Powered by Techcity

Vĩnh Phúc thời tiền Hùng Vương

Nếu như môi trường thiên nhiên, khí hậu trong thời kì chuyển từ cuối thế Cánh tân sang Toàn tân không có biến đổi lớn thì cư dân văn hoá Sơn Vi sẽ tiếp tục phát triển cuộc sống trên vùng đồi gò và các thềm sông cổ ven rìa đồng bằng châu thổ và tiến dần xuống khai phá vùng đồng bằng. Ở đó có thể phát hiện được nhiều dấu tích cuộc sống của con người thời đại đá mới sống trong khoảng thời gian từ trên một vạn năm đến khoảng 6.000 – 5.000 năm trước. Nhưng cho đến nay, trên đất Vĩnh Phúc cũng như trên vùng đồi gò Phú Thọ, Hà Tây, sau thời kì văn hoá Sơn Vi chưa tìm thấy được dấu tích văn hoá của con người thời đại đá mới. Các nhà khảo cổ học và cổ sinh học giải thích hiện tượng này bằng sự thay đổi của khí hậu và môi trường.

Tư liệu cổ sinh vật ở miền bắc Việt Nam cho thấy hầu hết hoá thạch động vật trung kì và hậu kì thế Cánh tân khá gần gũi với quần động vật thời Toàn tân, đều là động vật chỉ thị cho khí hậu nóng ẩm. Tuy vậy, giữa quần động vật cuối thời Cánh tân và thời Toàn tân miền Bắc nước ta cũng có một vài khác biệt. Đó là một vài động vật tiêu biểu cho quần động vật vùng Hoa Nam và Đông Nam Á thời Cánh tân đã không thấy trong quần động vật thời Toàn tân như đười ươi (Pongo pygmaeus), voi răng kiếm (Stegodon orientalis), gấu tre (Ailuropoda melanoleuca), voi cổ (Palaeoloxodon namadicus), heo vòi (Tapirus indicus). Về thực vật, thành phần bào tử phấn hoa qua các mẫu phân tích cho thấy trong tầng văn hoá Sơn Vi tồn tại phổ bào tử quyết đặc trưng cho giai đoạn khí hậu cuối thời Cánh tân gồm họ dương xỉ (Polypodiaceae) và kim mao (Cyatheaceae). Còn trong tầng văn hoá Hoà Bình không thấy bào tử phấn của dương xỉ và kim mao …

Những phân tích về động, thực vật đó cho thấy có sự thay đổi nào đó về khí hậu và môi trường từ cuối thế Cánh tân sang thế Toàn tân ở miền Bắc nước ta là điều rõ ràng. Song, từ đấy giải thích sự vắng mặt của con người sau thời văn hoá Sơn Vi trên vùng đồi gò, thềm sông ở vùng trung du Bắc bộ, trong đó có Vĩnh Phúc thì chưa có được sự nhất trí giữa các nhà nghiên cứu.

Có người cho rằng đợt biển tiến Flandrian xẩy ra ở giai đoạn gián băng cuối cùng, mực nước của nó bao trùm lên 1/2 diện tích khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, ít nhất cao hơn mực nước hiện nay khoảng 4m. Lúc đó, toàn bộ đồng bằng Bắc bộ bị chìm ngập và hệ thống sông suối bị đẩy ngược dòng hoặc cân bằng dòng chảy làm tràn ngập các thung lũng. Vì thế cư dân văn hoá hậu kì thời đại đá cũ Sơn Vi trên thềm cổ sông Hồng, sông Lô phải rút về các hang động đá vôi tạo nên văn hoá Hoà Bình và Bắc Sơn.

