Bão số 3 và hoàn lưu bão khiến nhiều người dân ở các địa phương trong tỉnh chịu thiệt hại về tài sản, đặc biệt là những hộ làm nông nghiệp ở các huyện Sông Lô, Lập Thạch, Yên Lạc và Vĩnh Tường. Thời điểm này, cùng với các cấp uỷ, chính quyền địa phương, các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) đang nỗ lực rà soát số khách hàng bị ảnh hưởng để có các chính sách hỗ trợ phù hợp, giúp bà con vùng lũ có điều kiện tái thiết đời sống, từng bước khôi phục sản xuất.
Ảnh hưởng bão số 3, tại huyện Vĩnh Tường có thôn Việt Hưng, Việt An (xã Việt Xuân) bị ngập úng, nhiều gia đình bị tốc mái ngói, mái tôn, nhiều diện tích lúa, hoa màu bị gãy, đổ, dập nát… ước tính thiệt hại hơn 30 tỷ đồng.
Lãnh đạo Agribank chi nhánh Vĩnh Tường cho biết: Tại xã Việt Xuân có hơn 100 khách hàng đang vay vốn với dư nợ 135 tỷ đồng. Nguồn vốn vay được người dân thôn Việt Hưng, Việt An đầu tư kinh doanh cát, sỏi, vận tải thủy. Đến thời điểm này, qua nắm bắt cho thấy, lượng cát, sỏi ở các bến bãi của khách hàng bị nước lũ cuốn trôi không nhiều, thiệt hại không lớn; không có tàu thuyền bị chìm, lật do người dân chủ động neo đậu, tránh trú ở nơi an toàn.
Xã Việt Xuân bị ngập sâu, gây ảnh hưởng đến đời sống và hoạt động sản xuất, kinh doanh của người dân.
Trong thời gian xảy ra mưa bão, cán bộ, nhân viên Agribank chi nhánh Vĩnh Tường thường xuyên giữ mối liên hệ với các khách hàng qua điện thoại. Mặc dù không có khách hàng nào bị thiệt hại tài sản lớn, nhưng ngân hàng nhận định thời gian tới việc huy động dòng tiền của khách hàng sẽ gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến việc trả nợ gốc, lãi cho ngân hàng.
Nguyên nhân là do việc ổn định đời sống, tạo việc làm sau mưa lũ sẽ có những ảnh hưởng nhất định đến phương án kinh doanh của khách hàng. Thời điểm này, mực nước sông Lô, sông Hồng vẫn cao, ảnh hưởng đến việc khai thác, kinh doanh cát, sỏi; công tác vận tải thủy cũng bị hạn chế do nhu cầu vận chuyển hàng hóa giữa các địa phương sau mưa bão ít hơn, ảnh hưởng đến doanh thu của khách hàng.
Trước tình hình đó, Agribank chi nhánh Vĩnh Tường đã đưa ra phương án hỗ trợ khách hàng trong các kỳ trả nợ tới. Theo đó, các khoản vay đến kỳ sẽ được thực hiện cơ cấu lại nợ bằng việc kéo dài thời gian trả nợ nhằm tháo gỡ khó khăn cho người dân trong giai đoạn này, tránh để khách hàng rơi vào tình trạng nợ xấu, nợ quá hạn.
Ngân hàng sẽ đồng hành với người dân bàn bạc phương án kinh doanh, xem xét việc điều chỉnh giảm lãi suất vay vốn từ 0,5-2% đối với từng địa bàn, khách hàng gặp rủi ro về bão lũ.
Nhiều trang trại chăn nuôi ở huyện Yên Lạc bị ảnh hưởng do mưa lũ.
Tương tự, theo rà soát của Agribank chi nhánh Yên Lạc, đến thời điểm này đang có hơn 300 khách hàng chịu ảnh hưởng bởi bão số 3, dư nợ thiệt hại ước khoảng 140 tỷ đồng.
Phó Giám đốc Agribank chi nhánh Yên Lạc Trần Anh Dũng cho biết: “Các xã vùng ven sông Hồng có nhiều hộ dân trồng cây xuất khẩu, chăn nuôi tập trung quy mô lớn. Khi mưa bão xảy ra đã gây ngập úng, làm thiệt hại lớn đến các khách hàng. Ngay sau khi bão số 3 đi qua, Agribank chi nhánh Yên Lạc đã chỉ đạo các tổ tín dụng rà soát, thống kê thiệt hại của các khách hàng chịu ảnh hưởng để có các giải pháp hỗ trợ nhanh chóng, kịp thời”.
Trang trại trồng phật thủ của gia đình bà Đặng Thị Luyến, xã Liên Châu bị ngập nặng do mưa bão.
Là một trong nhiều khách hàng của Agribank chi nhánh Yên Lạc, gia đình bà Đặng Thị Luyến, xã Liên Châu chịu thiệt hại nặng nề do bão số 3 gây ra và mong muốn ngân hàng sớm có các biện pháp hỗ trợ để giảm bớt khó khăn, sớm ổn định cuộc sống.
Theo ước tính, gia đình bà Luyến có hơn chục mẫu phật thủ với khoảng 3.000 cây không có khả năng cho thu hoạch vào dịp Tết Nguyên đán 2025, tổng thiệt hại lên đến hàng tỷ đồng. Ngoài ra, nhiều khu vực vườn trồng của gia đình bà Luyến có nguy cơ mất trắng do bị ngập nước.
Bà Đặng Thị Luyến cho biết: “Ngoài việc cơ cấu, giãn thời gian trả nợ cũng như giảm lãi suất vay vốn, gia đình tôi mong muốn ngâng hàng xem xét tiếp tục cho vay mới để sớm khôi phục sản xuất, trồng lại diện tích cây phật thủ trong vụ tới để có nguồn thu nhập trả nợ ngân hàng”.
Nhân viên Agribank chi nhánh Vĩnh Tường giải quyết thủ tục vay vốn cho người dân.
Thời điểm này, các chi nhánh Agribank vẫn đang tiếp tục đánh giá thiệt hại của khách hàng để triển khai các giải pháp cơ cấu, gia hạn các khoản vay đến kỳ và xem xét mức giảm lãi suất cũng như khả năng tái cấp vốn theo nhu cầu, khả năng phục hồi của khách hàng.
Việc sớm triển khai các giải pháp cũng như gói hỗ trợ cho khách hàng bị thiệt hại bởi bão số 3 của Agribank Vĩnh Phúc góp phần giảm thiểu khó khăn cho người dân, tạo thêm động lực giúp bà con sớm khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhanh chóng ổn định cuộc sống sau bão lũ.
Chiều 9/11, đồng chí Trần Duy Đông, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tham dự Phiên họp toàn thể lần thứ 29 Ủy ban Pháp luật của Quốc hội thẩm tra các tờ trình và đề án của Chính phủ về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố, trong...
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 9/11, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Nhà giáo. Đại biểu Trần Văn Tiến, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thảo luận tại tổ ngày 9/11.Tham gia thảo luận tại Tổ 5 cùng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc và các tỉnh Lào Cai,...
Những năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành vào cuộc, tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, đưa Vĩnh Phúc sớm trở thành tỉnh công nghiệp phát triển, một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du...
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong những ngân hàng có quy mô hàng đầu về tài sản và mạng lưới, nguồn vốn tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay. Đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tạo đà thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, hệ thống BIDV...
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc đầu tư phát triển hạ tầng thương mại theo hướng đồng bộ, văn minh, hiện đại không chỉ tạo thuận lợi, đáp ứng nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh kinh doanh hàng hóa cho địa phương. Co.opmart...
Chiều 9/11, đồng chí Trần Duy Đông, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tham dự Phiên họp toàn thể lần thứ 29 Ủy ban Pháp luật của Quốc hội thẩm tra các tờ trình và đề án của Chính phủ về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố, trong...
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 9/11, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Nhà giáo. Đại biểu Trần Văn Tiến, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thảo luận tại tổ ngày 9/11.Tham gia thảo luận tại Tổ 5 cùng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc và các tỉnh Lào Cai,...
Những năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành vào cuộc, tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, đưa Vĩnh Phúc sớm trở thành tỉnh công nghiệp phát triển, một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du...
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong những ngân hàng có quy mô hàng đầu về tài sản và mạng lưới, nguồn vốn tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay. Đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tạo đà thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, hệ thống BIDV...
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc đầu tư phát triển hạ tầng thương mại theo hướng đồng bộ, văn minh, hiện đại không chỉ tạo thuận lợi, đáp ứng nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh kinh doanh hàng hóa cho địa phương. Co.opmart...
Những năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành vào cuộc, tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, đưa Vĩnh Phúc sớm trở thành tỉnh công nghiệp phát triển, một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du...
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong những ngân hàng có quy mô hàng đầu về tài sản và mạng lưới, nguồn vốn tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay. Đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tạo đà thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, hệ thống BIDV...
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc đầu tư phát triển hạ tầng thương mại theo hướng đồng bộ, văn minh, hiện đại không chỉ tạo thuận lợi, đáp ứng nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh kinh doanh hàng hóa cho địa phương. Co.opmart...
Thực hiện chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là quan điểm nhất quán của Đảng đã và đang được các cấp chính quyền trong tỉnh cụ thể hóa bằng những cách làm sáng tạo và giải pháp cụ thể....
* Vùng núi cao Tam Đảo: Mây thay đổi. Đêm không mưa, ngày trời nắng. Gió đông bắc cấp 2-3. Đêm và sáng trời rét. Nhiệt độ từ 17 đến 21 độ C. Độ ẩm trung bình: 70-75%.* Vùng đồi núi thấp trung du (Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương): Mây thay đổi. Đêm không mưa, ngày trời nắng hanh. Gió đông bắc cấp 2. Đêm và...
Giá vàng SJC Việt Nam (Đơn vị tính: VNĐ/chỉ)Địa bànGiá muaGiá bánVĩnh Phúc8.100.0008.550.000Tỷ giá ngoại tệ (Đơn vị tính: VNĐ)Mã ngoại tệGiá muaGiá bánUSD25.16725.479EUR26.50727.961Giá một số mặt hàng tại chợ Vĩnh YênSTTHàng hóaGiá bán1Gạo tẻ thường18.000 đồng/kg2Gạo nếp Điện Biên42.000 đồng/kg3Thịt ba chỉ120.000đ/kg4Thịt chân giò150.000đ/kg5Thịt bắp bò250.000đ/kg6Giò bò300.000đ/kg7Cá trắm to cắt khúc200.000đ/kg8Cá chép giòn loại to180.000đ/kg9Ngao biển60.000đ/kg10Trứng gà35.000đ/chục11Rau cải vàng15.000đ/kg12Bí đỏ15.000đ/kg13Khoai tây12.000đ/kg14Cà rốt15.000đ/kg15Nhãn55.000đ/kg16Na Thái70.000đ/kg17Bưởi da xanh40.000đ/quả18Táo Envy120.000đ/kg19Lê...
Trước thực trạng đầu ra sản phẩm bấp bênh, chi phí vật tư tăng cao và nỗi lo dịch bệnh, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai mô hình “Chăn nuôi bò thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” nhằm gia tăng lợi nhuận, bảo vệ môi trường, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo...
Hiện thực hóa mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp phát triển, Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách thông thoáng, tạo thuận lợi thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phát triển các khu, cụm công nghiệp, tỉnh đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng và phát triển hạ tầng theo...
Đứng thứ 2 sau mức tăng trưởng của ngành Công nghiệp - Xây dựng, với mục tiêu chuyển đổi mô hình tăng trưởng kết hợp có hiệu quả phát triển chiều rộng với chiều sâu, ngành Dịch vụ đã và đang phát huy lợi thế chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng KT -...