Các trại giam, nhà tù của thực dân Pháp và đế quốc Mỹ ở Việt Nam được lịch sử ghi nhận với nhiều hình thức tra tấn dã man như thời trung cổ, khiến bất kỳ ai phải trải qua đều ám ảnh suốt đời. Bị đày ải trong điều kiện khắc khổ, đau đớn về thể xác, thậm chí là hy sinh tính mạng nhưng khí tiết của những chiến sĩ cách mạng vẫn luôn sục sôi, biến nhà tù thành trường học cách mạng.
Địa ngục trần gian
Cựu chiến binh, cựu tù Nguyễn Thái Học ở thôn Đồng Mới, xã Yên Dương (Tam Đảo) bước đi chân thấp chân cao, khắp người có nhiều vết sẹo, bị bẻ mất mấy chiếc răng, đầu vẫn còn ghim vài mảnh đạn và thường xuyên ốm đau, mệt mỏi. Đó là di chứng khi ông Học phải chịu hình thức tra tấn dã man của địch trong những năm tháng ngục tù không thể nào quên.
Năm 1970, trong một trận đánh tại Đà Nẵng, ông Học bị địch bắt và sau đó giam cầm ở Trại giam tù binh Cộng sản Việt Nam – Phú Quốc (gọi tắt là Trại giam Phú Quốc). Ngay khi được đưa đến trại giam, ông Học đã phải hứng chịu loạt đòn đánh phủ đầu của địch bằng tay, chân, dùi cui, báng súng nhằm tra hỏi về cách mạng.
Không khai thác được gì từ ông, địch đưa ông về các phòng giam và tiếp tục áp dụng nhiều hình thức tra tấn, từ phơi nắng, phơi sương trong “chuồng cọp” đến bẻ răng, đóng đinh vào nhiều bộ phận trên cơ thể…
Sức khỏe của cựu tù Nguyễn Thái Học, xã Yên Dương, huyện Tam Đảo (áo nâu) bị ảnh hưởng nhiều bởi di chứng từ những đòn tra tấn dã man của kẻ thù. Ảnh: Bình Duyên
Sau hơn 3 năm bị giam cầm trong tù, ông Học từ một thanh niên khỏe mạnh hơn 60kg chỉ còn da bọc xương với cân nặng chưa đến 24kg. May mắn sống sót nhưng mỗi khi nhắc lại hồi ức đó vẫn khiến những chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày như ông Học không khỏi rùng mình kinh hãi.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, hàng nghìn chiến sĩ cách mạng là con em của Vĩnh Phúc bị địch bắt tù đày ở các nhà tù, trại giam đã phải nếm trải hàng chục hình thức tra tấn dã man, tàn bạo như đổ nước sôi vào miệng, ép ván gỗ vỡ lồng ngực, đóng đinh xuyên qua các bộ phận cơ thể, bẻ răng, ném người vào chảo nước sôi đun nóng đến chết, thiêu sống, chôn sống, chích điện, đốt dây kẽm cháy đỏ rồi đâm vào da thịt, phơi “chuồng cọp”, biệt giam trong hầm…
Sự tàn bạo của kẻ thù đã khiến nhiều chiến sĩ cách mạng phải bỏ mạng nơi ngục tù tăm tối, mãi mãi không được trở về, số người sống sót thì hầu hết bị thương tật, tàn phế. Những địa danh như nhà tù Hỏa Lò, nhà tù Côn Đảo, trại giam Phú Quốc được ví như “địa ngục trần gian”… đến nay đã trở thành di tích lịch sử nổi tiếng, biểu tượng cho tinh thần bất khuất, kiên cường của những người con Việt Nam yêu nước.
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh, trong số hơn 200 chiến sĩ cách mạng bị địch bắt tù đày còn sống, đa phần là trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ thì có hơn 70% là thương binh, bệnh binh, người nhiễm chất độc da cam/dioxin. Trong đó, hơn 10% là thương binh nặng, không có khả năng lao động.
Năm 1968, sau trận tiến công đợt 2 của chiến dịch Mậu Thân tại Thừa Thiên Huế, đơn vị của ông Trần Văn Thường, quê ở xã An Hòa (Tam Dương) hy sinh gần hết, số ít còn lại rơi vào tay địch và bị đưa đi giam cầm ở các nhà tù, trại giam, trong đó có ông. Tháng 7/1968, ông Thường bị đưa tới trại giam Phú Quốc và cũng như nhiều chiến sĩ khác, bắt đầu một cuộc chiến mới, cuộc chiến giữa những người tay không tấc sắt với chế độ nhà tù dã man, tàn bạo.
Sau một thời gian bị tra tấn, giữa nanh vuốt của kẻ thù, ông Thường móc nối được với tổ chức Đảng trong tù. Ông được tín nhiệm bầu làm bí thư chi đoàn, được Đảng ủy Nhà lao giao nhiệm vụ dạy chữ, dạy văn hóa cho tù nhân, tham gia các cuộc đấu tranh trong tù.
Ông Thường chia sẻ: “Việc tập hợp những người nhiệt huyết để theo cách mạng, theo tổ chức Đảng, Đoàn ở trong tù phải tuân thủ nguyên tắc hết sức chặt chẽ. Cùng với việc thông qua các hội đồng hương để biết tiêu chuẩn lý lịch, quá trình chiến đấu thì điều quan trọng nhất là các thành viên phải được rèn luyện, thử thách bằng hành động cụ thể mới đủ độ tin cậy để kết nạp.
Mỗi phân khu thành lập nhiều nhóm hoạt động bí mật, mỗi nhóm tối đa 3 người để tránh bị lộ. Chúng tôi khi ấy dù có gian khổ như thế nào cũng luôn tâm niệm 3 không, đó là: không dao động, không phản bội, nếu không làm được hai điều trên thì không còn đáng được sống”.
Với lòng kiên trung và ý chí quật cường, những người lính như ông Thường dù ở trong lao tù gian khổ vẫn hăng hái tham gia xây dựng tổ chức Đảng, tổ chức Đoàn. Từ đó, lãnh đạo quần chúng đấu tranh, bảo vệ quyền lợi cho tù binh và bảo vệ lực lượng cho cách mạng trước sự tấn công của kẻ thù, lãnh đạo vượt ngục để tìm về với cách mạng.
Các phong trào đấu tranh trong tù vì thế vẫn diễn ra sôi nổi bằng nhiều hình thức như hò̀ la, viết kiến nghị, đòi được chữa bệnh, cải thiện đời sống… Mỗi cuộc đấu tranh của chiến sĩ cách mạng trong lao tù đều bị địch đàn áp, có người chết, có người bị thương, có người bị tra tấn dã man nhưng tất cả đều không nhụt chí, đoàn kết, quyết tâm đấu tranh với chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
<!-- -->
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô - Thủ đô Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình Khát vọng 2024” tôn vinh điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh...
<!-- -->
Sáng 14/11, Đoàn Tùy viên Quốc phòng Trung Quốc do Đại tá Khương Ba, Tùy viên Quốc phòng Trung Quốc tại Việt Nam làm trưởng đoàn đến thăm, làm việc với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Tiếp đoàn công tác có Thiếu tướng Nguyễn Hồng Thái, Phó Chính ủy Quân khu 2; Đại tá Nguyễn Văn Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ, Chỉ huy trưởng...
<!-- -->
Chiều 14/11, chủ trì Hội nghị nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 10 tháng, nhiệm vụ trọng tâm các tháng cuối năm 2024 và năm 2025. Đồng chí Nguyễn Khắc Hiếu, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu toàn ngành quyết liệt hơn nữa trong thực hiện các...
<!-- -->
Sau hơn 4 tháng triển khai thực hiện Luật Căn cước, Công an Vĩnh Phúc đã thu nhận trên 136 nghìn hồ sơ để cấp căn cước theo quy định. Với nhiều tiện ích được tích hợp của thẻ căn cước theo luật mới đã tạo thuận lợi hơn cho người dân trong các giao dịch dân sự.
...
Giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện và 161 đơn vị hành chính cấp xã
Thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, TP Hà Nội sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã.
TP Hồ Chí Minh sắp xếp 80 phường để hình...
<!-- -->
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô - Thủ đô Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình Khát vọng 2024” tôn vinh điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh...
<!-- -->
Sáng 14/11, Đoàn Tùy viên Quốc phòng Trung Quốc do Đại tá Khương Ba, Tùy viên Quốc phòng Trung Quốc tại Việt Nam làm trưởng đoàn đến thăm, làm việc với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Tiếp đoàn công tác có Thiếu tướng Nguyễn Hồng Thái, Phó Chính ủy Quân khu 2; Đại tá Nguyễn Văn Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ, Chỉ huy trưởng...
<!-- -->
Chiều 14/11, chủ trì Hội nghị nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 10 tháng, nhiệm vụ trọng tâm các tháng cuối năm 2024 và năm 2025. Đồng chí Nguyễn Khắc Hiếu, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu toàn ngành quyết liệt hơn nữa trong thực hiện các...
<!-- -->
Sau hơn 4 tháng triển khai thực hiện Luật Căn cước, Công an Vĩnh Phúc đã thu nhận trên 136 nghìn hồ sơ để cấp căn cước theo quy định. Với nhiều tiện ích được tích hợp của thẻ căn cước theo luật mới đã tạo thuận lợi hơn cho người dân trong các giao dịch dân sự.
...
Giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện và 161 đơn vị hành chính cấp xã
Thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, TP Hà Nội sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã.
TP Hồ Chí Minh sắp xếp 80 phường để hình...
<!-- -->
Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt Xô - Thủ đô Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh - Hành trình Khát vọng 2024” tôn vinh điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh...
<!-- -->
Sáng 14/11, Đoàn Tùy viên Quốc phòng Trung Quốc do Đại tá Khương Ba, Tùy viên Quốc phòng Trung Quốc tại Việt Nam làm trưởng đoàn đến thăm, làm việc với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh. Tiếp đoàn công tác có Thiếu tướng Nguyễn Hồng Thái, Phó Chính ủy Quân khu 2; Đại tá Nguyễn Văn Xuân, Ủy viên Ban Thường vụ, Chỉ huy trưởng...
<!-- -->
Chiều 14/11, chủ trì Hội nghị nghe Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 10 tháng, nhiệm vụ trọng tâm các tháng cuối năm 2024 và năm 2025. Đồng chí Nguyễn Khắc Hiếu, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu toàn ngành quyết liệt hơn nữa trong thực hiện các...
<!-- -->
Sau hơn 4 tháng triển khai thực hiện Luật Căn cước, Công an Vĩnh Phúc đã thu nhận trên 136 nghìn hồ sơ để cấp căn cước theo quy định. Với nhiều tiện ích được tích hợp của thẻ căn cước theo luật mới đã tạo thuận lợi hơn cho người dân trong các giao dịch dân sự.
...
Giảm 1 đơn vị hành chính cấp huyện và 161 đơn vị hành chính cấp xã
Thừa ủy quyền của Thủ tướng trình bày tờ trình, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, TP Hà Nội sắp xếp 109 đơn vị hành chính cấp xã để hình thành 56 đơn vị hành chính cấp xã mới. Sau sắp xếp giảm 53 đơn vị hành chính cấp xã.
TP Hồ Chí Minh sắp xếp 80 phường để hình...
Chiều 14/11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị nghe Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 10 tháng năm 2024. Đồng chí Nguyễn Khắc Hiếu, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh dự và chủ trì hội nghị. Cùng dự có đại diện lãnh đạo Sở VH-TT&DL, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở...
Với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn tỉnh được triển khai đồng bộ, hiệu quả, giúp diện mạo vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi ngày càng khởi sắc; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao.Xã Đạo Trù...
Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ đảng viên là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc thời gian qua. Các chủ trương, nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác này đã được các cấp uỷ triển khai quyết liệt trong thực...
Sáng 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội họp phiên thứ 39 để xem xét việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của 12 tỉnh, thành: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TPHCM, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc.
Bộ trưởng Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trình bày tờ trình phương án sắp xếp, thành lập đơn vị hành chính...
Ngày 14/11, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Chương trình Phiên họp thứ 39, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều...