Powered by Techcity

Vĩnh Phúc: Bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch

Các thành viên là dân tộc Sán Dìu trong CLB Soọng Cô (xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) tham gia buổi học làn điệu dân ca
Các thành viên là dân tộc Sán Dìu trong CLB Soọng Cô (xã Đạo Trù, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc) tham gia buổi học làn điệu dân ca

Trân trọng các giá trị văn hoá truyền thống

Vĩnh Phúc hiện có 41 dân tộc anh, em cùng sinh sống, trong đó chủ yếu là các dân tộc: Kinh, Sán Dìu, Nùng, Dao, Cao Lan, Mường.

Trong giai đoạn hiện nay, với sự ra đời ngày càng nhiều của các loại hình nghệ thuật mới, nhiều giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số đứng trước nguy cơ dần bị mai một. Thực trạng này không chỉ thể hiện ở các lễ hội, loại hình âm nhạc, trang phục, chữ viết, mà còn ở lối kiến trúc về nhà ở, văn hoá ẩm thực, nghề nghiệp truyền thống.

Nhận thức được tầm quan trọng của việc bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc thiểu số trên địa bàn, những năm qua, song song với các chương trình giảm nghèo, tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai nhiều chương trình, hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, tạo ra bước phát triển mới trong công tác chăm lo đời sống tinh thần cho đồng bào dân tộc.

Có thể nói, trong nhiều giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, thì làn điệu dân ca Soọng Cô của dân tộc Sán Dìu được nhiều người biết đến hơn cả. Theo ngôn ngữ Sán Dìu, “Soọng” có nghĩa là hát, “Cô” có nghĩa là ca. Loại hình âm nhạc này có lịch sử ra đời và phát triển gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt văn hóa, phong tục, tập quán của cộng đồng. Hiện, dân ca Soọng Cô đã được công nhận là di sản văn hoá phi vật thể quốc gia.

Ngày nay, loại hình nghệ thuật đặc sắc này vẫn được cộng đồng dân tộc Sán Dìu trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc nỗ lực bảo tồn và phát huy.

Ông Lê Đại Năm, Chủ nhiệm Câu lạc bộ (CLB) Soọng Cô (tại xã Đạo Trù, Tam Đảo, Vĩnh Phúc), chia sẻ, hiện nay, số trẻ em không biết tiếng Sán Dìu đã chiếm hơn 60%, trong khi đó chỉ có 1% là biết hát Soọng Cô.

Để lan toả giá trị đẹp đẽ của văn hoá truyền thống, CLB Soọng Cô do ông Năm làm Chủ nhiệm thường xuyên tổ chức những lớp học miễn phí cho trẻ em địa phương có yêu thích với loại hình nghệ thuật này. Các lớp học chỉ được tổ chức vào khoảng thời gian 3 tháng hè, để không làm ảnh hưởng tới quá trình học tập của các cháu.

Trong nỗ lực để mang loại hình nghệ thuật truyền thống này ngày một đến gần hơn với công chúng, ông Năm còn tự tay viết và biên soạn nhiều bài hát, rồi lồng nhạc để Soọng Cô phù hợp hơn với thị hiếu khán giả hiện nay. Không những vậy, ông Năm đã dịch nhiều câu hát sang tiếng Kinh làm cho bài hát có sự hòa quyện giữa tiếng Sán Dìu và tiếng Kinh.

Ngoài ra, ông Năm xây dựng nhiều kênh tiếp cận trên các nền tảng số để lan toả những giá trị tốt đẹp của dân ca Soọng Cô tới cộng đồng.

Cùng với làn điều Soọng Cô mượt mà của người Sán Dìu, lễ hội “Lồng Tồng” (xuống đồng) của người Cao Lan trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc cũng từng bước được khôi phục và phát triển. Chủ nhân đích thực của lễ hội là những người nông dân chỉ mong ước mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, gia súc gia cầm đầy đàn, con cháu khỏe mạnh. Lễ hội là lúc mở đầu một chu kỳ sản xuất nên phản ánh ước mong sinh sôi nảy nở, đồng thời là dịp dân bản cùng nhau góp vui chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ cùng phát triển. Đây là một lễ hội đặc sắc của người Cao Lan, nó không chỉ mang đậm yếu tố tâm linh, mà còn là một yếu tố làm đoàn kết gắn bó cộng đồng.

Múa sạp-nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS
Múa sạp-nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS

Cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị

Để bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Sán Dìu, huyện Tam Đảo nói riêng và trên địa bàn tỉnh nói chung, UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng Đề án “Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Sán Dìu tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022 – 2025, định hướng đến năm 2030”.

Trên cơ sở đề án của Tỉnh, huyện Tam Đảo tập trung ưu tiên khai thác, phát huy các giá trị của di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của đồng bào dân tộc Sán Dìu trong đời sống kinh tế – xã hội gắn với phát triển du lịch, dịch vụ.

Trong đó, chú trọng công tác bảo tồn và phát huy giá trị của dân ca Soọng Cô, để loại hình nghệ thuật đặc sắc này sớm được UNESCO công nhận là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Bên cạnh đó, huyện đẩy mạnh công tác phục dựng lại một số mẫu nhà truyền thống và khôi phục, phát huy tiếng nói, chữ viết, trang phục, ẩm thực, trò chơi dân gian của đồng bào dân tộc Sán Dìu.

Nhằm phát huy tối đa giá trị truyền thống của đồng bào dân tộc Sán Dìu gắn với phát triển du lịch cộng đồng và thực hiện đề án của Tỉnh trong giai đoạn 1 (2022 – 2025), huyện Tam Đảo sẽ xây dựng Làng văn hóa kiểu mẫu dân tộc Sán Dìu tại thôn Tân Phú, xã Đạo Trù với diện tích quy hoạch khoảng 48ha.

Ngoài ra, xác định con người chính là một trong những yếu tố cốt lõi để bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các DTTS, huyện Tam Đảo luôn tạo điều kiện tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng kiến thức phát triển du lịch, kỹ năng giao tiếp cho đội ngũ lao động phục vụ du lịch cộng đồng tại các Tổ hợp làng văn hóa kiểu mẫu của đồng bào dân tộc Sán Dìu ở xã Đạo Trù. Qua đó, phấn đấu giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động, trong đó, có trên 300 người lao động trực tiếp tại Làng văn hóa du lịch dân tộc Sán Dìu của xã. Trong giai đoạn 2 (2026 – 2030), huyện Tam Đảo tiếp tục phát triển, mở rộng Làng văn hóa kiểu mẫu dân tộc Sán Dìu tại thôn Tân Phú, xã Đạo Trù theo nhu cầu thực tiễn.

Với mục tiêu tạo ra không gian để bảo tồn, phát huy giá trị văn hoá truyền thống của đồng bào các DTTS gắn với phát triển du lịch, Vĩnh Phúc phấn đấu đến hết năm 2030 sẽ có tối thiểu 60 làng được xây dựng đạt các tiêu chí của Làng văn hóa kiểu mẫu do cấp có thẩm quyền ban hành. Trong đó, đến hết năm 2025, hoàn thành 30 làng và đến năm 2027 hoàn thành 60 làng với các đặc trưng cơ bản về cấu trúc không gian, kiến trúc cảnh quan được bảo tồn và chỉnh trang kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.

Thái Nguyên: Đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu vùng DTTS và miền núi

Nguồn: https://baodantoc.vn/vinh-phuc-bao-ton-phat-huy-gia-tri-van-hoa-truyen-thong-cua-dong-bao-cac-dan-toc-thieu-so-gan-voi-phat-trien-du-lich-1723531249906.htm

Cùng chủ đề

Hơn 100 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia Hội chợ công thương khu vực Đồng bằng sông Hồng-Vĩnh Phúc năm 2024

Hội chợ năm nay do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Bộ Công thương tổ chức, có quy mô gần 300 gian hàng của hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất tới từ 17 tỉnh, thành phố trong và ngoài khu vực Đồng bằng sông Hồng. Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phùng Thị Kim Nga cho biết: Hội chợ công thương khu...

Khu công nghiệp SHI – IP Tam Dương

Khu công nghiệp SHI – IP Tam Dương – Dự án KCN trọng điểm của tỉnh Vĩnh PhúcVới mục tiêu lấy công nghiệp làm đòn bẩy phát triển kinh tế, Vĩnh Phúc đang từng bước trở thành điểm đến hàng đầu cho các dự án khu công nghiệp tại miền Bắc. Trong đó, khu công nghiệp SHI – IP Tam Dương được kỳ vọng sẽ trở thành biểu tượng của sự phát triển bền vững và thu hút đầu tư...

Vĩnh Phúc: Tuyên dương 10 thầy, cô giáo và 138 em học sinh, sinh viên DTTS có thành tích xuất sắc năm học 2023...

Tham dự Lễ Tuyên dương có: Bà Phùng Thị Kim Nga – Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc; ông Hoàng Anh – Phó Trưởng ban phụ trách Ban Dân tộc tỉnh Vĩnh Phúc, Trưởng Ban Tổ chức Lễ Tuyên dương; ông Phạm Khương Duy – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Vĩnh Phúc; đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh; đặc biệt là sự hiện...

Vĩnh Phúc đẩy mạnh công tác tuyên truyền đến vùng đồng bào DTTS trong các tháng cuối năm 2024

Theo thông tin từ Ban Dân tộc Vĩnh Phúc, ngay từ đầu năm 2024, đơn vị luôn thực hiện tốt công tác nắm tình hình, tuyên truyền, vận động đối với vùng đồng bào DTTS&MN. Cụ thể, Ban Dân tộc tích cực phối hợp với các ngành, địa phương triển khai nhiều chương trình, kế hoạch, trong đó đã tổ chức những hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật đối với cán bộ, nhân dân các xã, thị trấn...

Lạ lùng ngôi trường trăm tỷ sát nghĩa trang, xây xong bị ‘xoá sổ’

Phản ánh đến VietNamNet, nhiều phụ huynh tại Thị trấn Thanh Lãng (huyện Bình Xuyên) bày tỏ băn khoăn về chủ trương chuyển học sinh Trường THCS Thanh Lãng sang cơ sở mới.  Cụ thể, người dân cho biết, có 2 lý do chính khiến họ chưa đồng thuận chủ trương chuyển học sinh trường THCS Thanh Lãng sang cơ sở mới gồm: Thứ nhất, cơ sở cũ đang đáp ứng được việc dạy và học ổn định, có vị...

Cùng tác giả

Triển khai nhiệm vụ ngành Nội vụ năm 2025

Sáng 21/12, Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị; đồng chí Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ chủ trì hội...

Thời tiết Vĩnh Phúc ngày 21/12

* Vùng núi cao Tam Đảo: Ít mây. Đêm không mưa, ngày nắng. Gió đông bắc cấp 2-3. Trời rét hại. Nhiệt độ từ 9 đến 14 độ C. Độ ẩm trung bình: 60-70%.* Vùng đồi núi thấp trung du (Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương): Ít mây. Đêm không mưa, ngày nắng hanh. Gió đông bắc cấp 2. Trời rét, đêm và sáng trời rét đậm....

Thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đưa Vĩnh Phúc bứt phá đi lên

<!-- --> Trong khuôn khổ Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ hai năm 2024. Có 80 gian hàng trưng bày, trình diễn công nghệ, trưng bày các dự án, sản phẩm, dịch vụ khoa học công nghệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, sản phẩm chủ lực tiêu biểu của tỉnh trên các lĩnh vực thực...

Đổi mới sáng tạo – Kết nối doanh nghiệp

<!-- --> Trong chương trình Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ hai, năm 2024, chiều 20/12, tại Nhà hát tỉnh, diễn ra Hội thảo: “Đổi mới sáng tạo - Kết nối doanh nghiệp”. Dự Hội thảo có đồng chí Phùng Thị Kim Nga, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh,...

Công tác ngoại giao tạo đà bứt phá cho tăng trưởng

<!-- --> Chiều tối 20/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về tổng kết công tác ngoại giao kinh tế năm 2024 và trọng tâm năm 2025 nhằm tạo đà bứt phá cho tăng trưởng. Cùng dự có...

Cùng chuyên mục

Triển khai nhiệm vụ ngành Nội vụ năm 2025

Sáng 21/12, Bộ Nội vụ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025. Đồng chí Nguyễn Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ dự và chỉ đạo hội nghị; đồng chí Phạm Thị Thanh Trà, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ chủ trì hội...

Thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đưa Vĩnh Phúc bứt phá đi lên

<!-- --> Trong khuôn khổ Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ hai năm 2024. Có 80 gian hàng trưng bày, trình diễn công nghệ, trưng bày các dự án, sản phẩm, dịch vụ khoa học công nghệ, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, sản phẩm chủ lực tiêu biểu của tỉnh trên các lĩnh vực thực...

Đổi mới sáng tạo – Kết nối doanh nghiệp

<!-- --> Trong chương trình Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Vĩnh Phúc lần thứ hai, năm 2024, chiều 20/12, tại Nhà hát tỉnh, diễn ra Hội thảo: “Đổi mới sáng tạo - Kết nối doanh nghiệp”. Dự Hội thảo có đồng chí Phùng Thị Kim Nga, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh,...

Công tác ngoại giao tạo đà bứt phá cho tăng trưởng

<!-- --> Chiều tối 20/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về tổng kết công tác ngoại giao kinh tế năm 2024 và trọng tâm năm 2025 nhằm tạo đà bứt phá cho tăng trưởng. Cùng dự có...

Ngoại giao kinh tế tạo đà bứt phá cho tăng trưởng năm 2025

Chiều tối 20/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị Thủ tướng Chính phủ với các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài về tổng kết công tác ngoại giao kinh tế năm 2024 và trọng tâm năm 2025 nhằm tạo đà bứt phá cho tăng trưởng. Cùng dự có đồng chí Bùi Thanh Sơn, Phó Thủ tướng...

Tăng cường triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền

Theo thông tin từ Cục Thuế Vĩnh Phúc, năm 2024, toàn tỉnh có trên 650 doanh nghiệp, hộ kinh doanh thuộc đối tượng áp dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) khởi tạo từ máy tính tiền.Tuy nhiên, đến nay mới có hơn 220 doanh nghiệp, hơn 110 hộ kinh doanh triển khai áp dụng HĐĐT khởi tạo từ máy tính tiền, đạt tỷ lệ gần 52% tổng...

Chuẩn bị tốt các điều kiện tổ chức hội thảo khoa học Danh nhân Nguyễn Duy Thì và đóng góp của dòng họ Nguyễn...

Chiều 20/12, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Khắc Hiếu chủ trì cuộc họp nghe Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch (VH-TT&DL) báo cáo công tác chuẩn bị tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Danh nhân Nguyễn Duy Thì (1572 - 1652) và đóng góp của dòng họ Nguyễn Duy trong lịch sử dân tộc”. Dự họp có đại diện Viện...

Bảo đảm giải quyết thủ tục hành chính cho công dân sau sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã

Theo Nghị quyết số 1287 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (có hiệu lực từ ngày 1/1/2025), giai đoạn 2023-2025, tỉnh Vĩnh Phúc sắp xếp 28 đơn vị hành chính cấp xã thành 13 đơn vị tại 6 huyện, thành phố. Việc sáp nhập góp phần tinh gọn, nâng cao công tác quản lý, điều hành của chính quyền cơ sở. Địa giới hành chính...

Chủ tịch UBND tỉnh Trần Duy Đông thăm, chúc mừng Giáo xứ Dân Trù nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024

Chiều 20/12, đồng chí Trần Duy Đông, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh đã đến thăm và chúc mừng Giáo xứ Dân Trù, xã Yên Phương, huyện Yên Lạc nhân dịp lễ Giáng sinh năm 2024. Cùng đi có đồng chí Lại Hữu Tuyển, Tỉnh ủy viên, Phó trưởng Ban Dân vận Tỉnh ủy; đại diện lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện...

Hơn 100 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tham gia Hội chợ công thương khu vực Đồng bằng sông Hồng-Vĩnh Phúc năm 2024

Hội chợ năm nay do Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với Bộ Công thương tổ chức, có quy mô gần 300 gian hàng của hơn 100 doanh nghiệp, hợp tác xã, các cơ sở sản xuất tới từ 17 tỉnh, thành phố trong và ngoài khu vực Đồng bằng sông Hồng. Phát biểu tại lễ khai mạc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Phùng Thị Kim Nga cho biết: Hội chợ công thương khu...

Tin nổi bật

Tin mới nhất