiện được nhiều gạch và đồ gốm thời Bắc thuộc. Tại đây cũng đã phát hiện được ríu xoè cân, hình dáng tương tự như rìu đồng ở Ngõ Bụt. Di tích Đồng Hai Cây nằm hai bên con mương thuỷ lợi mới đào, nơi đối diện với gò Tống Bình. Tầng văn hoá dày khoảng 0,30 – 0,40, là loại đất màu xám đen chứa nhiều mảnh gốm thô màu trắng mốc hoặc đỏ gạch, trang trí văn thông thô và văn in ô vuông, nên có thể xếp di tích Đồng Hai Cây vào văn hoá Đông Sơn muộn. Với Đinh Xá thuộc văn hoá Đồng Đậu, cùng với các di tích Ngõ Bụt, Đồng Cốc, Đồng Hai Cây thuộc văn hoá Đông Sơn và các ngôi mộ thời Bắc thuộc trên các gò đất cao, Nguyệt Đức là một vùng đất cổ, là một trung tâm khá phát triển trước sau thời dựng nước.

Di tích Bãi Mía thuộc xã Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Tường nằm trên đồng trồng màu cao hơn cánh đồng trồng lúa xung quanh. Tầng văn hoá tương đối mỏng, chỉ khoảng 0,30m, là loại đất sét pha cát màu xám, chứa nhiều gốm thô. Theo những người phát hiện, gốm thô ở đây về chất liệu cũng như hoa văn rất khác với gốm ở các di tích giai đoạn văn hoá Phùng Nguyên quanh vùng, có thể thuộc văn hoá Đông Sơn.

Cùng với những di tích trên, trên đất Vĩnh Phúc còn phát hiện được nhiều di vật tiêu biểu của văn hoá Đông Sơn, trong đó có cả những di vật quý hiếm như trống đồng. Phần lớn những đồ đồng Đông Sơn này được phát hiện trong các di tích văn hoá tiền Đông Sơn hoặc ở gần đây.

Huyện Lập Thạch, đã thu lượm được 2 lưỡi rìu đồng ở xã Đôn Nhân. Trong đó, ở đồng Ba Bậc có một rìu gót vuông khá lớn bị gãy mũi, cán rìu hơi ngã về phía sau, họng tra cán gần hình bầu ông, bản lưỡi rộng sống lưỡi hơi chúc xuống, rìa lưỡi thẳng, gót vuông, góc hơi lượn tròn, có một đường gờ nối chạy ngang giữa họng và lưỡi. Chiếc còn lại được phát hiện ở thôn Đôn Mục là rìu xoè cân bị gãy mất phần họng tra cán. Đây là một lưỡi rìu xoè rộng, rìa lưỡi cong tròn hình bán nguyệt khá sắc, họng tra cán gần hình bầu dục.

Ở huyện Vĩnh Tường đã phát hiện được rìu đồng, giáo đồng trong di tích văn hoá Phùng Nguyên Nghĩa LậpNhững đồ đồng Đông Sơn được phát hiện trong các hố đất đen trong tầng văn hoá Phùng Nguyên.

Phong phú nhất, tập trung nhất là bộ sưu tập đồ đồng văn hoá Đông Sơn thu được ở di tích Đồng Đậu. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, thì ở Đồng Đậu đã phát hiện được 14 hiện vật đồng văn hoá Đông Sơn, trong đó số lượng nhiều nhất là giáo và rìu gót vuông. Ở đây cũng phát hiện được một mũi tên đồng bị gãy mất phần mũi và phần chuôi. Đây là loại mũi tên có mặt cắt ngang hình tam giác cân, tương tự loại mũi tên đá có mặt cắt ngang hình tam giác trong văn hoá Phùng Nguyên. Trong cuộc khai quật năm 1987 tìm thấy một vật bằng đồng có kiểu dáng khác lạ, chưa thấy ở bất cứ đâu. Bộ di vật đồng khá đặc trưng cho văn hoá Đông Sơn này tập trung ở một chỗ phía nam gò và chỉ nằm sâu khoảng 0,30m. Nhiều khả năng đây là đồ tuỳ táng của một ngôi mộ văn hoá Đông Sơn. Như vậy, di tích Đồng Đậu không những là nơi cư trú của cư dân từ văn hoá Phùng Nguyên, Đồng Đậu đến Gò Mun, mà còn là mộ địa của cư dân văn hoá Đông Sơn.

Cách Đồng Đậu chỉ vài chục mét, tại góc phía bắc gò chùa Biện Sơn, phía trên tầng văn hoá Phùng Nguyên có một tầng văn hoá màu xám dày khoảng 0,25m có chứa gốm thô. Ngay trong lớp này đã phát hiện được 1 lưỡi rìu đồng cân xứng, là loại hiện vật cũng thường gặp trong sưu tập đồ đồng văn hoá Đông Sơn.

 Trống đồng là một di vật tiêu biểu của văn hoá Đông Sơn, cho đến nay, trên đất Vĩnh Phúc mới phát hiện được 2 chiếc: trống Minh Quang và trống Đạo Trù. Trống Minh Quang được phát hiện năm 1999. Trống gồm 3 phần: tang thân và chân cân đối. Nhìn tổng thể trống tương đối thấp, thuộc dạng trống lùn. Trên rìa mặt trống có 4 tượng cóc hiện đã bị gãy, chỉ còn vết dấu chân, giữa tang và thân có 2 đôi quai. Hoa văn trang trí tương đối đơn giản chủ yếu là văn vòng tròn kép đồng tâm, văn răng cưa và văn các đoạn xiên song song. Mặt trống, tính từ trong ra ngoài được trang trí làm bốn phần. Trống được đúc không thật tinh xảo, đường nét hoa văn thô to, các vòng tròn kép bố trí không đều đặn, có chỗ chồng lên nhau, có chỗ cách rời nhau một khoảng. Chiếc trống này về kiểu dáng cũng như hoa văn gần với trống Làng Vạc V được các tác giả cuốn Trống Đông Sơn xếp vào nhóm C3 và hoa văn cũng gần gũi trống Cổ Loa II. Trống Minh Quang là một trống còn khá nguyên vẹn trong gia đình trống Đông Sơn.

Trống Đạo Trù được phát hiện đầu năm 2000. Trống tương đối nguyên vẹn, ngoại trừ trên mặt và thân có các lỗ thủng hình vuông mỗi cạnh khoảng 1cm. Hiện tượng này thường gặp trên các trống Đông Sơn. Theo các nhà nghiên cứu thì hiện tượng này có liên quan đến kĩ thuật con kê trong quá trình đúc trống. Trống Đạo Trù cũng có 3 phần tang thân và chân, có dáng thấp lùn, mặt trống chờm ra ngoài tang trống gian ít. Trống có 2 đôi quai và trên rìa mặt trống có 4 tượng cóc đứng ngược chiều kim đồng hồ. Mặt, tang, thân và chân đều được trang trí hoa văn. Giữa mặt trống là văn mặt trời kiểu núm tròn nổi 12 tia nhọn, giữa các tia là họa tiết hình lông công biến điệu. Bao quanh mặt trời có 11 vành hoa văn. Chân trống hơi choãi, ranh giới giữa chân vả thân trống không thật rõ ràng lắm, chỉ cỏ 1 đường gờ nổi. Trống này về kiểu dáng và hoa văn khá giống với trống Mông Sơn ở Yên Bái, trống Na Dương ở Lạng Sơn, trống Hích ở Thái Nguyên, trống Hà Giang I, v.v… là những trống được xếp vào nhóm Đ1 trong cuốn Trống Đông Sơn. Trống Đạo Trù tuy thuộc trống Đông Sơn, song đã có những biến chuyển sang giai đoạn muộn như mặt chườm ra ngoài tang, chân cao và không phân biệt với thân, văn hình mặt trời hay văn gần hình tam giác ở chân lả những yếu tố thường thấy trên trống giai đoạn muộn hơn và kĩ thuật đúc cũng đã có phần suy giảm.

Ngoài những di vật phát hiện lẻ tẻ có lí lịch rõ ràng trên đây, trong kho Bảo tàng tỉnh Vĩnh Phúc còn lưu giữ một số đồ đồng văn hoá Đông Sơn như rìu xéo hình bàn chân, rìu xoè cân, mũi giáo, mũi lao, v.v. Theo ghi chú trong kho bảo tàng thì những hiện vật này được phát hiện lẻ tẻ trên đất Vĩnh Phúc, do bảo tàng Vĩnh Phú chia lại khi tách tỉnh, mà không rõ lai lịch, nơi phát hiện.

Qua những di tích và di vật văn hoá Đông Sơn vừa kể trên, có thể nói cuộc sống thời dựng nước đã in đậm nét trên đất Vĩnh Phúc.

vinhphuc.gov.vn

Cùng chủ đề

Bảo đảm thông tin liên lạc thông suốt dịp Tết

Cùng với sự gia tăng của các hoạt động giao thương, thời điểm này cũng là giai đoạn nhu cầu thông tin liên lạc của người dân tăng mạnh. Để không xảy ra tình trạng nghẽn mạng trong thời gian cao điểm, các doanh nghiệp viễn thông trên địa bàn tỉnh đã đầu tư hạ tầng kỹ thuật, chuẩn bị nguồn nhân lực, thiết bị, vật...

Chủ động ứng dụng công nghệ số để hiện đại hóa ngành Thuế

Trong xu thế hội nhập kinh tế ngày càng sâu rộng, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước và Chính phủ, đóng góp chung vào công cuộc chuyển đổi số (CĐS), ngành Thuế tỉnh đã tập trung mọi nguồn lực triển khai các giải pháp tổng thể, chủ động đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác quản lý thuế, hướng...

Bình Xuyên phát triển công nghiệp bền vững

Để phát triển công nghiệp bền vững, công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) luôn được xác định là điều kiện tiên quyết. Đây là nhiệm vụ luôn gặp khó khăn, vướng mắc. Với kinh nghiệm qua nhiều năm, huyện Bình Xuyên tuyên truyền vận động nhân dân tiếp tục làm tốt công tác này, để thu hút đầu tư được thuận lợi.Đẩy nhanh tiến độ giải...

Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh chúc Tết các doanh nghiệp

*Sáng 22/1, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Phạm Thị Hồng Thủy cùng đoàn công tác đã đến thăm, chúc Tết Ngân hàng TMCP Công thương chi nhánh tỉnh; Viettel Vĩnh Phúc; Công ty cổ phần đầu tư Lạc Hồng nhân dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Cùng đi có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh. Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp...

Công bố Quyết định sáp nhập Trường cao đẳng Nghề Vĩnh Phúc vào Trường cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật Vĩnh Phúc

Sáng 22/1, UBND tỉnh tổ chức hội nghị công bố Quyết định số 1974 của Bộ LĐ-TB&XH về việc sáp nhập Trường cao đẳng Nghề Vĩnh Phúc vào Trường cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc và đổi tên thành Trường cao đẳng Kỹ thuật - Công nghệ Vĩnh Phúc.Tới dự có các đồng chí: Nguyễn Khắc Hiếu, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND...

Cùng tác giả

Vườn Quốc Gia Tam Đảo

Là một "khu vườn" rộng lớn với diện tích trải rộng trên ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang, vườn quốc gia Tam Đảo tọa lạc trên dãy núi Tam Đảo, độ cao 100m trở lên so với mực nước biển, độ dài trên 80km, rộng khoảng 15km chạy dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, cách Hà Nội khoảng 75km với 2 giờ chạy xe. Đây được xem là khu sinh thái lớn nhất miền...

Đem sắc màu văn hóa dân tộc đến với Khu du lịch Tam Đảo

Vĩnh Phúc có khoảng 5% dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó, tiêu biểu là đồng bào dân tộc Sán Dìu, Dao và Cao Lan sinh sống thành cộng đồng tại các huyện, thành phố: Phúc Yên, Bình Xuyên, Tam Đảo, Lập Thạch, Sông Lô. Đây là một trong những tiềm năng, lợi thế về bản sắc văn hóa dân tộc để thu hút du khách, nhất là đối với các tỉnh vùng Đồng bằng...

Tam Đảo – Ba hòn đảo trên mây

Tam Đảo là một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc Việt Nam nằm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Gọi là Tam Đảo, vì ở đây có ba ngọn núi cao nhô lên trên biển mây, đó là Thạch Bàn, Thiên Thị và Máng Chỉ. Ngọn cao nhất có độ cao tuyệt đối là 1.591 m. là một thung lũng hình lòng chảo. Ở đây có một ngọn núi có tên gọi Nhà Thờ, vì sát chân núi...

Người may trang phục Dao Quần Chẹt

Cũng như các dân tộc khác trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, người Dao Quần Chẹt có nhiều phong tục tập quán độc đáo,trong đó phải kể đến nét đẹp trong văn hóa trang phục. Người Dao quần Chẹt chủ yếu sinh sống ở các tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc. Người phụ nữ Dao Quần Chẹt từ nhỏ đã được đã được bà, được mẹ chỉ bảo, truyền dạy cho cách thêu thùa, làm trang...

Ghé thăm Vĩnh Phúc một ngày nắng đẹp

Du lịch Vĩnh Phúc được yêu thích không chỉ vì có danh lam thắng cảnh kỳ thú mà còn có những di tích lịch sử - văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận. Đây là địa điểm du lịch lý tưởng cho kỳ nghỉ ngắn ngày, rời xa nhịp sống thường ngày bận bịu...

Cùng chuyên mục

Tam Đảo – Ba hòn đảo trên mây

Tam Đảo là một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc Việt Nam nằm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Gọi là Tam Đảo, vì ở đây có ba ngọn núi cao nhô lên trên biển mây, đó là Thạch Bàn, Thiên Thị và Máng Chỉ. Ngọn cao nhất có độ cao tuyệt đối là 1.591 m. là một thung lũng hình lòng chảo. Ở đây có một ngọn núi có tên gọi Nhà Thờ, vì sát chân núi...

Người may trang phục Dao Quần Chẹt

Cũng như các dân tộc khác trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, người Dao Quần Chẹt có nhiều phong tục tập quán độc đáo,trong đó phải kể đến nét đẹp trong văn hóa trang phục. Người Dao quần Chẹt chủ yếu sinh sống ở các tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc. Người phụ nữ Dao Quần Chẹt từ nhỏ đã được đã được bà, được mẹ chỉ bảo, truyền dạy cho cách thêu thùa, làm trang...

Ghé thăm Vĩnh Phúc một ngày nắng đẹp

Du lịch Vĩnh Phúc được yêu thích không chỉ vì có danh lam thắng cảnh kỳ thú mà còn có những di tích lịch sử - văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận. Đây là địa điểm du lịch lý tưởng cho kỳ nghỉ ngắn ngày, rời xa nhịp sống thường ngày bận bịu...

Một ngày hành hương về miền Tây Thiên, Vĩnh Phúc

Nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 65 km về phía Tây Bắc, Khu du lịch Tây Thiên là một quần thể văn hóa du lịch tổng hợp tọa lạc trong lòng chảo rùng nguyên sinh Tam Đảo, tại trung sơn điểm giữa các huyệt mạch quốc gia gồm Đền Hùng của nhà nước Văn Lang thời các vua Hùng dựng nước, Hoa Lư của cố đô nước Đại Việt, núi Tản- Sông Đà, các trụ xứ phật giáo...

Thủ khoa khối C của tỉnh ước mơ trở thành chiến sĩ công an

Là 1 trong 8 thủ khoa của tỉnh, với tổng điểm 3 môn xét tuyển đại học khối C (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý) đạt 28,75; đứng thứ 3 toàn tỉnh về tổng điểm các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2023… đây là điểm tựa để Nguyễn Thu Hiền, học sinh lớp 12A9, Trường THPT Tam Đảo hiện thực hóa giấc mơ trở thành người chiến sĩ công an nhân dân. Mẹ luôn là người đồng hành cùng...

Quan tâm chăm lo, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng

Từ nhiều năm nay, các cấp, ngành, tổ chức đoàn thể, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ, chăm lo, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH), coi đó là trách nhiệm thiêng liêng, thể hiện sự tri ân sâu sắc đối với những hy sinh, cống hiến to lớn của các Mẹ cho sự nghiệp cách mạng,...

Bảo vệ môi trường ở các lưu vực sông

Có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân, nhưng các lưu vực sông trên địa bàn tỉnh đang phải chịu nhiều áp lực về ô nhiễm môi trường. Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường ở các lưu vực sông đang ngày càng trở lên cấp thiết, cần sự chung tay, vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, địa phương, người dân và doanh...

Thực hiện tốt chế độ chính sách cho người có công với cách mạng

Cùng với việc hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương, thời gian qua, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh còn thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách đối với người có công với cách mạng, gia đình chính sách. Việc làm này không chỉ thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tri ân với những cống hiến, hi sinh của thế hệ cha anh mà còn góp phần bảo đảm an...

Lập Thạch chú trọng phát triển thương mại, dịch vụ

Cùng với đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, những năm qua, huyện Lập Thạch luôn tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp (DN), hộ gia đình mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh (SXKD), phát triển thương mại, dịch vụ (TM- DV). Qua đó, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế...

Biểu dương 71 Chủ tịch công đoàn cơ sở tiêu biểu

Sáng 21/7, LĐLĐ tỉnh tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch công đoàn cơ sở tiêu biểu giai đoạn 2018-2023. Tới dự có các đồng chí: Hoàng Thị Thúy Lan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam. Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan cùng các đại biểu dự hội nghị. Những năm qua, các cấp công đoàn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất