Powered by Techcity

TP.HCM phải trở thành trung tâm kinh tế tầm châu lục

Ngày 23.8, tại trụ sở T.Ư Đảng, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị cho ý kiến về quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Đô thị toàn cầu, bám sông, hướng biển

Sau khi nghe đại diện lãnh đạo Thành ủy TP.HCM báo cáo tờ trình xin ý kiến chỉ đạo về Quy hoạch TP.HCM, ý kiến các cơ quan đóng góp về Đề án quy hoạch, Bộ Chính trị đã tập trung thảo luận và cơ bản thống nhất về những chủ trương, quan điểm lớn, quan trọng định hướng quy hoạch TP.HCM.

Phát biểu kết luận hội nghị, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lưu ý quy hoạch phải cụ thể hóa được các chủ trương, đường lối của Đảng, các nghị quyết của T.Ư Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành trong thời gian qua, nhất là Nghị quyết số 31 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển TP.HCM đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Đồng thời, quy hoạch phải theo đúng các quy định của pháp luật, nhất là luật Quy hoạch; phù hợp với quy hoạch chung quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch ngành, không xung đột, mâu thuẫn với nhau, nếu có xung đột, mâu thuẫn phải điều chỉnh bảo đảm thống nhất.

  TP.HCM phải trở thành trung tâm kinh tế tầm châu lục- Ảnh 1.

Sông Sài Gòn cần được khai thác triệt để nhằm phát huy thế mạnh liên kết vùng

Cạnh đó, quy hoạch phải thể hiện rõ vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng của TP.HCM, là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ của cả nước; hướng đến là trung tâm kinh tế, tài chính, dịch vụ, văn hóa, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo của khu vực Đông Nam Á và châu Á, có năng lực cạnh tranh toàn cầu.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh cần khai thác hiệu quả không gian mặt đất, mặt nước, không gian ngầm, không gian vùng trời; tổ chức không gian đô thị, dịch vụ, công nghiệp, nông thôn phù hợp; định hướng những phương thức giao thông hiện đại, tương xứng với diện mạo của TP toàn cầu trong tương lai.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước cũng lưu ý cân bằng giữa phát triển kinh tế với văn hóa, lấy người dân làm chủ thể trung tâm của phát triển.

Theo nội dung tờ trình, trong giai đoạn từ nay đến 2030, không gian TP.HCM sẽ được sắp xếp và tổ chức trở thành đô thị toàn cầu, đa trung tâm, xanh, thông minh, sáng tạo, giàu bản sắc, bám sông, hướng biển, thích ứng với biến đổi khí hậu, hài hòa giữa đô thị và nông thôn; đặc biệt tăng cường kết nối vùng.

Trong quá trình TP.HCM xây dựng quy hoạch, Chủ tịch UBND TP Phan Văn Mãi đã rất nhiều lần nhấn mạnh đề bài chú trọng nghiên cứu “tính động” và “tính mở” trong liên kết vùng. Ông Phan Văn Mãi cho biết trước đây định hướng Quy hoạch chung TP.HCM đến năm 2025 theo Quyết định 24/2010 của Thủ tướng Chính phủ xác định TP.HCM phát triển theo mô hình tập trung đa cực (còn gọi là đại đô thị). Tuy nhiên, thực tế cho thấy mô hình này khó thực hiện. Trước hết là do phân bổ dân số hiện giảm dần ở khu vực trung tâm và tăng nhanh ở các phía. Cùng với đó, TP.HCM chưa hình thành rõ nét các trung tâm lớn, còn đô thị ở khu vực ngoại thành chủ yếu phát triển theo kiểu lan rộng. Ở nhiều khu vực còn phát triển tự phát theo kiểu “vết dầu loang”, thiếu kết nối hạ tầng đồng bộ. 

