Powered by Techcity

Nước sông Tiền, sông Hậu đục ngầu cuồn cuộn chảy mang về miền Tây một loại cá đặc sản, là cá gì?

Theo các tài liệu nghiên cứu về thủy sản gần đây, vào mùa khô, cá linh sống trong các sông lớn, ao hồ ở vùng thượng nguồn sông Cửu Long, tập trung phần lớn ở Biển Hồ. 

Mùa đẻ chính là đầu mùa mưa tháng 5-6, bãi đẻ thường ở ngã ba sông, ven các cồn, nơi nước chảy, trứng cá linh trôi nổi.

Sau khi nở, cá linh bơi theo dòng lũ về hạ lưu vào sông ngòi, kinh, rạch, ruộng đồng và lớn lên. Càng xuống hạ nguồn, càng vào đồng xa, lượng cá linh ít dần cho đến khi gặp nước mặn.

Cá linh xuất hiện ở các tỉnh hạ nguồn sông Cửu Long như Cần Thơ, Vĩnh Long, Tiền Giang…vào rằm tháng 7 âm lịch. Lúc này, sông ngòi, kinh, rạch, đồng ruộng trong vùng đều đầy ắp nước.

Môi trường sống được mở rộng, nguồn thức ăn phong phú là điều kiện lý tưởng cho đàn cá linh sinh sôi, nảy nở. 

Nước lũ lên đến đâu, đàn cá theo đến đó. Sau khi lũ rút, cá ra sông lớn, rồi trở về thượng nguồn và năm nào cũng theo chu kỳ như vậy.

img

Cá linh đầu mùa-cá đặc sản mùa nước nổi miền Tây thường xuôi theo dòng nước về hạ lưu, vào kinh, rạch để tìm mồi thì có thể dùng hứng, vó, dớn hoặc đóng đáy để bắt.

CL có ý nghĩa kinh tế khá đặc biệt trong nghề cá ở vùng ĐBSCL. Sự xuất hiện nhiều hay ít của chúng trong năm báo hiệu sự được hay mất mùa cá, tôm trong vùng.

Dân đồng bằng sử dụng nhiều ngư cụ để đánh bắt cá linh, như vó, đăng mé, chài quăng, dớn, ghe hứng, lưới giăng hoặc đóng đáy trên các sông, rạch. Nhưng cũng tùy giai đoạn cá linh có kích cỡ khác nhau mà dùng ngư cụ đánh bắt phù hợp mới cho sản lượng nhiều.

Thời kỳ đầu mùa lũ, từ rằm tháng 7 đến cuối tháng 8 âl, cá linh còn non cỡ bằng đầu đũa. Cá thường xuôi theo dòng nước vào kinh, rạch nội đồng để tìm mồi thì người ta dùng hứng, vó, dớn hoặc đóng đáy để bắt.

Vào cuối mùa lũ, từ tháng 9 đến tháng 12 âl, cá linh theo lũ rút ra sông lớn, lúc này cá đã lớn, to bằng ngón trỏ, người ta dùng đáy, đăng mé, chài quăng, lưới giăng để bắt cá linh. Mùa khai thác cá linh kéo dài khoảng 3 tháng.

Những năm gần đây, nhờ các phương tiện giao thông phát triển, nhất là phương tiện giao thông thủy, nên lượng cá linh khai thác ở các tỉnh đầu nguồn được phân phối nhanh chóng về các tỉnh miền hạ lưu.

Nhiều ngư dân ở các tỉnh đầu nguồn còn biết cách rộng cá linh đầu mùa trong những ghe đục chở xuống các chợ ở các tỉnh hạ nguồn bán, nên có nhiều người mua được thứ đặc sản mùa nước nổi này đem về chế biến thức ăn.

CL được dân đồng bằng chế biến thành nhiều món ăn khác nhau. Ở mỗi vùng có kiểu nấu ăn riêng, nhưng kho lạt và nấu canh chua là 2 món phổ biến nhất. Cá linh cỡ nhỏ được ưa chuộng hơn, có giá bán đắc hơn cá cỡ lớn.

CL cỡ nhỏ dùng kho tương, kho khóm (kho lạt) ăn luôn xương hoặc được bầm nhuyễn, dồn khổ qua hay vò viên nấu canh chua. Loại cỡ lớn thì nấu canh chua hoặc kho nước dừa, kho lá dứa để nguyên con.

Đặc biệt, CL nấu canh chua với bông điên điển hoặc với bông so đũa ăn rất ngon. Cá linh còn được làm mắm để nguyên con, ủ làm nước mắm hoặc được đóng hộp như cá mồi đóng hộp.

Nhiều năm nay, lượng cá linh tự nhiên giảm mạnh do môi trường sống của cá thay đổi và khai thác quá mức của con người với nhiều mục đích khác nhau. Ở Vĩnh Long, lượng cá linh non đầu mùa lũ chỉ thấy bán ở các chợ lớn nhưng số lượng hạn chế, còn tại các chợ ở miệt đồng thì ít thấy.

CL non được tiểu thương mua thu gom về bán lẻ tại các chợ, nhưng đâu phải ngày nào cũng có, chỉ có cá bán tập trung vào những con nước rằm hoặc 30 âl. Mỗi buổi chợ chỉ bán dăm ba ký cá linh lẫn lộn với các đồng.

Giá bán rất cao, từ 20.000-30.000 đ/100g, nhưng các bà nội chợ phải đi chợ sớm mới mua được vì có rất nhiều người mua. Cá linh vào cuối mùa lũ chủ yếu do các ghe đục từ miệt trên (An Giang, Đồng Tháp) chở về, lượng cá bắt tại chỗ rất ít…

Nhằm bảo tồn và duy trì nguồn cá linh tự nhiên trước nguy cơ cạn kiệt, vào năm 2009, nhóm nghiên cứu Khoa Thủy sản, Trường ĐH Cần Thơ kết hợp với Sở KH-CN tỉnh An Giang, Trung tâm Giống thủy sản tỉnh An Giang cho sinh sản nhân tạo và ương nuôi thành công giống cá linh ống.

Từ đó đến nay, có nhiều công trình, dự án nghiên cứu, thử nghiệm về sản xuất nhân tạo và nuôi cá linh được triển khai và áp dụng thành công, mở ra triển vọng mở rộng nghề nuôi cá linh ra đại trà trong ao, vuông, giúp bảo tồn và phát triển nguồn thủy sản đặc trưng lâu đời của miền sông nước.

Nguồn: https://danviet.vn/nuoc-song-tien-song-hau-duc-ngau-cuon-cuon-chay-mang-ve-mien-tay-mot-loai-ca-dac-san-la-ca-gi-20240921001555576.htm

Cùng chủ đề

Mưa lớn từ bão Yagi, Nam bộ đón đỉnh triều cường và nguy cơ ngập nặng

TPO – Do triều cường Rằm tháng 8 kết hợp mưa lũ từ thượng nguồn sông Mê Kông, mực nước các sông khu vực miền Tây Nam bộ đang lên nhanh, dự báo nguy cơ xảy ra ngập úng tại các khu vực có địa hình thấp trũng thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) các ngày từ 18 đến 22/9. Theo Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam, lũ trên sông Mê Kông khu vực thượng...

Cùng tác giả

Vĩnh Long hỗ trợ Yên Bái 1,7 tỷ đồng khắc phục hậu quả bão số 3

Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái Trần Huy Tuấn bày tỏ lòng cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất tới Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc tỉnh Vĩnh Long đã dành tình cảm, chia sẻ với những khó khăn và hỗ trợ giúp tỉnh Yên Bái khắc phục hậu quả thiên tai do bão số 3 gây ra     Tỉnh Vĩnh Long trao 1,7 tỷ đồng hỗ trợ tỉnh Yên Bái khắc phục...

Kỳ 2: Sạt lở do đâu và vì sao?

Các vụ sạt lở xảy ra thường để lại hậu quả nặng nề về kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân. Câu hỏi đặt ra là tại sao sạt lở lại xảy ra và ngày càng xảy ra nhiều hơn trước và tại sao chúng ta khó có thể dự đoán để phòng tránh loại hình thiên tai này? Thói quen cất nhà trên sông tiềm ẩn nhiều nguy cơ sạt lở.  Sau gia cố lại tiếp...

Kinh doanh online- thích nghi với xu hướng tiêu dùng hiện đại

Trước sự thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp (DN) đã có sự linh hoạt trong chuyển đổi hình thức kinh doanh (KD) giữa truyền thống và hiện đại. Sự kết hợp này góp phần tạo ra môi trường KD đa dạng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân. Nhiều sản phẩm tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử ngành công thương tỉnh. Linh hoạt hình thức kinh doanh   Ứng dụng thương...

Phát huy bản sắc văn hóa, hình ảnh đẹp của đất  và người Vĩnh Long

Festival Gạch gốm đỏ- Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024 là sự kiện lớn của tỉnh, lần đầu tổ chức, diễn ra từ ngày 16-23/11/2024. Theo ngành chức năng, festival sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, nổi bật, lần đầu tiên diễn ra tại Vĩnh Long.   Festival Gạch gốm đỏ- Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long khai mạc lúc 20 giờ ngày 16/11 tại Làng nghề sản xuất gạch, gốm kênh Thầy Cai, huyện...

TIN BUỒN – Vĩnh Long Online

TỈNH ỦY, HĐND, UBND, ỦY BAN MTTQ VIỆT NAM TỈNH VĨNH LONG VÀ GIA ĐÌNH VÔ CÙNG THƯƠNG TIẾC BÁO TIN - Đồng chí: NGUYỄN VĂN QUÂN - Tên thường dùng: BẢY QUÂN - Sinh năm: 1949 - Quê quán: xã Phú Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long - Ngày tham gia cách mạng: 3/11/1962 - Ngày vào Đảng: 1/9/1968; chính thức: 1/6/1969 - Chức vụ: Nguyên Ủy viên BCH Trung ương Đảng khóa VIII, khóa IX; nguyên Bí thư Tỉnh ủy khóa VI, khóa VII; nguyên Chủ...

Cùng chuyên mục

Phát huy bản sắc văn hóa, hình ảnh đẹp của đất  và người Vĩnh Long

Festival Gạch gốm đỏ- Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long lần I năm 2024 là sự kiện lớn của tỉnh, lần đầu tổ chức, diễn ra từ ngày 16-23/11/2024. Theo ngành chức năng, festival sẽ có nhiều hoạt động hấp dẫn, nổi bật, lần đầu tiên diễn ra tại Vĩnh Long.   Festival Gạch gốm đỏ- Kinh tế xanh tỉnh Vĩnh Long khai mạc lúc 20 giờ ngày 16/11 tại Làng nghề sản xuất gạch, gốm kênh Thầy Cai, huyện...

Mở rộng không gian phát triển, phát huy tiềm năng, lợi thế

  Theo Nghị quyết (NQ) số 1203 ngày 28/9/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp xã của tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2023-2025 (có hiệu lực thi hành từ 1/11/2024). Sau khi sắp xếp, Vĩnh Long có 102 ĐVHC cấp xã. Việc sắp xếp ĐVHC không chỉ nhằm nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước để phục vụ Nhân dân tốt hơn mà còn giúp các...

Việt Nam đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu chè

TPO – Theo Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2023 xuất khẩu chè của Việt Nam đạt hơn 120.000 tấn, trị giá hơn 210 triệu USD. Việt Nam là nước xuất khẩu đứng thứ 5 trên thế giới.  Sáng 5/11, tại Phú Thọ diễn ra Diễn đàn “Kết nối sản xuất và tiêu thụ chè chất lượng cao” hướng tới mục tiêu chuyển đổi 70% diện tích sang các giống chè...

Đại biểu Quốc hội ấn tượng đột phá hạ tầng giao thông

Ngày 4/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường tình hình phát triển kinh tế – xã hội. Cao tốc mở ra cơ hội lớn Góp ý tại nghị trường, đại biểu Mai Thị Phương Hoa (Nam Định) dẫn lại những điểm nhấn như hơn 2.000km đường bộ cao tốc được đưa vào khai thác; thời gian hoàn thành Cảng hàng không quốc tế Long Thành được rút ngắn; dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam sắp ...

Nghiên cứu, ban hành Nghị quyết đặc thù về phát triển ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu 

Ngày 4/11, trong phiên thảo luận tại hội trường về Kế hoạch Phát triển kinh tế- xã hội năm 2025, đại biểu Nguyễn Thị Quyên Thanh cho biết, với sự vào cuộc đồng bộ của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực, phấn đấu của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và cộng đồng doanh nghiệp, kinh tế vĩ mô nước ta ổn định, các cân đối lớn cơ bản được bảo đảm, lạm phát được kiểm...

Việt Nam xuất khẩu cà phê top đầu: Đã tới lúc tự định đoạt?

Nông dân Gia Lai xay xát cà phê nhân để bán cho các đại lý trong niên vụ 2023-2024 – Ảnh: TẤN LỰC Ngày 4-11, Sở Công Thương tỉnh Gia Lai và Công ty cổ phần Giao dịch hàng hóa Sài Gòn Invest tổ chức hội thảo “Phòng ngừa rủi ro giá cà phê và các phương thức giao dịch mua bán cà phê trên sàn giao dịch hàng hóa”. Giá cà phê Việt Nam phụ thuộc sàn London Tại hội nghị,...

Nỗi lo đột quỵ trẻ hóa tại miền Tây, người dân cần hiểu đúng và đủ về bệnh lý này

Những năm gần đây, khu vực miền Tây với tỷ lệ bệnh nhân đột quỵ có xu hướng trẻ hóa gióng lên hồi chuông báo động người dân cần trang bị hiểu biết về bệnh lý này để chủ động tầm soát, phòng ngừa bệnh. Số ca mắc đột quỵ trẻ hóa tại khu vực miền Tây  Theo thống...

Đưa ngành logistics phát triển xứng với tiềm năng, thế mạnh

Việt Nam đang dẫn đầu sự dịch chuyển của dòng chảy sản xuất và thương mại trong khu vực Đông Nam Á. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp logistics tăng tốc đầu tư hạ tầng phần cứng và phần mềm để đón đầu xu hướng. Doanh nghiệp logistics Việt Nam được nhận định là có nhiều cơ hội để bứt phá. Trong ảnh: Toàn cảnh Hội nghị Logistics Việt Nam 2024 do Báo Đầu tư tổ chức Bước tiến...

Lũ đầu nguồn xuống thấp, triều cường sẽ tăng trở lại

(VLO) Theo Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam, lũ đầu nguồn sông Cửu Long đã xuống thấp nhưng triều cường sẽ tăng trở lại vào những ngày đầu và giữa tháng 11. Đặc biệt giữa tháng 11, kỳ triều rằm tháng 10 âm lịch dự báo đỉnh triều xuất hiện từ ngày 17-18/11 ở mức cao, dự báo cao nhất trong năm 2024.   Tại Vĩnh Long, như dự báo của Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, ghi nhận chiều...

Tuyên truyền đậm nét Festival Gạch Gốm Đỏ – Kinh tế Xanh tỉnh Vĩnh Long lần thứ 1 năm 2024

(VLO) Ngày 1/11, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Thông tin- TT, Hội Nhà báo tỉnh phối hợp tổ chức hội nghị giao ban báo chí tháng 10/2024.   Trong tháng 10, báo chí trong tỉnh đã tuyên truyền, phản ánh kịp thời, hiệu quả việc đưa nghị quyết đại hội Đảng các cấp đi vào cuộc sống; các hoạt động, vấn đề, sự kiện quan trọng của tỉnh trên tất cả các lĩnh vực. Trong...

Tin nổi bật

Tin mới nhất