Powered by Techcity

Tháp Bình Sơn – Ngọn tháp bằng đất nung cao nhất còn lại tới ngày nay


Kiến trúc tháp Bình Sơn mang dấu ấn độc đáo, dù được xây dựng từ thời Lý-Trần vẫn còn giữ được hầu như nguyên vẹn, và là ngọn tháp cao nhất được xây dựng bằng đất nung còn lại cho tới ngày nay.

Tháp Bình Sơn. (Nguồn: Cổng thông tin-giao tiếp điện tử huyện Sông Lô)


Tháp Bình Sơn. (Nguồn: Cổng thông tin-giao tiếp điện tử huyện Sông Lô)



Tháp Bình Sơn tọa lạc trong khuôn viên chùa Vĩnh Khánh (tên chữ là Vĩnh Khánh tự, hay còn được gọi là chùa Bình Sơn, chùa Then) hiện nằm tại thị trấn Tam Sơn, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc.

Tháp Bình Sơn được nhà nước công nhận là Di tích Quốc gia Đặc biệt năm 2015.

Kiến trúc tháp Bình Sơn được coi là một công trình mang dấu ấn độc đáo, dù được xây dựng từ thời Lý-Trần vẫn còn giữ được hầu như nguyên vẹn, và là ngọn tháp cao nhất được xây dựng bằng đất nung còn lại cho tới ngày nay.

Tháp Bình Sơn với hình khối thanh thoát, đường nét mềm mại, trang trí hài hòa là di tích lịch sử và nghệ thuật vào bậc nhất trên lãnh thổ Việt Nam.

Gần như không có thông tin lịch sử về tòa tháp, nhưng các truyền thuyết dân gian gắn với tòa tháp thì có khá nhiều như: Truyền thuyết cánh đồng Tháp ở xã Tứ Yên, huyện Sông Lô; truyền thuyết con vịt vàng; chuyện ông Đồ Chiêm, đài quan sát canô của Pháp…

Tương truyền tháp có 15 tầng, theo các cụ cao niên ở địa phương kể lại thì trước kia trên đỉnh tháp có một hình khối búp hoa sen chưa nở bằng đất nung, tạo cho thân tháp một dáng vươn lên khá đẹp.

3007_thap binh son2.jpg

Tháp có tổng cộng từ khoảng 13 đến 15 tầng, tuy nhiên trải qua thời gian, tác động của thiên nhiên và các lần tu bổ, hiện còn 11 tầng tháp và một tầng trệt. (Nguồn: Viện Khảo cổ)

Hiện nay, tháp còn 11 tầng tháp và 1 tầng bệ, tổng thể cao 16,5m.

Tháp hình vuông, nhỏ dần về phía ngọn. Cạnh cửa tầng dưới cùng là 4,45m, cạnh cửa tầng thứ 11 là 1,55m.

Tháp được xây bằng 13.200 viên gạch nung, gồm 2 loại: một loại hình vuông có kích thước 22x22cm, một loại hình chữ nhật có kích thước 45x22cm.

Phần ruột tháp có một khoảng trống nhỏ chạy suốt chân tháp lên ngọn. Bên ngoài, xung quanh tháp được ốp một lớp gạch vuông, mỗi cạnh dài 0,46m, phủ kín thân tháp.

Mặt ngoài của gạch ốp này đều có trang trí hoa văn rất phong phú như hoa chanh, hình lá đề, sư tử vờn cầu, rồng uốn khúc… Có viên gạch được khắc một hình trang trí, có hình lại do 2 viên hoặc 4 viên ghép lại mới thành.

Đường nét trang trí ở đây rất tinh tế, phóng khoáng, hình dáng chắc khỏe, mang đầy sinh khí của nghệ thuật dân tộc thời kỳ phong kiến tự chủ cường thịnh thời Lý-Trần (thế kỷ 7-8).

3007_thap binh son3.jpg

Các nghệ nhân khi xây dựng tháp đã dựa vào tầm nhìn của người chiêm ngưỡng mà trang trí hoa văn tinh xảo, tỉ mỉ hay đơn giản… (Nguồn: Viện Khảo cổ)

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, gạch dùng để xây dựng tháp Bình Sơn được nung với nhiệt độ cao. Để cho các viên gạch có thể đứng với nhau theo một chiều cao dựng đứng mà không cần vôi vữa, những người xây dựng tháp đã sáng tạo những phương pháp lắp ghép khá độc đáo.

Viên gạch được chế tác có mấu và có gờ chỉ để giữ lấy nhau, đó là phương pháp xây gạch khẩu ở chân bệ.

Còn có cách khác là mỗi viên gạch có một lỗ hình thang, hai viên gạch xếp sát nhau tạo thành một mộng cá và người ta đổ chì vào mộng cá đó để giữ 2 viên gạch với nhau, đó là phương pháp xây bằng cá chì dùng để dựng chân tháp.

Chân tháp có nhiều vành đai cánh sen chồng lên nhau làm cho khách tham quan có cảm tưởng như tòa tháp được mọc lên từ một bông sen lớn.

Tầng tháp thứ nhất cao 2,27m, cạnh 3,3m, bốn mặt đều hình tổ tò vò và có sáu chữ nhật dọc, đế nào cũng có ba ô tròn trạm rồng nổi, thân rồng uốn tròn, nằm trên một nền cúc dây.

Các ô rồng này lại được đặt nằm trong khung khắc chìm các cánh hoa cúc có hình dấu phẩy. Các đế có hình rồng này được trang trí lá đề, hoa dây cuốn nổi.

Tầng tháp thứ hai cao 1,68m, cạnh 2,27m, có một hàng cánh sen ngửa đỡ lấy những hàng gạch. Bốn khung cửa tò vò của tầng tháp này đều có mỗi bên tám khung hình chữ nhật, mỗi khung có hình đắp nổi một ngôi tháp nhỏ 5 tầng tỏa ánh hào quang với những đường chỉ chiếu ra bốn phía.

Cả 11 tầng tháp đều được trang trí bằng nhiều loại hoa văn với các hình cánh hoa cúc, sư tử vờn cầu, sóng lượn lá đề, hoa chanh… Mỗi tầng tháp đều có nhiều hàng gạch khẩu nhô ra làm mái.

3007_thap binh son4.jpg

Hình rồng trang trí ở tháp Bình Sơn là rồng có sừng và cuộn tròn mình, đầu rúc vào giữa, chân đạp ra ngoài, sống lưng có vây như răng cưa, một chân trước đưa lên vuốt tóc.

Hình sư tử vờn cầu ở chân bệ tháp đơn giản, hai con sư tử đều không có họa tiết và đồ án trang trí trên thân mà chỉ là hai hình trơn.

Tháp Bình Sơn tọa lạc trên một gò đất cao và rộng rãi thoáng đãng, so với khu vực xung quanh cụm di tích có địa hình cao hơn khoảng 1-1,8m.

Hiện trạng khu di tích được khoanh vùng bảo vệ bằng hệ thống tường bao xung quanh, diện tích khu vực khoanh vùng bảo vệ hiện nay là 17.200m2, hiện trạng tổng thể của di tích hiện có các hạng mục như Tháp Bình Sơn, tòa tam bảo cũ, tam bảo mới xây dựng, giếng Mực, nhà khách, hồ sen, các hạng mục phụ trợ, cổng vào…

Mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đã ký ban hành Quyết định số 598/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Di tích lịch sử và kiến trúc-nghệ thuật quốc gia đặc biệt tháp Bình Sơn.

Mục tiêu quy hoạch nhằm bảo tồn giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc-nghệ thuật của di tích tháp Bình Sơn gắn với vai trò là trung tâm tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa của huyện Sông Lô; phát huy giá trị di tích trở thành điểm giới thiệu và tôn vinh văn hóa, nghệ thuật dân gian Việt Nam gắn với các thiết chế văn hóa làng xã của đất nước và địa phương.

Bên cạnh đó, hình thành điểm du lịch văn hóa-lịch sử hấp dẫn, kết nối với các di tích, điểm du lịch khác của huyện Sông Lô và tỉnh Vĩnh Phúc để tạo chuỗi sản phẩm du lịch phong phú, góp phần phát triển kinh tế-xã hội của địa phương./.

Theo (Vietnam+)

 https://www.vietnamplus.vn/thap-binh-son-ngon-thap-bang-dat-nung-cao-nhat-con-lai-toi-ngay-nay-post963599.vnp

 





Nguồn: http://vinhphuctv.vn/Qu%E1%BA%A3n-tr%E1%BB%8B/Tin-t%E1%BB%A9c-chung/ID/355065/Thap-Binh-Son–Ngon-thap-bang-at-nung-cao-nhat-con-lai-toi-ngay-nay

Cùng chủ đề

Thời tiết Vĩnh Phúc ngày 16/2

* Vùng núi cao Tam Đảo: Nhiều mây. Có mưa nhỏ và sương mù rải rác. Gió đông bắc cấp 2-3. Trời rét đậm. Nhiệt độ từ 13 đến 16 độ C. Độ ẩm trung bình: 90-100%.* Vùng đồi núi thấp trung du (Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương): Nhiều mây. Có mưa nhỏ rải rác. Gió đông bắc cấp 2. Trời rét. Nhiệt độ từ 17...

Vườn Quốc gia Tam Đảo kịp thời ứng phó với cháy rừng

<!-- --> Mùa khô năm nay kéo dài, nhiều tháng liên tiếp không mưa nên đã gây ra nhiều vụ cháy dưới tán rừng trên địa bàn tỉnh. Tại Vườn quốc gia Tam Đảo, với lớp thực bì khô dày, gần đây cũng đã xảy ra nhiều vụ cháy. Theo số liệu của Vườn Quốc Gia Tam...

Đại biểu Quốc hội tỉnh tham gia ý kiến về chủ trương đầu tư Dự án tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội...

Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 15/2, Quốc hội làm việc tập trung tại hội trường. Đại biểu Trần Văn Tiến, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc đã tham gia ý kiến về chủ trương đầu tư Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Đại biểu Trần Văn Tiến, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tham gia ý...

Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc thảo luận về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)

Sáng 15/2, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Văn Mạnh thảo luận tại hội trường. Ảnh TTXVNTham gia phiên họp, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh...

Quyết tâm thu thuế xuất, nhập khẩu tăng trưởng hai con số

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá về đích, tỉnh phấn đấu tăng trưởng 2 con số và đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội, tài chính ngân sách nhà nước (NSNN) trong cả nhiệm kỳ 2020-2025. Ngay từ những ngày đầu năm, Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc đã tập trung triển khai đồng bộ...

Cùng tác giả

Thời tiết Vĩnh Phúc ngày 16/2

* Vùng núi cao Tam Đảo: Nhiều mây. Có mưa nhỏ và sương mù rải rác. Gió đông bắc cấp 2-3. Trời rét đậm. Nhiệt độ từ 13 đến 16 độ C. Độ ẩm trung bình: 90-100%.* Vùng đồi núi thấp trung du (Lập Thạch, Sông Lô, Tam Dương): Nhiều mây. Có mưa nhỏ rải rác. Gió đông bắc cấp 2. Trời rét. Nhiệt độ từ 17...

Vườn Quốc gia Tam Đảo kịp thời ứng phó với cháy rừng

<!-- --> Mùa khô năm nay kéo dài, nhiều tháng liên tiếp không mưa nên đã gây ra nhiều vụ cháy dưới tán rừng trên địa bàn tỉnh. Tại Vườn quốc gia Tam Đảo, với lớp thực bì khô dày, gần đây cũng đã xảy ra nhiều vụ cháy. Theo số liệu của Vườn Quốc Gia Tam...

Đại biểu Quốc hội tỉnh tham gia ý kiến về chủ trương đầu tư Dự án tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội...

Tiếp tục chương trình làm việc, chiều 15/2, Quốc hội làm việc tập trung tại hội trường. Đại biểu Trần Văn Tiến, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc đã tham gia ý kiến về chủ trương đầu tư Dự án tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng. Đại biểu Trần Văn Tiến, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tham gia ý...

Đại biểu Quốc hội tỉnh Vĩnh Phúc thảo luận về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi)

Sáng 15/2, tiếp tục Kỳ họp bất thường lần thứ 9, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi). Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Nguyễn Văn Mạnh thảo luận tại hội trường. Ảnh TTXVNTham gia phiên họp, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh...

Quyết tâm thu thuế xuất, nhập khẩu tăng trưởng hai con số

Năm 2025 là năm tăng tốc, bứt phá về đích, tỉnh phấn đấu tăng trưởng 2 con số và đạt kết quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch kinh tế - xã hội, tài chính ngân sách nhà nước (NSNN) trong cả nhiệm kỳ 2020-2025. Ngay từ những ngày đầu năm, Chi cục Hải quan Vĩnh Phúc đã tập trung triển khai đồng bộ...

Cùng chuyên mục

Hội làng – Nét đẹp văn hóa đầu Xuân

Hội làng là nét đẹp văn hóa của người Việt có từ lâu đời, thường diễn ra sau những ngày Tết Nguyên đán. Mỗi hội làng mang một ý nghĩa, sắc thái riêng, nhưng điểm chung là sự hoài niệm, tưởng nhớ những người có công với đất nước, địa phương. Đây cũng là hoạt động gắn kết cộng đồng, tăng tình đoàn kết thôn, xóm.Đình...

Vĩnh Phúc đón gần 210.000 lượt khách du lịch dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025

Trong kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Vĩnh Phúc đã đón gần 210.000 lượt khách du lịch, tăng 11% so với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán năm 2024, doanh thu đạt trên 132 tỷ đồng, tăng 10% so với cùng kỳ Tết năm 2024.Lễ hội trâu rơm bò rạ xã Đại Đồng, huyện Vĩnh Tường thu hút đông đảo người dân, du khách đến...

Niềm tự hào của du lịch Tam Đảo

2024 là năm thứ 3 liên tiếp, thị trấn Tam Đảo (Tam Đảo) được nhận Giải thưởng du lịch thế giới (World Travel Awards) vinh danh “Thị trấn điểm đến hàng đầu thế giới” - đây là thành quả ngọt ngào đánh dấu bước chuyển mình mạnh mẽ trong phát triển du lịch của thị trấn. Điều này cho thấy những nỗ lực không ngừng của chính...

“Từ điển bách khoa” của dân tộc Dao

Dành nửa đời người để tìm hiểu, gìn giữ và trao truyền các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Dao, Nghệ nhân nhân dân (NNND) Phùng Thế Vỵ, người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số thôn Thành Công, xã Lãng Công (Sông Lô) có kiến thức sâu rộng, am hiểu tường tận về nguồn gốc, tập tục, bản sắc...

Du Xuân, đón Tết cùng đồng bào dân tộc thiểu số

Trong tiết trời se lạnh những ngày giáp Tết, chúng tôi đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) để được cùng du Xuân, đón Tết với bà con nơi đây. Cảm nhận đầu tiên của chúng tôi là niềm vui, niềm hạnh phúc của đồng bào bởi sự đủ đầy, tình đoàn kết. Giờ đây, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi...

Cần chiến lược để nâng mức chi tiêu của khách du lịch

Với lợi thế sở hữu nhiều danh lam, thắng cảnh nổi tiếng, hằng năm, số lượng du khách đến Vĩnh Phúc không ngừng tăng lên. Thế nhưng, mức doanh thu của ngành Du lịch Vĩnh Phúc còn khá khiêm tốn so với lợi thế. Nghịch lý này đòi hỏi cần có chiến lược cụ thể để phát triển du lịch của tỉnh đạt hiệu quả hơn.Lễ...

Đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn

Trong chiến lược phát triển du lịch Vĩnh Phúc đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, loại hình nghỉ dưỡng, sinh thái được định hướng là một trong những trụ cột chính tạo động lực cho sự phát triển bền vững đối với ngành Du lịch của tỉnh. Hiện thực hóa mục tiêu trên, tỉnh tập trung ưu tiên nguồn vốn ngân sách để nâng cấp,...

Doanh thu du lịch ước đạt 4 nghìn tỷ đồng

Từ đầu năm đến nay, dịch vụ du lịch của tỉnh khởi sắc với 4 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa mới đi vào hoạt động, nâng tổng số doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trên địa bàn tỉnh lên 25 doanh nghiệp, trong đó có 7 đơn vị có Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế và 18 đơn vị có...

Những địa điểm du lịch tâm linh, về nguồn nổi tiếng ở Thái Nguyên

<!-- --> Du lịch văn hóa, tâm linh, lịch sử, về nguồn ở Thái Nguyên đang ngày càng được nhiều du khách lựa chọn để khám phá, trải nghiệm các nét văn hóa, tín ngưỡng, tâm linh về những vùng đất mới. Nhà tưởng niệm Bác Hồ trên đỉnh đèo De thuộc xã Phú Đình, huyện Định...

Khách sạn Modena by Fraser Vĩnh Yên chính thức mở cửa đón khách

Sáng 5/11, khách sạn quốc tế Modena by Fraser Vĩnh Yên, tọa lạc tại trung tâm thành phố Vĩnh Yên chính thức mở cửa đón khách. Sự kiện đánh dấu một bước phát triển mới trong việc nâng cao dịch vụ lưu trú cao cấp tại Vĩnh Phúc, đáp ứng nhu cầu nghỉ dưỡng và khám phá của du khách trong nước và quốc tế. Sự...

Tin nổi bật

Tin mới nhất