Là đô thị trung tâm vùng phía Tây của tỉnh, nhờ sự đồng thuận cao của Đảng bộ, chính quyền và sự chung tay, góp sức của nhân dân, diện mạo nông thôn, đô thị Sông Lô đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, ngày càng khang trang, hiện đại. Từ đó tạo khí thế mới cho huyện trên bước đường hội nhập và phát triển.
Là đô thị trung tâm vùng phía Tây của tỉnh, diện mạo huyện Sông Lô ngày càng khang trang, hiện đại. Ảnh: Nguyễn Lượng
Năm 2024 là năm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng – kỷ niệm 15 năm thành lập huyện Sông Lô. Trải qua 15 năm xây dựng và phát triển, KT-XH, diện mạo đô thị, nông thôn trên địa bàn có nhiều thay đổi tích cực.
Trung tâm huyện lị ngày càng khang trang, hiện đại với nhiều công trình hạ tầng quan trọng được đầu tư, cải tạo, nâng cấp; hạ tầng nông thôn thay đổi cơ bản, toàn diện, tác động tích cực đến đời sống vật chất, tinh thần của người dân, góp phần thúc đẩy phát triển KT-XH, rút ngắn khoảng cách vùng miền với các địa phương trong tỉnh.
Để đạt được kết quả đó, các cấp chính quyền huyện Sông Lô đã tập trung làm tốt công tác quy hoạch đất đai, quy hoạch xây dựng nhằm tổ chức hợp lý hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn, các khu vực phát triển du lịch, thương mại, dịch vụ… trên cơ sở khai thác tiềm năng, lợi thế riêng. Đến nay, huyện đã hoàn thành quy chế quản lý kiến trúc điểm dân cư nông thôn 12 xã, gồm: Bạch Lưu, Đôn Nhân, Quang Yên, Đồng Quế, Nhạo Sơn, Tân Lập…; hoàn thành Quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 đối với 3 Làng văn hóa kiểu mẫu Hoà Bình, xã Hải Lựu; Đồng Dong, xã Quang Yên; Khoái Trung, xã Đức Bác.Đồng thời, trình Sở Xây dựng thẩm định quy chế quản lý kiến trúc đô thị Hải Lựu, Lãng Công; tổ chức lập Chương trình phát triển đô thị Đức Bác, Lãng Công đến năm 2030, làm cơ sở để cơ quan có thẩm quyền phân loại đô thị theo quy định. Giai đoạn 2015-2024, huyện đã tổ chức 39 cuộc đấu giá quyền sử dụng đất với tổng diện tích đấu giá được phê duyệt trên 98.000m2, tương ứng với 679 thửa đất. Qua đó, không chỉ khai thác có hiệu quả quỹ đất, đáp ứng nhu cầu của người dân mà còn tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, tạo nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng, phát triển KT-XH trên địa bàn.
Sông Lô chú trọng đầu tư hệ thống công viên cây xanh, hồ điều hòa, góp phần tạo nên diện mạo mới mẻ, văn minh, hiện đại cho cảnh quan đô thị. Ảnh: Nguyễn Lượng
Từ một “vùng trắng” công nghiệp, Sông Lô đã cơ bản hoàn thành giải phóng mặt bằng (GPMB) và bàn giao cho chủ đầu tư khu công nghiệp (KCN) Sông Lô II; cơ bản hoàn thành GPMB Cụm công nghiệp Đồng Thịnh; đang quyết liệt triển khai GPMB KCN Sông Lô I, phấn đấu hoàn thành GPMB vào giữa năm 2025. Bên cạnh đó, hoàn thành quy hoạch chi tiết nhiều khu đất cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuê tại xã Lãng Công, Đức Bác…
Trong lĩnh vực chỉnh trang đô thị gắn với hoàn thiện hạ tầng giao thông, huyện tập trung đầu tư, thi công nhiều tuyến đường trọng điểm, kết nối các khu vực quan trọng thúc đẩy phát triển KT-XH như đường du lịch Tân Lập đi hồ Vân Trục, đoạn từ ĐT.307 (xã Tân Lập) đi hồ Vân Trục; đưa vào sử dụng 3 tuyến đường vành đai phía Đông – Nam – Bắc huyện lị…
Năm 2024, huyện đã chỉ đạo các đơn vị, phòng, ban chuyên môn phối hợp các sở, ngành liên quan lắp đặt 465 cột đèn, hơn 500 bóng thắp sáng dọc các tuyến đường nội thị, tạo thuận lợi cho người dân lưu thông an toàn và trồng hơn 4.000 cây xanh các loại trên tuyến; đầu tư lắp đặt hệ thống cổng chào, đèn LED trang trí và pano áp phích cổ động trực quan trên các tuyến đường… tạo nên diện mạo mới mẻ, văn minh, hiện đại cho cảnh quan đô thị.
Phó trưởng Phòng Kinh tế – Hạ tầng huyện Sông Lô Nguyễn Tiến Thọ cho biết: Không có vị trí, điều kiện thuận lợi như các địa phương khác, nhưng nhờ biết khơi dậy tinh thần vượt khó của người dân; tăng cường đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông; linh hoạt trong điều hành, phát triển KT-XH… đến nay, Sông Lô đã xây dựng, hình thành hệ thống đô thị vệ tinh mang đặc trưng riêng, trở thành điểm nhấn trong quy hoạch vùng phía Tây đô thị của tỉnh.
Từ xa xưa, vùng đất ven sông luôn là địa điểm lý tưởng để các nhà quy hoạch lựa chọn xây dựng đô thị do lợi thế về nguồn nước, giao thông và vị trí phòng thủ. Những lợi thế này đến nay vẫn là nguồn lực tiềm năng, thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của các đô thị và siêu đô thị hiện đại.
Cụ thể hoá Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, Chương trình tổng thể xây dựng và phát triển đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch vùng phía Tây đô thị Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch xây dựng vùng huyện Sông Lô, đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050… huyện Sông Lô tiếp tục phối hợp với các sở, ngành của tỉnh trong công tác cải tạo, chỉnh trang, tái thiết toàn bộ khu vực đô thị trung tâm huyện lị theo hướng mỹ quan, công năng và bền vững.
Huy động đa dạng nguồn lực cho đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, phục vụ phát triển KT-XH như đường Vành đai 5; đường từ trung tâm huyện đi KCN Sông Lô I; cải tạo, nâng cấp đê tả sông Lô; đường ĐT.307B đoạn từ trung tâm huyện đi nút giao IC6…
Quy hoạch phát triển hệ thống công viên cây xanh, mở rộng không gian công cộng phục vụ hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục – thể thao ngoài trời gắn với đầu tư trang thiết bị, tiện ích đô thị…
Tạo dựng liên kết chặt chẽ giữa công nghiệp, dịch vụ với các điều kiện phát triển nhằm phát huy tốt đa tiềm năng, lợi thế khu vực, khẳng định vai trò liên kết cùng phát triển của vùng trong tương lai.
<!-- -->
Quan tâm, theo dõi Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khoá XVII qua sóng truyền hình trực tiếp của Đài PT-TH Vĩnh Phúc, cử tri trong tỉnh đánh giá cao chất lượng nội dung kỳ họp, đặc biệt là phiên chất vấn và trả lời chất vấn, phiên giám sát chuyên đề với nhiều nội dung thiết thực, tập trung vào những...
Trong khuôn khổ chương trình Công bố Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024 (VNR500), Vietnam Report vừa chính thức công bố Top 10 địa phương hấp dẫn doanh nghiệp lớn năm 2024, trong đó có Vĩnh Phúc. Thời gian gần đây, nhiều nhà đầu tư chiến lược đứng đầu các chuỗi cung ứng như Honda Việt Nam, Toyota Việt Nam, Samsung Việt Nam,...
Chiều 12/12, đồng chí Trần Duy Đông, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Tập đoàn VPV đến từ Cộng hòa Séc (VPV Group CZ) và Công ty TNHH SD LINK. Cùng dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh Trần Duy Đông chào đón đại diện lãnh đạo Tập...
Phát biểu bế mạc kỳ họp, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Quang Tiến nêu rõ:Sau 2,5 ngày làm việc với tinh thần đổi mới và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 19 - kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 của HĐND tỉnh đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.Tại kỳ họp này, HĐND tỉnh đã xem xét các báo cáo, tờ...
Chiều 12/12, đồng chí Dương Văn An, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) tỉnh thực hiện Kết luận số 09 của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) “Một số vấn đề về tiếp tục...
<!-- -->
Quan tâm, theo dõi Kỳ họp thứ 19, HĐND tỉnh khoá XVII qua sóng truyền hình trực tiếp của Đài PT-TH Vĩnh Phúc, cử tri trong tỉnh đánh giá cao chất lượng nội dung kỳ họp, đặc biệt là phiên chất vấn và trả lời chất vấn, phiên giám sát chuyên đề với nhiều nội dung thiết thực, tập trung vào những...
Trong khuôn khổ chương trình Công bố Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024 (VNR500), Vietnam Report vừa chính thức công bố Top 10 địa phương hấp dẫn doanh nghiệp lớn năm 2024, trong đó có Vĩnh Phúc. Thời gian gần đây, nhiều nhà đầu tư chiến lược đứng đầu các chuỗi cung ứng như Honda Việt Nam, Toyota Việt Nam, Samsung Việt Nam,...
Chiều 12/12, đồng chí Trần Duy Đông, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Tập đoàn VPV đến từ Cộng hòa Séc (VPV Group CZ) và Công ty TNHH SD LINK. Cùng dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh Trần Duy Đông chào đón đại diện lãnh đạo Tập...
Phát biểu bế mạc kỳ họp, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Hà Quang Tiến nêu rõ:Sau 2,5 ngày làm việc với tinh thần đổi mới và trách nhiệm cao, Kỳ họp thứ 19 - kỳ họp thường lệ cuối năm 2024 của HĐND tỉnh đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình đề ra.Tại kỳ họp này, HĐND tỉnh đã xem xét các báo cáo, tờ...
Chiều 12/12, đồng chí Dương Văn An, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo (BCĐ) tỉnh thực hiện Kết luận số 09 của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XII) “Một số vấn đề về tiếp tục...
Trong khuôn khổ chương trình Công bố Top 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam năm 2024 (VNR500), Vietnam Report vừa chính thức công bố Top 10 địa phương hấp dẫn doanh nghiệp lớn năm 2024, trong đó có Vĩnh Phúc. Thời gian gần đây, nhiều nhà đầu tư chiến lược đứng đầu các chuỗi cung ứng như Honda Việt Nam, Toyota Việt Nam, Samsung Việt Nam,...
Chiều 12/12, đồng chí Trần Duy Đông, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tiếp và làm việc với Đoàn công tác của Tập đoàn VPV đến từ Cộng hòa Séc (VPV Group CZ) và Công ty TNHH SD LINK. Cùng dự có đại diện lãnh đạo một số sở, ngành của tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh Trần Duy Đông chào đón đại diện lãnh đạo Tập...
Chuyển đổi xanh không còn là xu hướng mà trở thành tiêu chí cạnh tranh đối với doanh nghiệp, nhất là ngành logistics trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Vì vậy, nhiều doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã tối ưu hóa quy trình sản xuất; chuyển đổi sử dụng năng lượng xanh, tiết kiệm. Qua đó nâng cao năng lực cạnh tranh, khẳng định...
Cuối năm là thời điểm nhu cầu tiêu dùng tăng cao, tập trung ở một số mặt hàng thiết yếu phục vụ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025. Nhằm bảo đảm cân đối cung - cầu, chủ động kiểm soát, điều tiết giá các mặt hàng, ngành chức năng và doanh nghiệp của tỉnh đang tích cực triển khai các biện pháp bình ổn thị trường,...
Trước yêu cầu hội nhập quốc tế, cùng với việc chủ động đổi mới, phát triển thêm các sản phẩm, dịch vụ hiện đại mang tính toàn cầu, hệ thống các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã tăng cường năng lực quản trị, điều hành theo hướng tiệm cận với thông lệ quốc tế. Qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh, đảm bảo hoạt động...
Thời gian qua, thực hiện Quyết định số 31 ngày 31/7/2019 về Quy chế quản lý kinh phí khuyến công và mức chi cụ thể đối với các hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh và Quyết định số 2372 ngày 23/9/2020 phê duyệt Chương trình khuyến công tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 của UBND tỉnh, nhiều hoạt động khuyến công đã được triển...
* Vùng núi cao Tam Đảo: Nhiều mây. Đêm không mưa, ngày có lúc hửng nắng, chiều tối mưa nhỏ. Gió đông bắc cấp 2. Trời rét hại. Nhiệt độ từ 12 đến 14 độ C. Độ ẩm trung bình: 90-100%.* Vùng đồi núi thấp trung du (Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương): Nhiều mây. Đêm không mưa, ngày có lúc hửng nắng, chiều tối có mưa...
Kinh tế phục hồi, cùng các cơ chế, chính sách hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn của tỉnh, sự chủ động đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm đã giúp các doanh nghiệp mở rộng thị trường xuất khẩu, tạo sự bứt phá trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.Ước hết năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt 16,3 tỷ USD,...
Tổng thu ngân sách Nhà nước toàn tỉnh năm 2024 ước đạt gần 30,5 nghìn tỷ đồng, bằng 96% dự toán và bằng 101% so với năm 2023. Đây là kết quả có được nhờ sự nỗ lực, phấn đấu, quyết tâm cao của các cấp, ngành và địa phương trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước có nhiều khó khăn.Năm 2024,...
* Vùng núi cao Tam Đảo: Nhiều mây. Không mưa, trưa chiều giảm mây, có lúc hửng nắng. Gió đông bắc cấp 2. Trời rét hại. Nhiệt độ từ 12 đến 16 độ C. Độ ẩm trung bình: 85-95%.* Vùng đồi núi thấp trung du (Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương): Nhiều mây. Không mưa, trưa chiều giảm mây, hửng nắng. Gió nhẹ. Trời rét. Nhiệt độ...