Vì thế, trong bước phát triển ở giai đoạn mới, TP.HCM nghiên cứu chuyển mình thành mô hình đa trung tâm (đa cực kết hợp với các trung tâm thứ cấp). Các đề án nghiên cứu quy hoạch mới cần hoàn thiện, làm rõ hơn nữa mô hình đô thị đa trung tâm của TP. Từ đó, phía đơn vị tư vấn đã đưa ra một số giải pháp kết nối TP với các đô thị lớn của vùng như xây dựng các trục từ TP.HCM kết nối với các đô thị lớn trong vùng; hình thành các vành đai công nghiệp – đô thị – dịch vụ dọc theo các đường Vành đai 3, Vành đai 4; xây dựng cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ; hình thành trục đường ven sông Sài Gòn kết nối giữa các tỉnh Đông Nam bộ…

  TP.HCM phải trở thành trung tâm kinh tế tầm châu lục- Ảnh 2.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm chủ trì họp Bộ Chính trị cho ý kiến về quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Sông Sài Gòn phải là điểm nhấn quan trọng

Hiện nay, TP.HCM đang thực hiện 3 quy hoạch rất quan trọng cho sự phát triển trong thời gian tới gồm Quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn 2050; Rà soát điều chỉnh quy hoạch chung TP.HCM đến 2040, tầm nhìn 2060 và xây dựng quy hoạch chung TP.Thủ Đức cùng thời kỳ với quy hoạch chung TP.HCM. Chính quyền TP.HCM xác định quy hoạch sông Sài Gòn là trung tâm trong rà soát quy hoạch chung của TP thời gian tới và xem đây là điểm nhấn trong xây dựng các quy hoạch lần này.

TS Trần Ngọc Chính, Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị VN, đánh giá sông Sài Gòn là tài nguyên đặc biệt ít nơi có, là cảnh quan đặc biệt mà thiên nhiên ban tặng cho TP.HCM. Tuy vậy, thời gian qua, các nghiên cứu quy hoạch để phát triển không gian đô thị ven bờ sông rất mờ nhạt, chưa khai thác được hết tiềm năng của dòng sông. TS Trần Ngọc Chính dẫn chứng: “Tại Đà Nẵng, sông Hàn chảy qua trung tâm TP chỉ khoảng 7 km nhưng được khai thác rất tốt, bao gồm cả không gian đô thị ven bờ cùng những cầu bắc ngang. 

Điều này giúp Đà Nẵng thành công xây dựng thương hiệu “thành phố của những cây cầu”. Trên thế giới cũng vậy, nhiều con sông như Hoàng Phố ở Thượng Hải (Trung Quốc), Thames (Anh)… không có vị trí đẹp như sông Sài Gòn nhưng được tận dụng và phát triển rất tốt, trở thành cảnh quan nổi tiếng. Với chiều dài sông Sài Gòn qua TP.HCM khoảng 40 km và rất rộng, nếu quy hoạch và làm tốt thì trong 10 – 15 năm nữa, sông Sài Gòn không chỉ là điểm nhấn của TP mà sẽ nổi tiếng trên thế giới”.

Từ góc nhìn trên, TS Trần Ngọc Chính cho rằng trong công tác quy hoạch, TP.HCM cần đặc biệt chú ý đến tầm quan trọng của sông Sài Gòn. Không chỉ là một trục cảnh quan đặc sắc, con sông còn mang lại tiềm năng kinh tế và nhiều giá trị văn hóa. Hơn thế, sông Sài Gòn còn có thể đóng vai trò quan trọng liên kết TP.HCM với các địa phương có mối quan hệ đặc biệt như tỉnh Tây Ninh, mở rộng mạng giao thông kết nối quốc tế qua cửa khẩu Mộc Bài. Do đó, khu vực các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Q.Gò Vấp là tuyến đường quan trọng, cần phát triển những trung tâm mới dọc tuyến, tập trung các ngành nghề công nghiệp, nông nghiệp kỹ thuật cao, phát triển độc lập.

Đồng tình, ông Nguyễn Kim Toản, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thường Nhật, nhấn mạnh trong câu chuyện kết nối liên kết vùng, cần khẳng định lại vị thế của sông Sài Gòn. Phía Đông Nam bộ từ Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước qua tới Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu; Phía Tây Nam bộ như Mỹ Tho, Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Sóc Trăng… nguyên vùng sông nước miền Nam VN từ thuở sơ khai đã đi lại, kết nối hoàn toàn bằng thủy lộ. 

Có thể nói, việc kết nối hệ thống đường sông, giao thông thủy từ TP.HCM đi Đông Nam bộ, Tây Nam bộ là di sản của tổ tiên. Miền Nam có thể trù phú, phát triển mạnh mẽ hay không là nhờ vào sự kế thừa, phát huy giá trị những di sản này. Lịch sử nhân loại cũng đã chứng minh những vùng đất nằm bên cạnh lưu vực các con sông lớn đều hình thành những nền văn minh lớn, nền văn hóa sâu và nền kinh tế mạnh. Do đó, không chỉ sông Sài Gòn mà việc phát triển không gian của toàn bộ hệ thống sông ngòi ở TP.HCM kết nối với các tỉnh Đông Nam bộ, Tây Nam bộ phải là nội dung quan trọng được cụ thể hóa trong các quy hoạch lần này của TP.HCM.

“Chúng ta đang sống ở thời đại thế giới phẳng, các vùng đất ngày càng xích lại, khoảng cách địa lý ngày càng nhạt nhòa. Việc kết nối các địa phương ngày càng đa dạng với nhiều phương thức như đường không, đường sắt, đường biển, đường bộ. Khu vực miền Nam hiện cũng đã được quy hoạch kết nối bởi rất nhiều tuyến đường cao tốc, trong tương lai có đường sắt, có thêm sân bay quốc tế Long Thành, nhưng đường thủy, đường sông chắc chắn phải phát triển, thậm chí phải là định hình cho sự phát triển, liên kết vùng. Làm 1 tuyến đường sắt, xây 1 tuyến đường bộ cao tốc mất hàng ngàn tỉ, trong khi hệ thống sông ngòi, kênh rạch đã có sẵn, chỉ cần khơi thông dòng chảy, có chiến lược quy hoạch cụ thể, xây dựng chương trình thực thi là làm được ngay. TP.HCM muốn tiến biển, muốn đưa cảng biển vào sâu trong nội địa thì cũng phải nhờ sông. Sông Sài Gòn không chỉ là động lực để TP.HCM phát triển mà là điều TP.HCM bắt buộc phải làm”, ông Nguyễn Kim Toản phân tích.

  TP.HCM phải trở thành trung tâm kinh tế tầm châu lục- Ảnh 3.

Tour du lịch sông nước TP.HCM – Củ Chi

Dải sản phẩm du lịch, dịch vụ dọc sông đẳng cấp

Trong nhiều lần trao đổi giữa lãnh đạo UBND TP.HCM cùng các tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh, lãnh đạo các địa phương đã thống nhất chủ trương đề xuất định hướng quy hoạch ven sông Sài Gòn, sông Đồng Nai, kết nối khu vực Đông Nam bộ. Trên quan điểm chung rằng quy hoạch ven sông Sài Gòn, sông Đồng Nai có ý nghĩa quan trọng nhằm khai thác tiềm lực về kinh tế ven sông, cảng, du lịch, giao thông thủy, bảo vệ môi trường, sinh thái, an ninh nguồn nước của các địa phương, các tỉnh thống nhất quy hoạch phát triển hành lang sông Sài Gòn kết nối đồng bộ, toàn diện hệ thống hạ tầng kỹ thuật (cầu vượt sông, đường, bến thủy nội địa, cảng hàng hóa…) với tỉnh Bình Dương và các tỉnh ở thượng nguồn. Phạm vi nghiên cứu đường ven sông Sài Gòn sẽ kéo dài đến giáp ranh giới tỉnh Tây Ninh; nghiên cứu giải pháp kết nối với mạng lưới giao thông tỉnh Tây Ninh. Định hướng chung là sẽ tận dụng tối đa các tuyến đường hiện hữu chạy dọc sông Sài Gòn (đã được đầu tư) để hoạch định hướng tuyến quy hoạch một cách linh hoạt, phù hợp với hiện trạng, cảnh quan đô thị dọc sông.

Một lãnh đạo Sở GTVT TP.HCM đánh giá việc đồng bộ hai bên bờ sông cũng như phát triển đô thị trên đoạn này đang có nhiều thuận lợi. Ở TP.HCM có đoạn từ khu công viên Mũi Đèn Đỏ dọc về cảng Nhà Rồng – Khánh Hội khi di dời cảng cũng sẽ là cơ hội để thực hiện ngay đô thị dọc sông với nhiều chức năng hỗn hợp như thương mại, logistics, hình thành cảng, bến thủy du lịch… Hoặc trên địa bàn Củ Chi hay Tây Ninh có những dự án phát triển đô thị, du lịch thì cũng có thể gắn cùng các dự án giao thông…

“Đô thị dọc sông sẽ được triển khai linh hoạt theo từng cơ hội, không máy móc chờ làm một mạch tuyến đường dài mấy chục ki lô mét từ đây lên tận Tây Ninh. TP.HCM cùng các tỉnh đang thực hiện quan điểm của quy hoạch mở rộng không gian kết nối, quy hoạch địa phương gắn với quy hoạch vùng, bao gồm cả các đô thị vệ tinh. Tuyến đường ven sông cùng Vành đai 3, Vành đai 4 và cao tốc TP.HCM – Mộc Bài không chỉ kết nối thuận tiện về giao thông mà còn mở ra tiềm năng phát triển kinh tế, du lịch, kéo theo nhiều lợi thế của vùng Đông Nam bộ gắn với đặc thù sông nước. Quan trọng nhất là phải có quy hoạch. Từ quy hoạch mới có kế hoạch triển khai chi tiết và xác định nguồn vốn để từng bước hình thành công trình này”, vị này nhấn mạnh.

Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển lưu ý dọc sông là vùng đất thương phẩm cao nhất. Vì thế, cặp bờ sông chắc chắn phải khai thác những loại hình dịch vụ cao cấp như thương mại, du lịch, giải trí, nghỉ dưỡng. Những dịch vụ đó phải được kết nối vào phía trong các nông trại, nhà vườn để tích hợp thêm nhiều vùng đất dọc sông, tạo thành một hệ sinh thái kinh tế đầy sức sống song song với tuyến đường bộ. Sông Sài Gòn không chỉ là trung tâm đô thị, mà phải trở thành trụ cột phát triển kinh tế và du lịch bền vững theo hướng xanh, sinh thái, là tâm điểm của những hệ sinh thái du lịch quy mô, nơi quy tụ những không gian văn hóa, lễ hội, thể thao, sinh thái ở đẳng cấp cao, hướng đến toàn cầu. Từ đó, tạo nên dải sản phẩm du lịch dọc sông cao cấp, độc đáo và bền vững.

“Mở một tuyến đường sông tốt, đồng nghĩa sẽ phải có bến. Các nhà hàng, nhà vườn, những nơi kinh doanh bất động sản sẽ tự động hình thành theo một cách hài hòa và bền vững. Kinh tế dọc sông sẽ tự động hình thành và phát triển”, ông Hiển nói.

