Để hoàn thành chỉ tiêu tỉ lệ hộ dân sử dụng nước sạch theo Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tập trung rà soát, đôn đốc tiến độ triển khai các dự án cấp nước tập trung khu vực nông thôn. Tăng cường công tác phối hợp, chủ động tháo gỡ khó khăn cho các dự án; đồng thời đẩy mạnh tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về vấn đề nước sạch, đặc biệt là nâng tỉ lệ người dân sử dụng nước sạch tập trung tại những nơi đã có công trình.
Công ty cổ phần đầu tư xây dựng cấp nước Vĩnh Phúc tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ dự án cấp nước sạch tập trung liên xã Xuân Lôi – Tiên Lữ – Đồng Ích (Lập Thạch). Ảnh: Nguyễn Lượng
Toàn tỉnh có hơn 70 xã đã có công trình cấp nước sạch tập trung, trong đó có 4 công trình nước sạch được đầu tư ngoài ngân sách đã triển khai, cung cấp nước sạch cho 42 xã với tổng công suất thiết kế 75 nghìn m3/ngày đêm gồm Nhà máy cấp nước huyện Tam Dương, Nhà máy nước sạch Sông Lô, Nhà máy nước Bá Hiến và Nhà máy nước sạch sông Hồng.
Mặc dù tỉ lệ số xã có công trình cấp nước tập trung đạt 60,7%, song tỉ lệ hộ dân sử dụng nước từ các công trình chỉ đạt 27%, gây khó khăn cho chủ đầu tư trong quá trình vận hành.
Sau hơn 5 năm triển khai, dự án Nhà máy nước sạch sông Hồng với công suất 29 nghìn m3/ngày đêm cơ bản đã hoàn thành. Hiện nay, dự án đang cung cấp nước sạch cho 4 xã của huyện Vĩnh Tường gồm Vĩnh Ninh, Vĩnh Thịnh, An Tường và Tam Phúc với khoảng 5.400 hộ dân đấu nối sử dụng.
Tuy nhiên, có khoảng 1.500 hộ dân sau khi được lắp đặt đường ống dẫn nước, đồng hồ lại không sử dụng nước từ công trình, gây khó khăn trong việc vận hành nhà máy. Ngoài ra, một số xã nằm trong phạm vi cấp nước của nhà máy đã có công trình nước sạch đi qua, song tỉ lệ hộ dân đăng ký sử dụng nước sạch rất thấp, chưa đủ điều kiện để chủ đầu tư thi công đồng bộ.
Ông Nguyễn Duy Hiếu, Phó Giám đốc Nhà máy nước sạch sông Hồng cho biết: “Theo kế hoạch, dự án tiếp tục đấu nối đường ống cung cấp nước sạch cho 11 xã của huyện Vĩnh Tường và 10 xã của huyện Yên Lạc. Tuy nhiên, nếu tỉ lệ hộ dân sử dụng nước sạch đạt thấp, chủ đầu tư rất khó triển khai dự án vì không đảm bảo nguồn vốn vận hành và mục tiêu kinh doanh”.
Cùng chung khó khăn với chủ đầu tư dự án Nhà máy nước sạch sông Hồng, bà Lê Thị Kim Thanh, Giám đốc Công ty cổ phần đầu tư xây dựng cấp nước Vĩnh Phúc – chủ đầu tư dự án Nhà máy cấp nước huyện Tam Dương và dự án cấp nước sạch liên xã Xuân Lôi – Tiên Lữ – Đồng Ích (Lập Thạch) cho biết:
“Đối với hạng mục cấp nước tập trung tại xã Đồng Tĩnh thuộc dự án Nhà máy cấp nước huyện Tam Dương, mặc dù công ty đã đầu tư mạng lưới ống dẫn nước dài 15km, song đến nay mới có 650/1.709 hộ đấu nối sử dụng nước sạch, trong đó có những thôn có tỉ lệ hộ gia đình sử dụng nước sạch tập trung dưới 20% như thôn Chiến Thắng, đặc biệt thôn Ngọc Thạch không có hộ dân nào đăng ký sử dụng.
Đối với dự án cấp nước sạch tập trung cho những vùng khó khăn về nước sinh hoạt của huyện Lập Thạch như Xuân Lôi, Tiên Lữ, Đồng Ích, còn 366/1.886 hộ dân đã đấu nối hoặc có công trình nước sạch vào đến tận hộ nhưng không sử dụng nước sạch từ công trình”.
Theo đánh giá của nhiều chủ đầu tư dự án cấp nước tập trung khu vực nông thôn, địa bàn nông thôn có diện tích lớn, địa hình phức tạp, việc đầu tư đường ống cấp nước gặp nhiều khó khăn, tốn kém chi phí, trong khi đó, tỉ lệ đấu nối, sử dụng nước sạch khu vực nông thôn đạt thấp dẫn đến vốn đầu tư của doanh nghiệp không hiệu quả, gây lãng phí nguồn lực của doanh nghiệp.
Mặt khác, một số dự án cấp nước tập trung hiện vẫn gặp khó khăn về mặt bằng như Nhà máy nước sạch Bồ Lý (Tam Đảo); hạng mục xây dựng trạm bơm tăng áp thuộc dự án cấp nước sạch liên xã Xuân Lôi – Tiên Lữ – Đồng Ích…
Để hoàn thành chỉ tiêu tỉ lệ hộ dân sử dụng nước sạch theo Chương trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành, địa phương chủ động rà soát, tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, ưu tiên giải quyết sớm các thủ tục thực hiện dự án cấp nước sạch tập trung.
Thường xuyên đôn đốc, giám sát các dự án cấp nước tập trung đang triển khai, đồng thời tạo điều kiện thu hút đầu tư, khẩn trương lựa chọn nhà thầu thực hiện các dự án nước sạch nông thôn theo quy hoạch.
Trong công tác tuyên truyền, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành liên quan đặc biệt quan tâm, tăng cường phối hợp với các địa phương nâng cao nhận thức cho người dân về vấn đề sử dụng nước sạch, giao trách nhiệm cho các tổ chức, cá nhân trong việc vận động người dân sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung.
Phấn đấu đến năm 2025, tỉ lệ hộ dân khu vực nông thôn trên địa bàn tỉnh sử dụng nước sạch đạt 70%, tỉ lệ hộ dân sử dụng nước sạch từ công trình cấp nước tập trung đạt 51%.
<!-- -->
Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024, (đợt 1) diễn ra từ ngày 21- 30/11 tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc với sự tham gia của gần 1.000 nghệ sĩ, thuộc 13 đoàn nghệ thuật trong cả nước. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho đêm khai mạc đã hoàn tất.
...
<!-- -->
3 địa phương của huyện Lập Thạch là Đồng Ích, Tiên Lữ và Xuân Lôi có nhu cầu sử dụng nước sạch tập trung cấp bách do nguồn nước ngầm cạn kiệt, người dân thiếu nước sinh hoạt trầm trọng từ cuối năm 2022, nhờ sự vào cuộc chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh cùng các sở ngành và đơn...
Căn hộ chuyên gia Expert Home góp phần thu hút và giữ chân nhân sự cấp caoVới làn sóng vốn FDI chất lượng cao không ngừng đổ vào Việt Nam, nhu cầu căn hộ chuẩn chuyên gia ngày càng bùng nổ.
Các dự án như VIC Grand Square, với loại hình căn hộ Expert Home chuẩn chuyên gia, đang trở thành chìa khóa quan trọng để không chỉ thu hút mà còn giữ chân nhân sự cấp cao trong dài...
Chiều 21/11, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì họp cùng các sở, ban, ngành liên quan chuẩn bị các nội dung tổ chức hội nghị tọa đàm “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.Cũng dự có đại diện Tập đoàn Vingroup.Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Xuân...
<!-- -->
Liên hoan Ca múa nhạc toàn quốc năm 2024, (đợt 1) diễn ra từ ngày 21- 30/11 tại Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc với sự tham gia của gần 1.000 nghệ sĩ, thuộc 13 đoàn nghệ thuật trong cả nước. Đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho đêm khai mạc đã hoàn tất.
...
<!-- -->
3 địa phương của huyện Lập Thạch là Đồng Ích, Tiên Lữ và Xuân Lôi có nhu cầu sử dụng nước sạch tập trung cấp bách do nguồn nước ngầm cạn kiệt, người dân thiếu nước sinh hoạt trầm trọng từ cuối năm 2022, nhờ sự vào cuộc chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh cùng các sở ngành và đơn...
Căn hộ chuyên gia Expert Home góp phần thu hút và giữ chân nhân sự cấp caoVới làn sóng vốn FDI chất lượng cao không ngừng đổ vào Việt Nam, nhu cầu căn hộ chuẩn chuyên gia ngày càng bùng nổ.
Các dự án như VIC Grand Square, với loại hình căn hộ Expert Home chuẩn chuyên gia, đang trở thành chìa khóa quan trọng để không chỉ thu hút mà còn giữ chân nhân sự cấp cao trong dài...
Chiều 21/11, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì họp cùng các sở, ban, ngành liên quan chuẩn bị các nội dung tổ chức hội nghị tọa đàm “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”.Cũng dự có đại diện Tập đoàn Vingroup.Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Xuân...
Nhằm triển khai hiệu quả Đề án thu hút các nhà đầu tư chiến lược tới đầu tư tại tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2023 và Kế hoạch số 203 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện đề án; Đề án hỗ trợ kết nối, liên kết, hợp tác giữa doanh nghiệp của tỉnh với các doanh nghiệp FDI từng bước tham gia chuỗi cung...
* Vùng núi cao Tam Đảo: Mây thay đổi. Sáng có sương mù nhẹ, ngày trời nắng, đêm không mưa. Gió đông bắc cấp 2. Đêm và sáng trời rét. Nhiệt độ từ 15 đến 22 độ C. Độ ẩm trung bình: 80-85%.* Vùng đồi núi thấp trung du (Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương): Mây thay đổi. Ngày trời nắng, đêm không mưa. Gió đông bắc...
Phấn đấu trở thành tỉnh công nghiệp phát triển, một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của vùng và cả nước, Vĩnh Phúc đã và đang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để đạt mục tiêu đề ra. Trong đó tập trung đẩy mạnh cải cách hành chính, thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng các khu công nghiệp theo...
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng, cùng với quá trình chuyển đổi kinh tế, việc nâng cao năng lực quản trị được xem là "chìa khoá" để thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp, tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao năng lực cạnh tranh.Là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư trong nước, chuyên sản xuất linh...
Nghị định số 113 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Hợp tác xã (sửa đổi) năm 2023 có hiệu lực từ ngày 1/11/2024 với nhiều chính sách hỗ trợ cụ thể, được kỳ vọng sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, tạo nền tảng để kinh tế tập thể (KTTT) phát triển bền vững.Thực hiện chỉ đạo...
Với sự hỗ trợ của Nhà nước, các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp (TTCN) trên địa bàn tỉnh đã và đang phát huy những lợi thế sẵn có, chủ động đầu tư, đổi mới dây chuyền và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, kinh doanh hiệu quả. Từ đó nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm, giải...
Việc triển khai hiệu quả chính sách khuyến công trên địa bàn tỉnh thời gian qua đã giúp các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) có hướng đầu tư đúng, nâng cao năng lực quản lý, mở rộng sản xuất, kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường, phát triển bền vững và từng bước tham gia hội nhập kinh tế quốc...
Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nông, lâm, thủy sản, ngành Nông nghiệp tỉnh đã đẩy mạnh quảng bá, xúc tiến thương mại và kết nối chuỗi cung ứng với các tỉnh, đặc biệt là thành phố Hà Nội, giúp nâng cao giá trị nông sản trên thị trường. Thông qua các hội trợ thương mại đã mở ra cơ hội phát triển thị...