Powered by Techcity

Đặc điểm Khí hậu Vĩnh Phúc – vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Vĩnh Phúc

Vĩnh phúc càng ngày càng chú trọng phát triển du lịch, nơi đây có các địa danh nổi tiếng như Chùa Tây Thiên, Tam Đảo,…

Vị trí địa lý

Vĩnh Phúc thuộc Vùng đồng bằng sông Hồng, Vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ và Vùng Thủ đô, phía Bắc giáp tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, phía Tây giáp Phú Thọ ranh giới tự nhiên là sông Lô, phía Đông và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội ranh giới tự nhiên là Sông Hồng.

Vĩnh Phúc nằm ở vị trí địa lý của nhiều nút giao thông quan trọng là đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thuỷ tỏa đi khắp đất nước; thuận lợi trên trục phát triển kinh tế của Việt Nam và trở thành một bộ phận cấu thành của vành đai phát triển công nghiệp các tỉnh phía Bắc Việt Nam.

Bản đồ tỉnh Vĩnh Phúc năm 2022

Vĩnh Phúc bên cạnh ngay sát với Hà Nội, tiếp giáo với sân bay quốc tế Nội bài. Nơi đây cũng là điểm đầu của Quốc lộ 18 đi đến cảng nước sâu Cái Lân, cũng là nơi hành lang kinh tế Côn Minh – Hà Nội – Hải Phòng,… nơi đây còn có hệ thống đường sắt Hà Nội – Lào Cai, quốc lộ 2 thì đi dọc khắp tỉnh. Tỉnh Vĩnh Phúc có hệ thống sông ngòi khá dày đặc và có 4 hệ thống sông chính chảy qua là Sông Hồng, sông Lô, Sông Cà Lố và Sông Phó Đáy.

Vĩnh Phúc cũng nằm trong vùng quy hoạch du lịch trọng điểm quốc gia, nơi đây có khu nghỉ mát Tam Đảo, nơi đây được ví như Đà Lạt của miền Bắc, nằm so với mực nước biển gần 1.000m. Các hồ có diện tích vài trăm ha mặt nước như Đại Lải, Làng Hà, Đầm Vạc… Nhiều di tích lịch sử, văn hoá được xếp hạng quốc gia như: Tây Thiên, Tháp Bình Sơn…

Khí hậu Vĩnh Phúc

Vĩnh phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có đặc điểm khí hậu vùng trung du miền núi phía Bắc, mang tính chất chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi. Khí hậu của tỉnh chịu sự tác động của yếu tố địa hình đặc biệt của dãy núi Tam Đảo, có sự phân hóa theo đai cao, sự khác biệt giữa đồng bằng, đồi gò và vùng núi.

  • Nhiệt độ: nhiệt độ trung bình là 23,5- 25oC, nhiệt độ cao nhất là 28,5oC, thấp nhất là 2oC. Tuy nhiên do ảnh hưởng của yếu tố địa hình nên có sự chênh lệch khá lớn về nhiệt độ giữa vùng núi và vùng đồng bằng. Vùng Tam Đảo có độ cao 1.000m so với mặt nước biển, nhiệt độ trung bình năm là 18,4oC

  • Tổng số giờ nắng: Tổng số giờ nắng trung bình trong một năm là 1400-1800 giờ và có sự chênh lệch giữa vùng đồng bằng và vùng núi Tam Đảo. Tổng số ở vùng đồng bằng trung bình là 1400-1800 giờ còn vùng núi Tam đảo chỉ từ 900-1300 giờ/năm. Vĩnh Phúc phân hóa giờ nắng khá rõ rệt, mùa hè 4 – 6 giờ/năm, mùa đông 1,5-4 giờ/ngày. Tháng nhiều nắng nhất là tháng 6 và tháng 7; tháng ít giờ nắng là tháng 3.

  • Độ ẩm không khí cũng có sự khác biệt giữa đồng bằng và vùng núi, đồng bằng thì 78-81% còn vùng núi 87-90%.

  • Lượng mưa: Nơi đây có sự phân bố không đồng đều theo không gian và thời gian. Lượng mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 – tháng 10 (chiếm 80% tổng lượng mưa của cả năm). Khu vực miền núi thường lớn hơn ở đồng bằng và trung du.

  • Chế độ gió: Nơi đây trong một năm có 2 loại gió thổi chính là gió Đông Nam (thổi từ tháng 4 – tháng 9) và gió Đông Bắc (Thổi từ tháng 10 – tháng 3 năm sau).

Ngoài ra, hằng năm Vĩnh Phúc còn phải chịu tác động của các hiện tượng cực đoan như rét đậm, rét hại, sương muối; các đợt nóng gay gắt, giông tố, mưa đá gây ảnh hưởng nhiều cho đời sống và các hoạt động sản xuất đặc biệt sản xuất nông nghiệp cho nhân dân sống trên địa bàn tỉnh.

Hình ảnh rét đậm rét hại tại Tam Đảo.

Điều kiện tự nhiên

Tài nguyên thiên nhiên của Vĩnh Phúc gồm có: Tài nguyên nước, tài nguyên đất, tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, tài nguyên du lịch.

Tài nguyên nước

Vĩnh phúc có rất nhiều mạng lưới sông suối bao gồm nước mặt và nước ngầm. Nguồn nước mặt của tỉnh khá phong phú nhờ hai sông Hồng và Sông Lô cùng hệ thống các sông nhỏ như: sông Phó Đáy, sông Phan, sông Cà Lồ và hàng loạt hồ chứa (Đại Lải, Xạ Hương, Vân Trục, Đầm Vạc..) dự trữ khối lượng nước khổng lồ, đủ để phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Nguồn nước ngầm có trữ lượng không lớn, đạt khoảng 1 triệu m³/ngày-đêm.

Tài nguyên đất

Trên địa bàn tỉnh có 2 nhóm đất chính là: Đất phù sa và đất đồi núi. Hiện trạng sử dụng đất tính đến năm 2014: Tổng diện tích 123.752,31 ha; Đất nông nghiệp 86.929,72 ha chiếm 70,24%; Đất phi nông nghiệp 34.651,61 ha chiếm 28%; Đất chưa sử dụng 2.170,98 ha chiếm 1,75%.

Tài nguyên rừng

Tính đến năm 2015 tỉnh Vĩnh Phúc có khoảng 32,4 nghìn ha đất lâm nghiệp, trong đó rừng sản xuất là 13,2 nghìn ha, rừng phòng hộ là 4,0 nghìn ha và rừng đặc dụng là 15,1 nghìn ha. Tài nguyên rừng đáng kể nhất của tỉnh là Vườn Quốc gia Tam Đảo với trên 15 nghìn ha, là nơi bảo tồn nguồn gen động thực vật (có trên 620 loài cây thảo mộc, 165 loài chim thú), trong đó có nhiều loại quý hiếm được ghi vào sách đỏ như cầy mực, sóc bay, vượn. Rừng Vĩnh Phúc ngoài việc bảo tồn nguồn gen động, thực vật còn có vai trò điều hoà nguồn nước, khí hậu và có thể phục vụ cho phát triển các dịch vụ thăm quan, du lịch.

Rừng tại tỉnh Vĩnh Phúc

Tài nguyên khoáng sản

Nhìn chung, Vĩnh Phúc là tỉnh ở vị trí chuyển tiếp giữa miền núi và đồng bằng nên rất nghèo về tài nguyên khoáng sản. Khoáng sản có giá trị thương mại trên địa bàn chỉ bao gồm một số loại như: đá xây dựng, cao lanh, than bùn song trữ lượng không lớn và điều kiện khai thác hạn chế.

Tài nguyên du lịch

Vĩnh Phúc có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch tự nhiên và du lịch nhân văn. Có Tam Đảo là dãy núi hình cánh cung, độ cao trên 1500m, dài 50km, rộng 10km với phong cảnh thiên nhiên đẹp, khí hậu trong lành, mát mẻ. Đặc biệt có Vườn Quốc gia Tam Đảo và các vùng phụ cận thuộc loại rừng nguyên sinh có nhiều loài động thực vật được bảo tồn tương đối nguyên vẹn. Bên cạnh đó Vĩnh Phúc còn có hệ thống sông ngòi, đầm hồ tương đối phong phú, địa thế đẹp có thể vừa phục vụ sản xuất vừa có giá trị cho phát triển du lịch như: Đại Lải, Dị Nậu, Vân Trục, Đầm Vạc, Đầm Dưng, Thanh Lanh… Tiềm năng tự nhiên cho phát triển du lịch kết hợp với các giá trị (tài nguyên) văn hóa truyền thống phong phú sẽ là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế – xã hội Vĩnh Phúc.

Vườn quốc gia Tam đảo – khu du lịch sinh thái lớn nhất Miền Bắc

Chùa Tây thiên – Vĩnh Phúc

PV

Cùng chủ đề

Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp cho ý kiến một số nội dung quan trọng

Chiều 3/12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp cho ý kiến vào Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội năm 2024, phương hướng nhiệm vụ năm 2025; một số báo cáo, tờ trình chuẩn bị trình HĐND tỉnh vào kỳ họp cuối năm và quyết định một số nội dung quan trọng khác. Đồng chí Dương Văn An, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư...

Họp Ban tổ chức sự kiện “Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ II, năm 2024”

Sáng 3/12, đồng chí Phùng Thị Kim Nga, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức sự kiện “Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ II năm 2024” chủ trì nghe Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) cùng các thành viên Ban tổ chức sự kiện báo cáo tiến độ triển khai, thực hiện. Phó Chủ...

Diễn đàn “Văn hóa kinh doanh và chuyển đổi kép – Câu chuyện truyền cảm hứng”

Chiều 3/12, tại thành phố Vĩnh Yên, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh tổ chức diễn đàn “Văn hóa kinh doanh và chuyển đổi kép - Câu chuyện truyền cảm hứng” nhằm kết nối doanh nghiệp thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh Phạm Thị Hồng Thủy trao giấy chứng nhận hội viên cho Câu lạc...

Hơn 4.200 sản phẩm chào bán trên Sàn giao dịch công nghệ và thiết bị trực tuyến Vĩnh Phúc

Hoạt động trên Sàn giao dịch công nghệ và thiết bị trực tuyến Vĩnh Phúc (VPTEX) thời gian qua diễn ra nhộn nhịp. Các sản phẩm được trưng bày, chào bán, "chốt đơn" thành công với tần suất liên tục, trở thành địa chỉ tin cậy của nhiều nhà sáng chế, sáng tạo, các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.Sàn giao dịch công nghệ và thiết bị...

Sắc quê Vĩnh Phúc giữa lòng Thủ đô

Triển lãm mỹ thuật “Sắc quê 2” của họa sĩ Quỳnh Thơm (hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật Vĩnh Phúc) tại nhà triển lãm số 16 Ngô Quyền, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) vừa khép lại, để lại nhiều cảm xúc cho các họa sĩ cũng như người thưởng ngoạn, đặc biệt là những người con quê hương Vĩnh Phúc.Vị khách đến từ Australia quyết...

Cùng tác giả

Vườn Quốc Gia Tam Đảo

Là một "khu vườn" rộng lớn với diện tích trải rộng trên ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang, vườn quốc gia Tam Đảo tọa lạc trên dãy núi Tam Đảo, độ cao 100m trở lên so với mực nước biển, độ dài trên 80km, rộng khoảng 15km chạy dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, cách Hà Nội khoảng 75km với 2 giờ chạy xe. Đây được xem là khu sinh thái lớn nhất miền...

Đem sắc màu văn hóa dân tộc đến với Khu du lịch Tam Đảo

Vĩnh Phúc có khoảng 5% dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó, tiêu biểu là đồng bào dân tộc Sán Dìu, Dao và Cao Lan sinh sống thành cộng đồng tại các huyện, thành phố: Phúc Yên, Bình Xuyên, Tam Đảo, Lập Thạch, Sông Lô. Đây là một trong những tiềm năng, lợi thế về bản sắc văn hóa dân tộc để thu hút du khách, nhất là đối với các tỉnh vùng Đồng bằng...

Tam Đảo – Ba hòn đảo trên mây

Tam Đảo là một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc Việt Nam nằm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Gọi là Tam Đảo, vì ở đây có ba ngọn núi cao nhô lên trên biển mây, đó là Thạch Bàn, Thiên Thị và Máng Chỉ. Ngọn cao nhất có độ cao tuyệt đối là 1.591 m. là một thung lũng hình lòng chảo. Ở đây có một ngọn núi có tên gọi Nhà Thờ, vì sát chân núi...

Người may trang phục Dao Quần Chẹt

Cũng như các dân tộc khác trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, người Dao Quần Chẹt có nhiều phong tục tập quán độc đáo,trong đó phải kể đến nét đẹp trong văn hóa trang phục. Người Dao quần Chẹt chủ yếu sinh sống ở các tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc. Người phụ nữ Dao Quần Chẹt từ nhỏ đã được đã được bà, được mẹ chỉ bảo, truyền dạy cho cách thêu thùa, làm trang...

Ghé thăm Vĩnh Phúc một ngày nắng đẹp

Du lịch Vĩnh Phúc được yêu thích không chỉ vì có danh lam thắng cảnh kỳ thú mà còn có những di tích lịch sử - văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận. Đây là địa điểm du lịch lý tưởng cho kỳ nghỉ ngắn ngày, rời xa nhịp sống thường ngày bận bịu...

Cùng chuyên mục

Tam Đảo – Ba hòn đảo trên mây

Tam Đảo là một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc Việt Nam nằm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Gọi là Tam Đảo, vì ở đây có ba ngọn núi cao nhô lên trên biển mây, đó là Thạch Bàn, Thiên Thị và Máng Chỉ. Ngọn cao nhất có độ cao tuyệt đối là 1.591 m. là một thung lũng hình lòng chảo. Ở đây có một ngọn núi có tên gọi Nhà Thờ, vì sát chân núi...

Người may trang phục Dao Quần Chẹt

Cũng như các dân tộc khác trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, người Dao Quần Chẹt có nhiều phong tục tập quán độc đáo,trong đó phải kể đến nét đẹp trong văn hóa trang phục. Người Dao quần Chẹt chủ yếu sinh sống ở các tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc. Người phụ nữ Dao Quần Chẹt từ nhỏ đã được đã được bà, được mẹ chỉ bảo, truyền dạy cho cách thêu thùa, làm trang...

Ghé thăm Vĩnh Phúc một ngày nắng đẹp

Du lịch Vĩnh Phúc được yêu thích không chỉ vì có danh lam thắng cảnh kỳ thú mà còn có những di tích lịch sử - văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận. Đây là địa điểm du lịch lý tưởng cho kỳ nghỉ ngắn ngày, rời xa nhịp sống thường ngày bận bịu...

Một ngày hành hương về miền Tây Thiên, Vĩnh Phúc

Nằm cách thủ đô Hà Nội khoảng 65 km về phía Tây Bắc, Khu du lịch Tây Thiên là một quần thể văn hóa du lịch tổng hợp tọa lạc trong lòng chảo rùng nguyên sinh Tam Đảo, tại trung sơn điểm giữa các huyệt mạch quốc gia gồm Đền Hùng của nhà nước Văn Lang thời các vua Hùng dựng nước, Hoa Lư của cố đô nước Đại Việt, núi Tản- Sông Đà, các trụ xứ phật giáo...

Thủ khoa khối C của tỉnh ước mơ trở thành chiến sĩ công an

Là 1 trong 8 thủ khoa của tỉnh, với tổng điểm 3 môn xét tuyển đại học khối C (Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý) đạt 28,75; đứng thứ 3 toàn tỉnh về tổng điểm các môn thi tốt nghiệp THPT năm 2023… đây là điểm tựa để Nguyễn Thu Hiền, học sinh lớp 12A9, Trường THPT Tam Đảo hiện thực hóa giấc mơ trở thành người chiến sĩ công an nhân dân. Mẹ luôn là người đồng hành cùng...

Quan tâm chăm lo, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng

Từ nhiều năm nay, các cấp, ngành, tổ chức đoàn thể, địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người dân trên địa bàn tỉnh đặc biệt quan tâm thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ, chăm lo, phụng dưỡng Mẹ Việt Nam anh hùng (VNAH), coi đó là trách nhiệm thiêng liêng, thể hiện sự tri ân sâu sắc đối với những hy sinh, cống hiến to lớn của các Mẹ cho sự nghiệp cách mạng,...

Bảo vệ môi trường ở các lưu vực sông

Có vai trò quan trọng trong việc cung cấp nước cho hoạt động sản xuất và sinh hoạt của người dân, nhưng các lưu vực sông trên địa bàn tỉnh đang phải chịu nhiều áp lực về ô nhiễm môi trường. Vì vậy, vấn đề bảo vệ môi trường ở các lưu vực sông đang ngày càng trở lên cấp thiết, cần sự chung tay, vào cuộc tích cực của các cấp, ngành, địa phương, người dân và doanh...

Thực hiện tốt chế độ chính sách cho người có công với cách mạng

Cùng với việc hoàn thành tốt nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương, thời gian qua, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh còn thực hiện có hiệu quả chủ trương, chính sách đối với người có công với cách mạng, gia đình chính sách. Việc làm này không chỉ thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”, tri ân với những cống hiến, hi sinh của thế hệ cha anh mà còn góp phần bảo đảm an...

Lập Thạch chú trọng phát triển thương mại, dịch vụ

Cùng với đẩy mạnh thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp, những năm qua, huyện Lập Thạch luôn tạo điều kiện thuận lợi, khuyến khích các doanh nghiệp (DN), hộ gia đình mạnh dạn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh (SXKD), phát triển thương mại, dịch vụ (TM- DV). Qua đó, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân địa phương, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế...

Biểu dương 71 Chủ tịch công đoàn cơ sở tiêu biểu

Sáng 21/7, LĐLĐ tỉnh tổ chức hội nghị biểu dương Chủ tịch công đoàn cơ sở tiêu biểu giai đoạn 2018-2023. Tới dự có các đồng chí: Hoàng Thị Thúy Lan, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Trần Thanh Hải, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng LĐLĐ Việt Nam. Bí thư Tỉnh ủy Hoàng Thị Thúy Lan cùng các đại biểu dự hội nghị. Những năm qua, các cấp công đoàn...

Tin nổi bật

Tin mới nhất