Nhớ lại “thời hoàng kim” của du lịch đường thủy liên tỉnh những năm 2.000 – 2012, ông Nguyễn Kim Toản cho biết giai đoạn đó, những chuyến tàu từ TP.HCM đi Long An, Tây Ninh, lên Đồng Nai, tới Vũng Tàu hay xuôi về Bến Tre, Mỹ Tho, Châu Đốc, về U Minh Hạ, U Minh Thượng… làm rất mạnh, cứ 2 – 3 ngày lại chạy đều một chuyến. Lộ trình đi tàu vượt biên giới qua Campuchia cũng rất “đắt hàng”. Tuy nhiên sau này chi phí nhiên liệu quá cao, các tàu cao tốc liên kết trụ không nổi, tàu chậm nghỉ đêm thì đi mất quá nhiều thời gian, giá thành lại cao nên kén khách. Dần dà, các tuyến du lịch đường sông ngày càng lụi tàn, thất thế.

Bộ Chính trị đề nghị Thành ủy TP.HCM tập trung lãnh đạo khẩn trương hoàn thiện Quy hoạch. Sau khi Quy hoạch được phê duyệt, cần quyết tâm, quyết liệt, có cơ chế, chính sách khơi thông, kích hoạt mọi nguồn lực để triển khai thực hiện có hiệu quả, xây dựng TP.HCM xứng tầm với mong muốn của Trung ương Đảng, Bộ Chính trị và nhân dân cả nước.

Tuyến hành lang dọc sông Sài Gòn kéo dài lên tới Tây Ninh sẽ là cơ hội để du lịch đường sông liên tỉnh hồi sinh. TP.HCM cùng các tỉnh dọc tuyến có thể nghiên cứu kết hợp đường thủy với đường bộ, chọn các tuyến sông có cảnh quan đặc sắc, độc đáo để khách trải nghiệm đi trên sông, sau đó dừng xuống đi bằng đường bộ. Tận dụng cả 2 phương thức mới hiệu quả về mặt kinh tế. Có hạ tầng, hình thành trục điểm đến vệ tinh thì du lịch sẽ cứ thế mà phát triển. Quan trọng nhất là có tổng đạo diễn xây dựng cấu trúc sản phẩm hợp lý.

Ông Nguyễn Kim Toản, Tổng giám đốc Công ty TNHH Thường Nhật

Thanhnien.vn

Nguồn:https://thanhnien.vn/tphcm-phai-tro-thanh-trung-tam-kinh-te-tam-chau-luc-185240823232744801.htm

Cùng chủ đề

Cùng tác giả

Khối thi đua 1 hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế 

  Các đơn vị ký kết giao ước thi đua năm 2025. Sáng 18/1, Khối thi đua 1 tổ chức tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2024 và đề ra phương hướng nhiệm vụ năm 2025. Khối thi đua 1 gồm: Công ty Điện lực Vĩnh Long (Trưởng khối), Công ty CP Cấp nước Vĩnh Long (Phó Trưởng khối), Công ty CP Bia Sài Gòn Vĩnh Long, Công ty Xăng dầu Vĩnh Long, Công ty TNHH MTV xổ số...

Công ty Điện lực Vĩnh Long đảm bảo cung cấp điện cho phát triển

  Nhiều tập thể, cá nhân được khen thưởng. Đặc biệt có 1 tập thể được khen thưởng 100 triệu đồng và 3 cá nhân được thưởng xe máy. Chiều 17/1, Công ty Điện lực Vĩnh Long (PC Vĩnh Long) tổ chức hội nghị tổng kết công tác xây dựng Đảng, công tác công đoàn, sản xuất kinh doanh năm 2024 và triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm 2025. Năm 2024 với tổng vốn đầu tư là 163,3 tỷ đồng, PC...

Trường ĐH Trà Vinh lần thứ hai liên tiếp đến VCK

Chiến thắng “nghẹt thở” Trận chung kết vòng loại khu vực Tây Nam bộ diễn ra hôm qua 17.1 trên sân Cần Thơ giữa đội Trường ĐH Trà Vinh và đội Trường ĐH Nam Cần Thơ diễn ra đầy hấp dẫn và kịch tính. Đội Trường ĐH Trà Vinh được đánh giá cao hơn, thiết lập thế trận tấn công tốt nhưng cũng đầy thận trọng khi cắt cử người theo kèm “như hình với bóng” trước chân sút đáng...

Mùa Tết của làng nghề đặc sản miền Tây

Làng khô biển tất bật vào vụ tết Các huyện ven biển của tỉnh Cà Mau như Phú Tân, Năm Căn, Đầm Dơi, Ngọc Hiển…, hiện đang vào mùa khai thác, đánh bắt, thu hoạch thuỷ sản nên nguyên liệu đầu vào tại các cơ sở thu mua đủ đáp ứng cho nhu cầu thị trường. Với làng nghề cá khoai lớn và nổi tiếng nhất ở Cà Mau, những ngày này, hơn 100 doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh...

Khen thưởng tập thể Báo Vĩnh Long có thành tích trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Sáng 17/1, thừa ủy quyền của Giám đốc Công an tỉnh, Phòng An ninh chính trị nội bộ (Công an tỉnh) đến trao giấy khen cho tập thể Báo Vĩnh Long đã có thành tích trong tổng kết phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2024. Thượng tá Lê Minh Sơn- Phó Trưởng Phòng An ninh chính trị nội bộ (Công an tỉnh) trao giấy khen của Giám đốc Công an tỉnh cho tập thể Báo...

Cùng chuyên mục

Trường ĐH Trà Vinh lần thứ hai liên tiếp đến VCK

Chiến thắng “nghẹt thở” Trận chung kết vòng loại khu vực Tây Nam bộ diễn ra hôm qua 17.1 trên sân Cần Thơ giữa đội Trường ĐH Trà Vinh và đội Trường ĐH Nam Cần Thơ diễn ra đầy hấp dẫn và kịch tính. Đội Trường ĐH Trà Vinh được đánh giá cao hơn, thiết lập thế trận tấn công tốt nhưng cũng đầy thận trọng khi cắt cử người theo kèm “như hình với bóng” trước chân sút đáng...

Mùa Tết của làng nghề đặc sản miền Tây

Làng khô biển tất bật vào vụ tết Các huyện ven biển của tỉnh Cà Mau như Phú Tân, Năm Căn, Đầm Dơi, Ngọc Hiển…, hiện đang vào mùa khai thác, đánh bắt, thu hoạch thuỷ sản nên nguyên liệu đầu vào tại các cơ sở thu mua đủ đáp ứng cho nhu cầu thị trường. Với làng nghề cá khoai lớn và nổi tiếng nhất ở Cà Mau, những ngày này, hơn 100 doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh...

Khen thưởng tập thể Báo Vĩnh Long có thành tích trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Sáng 17/1, thừa ủy quyền của Giám đốc Công an tỉnh, Phòng An ninh chính trị nội bộ (Công an tỉnh) đến trao giấy khen cho tập thể Báo Vĩnh Long đã có thành tích trong tổng kết phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc năm 2024. Thượng tá Lê Minh Sơn- Phó Trưởng Phòng An ninh chính trị nội bộ (Công an tỉnh) trao giấy khen của Giám đốc Công an tỉnh cho tập thể Báo...

Hơn 351.000 tỷ đồng đầu tư hệ thống cảng biển đến năm 2030

5 nhóm cảng biển Theo quy hoạch, cảng biển việt Nam có 5 nhóm cảng biển. Trong đó, nhóm cảng biển số 1 gồm 5 cảng biển Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình. Đến năm 2030, nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển khoảng 351.500 tỷ đồng, gồm vốn đầu tư cho hạ tầng hảng hải công cộng và nhu cầu vốn đầu tư cho bến cảng (Ảnh minh hoạ). Nhóm cảng biển số 2 gồm...