Song cũng có ý kiến cho rằng, trong giai đoạn chuyển tiếp từ thế Cánh tân sang Toàn tân, có thể khí hậu cũng ấm dần lên và có chế độ từ khô lạnh chuyển dần lên nóng ẩm và lượng mưa tăng cao, xuất hiện nhiều cơn lũ lớn. Đồng thời, do biển tiến sâu vào đồng bằng Bắc bộ, độ mặn làm ảnh hưởng đến thảm thực vật rừng và các hệ động vật sống theo bầy do đó cũng giảm đi. Vừa có lũ lớn, lại bị biển tiến ngăn cản việc thoát lũ làm cho đồng bằng, thậm chí cả các bậc thềm sông bị ngập lụt, rừng cây bị đổ, bị lấp, bị cuốn trôi. Môi trường săn bắt và hái lượm của con người nơi đây bị thu hẹp lại. Con người lúc đó chưa kịp thích ứng với môi trường mới, phải lui dần về miền thượng du, vùng núi đá vôi và các thung lũng cao, dẫn đến sự vắng bóng dấu tích cuộc sống của con người trên đất trung du trong khoảng đầu thời Toàn tân đến khoảng 6 – 5 ngàn năm trước. Đây cũng là lí do để giải thích sự vắng mặt của con người và văn hoá thời đại đá mới trên đất Vĩnh Phúc.

vinhphuc.gov.vn

Cùng chủ đề

Công đoàn Các khu công nghiệp tỉnh phát động Tháng Công nhân năm 2025

<!-- --> Sáng 20/4, tại Nhà văn hóa công nhân Khu công nghiệp Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, Công đoàn Các khu công nghiệp tỉnh tổ chức Lễ phát động Tháng Công nhân, Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2025 và Khai mạc Vòng Chung kết giải vô địch bóng đá Nam/Nữ công nhân lao động Các khu công...

Quyết tâm cao, nỗ lực lớn thực hiện tăng trưởng hai con số

<!-- --> Vĩnh Phúc xác định, mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong năm 2025 là một nhiệm vụ đầy thách thức song cũng có nhiều cơ hội từ những nền tảng sẵn có. Với một nền kinh tế mở, Vĩnh Phúc triển khai một chiến lược cụ thể và đồng bộ để tận dụng cơ hội, hóa giải thách thức, hiện...

Phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025

<!-- --> Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức lễ phát động Tháng Công nhân và hưởng ứng Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động năm 2025. Tới dự có đồng chí Phùng Thị Kim Nga, Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Nguyễn Xuân Hùng, Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; lãnh...

Vĩnh Tường hoàn thành việc lấy ý kiến cử tri về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã

Theo Đề án sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã của tỉnh, huyện Vĩnh Tường sẽ sắp xếp 20 đơn vị thành 6 đơn vị: Xã Vĩnh Tường được thành lập từ 4 ĐVHC gồm thị trấn Vĩnh Tường, thị trấn Tứ Trưng và xã Lương Điền, Vũ Di. Lãnh đạo huyện Vĩnh Tường kiểm tra việc lấy ý kiến cử tri về sắp xếp...

Sông Lô triển khai nghiêm túc việc lấy ý kiến cử tri về chủ trương sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, cấp...

Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh về việc tổ chức lấy ý kiến cử tri và trình tự thông qua Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã, UBND huyện Sông Lô đã ban hành văn bản yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trên địa bàn khẩn trương đồng loạt triển khai theo kế hoạch.Chỉ đạo các phòng, ban...

Cùng tác giả

Vườn Quốc Gia Tam Đảo

Là một "khu vườn" rộng lớn với diện tích trải rộng trên ba tỉnh Vĩnh Phúc, Thái Nguyên và Tuyên Quang, vườn quốc gia Tam Đảo tọa lạc trên dãy núi Tam Đảo, độ cao 100m trở lên so với mực nước biển, độ dài trên 80km, rộng khoảng 15km chạy dọc theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, cách Hà Nội khoảng 75km với 2 giờ chạy xe. Đây được xem là khu sinh thái lớn nhất miền...

Đem sắc màu văn hóa dân tộc đến với Khu du lịch Tam Đảo

Vĩnh Phúc có khoảng 5% dân số là người đồng bào dân tộc thiểu số, trong đó, tiêu biểu là đồng bào dân tộc Sán Dìu, Dao và Cao Lan sinh sống thành cộng đồng tại các huyện, thành phố: Phúc Yên, Bình Xuyên, Tam Đảo, Lập Thạch, Sông Lô. Đây là một trong những tiềm năng, lợi thế về bản sắc văn hóa dân tộc để thu hút du khách, nhất là đối với các tỉnh vùng Đồng bằng...

Tam Đảo – Ba hòn đảo trên mây

Tam Đảo là một dãy núi đá ở vùng Đông Bắc Việt Nam nằm trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Gọi là Tam Đảo, vì ở đây có ba ngọn núi cao nhô lên trên biển mây, đó là Thạch Bàn, Thiên Thị và Máng Chỉ. Ngọn cao nhất có độ cao tuyệt đối là 1.591 m. là một thung lũng hình lòng chảo. Ở đây có một ngọn núi có tên gọi Nhà Thờ, vì sát chân núi...

Người may trang phục Dao Quần Chẹt

Cũng như các dân tộc khác trong cộng đồng 54 dân tộc anh em, người Dao Quần Chẹt có nhiều phong tục tập quán độc đáo,trong đó phải kể đến nét đẹp trong văn hóa trang phục. Người Dao quần Chẹt chủ yếu sinh sống ở các tỉnh Tuyên Quang, Hòa Bình, Vĩnh Phúc. Người phụ nữ Dao Quần Chẹt từ nhỏ đã được đã được bà, được mẹ chỉ bảo, truyền dạy cho cách thêu thùa, làm trang...

Ghé thăm Vĩnh Phúc một ngày nắng đẹp

Du lịch Vĩnh Phúc được yêu thích không chỉ vì có danh lam thắng cảnh kỳ thú mà còn có những di tích lịch sử - văn hóa, di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận. Đây là địa điểm du lịch lý tưởng cho kỳ nghỉ ngắn ngày, rời xa nhịp sống thường ngày bận bịu...

Cùng chuyên mục

Tự hào di tích quốc gia đặc biệt

Di tích kiến trúc nghệ thuật cụm đình Hương Canh, thị trấn Hương Canh, huyện Bình Xuyên vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là di tích quốc gia đặc biệt. Đây không chỉ là niềm vinh dự, tự hào của người dân thị trấn Hương Canh nói riêng, nhân dân Vĩnh Phúc nói chung, mà còn đặt ra trách nhiệm cần phải gìn giữ, phát huy những giá trị đặc sắc, tiêu biểu của cụm di tích...

Đời sống cư dân thời Tiền Hùng Vương

Với trên hai chục di tích đã được phát hiện, thực tế chắc còn nhiều hơn nhiều, cùng với hàng ngàn hàng vạn di vật thu lượm được đã giúp chúng ta hình dung đời sống vật chất và tinh thần của cư dân thời Tiền Hùng Vương trên đất Vĩnh Phúc. Con người lúc bấy giờ từng gia đình lớn nhiều đời phần lớn cư trú trên các sườn đồi đất thấp vùng trung du như Gò Đặng, Gò...

Tổng quan tỉnh Vĩnh Phúc

Tỉnh Vĩnh Phúc có diện tích không lớn, song có địa hình đa dạng phong phú, vừa có vùng đồng bằng phì nhiêu bao quanh các dòng sông Hồng, sông Lô, sông Đáy, sông Phan, sông Cà Lồ kéo dài từ đỉnh tam giác sông Hồng xuống gần thủ đô Hà Nội, vừa có vùng trung du đồi gò bát úp kéo dài từ Lập Thạch qua Vĩnh Yên xuống tận Bình Xuyên, nam Phúc Yên và có cả...

Dấu tích văn hóa Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc

Cũng như ở Phú Thọ trước đây, cho đến nay, di tích văn hoá Đông Sơn trên đất Vĩnh Phúc phát hiện được chưa nhiều, chỉ mới phát hiện được những di vật, những nhóm di vật lẻ tẻ, chưa tìm thấy những khu cư trú quy mô hay những khu mộ lớn của cư dân văn hoá Đông Sơn. Trong khi đó các thư tịch cổ đều cho rằng đất Vĩnh Phúc xưa nằm trong bộ Văn Lang, bộ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất