Powered by Techcity

Sản xuất rải vụ cây ăn quả nâng cao thu nhập cho nhân dân

Là vùng trồng cây ăn quả lớn của cả nước, các địa phương phía nam hiện nay đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nhằm tăng năng suất, chất lượng cũng như sản lượng loại cây này. Đặc biệt, thời gian qua nhân dân ở nhiều địa phương đang đẩy mạnh sản xuất cây ăn quả theo hướng rải vụ vừa giảm áp lực trong tiêu thụ, vừa đạt hiệu quả cao hơn.





Người dân tỉnh Tiền Giang thu hoạch dứa. Ảnh Nguyễn Sự
Người dân tỉnh Tiền Giang thu hoạch dứa. Ảnh Nguyễn Sự

Qua thống kê, các địa phương phía nam có diện tích trồng cây ăn quả hơn 726 nghìn ha, bằng 62% so cả nước. Những năm qua, chất lượng cây ăn quả ở khu vực này đang ngày càng được nâng cao, góp phần phục vụ nhu cầu người tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 7 tháng năm 2023 giá trị xuất khẩu nhóm hàng rau quả đạt 3,23 tỷ USD, tăng 68,1% so cùng kỳ năm 2022.

Giảm áp lực tiêu thụ

Hiện nay, ngoài việc ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm nâng cao chất lượng cây ăn quả thì bà con nông dân các địa phương cũng đang đẩy mạnh sản xuất theo hướng rải vụ với hàng chục nghìn ha.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, hết năm 2022 diện tích cây ăn quả trên địa bàn đạt khoảng 82.322ha, sản lượng hơn 1,7 triệu tấn. Trong những tháng đầu năm 2023, các sản phẩm trái cây của tỉnh tiêu thụ ổn định với giá bán cao, nhất là sầu riêng có thời điểm lên đến 170.000 đồng/kg.

Hết năm 2022, toàn tỉnh trồng rải vụ 11.398ha cây ăn quả với sản lượng 327.087 tấn. Do thời tiết thuận lợi nên năng suất cây ăn quả nghịch vụ tốt, giá bán cao nên lợi nhuận cao hơn vụ chính từ 24 đến 720 triệu đồng tùy loại cây trồng.

Trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp với diện tích cây ăn quả khoảng 40.919ha. Trong đó, cây ăn quả chủ lực là 25.153ha gồm: Xoài, nhãn, cây có múi… Năm 2022, áp dụng quy trình sản xuất rải vụ bốn loại cây ăn trái là: Xoài, nhãn, thanh long, sầu riêng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà vườn.

Đến nay, diện tích áp dụng trồng rải vụ trên xoài 5.836ha, nhãn 1.935ha, thanh long 110ha, sầu riêng 190 ha. Đặc biệt, diện tích sản xuất rải vụ thu hoạch xoài tăng liên tục từ năm 2015 đến nay. Mặc dù vốn đầu tư để xoài ra hoa trái vụ cao hơn so với chính vụ từ 15 đến 20% nhưng giá bán tốt nên lợi nhuận cũng cao hơn so với chính vụ.

Hết tháng 5/2023, diện tích cây ăn quả ở tỉnh Hậu Giang đạt 45.528ha, tăng 2.178ha so với cùng kỳ 2022. Qua điều tra giá thành một số loại cây ăn quả chính trên địa bàn như: Mít, cam, chanh, quýt, nhãn, xoài, mãng cầu trong năm 2022 cho thấy hầu hết đều tăng. Thống kê cho thấy, lợi nhuận trung bình một hécta đạt từ 54 đến 184 triệu đồng/ha tùy theo loại cây trồng.

Đến nay, bà con nông dân trên địa bàn đã trồng rải vụ các loại cây xoài, nhãn, sầu riêng, chôm chôm, thanh long giúp giá bán cao do tiêu thụ dễ dàng, lợi nhuận cao hơn chính vụ từ 10 đến 15%.

Đa dạng hóa sản phẩm

Theo đánh giá của các sở nông nghiệp Hậu Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Tiền Giang…mặc dù sản xuất cây ăn quả thời gian qua mang lại lợi nhuận cao cho bà con nông dân. Tuy nhiên, sản xuất loại cây trồng này cũng đang còn nhiều hạn chế do diện tích sản xuất manh mún, nhỏ lẻ, thiếu diện tích chuyên canh lớn; một số nơi sản xuất còn mang tính tự phát, chưa theo quy hoạch nên việc sản xuất, tiêu thụ trái cây thiếu ổn định và ẩn chứa nhiều rủi ro. Người nông dân thường tự chọn và trồng những loại cây ăn quả theo kinh nghiệm, theo phong trào.

Bên cạnh đó, lao động thuê chăm sóc, thu hoạch thiếu khi vào vụ thu hoạch; một số nơi chưa có khu vực để sơ chế, bảo quản tập trung sau thu hoạch ảnh hưởng đến chất lượng quả và giá trị khi bán ra thị trường; giữa sản xuất và tiêu thụ chưa gắn kết chặt chẽ, thiếu thông tin về thị trường nên nông dân bán sản phẩm chưa đúng với giá trị thực; các hợp tác xã, tổ hợp tác, nông dân còn ít hoặc hoạt động chưa hiệu quả nên liên kết bao tiêu trực tiếp với doanh nghiệp thu mua, chế biến gặp khó khăn.

Hiện nay, nho và táo là hai loại cây ăn quả chủ lực, mang lại hiệu quả kinh tế cao tại Ninh Thuận. Năm 2022, diện tích trồng nho trên địa bàn hơn 1.000 ha, năng suất 256,8 tạ/ha, sản lượng 25.705 tấn. Tuy nhiên, việc liên kết tiêu thụ giữa người dân và doanh nghiệp hiệu quả chưa cao; hầu hết sản phẩm của nhà vườn chủ yếu tiêu thụ bán qua thương lái hoặc vựa thu mua; thị trường tiêu thụ chủ yếu ở trong nước và hơn 70% nho tiêu thụ vẫn là sản phẩm ăn tươi.

Cục trưởng Cục Trồng trọt Nguyễn Như Cường cho biết, để phát triển bền vững cây ăn quả ngày 27/10/2022 Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Quyết định số 4085/QĐ-BNN-TT phê duyệt Đề án Phát triển cây ăn quả chủ lực đến năm 2025 và 2030. Theo đó, mục tiêu đề ra đến năm 2030, diện tích cây ăn quả cả nước khoảng 1,3 triệu ha, sản lượng hơn 16 triệu tấn.

Để làm được điều đó, các địa phương cần phát triển cây ăn quả trên cơ sở phát huy tiềm năng, lợi thế các vùng sinh thái; nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng, khả năng cạnh tranh của sản phẩm; tổ chức lại sản xuất, hình thành các vùng sản xuất cây ăn quả chủ lực tập trung, quy mô lớn, gắn với phát triển các nhà máy chế biến và thị trường tiêu thụ.

Đẩy mạnh liên kết tại vùng sản xuất cây ăn quả chủ lực tập trung; áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất, bảo quản và chế biến sản phẩm cây ăn quả; tăng cường chế biến sâu đa dạng hóa sản phẩm; phát triển các sản phẩm có chỉ dẫn địa lý, xây dựng mã số vùng trồng, truy xuất nguồn gốc…

Theo NGUYÊN PHÚC/NDO

 

 

 

Nguồn

Cùng chủ đề

Chăm lo, điều trị tốt công nhân nghi ngộ độc thực phẩm

Sở Y tế chỉ đạo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm và các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai các hoạt động thu dung, điều trị cho bệnh nhân (BN) và tổ chức điều tra, xử lý nghi ngờ ngộ độc thực phẩm (NĐTP) tại Công ty TNHH BoHsing (KCN Hòa Phú, huyện Long Hồ). Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Quyên Thanh thăm hỏi sức khỏe, động viên công nhân đang nằm viện tại...

Xác định rõ kinh phí, phân định rõ nhiệm vụ để xây dựng chiến lược, tầm nhìn

  Bà Lê Thị Thuý Kiều- Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh lưu ý một số nội dung cần quan tâm. Bà Lê Thị Thuý Kiều- Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh đã lưu ý như trên khi tham gia cùng đoàn khảo sát của Ban Văn hoá- Xã hội HĐND tỉnh đến khảo sát kết quả thực hiện Nghị quyết số 21 ngày 24/3/2022 của HĐND tỉnh phê duyệt chỉ tiêu giao nhiệm vụ, đặt hàng...

Cục Thuế Vĩnh Long lựa chọn hóa đơn may mắn quý II/2024

    Ngày 14/8, Cục Thuế tỉnh tổ chức lựa chọn Hóa đơn (HĐ) may mắn quý II/2024. Chương trình lựa chọn trên cơ sở dữ liệu 299.417 HĐ điện tử có mã của cơ quan thuế, có đầy đủ thông tin người mua trên HĐ và có ngày lập trong khoản thời gian từ 1/4 -  30/6/2024. Trong đó, có 71.758 HĐ có người mua là cá nhân, hộ kinh doanh đủ điều kiện đưa vào lựa chọn ngẫu nhiên. Kết quả,...

Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các quy hoạch

  Đến năm 2030, Vĩnh Long có 11 đô thị. Theo Sở Xây dựng, các tháng đầu năm 2024, các dự án, công trình trọng điểm được đầu tư đã thực hiện theo quy hoạch (QH) được duyệt, xây dựng phát triển nhà ở gắn với QH phát triển đô thị (ĐT). Công tác rà soát, điều chỉnh QH xây dựng cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế- xã hội thực tế tại địa phương và công tác...

Lãnh đạo UBND tỉnh thăm, động viên công nhân nghi ngộ độc thực phẩm

Ngày 14/8, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Thị Quyên Thanh cùng Liên đoàn Lao động tỉnh, Sở Y tế và đơn vị có liên quan đến thăm các công nhân vụ nghi ngộ độc thực phẩm trước đó tại Công ty TNHH Bo Hsing, đang được theo dõi, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Hòa Phú (Long Hồ). Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Quyên Thanh đến thăm, động viên công nhân đang...

Cùng tác giả

Giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2025; Kế hoạch vốn đầu tư công và dự toán thu, chi...

(Vinhlong.gov.vn) – Ngày 02/01/2025, ông Lữ Quang Ngời- Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long chủ trì Hội nghị giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2025; Kế hoạch vốn đầu tư công và dự toán thu, chi ngân sách nhà nước...

Bên trong thành nhà Hồ ở Thanh Hóa trồng loại hoa sen cổ, mùi thơm ngào ngạt, dân tình tha hồ chụp ảnh

Theo sử sách ghi lại, thành nhà Hồ thuộc huyện Vĩnh Lộc (Thanh Hóa) là công trình kiến trúc bằng đá độc đáo được xây dựng vào năm 1397 dưới triều Hồ. Trải qua hơn 600 năm tồn tại, ngày 27/6/2011, tòa thành này chính thức được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Ảnh: Đình Minh Mùa sen ở Di sản thành nhà Hồ thường bắt đầu từ tháng 6 và kéo dài đến tháng 9...

94,24% diện tích sản xuất khép kín chủ động tưới tiêu 

Theo Sở Nông nghiệp-PTNT, thời gian qua, tỉnh đã tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng thủy lợi, ngăn mặn, trữ ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt của người dân. Trên cơ sở các quy hoạch được duyệt về phát triển thủy lợi và quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch xây dựng thủy lợi tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong những năm qua từ...

Giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm 14,86%

Nhờ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và sự nỗ lực của người dân trong trồng trọt và chăn nuôi, TP Vĩnh Long đã thực hiện chuyển đổi mạnh mẽ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản. Cây màu tiếp tục phát triển khá hiệu quả theo các mô hình nông nghiệp đô thị, sản xuất theo hướng GAP...

Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp 

  Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia một lớp đào tạo về bán hàng online nâng cao. Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Long đã tập trung tuyên truyền các chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh (HKD) khi chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp (DN); rút ngắn thời gian và đơn giản hóa quy trình thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký kinh doanh… góp phần đẩy mạnh phát triển DN. Tích cực hỗ...

Cùng chuyên mục

Giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2025; Kế hoạch vốn đầu tư công và dự toán thu, chi...

(Vinhlong.gov.vn) – Ngày 02/01/2025, ông Lữ Quang Ngời- Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long chủ trì Hội nghị giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội năm 2025; Kế hoạch vốn đầu tư công và dự toán thu, chi ngân sách nhà nước...

94,24% diện tích sản xuất khép kín chủ động tưới tiêu 

Theo Sở Nông nghiệp-PTNT, thời gian qua, tỉnh đã tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng thủy lợi, ngăn mặn, trữ ngọt phục vụ sản xuất nông nghiệp, đáp ứng nhu cầu nước sinh hoạt của người dân. Trên cơ sở các quy hoạch được duyệt về phát triển thủy lợi và quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch xây dựng thủy lợi tỉnh Vĩnh Long đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong những năm qua từ...

Giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản giảm 14,86%

Nhờ triển khai nhiều giải pháp đồng bộ và sự nỗ lực của người dân trong trồng trọt và chăn nuôi, TP Vĩnh Long đã thực hiện chuyển đổi mạnh mẽ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông nghiệp, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và khả năng cạnh tranh nông sản. Cây màu tiếp tục phát triển khá hiệu quả theo các mô hình nông nghiệp đô thị, sản xuất theo hướng GAP...

Đẩy mạnh phát triển doanh nghiệp 

  Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tham gia một lớp đào tạo về bán hàng online nâng cao. Thời gian qua, tỉnh Vĩnh Long đã tập trung tuyên truyền các chính sách hỗ trợ hộ kinh doanh (HKD) khi chuyển đổi sang loại hình doanh nghiệp (DN); rút ngắn thời gian và đơn giản hóa quy trình thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký kinh doanh… góp phần đẩy mạnh phát triển DN. Tích cực hỗ...

Khơi thông nguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng

Năm 2024, Sở KH-ĐT đã thực hiện đồng bộ nhiều chính sách, giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp (DN), nhà đầu tư; phối hợp đẩy nhanh tiến độ các dự án đầu tư công, dự án khu công nghiệp… Từ đó, hoàn thiện kết cấu hạ tầng phục vụ sản xuất kinh doanh, khơi thông nguồn lực, phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Hội nghị...

Để phát triển bền vững ngành hàng dừa

  Nông dân nâng cao ý thức trồng dừa theo hướng hữu cơ, thực hiện mã số vùng trồng. Thời gian qua, ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long đã thực hiện nhiều giải pháp để xây dựng và phát triển vùng trồng dừa đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Qua đó nâng cao giá trị trái dừa, nâng cao thu nhập cho nông dân, góp phần từng bước phát triển bền vững ngành hàng dừa. Nhiều cơ hội phát triển bền vững ngành...

Thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội năm 2025

  Chủ tịch UBND tỉnh Lữ Quang Ngời phát biểu kết luận tại hội nghị. Sáng 2/1, UBND tỉnh đã tổ chức họp thường kỳ tháng 12 và hội nghị giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, kế hoạch vốn đầu tư công, dự toán thu, chi ngân sách tỉnh Vĩnh Long năm 2025.  Theo báo cáo của UBND tỉnh, trong năm 2024 đã thực hiện đạt và vượt 21/21 chỉ tiêu kinh tế-xã hội chủ yếu. Riêng tháng...

Đảm bảo nguồn cung, ổn định giá bán, kiểm soát chất lượng

Các doanh nghiệp tích cực triển khai kế hoạch dự trữ hàng hóa nhằm đáp ứng nhu cầu của người dân dịp Tết. Tết đến gần, nhu cầu mua sắm của người dân tăng cao khiến thị trường hàng hóa (HH) trở nên sôi động. Nhằm đảm bảo cân đối cung cầu các mặt hàng thiết yếu, bình ổn thị trường trước, trong và sau dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, các cơ quan chức năng đã nhanh...

Bộ Giao thông vận tải tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

(Vinhlong.gov.vn) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) đã tổ chức Hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 của ngành giao thông vận tải. Phó thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đến dự. ...

Tình hình thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện thể chế liên kết vùng kinh tế

(Vinhlong.gov.vn) - Việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp hoàn thiện thể chế liên kết vùng kinh tế - xã hội đã đi vào thực chất, với nhiều hoạt động thiết thực, từng bước đi vào chiều sâu và mang lại hiệu quả thiết thực. Hệ thống kết cấu hạ...

Tin nổi bật

Tin mới nhất