Cục Phát triển- Bộ Quốc phòng Campuchia chúc Tết tỉnh Vĩnh Long

Sáng 17/1, ông Nguyễn Văn Liệt- Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã có buổi tiếp đoàn Cục Phát triển- Bộ Quốc phòng Campuchia đến chúc Tết tỉnh Vĩnh Long. Trung tướng Uk Hươn Pi Sây trao tặng quà Tết đến lãnh đạo tỉnh Vĩnh Long.  Ông Nguyễn Văn Liệt trao tặng quà đến đoàn Cục Phát triển- Bộ Quốc phòng Campuchia.  Trung tướng Uk Hươn Pi Sây- Cục trưởng Cục Phát triển- Bộ Quốc phòng Campuchia đã giới thiệu sơ bộ về...

Sân Cần Thơ nóng với trận chung kết khu vực

CHỜ BỮA TIỆC BÀN THẮNG Ở CẦN THƠ Lúc 15 giờ hôm nay (17.1) trên sân Cần Thơ, sức nóng vòng loại khu vực Tây Nam bộ sẽ được đẩy lên “đỉnh nóc, kịch trần” với trận chung kết dự đoán sẽ rất gay cấn, hấp dẫn giữa đội Trường ĐH Nam Cần Thơ và Trường ĐH Trà Vinh. Từng vào đến tứ kết VCK mùa trước, đội Trường ĐH Trà Vinh được đánh giá cao về kinh nghiệm trận...

Xây dựng LLVT Quân khu 9 “tinh – gọn

Chủ tịch nước đề nghị Đảng ủy – Bộ Tư lệnh Quân khu 9 tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượng công tác nắm tình hình, sớm phát hiện và giải quyết kịp thời những vấn đề mới nảy sinh, không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống. Hoàn thành xuất sắc chức năng, nhiệm vụ của đội quân chiến đấu, đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất. Chủ tịch nước yêu cầu...

Phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, vùng nước

5 nhóm cảng biển Theo Quy hoạch có 5 nhóm cảng biển gồm: Nhóm cảng biển số 1: gồm 05 cảng biển là cảng biển Hải Phòng, cảng biển Quảng Ninh, cảng biển Thái Bình, cảng biển Nam Định, cảng biển Ninh Bình. Nhóm cảng biển số 2: gồm 06 cảng biển là cảng biển Thanh Hóa, cảng biển Nghệ An, cảng biển Hà Tĩnh, cảng biển Quảng Bình, cảng biển Quảng Trị và cảng biển Thừa Thiên Huế. Nhóm cảng biển số...

Đã có sản phẩm Du lịch cộng đồng đầu tiên đạt OCOP 5 sao

Theo đó, có 21 sản phẩm nhóm Thực phẩm đạt chất lượng OCOP 5 sao gồm: Chè đinh của Hợp tác xã chè Hảo Đạt (Thái Nguyên); Trà hoa vàng Ba Chẽ của Công ty cổ phần kinh doanh Lâm sản Đạp Thanh (Quảng Ninh); Chè búp tím Thanh Ba của Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Trà UT (Phú Thọ); Mỳ gạo sạch sinh ra từ làng Hùng Lô của Hợp tác xã Mỳ gạo Hùng...

Chủ tịch nước Lương Cường dâng hương tưởng niệm Chủ tịch HĐBT Phạm Hùng và Thủ tướng Võ Văn Kiệt

Sáng 16/1, Chủ tịch nước Lương Cường đến dâng hương tại Khu lưu niệm Chủ tịch HĐBT Phạm Hùng (xã Long Phước- huyện Long Hồ) và Khu lưu niệm Thủ tướng Võ Văn Kiệt (TT Vũng Liêm- huyện Vũng Liêm). Chủ tịch nước Lương Cường viếng Khu lưu niệm Chủ tịch HĐBT Phạm Hùng. Cùng đi có Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Lê Khánh Hải, Trưởng Ban Dân vận Trung ương Mai Văn Chính và lãnh đạo các ban,...

Tin nổi bật

Tin mới nhất