Từng được biết đến là “điểm sáng” của cả nước về thu hút đầu tư, song, nhiều lợi thế so sánh trong giai đoạn trước đây của tỉnh hiện bị thu hẹp trong bối cảnh các địa phương trong vùng và lân cận có điều kiện phát triển tương đồng vươn lên mạnh mẽ, từ đó đặt ra những thách thức mới cho tỉnh. Vì vậy, cần có chính sách, giải pháp cụ thể để phát triển bền vững các khu công nghiệp (KCN) trong giai đoạn mới.
Khu công nghiệp Bá Thiện II, huyện Bình Xuyên được đầu tư hiện đại, cảnh quan xanh, sạch, đẹp. Ảnh: Thế Hùng
Vĩnh Phúc được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch phát triển 19 KCN với tổng diện tích 5.487,31 ha. Tính hết tháng 8/2024, trên địa bàn tỉnh có 17 KCN được thành lập, tổng diện tích 3.162,6 ha, tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 23.300 tỷ đồng; vốn đầu tư đã thực hiện khoảng 8.800 tỷ đồng.
Trong đó có 9 KCN đã đi vào hoạt động; 3 KCN đã được giao đất đang triển khai xây dựng; 5 KCN chưa được giao đất. Tỷ lệ lấp đầy các KCN đã đi vào hoạt động ở mức cao (Khai Quang, Kim Hoa tỷ lệ lấp đầy đạt 100%, Thăng Long Vĩnh Phúc đạt 92%).
Những năm qua, cùng với các chính sách ưu đãi riêng của tỉnh, sự đầu tư bài bản, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật của các nhà đầu hạ tầng, cách thức quản lý chuyên nghiệp của Ban Quản lý các KCN tỉnh đã tạo nên sức hấp dẫn riêng, góp phần nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư vào các KCN.
Hết tháng 8/2024, các KCN trên địa bàn tỉnh thu hút được 493 dự án còn hiệu lực gồm 117 dự án DDI với tổng vốn đầu tư gần 38 nghìn tỷ đồng; 376 dự án FDI với tổng vốn đầu tư hơn 6,7 tỷ USD; giải quyết việc làm cho hơn 142.000 lao động.
Những năm gần đây, lợi thế và dư địa về thu hút đầu tư của tỉnh như đất đai, tài nguyên, giá thuê đất hạ tầng KCN, cơ chế hỗ trợ, cải cách hành chính… bị thu hẹp bởi sự cạnh tranh và vươn lên mạnh mẽ của các địa phương trong nước, đặc biệt là các địa phương lân cận, ảnh hưởng trực tiếp đến năng lực cạnh tranh thu hút đầu tư của tỉnh.
Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là tiến độ thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng cơ bản chậm so với yêu cầu, ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư. Nguồn vật liệu phục vụ san lấp mặt bằng trên địa bàn tỉnh gặp nhiều khó khăn, trong khi hầu hết các KCN đều có nhu cầu lớn về đất san nền.
Cụ thể, KCN Sông Lô II cần khoảng 4 triệu m3, KCN Bình Xuyên II – giai đoạn 2 cần 1,5 triệu m3; KCN Bình Xuyên cần 0,7 triệu m3; KCN Sơn Lôi cần 4,6 triệu m3; KCN Nam Bình Xuyên cần 6 triệu m3.
Thực tế hiện nay, một số KCN đã được UBND tỉnh giao đất, nhưng chưa xác định được giá đất thuê như KCN Tam Dương I – khu vực 2; KCN Sông Lô II; KCN Thái Hòa – Liễn Sơn – Liên Hòa (khu vực 2, giai đoạn 1) dẫn đến chủ đầu tư hạ tầng khó khăn trong việc thu hút nhà đầu tư thứ cấp vào KCN và phương án huy động vốn từ các tổ chức tín dụng để đầu tư KCN.
Theo quy định của pháp luật hiện hành, giá thuê đất trong KCN do nhà đầu tư hạ tầng quyết định. Hiện nay, giá thuê đất bình quân trên địa bàn tỉnh từ 130-150 USD/m2, có dự án hơn 170 USD/m2, cao hơn mặt bằng chung một số tỉnh dẫn đến giảm sự cạnh tranh trong thu hút đầu tư so với các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương.
Cùng với đó, công tác xúc tiến đầu tư hiệu quả chưa cao; tính cạnh tranh, hấp dẫn đầu tư vào các KCN bị giảm dần.
Những năm mới tái lập, Vĩnh Phúc đã có dự án lớn, nhà đầu tư chiến lược cũng như có sự đầu tư của các tập đoàn đa quốc gia như các dự án của Honda, Toyota, Piaggio… nhưng 10 năm gần đây, số lượng các nhà đầu tư chiến lược hiện diện tại Vĩnh Phúc không nhiều, chủ yếu là các dự án tại chỗ tăng quy mô, chưa có dự án lớn mang tính dẫn dắt so với một số tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Hồng như Bắc Giang, Thái Nguyên, Hải Phòng, Bắc Ninh và chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của tỉnh. Thêm vào đó, các ngành mũi nhọn hiện có xu hướng giảm sút và mất dần lợi thế cạnh tranh.
Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, đặc biệt là sự dịch chuyển chuỗi cung ứng và đầu tư nước ngoài vào Việt Nam, Vĩnh Phúc được đánh giá là một trong những địa phương có nhiều tiềm năng hấp dẫn để đón nhận dòng vốn dịch chuyển đó, đòi hỏi các cấp, ngành, địa phương cần xây dựng chiến lược phát triển bền vững các KCN trong giai đoạn mới.
Căn cứ vào Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, phấn đấu đến năm 2030, Vĩnh Phúc có 28 KCN với diện tích 4.815 ha. Đây chính là những cơ hội và điều kiện thuận lợi quan trọng cho thu hút đầu tư của tỉnh trong thời gian tới.
Để tạo lợi thế cạnh tranh, phát huy thế mạnh, tiềm năng sẵn có, tỉnh tiếp tục tập trung nguồn lực vào công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng và hoàn thiện đồng bộ hệ thống hạ tầng kỹ thuật; giải quyết kịp thời các khó khăn, vướng mắc về xác định giá đất, nguồn đất san nền cho các dự án, đảm bảo kịp thời nhưng chặt chẽ, không để xảy ra sai sót.
Tiếp tục nghiên cứu có chính sách mang tính dài hạn, ổn định hỗ trợ phát triển KCN thuộc trách nhiệm, thầm quyền của tỉnh, trong đó xây dựng một số gói ưu đãi với từng nhà đầu tư, từng lĩnh vực cần thu hút; hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường, nhà ở cho công nhân, người lao động trong các KCN.
Xây dựng danh mục dự án thu hút các nhà đầu tư chiến lược, lĩnh vực ngành nghề chiến lược; Bộ tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng KCN.
Tăng cường vai trò, trách nhiệm quản lý Nhà nước của các sở, ngành, chính quyền các cấp đối với KCN, trong đó phân cấp, ủy quyền phù hợp theo hướng nâng cao hiệu quản quản lý gắn với tạo điều kiện thuận lợi, giải quyết kịp thời các khó khăn, hỗ trợ tốt nhất các chủ đầu tư hạ tầng, các doanh nghiệp trong KCN.
* Vùng núi cao Tam Đảo: Ít mây. Ngày nắng, đêm không mưa. Gió nhẹ. Đêm và sáng trời rét. Nhiệt độ từ 16 đến 23 độ C. Độ ẩm trung bình: 70-80%.* Vùng đồi núi thấp trung du (Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương): Ít mây. Ngày nắng, đêm không mưa. Gió nhẹ. Đêm và sáng trời lạnh. Nhiệt độ từ 19 đến 29 độ C....
Chiều 9/11, đồng chí Trần Duy Đông, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tham dự Phiên họp toàn thể lần thứ 29 Ủy ban Pháp luật của Quốc hội thẩm tra các tờ trình và đề án của Chính phủ về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố, trong...
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 9/11, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Nhà giáo. Đại biểu Trần Văn Tiến, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thảo luận tại tổ ngày 9/11.Tham gia thảo luận tại Tổ 5 cùng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc và các tỉnh Lào Cai,...
Những năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành vào cuộc, tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, đưa Vĩnh Phúc sớm trở thành tỉnh công nghiệp phát triển, một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du...
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong những ngân hàng có quy mô hàng đầu về tài sản và mạng lưới, nguồn vốn tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay. Đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tạo đà thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, hệ thống BIDV...
* Vùng núi cao Tam Đảo: Ít mây. Ngày nắng, đêm không mưa. Gió nhẹ. Đêm và sáng trời rét. Nhiệt độ từ 16 đến 23 độ C. Độ ẩm trung bình: 70-80%.* Vùng đồi núi thấp trung du (Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương): Ít mây. Ngày nắng, đêm không mưa. Gió nhẹ. Đêm và sáng trời lạnh. Nhiệt độ từ 19 đến 29 độ C....
Chiều 9/11, đồng chí Trần Duy Đông, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh tham dự Phiên họp toàn thể lần thứ 29 Ủy ban Pháp luật của Quốc hội thẩm tra các tờ trình và đề án của Chính phủ về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của 12 tỉnh, thành phố, trong...
Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 9/11, các đại biểu Quốc hội đã thảo luận tại tổ về dự thảo Luật Nhà giáo. Đại biểu Trần Văn Tiến, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh thảo luận tại tổ ngày 9/11.Tham gia thảo luận tại Tổ 5 cùng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc và các tỉnh Lào Cai,...
Những năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành vào cuộc, tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, đưa Vĩnh Phúc sớm trở thành tỉnh công nghiệp phát triển, một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du...
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong những ngân hàng có quy mô hàng đầu về tài sản và mạng lưới, nguồn vốn tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay. Đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tạo đà thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, hệ thống BIDV...
* Vùng núi cao Tam Đảo: Ít mây. Ngày nắng, đêm không mưa. Gió nhẹ. Đêm và sáng trời rét. Nhiệt độ từ 16 đến 23 độ C. Độ ẩm trung bình: 70-80%.* Vùng đồi núi thấp trung du (Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương): Ít mây. Ngày nắng, đêm không mưa. Gió nhẹ. Đêm và sáng trời lạnh. Nhiệt độ từ 19 đến 29 độ C....
Những năm qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ban, ngành vào cuộc, tích cực triển khai đồng bộ các giải pháp tái cơ cấu nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, đưa Vĩnh Phúc sớm trở thành tỉnh công nghiệp phát triển, một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du...
Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) là một trong những ngân hàng có quy mô hàng đầu về tài sản và mạng lưới, nguồn vốn tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại hiện nay. Đồng hành cùng cộng đồng doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tạo đà thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, hệ thống BIDV...
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, việc đầu tư phát triển hạ tầng thương mại theo hướng đồng bộ, văn minh, hiện đại không chỉ tạo thuận lợi, đáp ứng nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của người dân, mà còn góp phần thúc đẩy sản xuất, nâng cao sức cạnh tranh kinh doanh hàng hóa cho địa phương. Co.opmart...
Thực hiện chính sách phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa là quan điểm nhất quán của Đảng đã và đang được các cấp chính quyền trong tỉnh cụ thể hóa bằng những cách làm sáng tạo và giải pháp cụ thể....
* Vùng núi cao Tam Đảo: Mây thay đổi. Đêm không mưa, ngày trời nắng. Gió đông bắc cấp 2-3. Đêm và sáng trời rét. Nhiệt độ từ 17 đến 21 độ C. Độ ẩm trung bình: 70-75%.* Vùng đồi núi thấp trung du (Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương): Mây thay đổi. Đêm không mưa, ngày trời nắng hanh. Gió đông bắc cấp 2. Đêm và...
Giá vàng SJC Việt Nam (Đơn vị tính: VNĐ/chỉ)Địa bànGiá muaGiá bánVĩnh Phúc8.100.0008.550.000Tỷ giá ngoại tệ (Đơn vị tính: VNĐ)Mã ngoại tệGiá muaGiá bánUSD25.16725.479EUR26.50727.961Giá một số mặt hàng tại chợ Vĩnh YênSTTHàng hóaGiá bán1Gạo tẻ thường18.000 đồng/kg2Gạo nếp Điện Biên42.000 đồng/kg3Thịt ba chỉ120.000đ/kg4Thịt chân giò150.000đ/kg5Thịt bắp bò250.000đ/kg6Giò bò300.000đ/kg7Cá trắm to cắt khúc200.000đ/kg8Cá chép giòn loại to180.000đ/kg9Ngao biển60.000đ/kg10Trứng gà35.000đ/chục11Rau cải vàng15.000đ/kg12Bí đỏ15.000đ/kg13Khoai tây12.000đ/kg14Cà rốt15.000đ/kg15Nhãn55.000đ/kg16Na Thái70.000đ/kg17Bưởi da xanh40.000đ/quả18Táo Envy120.000đ/kg19Lê...
Trước thực trạng đầu ra sản phẩm bấp bênh, chi phí vật tư tăng cao và nỗi lo dịch bệnh, Trung tâm Khuyến nông tỉnh đã triển khai mô hình “Chăn nuôi bò thịt theo tiêu chuẩn VietGAHP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm” nhằm gia tăng lợi nhuận, bảo vệ môi trường, góp phần thực hiện tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo...
Hiện thực hóa mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp phát triển, Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách thông thoáng, tạo thuận lợi thu hút đầu tư, phát triển công nghiệp. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phát triển các khu, cụm công nghiệp, tỉnh đặc biệt quan tâm đến công tác xây dựng và phát triển hạ tầng theo...
Đứng thứ 2 sau mức tăng trưởng của ngành Công nghiệp - Xây dựng, với mục tiêu chuyển đổi mô hình tăng trưởng kết hợp có hiệu quả phát triển chiều rộng với chiều sâu, ngành Dịch vụ đã và đang phát huy lợi thế chuyển dịch trong cơ cấu kinh tế của tỉnh. Qua đó góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng KT -...